thiên cẩu

Phật Quang Đại Từ Điển

(天狗) Người Trung quốc gọi loại sao chổi, sao băng là Thiên cẩu(chó trời). Cứ theo kinh Sơn hải quyển 2 thì Thiên cẩu là tên một loài thú quáidị, hình dáng giống như con chồn, mà đầu trắng, tiếng sủa gâu! gâu!có thể ngăn được tai họa xấu ác. Ấn độ thì gọi sao chổi là Ưu lưu ca (Phạm:Ulka), vì thế phần chú thích trong phẩm Súc sinh kinh Chính pháp niệm xứ quyển 19, phối hợp chữ Phạm Ulka với Thiên cẩu. Còn ở Nhật bản thì từ đời Trung cổ trở về sau, dân gian coi Thiên cẩu là 1 loại Thiên ma, cho rằng Thiên cẩu trụ ở trong núi sâu, là hình người, mũi cao, có cánh, bay đi tự tại, mặc tăng phục hoặc phục trang của người Tu nghiệm. Lại có thuyết cho rằng Thiên cẩu là người xuất gia chấp ngã, kiêu mạn, bị rơi vào ma đạo. [X. Đạinhậtkinh sớ Q.5; Sử kí thiên quan thư Q.5; Cổ sự đàm Q.3; Tịch chiếu đường cốc hưởng tập Q.2].