thiên cổ

Phật Quang Đại Từ Điển

(天鼓) Trống trời.Tức chỉ cho quả trống lớn đặt ở Thiện pháp đường trên cõi trời Đao lợi. Trống này do nghiệp báo của chư thiên mà có, không cần đánh mà tự phát ra âm thanh vi diệu, cảnh tỉnh các thiên chúng biếng nhác, buông thả, các vị trời nghe đềusinh tâm thích thiện, ghét ác. Vì âm thanh của Thiên cổ không có chủ, không tạo tác, không khởi, không diệt, làm lợi ích cho vô lượng chúng sinh, cho nên được dùng để ví dụ việc thuyết pháp của đức Phật. Cứ theo Pháp hoa nghĩa sớ quyển 1 thì lúc có giặc đến, giặc đi, Thiên cổ đều vang lên, làm cho tâm chư thiên mạnh mẽ, A tu la thì sợ hãi;chúngsinh phiền não đến hay đi, Phật đều thuyết pháp, khiến tâm đệ tử mạnh mẽ, các ma sợ hãi. Thiên cổ vô tâm mà có thể làmđược4 việc, Như laituynói nhưng cũng vô tâm, cho nênThiên cổ được dùng để ví dụ âm thanh thuyết pháp của đức Phật.