thiện bản đức bản

Phật Quang Đại Từ Điển

(善本德本) Từ ngữ gọi chung thiện bản và đức bản, Thông thường chỉ cho cái gốc của thiện căn,công đức. Ý nghĩa của 2 từ này có 2 thuyết đồng và bất đồng. Khi chữ Bản được hiểu là nghĩa, nguyên nhân, nhờ đó màcó đượccác thiện căn, công đức của thắng quả, nêngọi là Thiện bản, Đức bản; còn khi chữ Bảnđược hiểu là nghĩa căn bản thì vì nó là cộirễ của tất cả thiện pháp, công đức nên gọi làThiện bản, Đức bản. Kinh Trường a hàm quyển 9 và kinh Pháp hoa quyển 8 đều cho rằng sự chứa góp các công đức, thiện căn là thiện bản, đức bản, ý nói là căn bản của các điều thiện và muôn đức, tức chỉ rõ sự phân biệt 2 nghĩa thiện bản, đức bản. Tông Thiên thai thì lấy Bát nhã(trí năng chứng) chiếu sáng và Chân như thực tướng (lí sở chứng) làm thiện bản, đức bản. Còn Tịnh độchân tông ở Nhật bản thì cho rằng danh hiệu của Phật A di đà là gốc của tất cả thiện pháp, cho nên gọi là Thiện bản; lại vì đức tột bực được thành tựu viên mãn, mọi tai họa đều được chuyển hóa, cho nên cũng gọi là Đức bản. Tức về danh hiệu của Phật A di đà thì tuy có Tự lực Thánh đạo môn và Tha lực Tịnh độ môn khác nhau, nhưng về cội rễ của các thiện muôn đức thì hoàn toàn giống nhau. Tịnh độ chân tôngcủa Nhật bảncăn cứ vào Thiện bản đức bản nói trong kinh Vô lượng thọ, cho rằng đó là tên của điều nguyện Hệ niệm định sinh(nguyện thứ 20 trong 48 điều nguyện của đức Phật A di đà), mà hành giả Chân môn tu theo, chỉ nhờ vào năng lực của Thiện bản đức này để đạt được nguyện vãng sinh.[X. Pháp hoa văn cú (hội bản) Q.12, 30; Hiển tịnh độ phương tiện hóa thân độ văn loại].