THÍCH TỊNH ĐỘ QUẦN NGHI LUẬN

SỐ 1960

QUYỂN 03

Chùa Thiên phúc, Tây đô, Đại đức Hoài Cảm soạn

Hỏi: Nguyện thứ mười tám trong bốn mươi tám nguyện của kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Nếu khi tôi thành Phật, chúng sinh ở mười phương dốc lòng vui mừng tin sâu, muốn sinh về cõi nước tôi, niệm danh hiệu tôi dù chỉ mười niệm, nếu không được sinh thì tôi chẳng thành Chánh Giác, chỉ trừ những kẻ gây ra năm tội nghịch, phỉ báng chánh pháp.” Kinh Quán nói: “Hạ phẩm hạ sinh hoặc có chúng sinh, gây ra năm tội nghịch, mười điều ác, không điều ác nào không làm, trải qua địa ngục, chịu khổ vô cùng. Khi sắp qua đời gặp Thiện tri thức, dạy xưng danh hiệu Phật, như thế dốc lòng niệm không dứt, đủ mười niệm, được sinh Tây phương.” Vì sao ý của hai kinh đều nói người gây ra năm tội nghịch và có mười niệm, được sinh Tịnh độ, nhưng hai văn lại có lấy, có bỏ khác nhau, có ý nghĩa gì?

Thích: Từ trước đến nay đã có mười lăm nhà giải thích hai bộ kinh này, như sau:

1. Kinh Quán: Lấy: người sám hối.

– Kinh Vô Lượng Thọ: Bỏ: người không sám hối.

2. Kinh Quán: Lấy: người tâm xem nhẹ nhàng ra năm tội nghịch.

– Kinh Vô Lượng Thọ: Bỏ: người tâm nặng nề gây ra năm tội nghịch.

3. Kinh Quán: Lấy: người gây ra năm tội nghịch.

– Kinh Vô Lượng Thọ: Bỏ: người gây ra năm tội nghịch và chê bai giáo pháp.

– Kinh Quán: Lấy: loại gây ra năm tội nghịch.

– Kinh Vô Lượng Thọ: Bỏ: người gây ra năm tội nghịch.

5. Kinh Quán: Lấy: người phát tâm Bồ-đề.

– Kinh Vô Lượng Thọ: Bỏ: người không phát tâm Bồ-đề.

6. Kinh Quán: Lấy: người chí thành niệm Phật A-di-đà.

  • Kinh Vô Lượng Thọ: Bỏ: người không chí thành niệm Phật.

7. Kinh Quán: Lấy: Bồ-tát Thập tín.

– Kinh Vô Lượng Thọ: Bỏ: không phải Bồ-tát Thập tín. 8. Kinh Quán: Lấy: chẳng phải người Xiển-đề – Kinh Vô Lượng Thọ: Bỏ: người Xiển-đề.

9. Kinh Quán: Lấy: đối với người đã gây ra năm tội nghịch.

– Kinh Vô Lượng Thọ: Bỏ: đối với người chưa gây ra năm tội nghịch.

10. Kinh Quán: Lấy: môn khai.

– Kinh Vô Lượng Thọ: Bỏ: Môn giá.

11. Kinh Quán: Lấy: nói nghiệp ngũ nghịch là nghiệp định không thể chuyển đổi.

– Kinh Vô Lượng Thọ: Bỏ: nói nghiệp ngũ nghịch là nghiệp bất định, có thể chuyển đổi.

12. Kinh Quán: Lấy: người ở giai vị Noãn, Đảnh.

– Kinh Vô Lượng Thọ: Bỏ: người không ở giai vị Noản, Đảnh.

13. Kinh Quán: Lấy: người có hạt giống giải thoát phần thiện căn.

– Kinh Vô Lượng Thọ: Bỏ: người không có hạt giống giải thoát phần thiện căn.

1. Kinh Quán: Lấy: người ở giai đoạn hai.

– Kinh Vô Lượng Thọ: Bỏ: người ở giai đoạn ba.

15. Kinh Quán: Thủ chỉ là người đầy đủ mười niệm.

– Kinh Vô Lượng Thọ: Bỏ: chung cho người đủ mười niệm và người không đủ mười niệm.

Hỏi: Từ xưa đến nay các Đại đức đã giải thích mười lăm cách nói trên, là đúng hết hay cũng có sai?

Thích: Mỗi nhà giải thích một cách, khó phân được hơn kém.

Cách giải thích thứ nhất:

Lấy: người sám; bỏ: người chẳng sám.

Nêu ra để giải thích, không biết niệm Phật có diệt được tội không? Nếu không diệt được tội thì vì sao kinh nói: “Trong mỗi niệm diệt được tội trong tám mươi ức kiếp sinh tử?” Nếu niệm Phật diệt tội, thì tại sao người không sám hối thì bị trừ bỏ? (loại trừ)

Lại kinh Quán, chọn lấy người phạm năm tội nghịch, chỗ nào nói có sám hối? Từ đây trở xuống các thuyết mỗi thuyết đều đưa ra cật vấn (hỏi vặn). Nhưng không hoàn toàn hiểu được ý kinh. Ý kinh là sao? kinh Quán nói “chọn lấy người tội” nghịch, kinh nói “Đầy đủ mười niệm”, vì đủ mười niệm thì được vãng sinh.

Kinh Vô Lượng Thọ nói loại trừ người tội nghịch. Kinh nói: “Dù

chỉ mười niệm” cho đến mười niệm không được vãng sinh. Kinh đã có nói: “Cho đến đầy đủ mười niệm” cho đến đủ mười niệm, đâu được do các nghĩa. Hơn nữa, cũng như Hạ phẩm Thượng sinh, Hạ phẩm Trung sinh, xưng Phật niệm Phật, không nói đầy đủ mười niệm, một niệm trở lên, tất cả đều được vãng sinh, vì tội ít, không cần đủ mười niệm. Hạ phẩm Hạ sinh vì có tội nghịch, kinh liền nói: “Đầy đủ mười niệm, được sinh Tịnh độ.” Kinh Vô Lượng Thọ nói: “Tổng hợp ba phẩm này để nói “Dù chỉ mười niệm, được sinh Tịnh độ”. Ý kinh nói rằng: “Nếu người không gây tội nghịch, bất luận niệm nhiều hay ít, một niệm, mười niệm đều sinh Tịnh độ, nếu người đó gây tội nghịch, thì phải đủ mười, thiếu một cũng không được vãng sinh, nên nói là “loại trừ”. Đây là người không gây ra tội nghịch, không giới hạn mười niệm, hoặc ít hoặc nhiều, đều vãng sinh Tịnh độ, còn những người gây tội nghịch, thì không được như vậy, niệm đủ mười niệm thì được vãng sinh, thiếu thì không được vãng sinh, như vậy nên do đây mà nói loại trừ, không liên quan các nghĩa. Xưa các Đại đức tuy đã giải thích, nay cũng lấy chỗ này nhưng nói khác đi.

Hỏi: Các Đại đức khác thì có thể nói các vị ấy hiểu lầm văn kinh, nhưng Thiền sư Tín Hạnh nói thì đó là y của Bồ-tát tứ ý, đâu thể cũng hiểu lầm Thánh giáo?

Thích: Thiền sư Tín Hạnh giải thích việc loại trừ, chọn lấy của hai kinh này, do hai, ba cấp độ khác nhau để chọn lấy, nên làm mất đi tôn chỉ của kinh. Nếu theo giải thích này có hai lỗi: lấy thái quá, bỏ thấy quá.

Lỗi lấy thái quá: Người ở giai đoạn hai cũng gây ra năm tội nghịch, tên gọi là đồng chọn lấy, nhưng lẽ ra là đồng loại trừ.

Lỗi bỏ thái quá: Người ở giai đoạn ba không gây ra năm tội nghịch, không có văn nói loại trừ, lẽ ra đều chọn lấy. Kinh nói: “Chỉ trừ năm tội nghịch, phỉ báng chánh pháp” đây bèn loại trừ người mà có hai lỗi lấy, bỏ thái quá. Đáng lẽ kinh đó phải nói: “Chỉ trừ hạng chúng sinh ở giai đoạn ba”, thì lìa hai lỗi. Đây là hoằng nguyện của Tỳ-kheo Pháp Tạng. Trừ người có lỗi “Quá, giảm”, vì Thánh trí không đủ mà nói không chu tất ư? Như Pháp Tạng nói không có lỗi thì Thiền sư có lỗi hiểu lầm, tiên thoái hai đường. Đâu tránh khỏi chê trách? Vì vậy phải là lỗi của phàm phu, chẳng phải sai lầm của bậc Thánh.

Đối với người ở giai đoạn ba, có sư đã chống chế rằng: Chỉ trừ năm tội nghịch… tức là trừ tất cả người ở giai đoạn ba. Vì người ở giai đoạn ba hoàn toàn tà không chánh, hoàn toàn ác không thiện, từ vô thỉ đến nay có phạm tội lỗi, đều không được sự cứu độ của tất cả chư Phật mười phương Tịnh độ đều buông bỏ, nên ngài Pháp Tạng nói trừ năm tội nghịch tức là trừ chung hết tất cả chúng sinh ở giai đoạn ba.

Hỏi: Chỗ này dường như giải thích lỗi bỏ thái quá mà hoàn toàn chưa giải thích nạn thái quá. Nếu cho rằng kinh Quán nói người Hạ phẩm Hạ sinh tức là giải thích câu hỏi lấy thái quá, thì chống chế này không đúng. Vì sao? Vì Phật A-di-đà đã trình bày lời thệ nguyện rộng lớn trước khi phát tâm sơ trụ, còn Phật Thích-ca nói Kinh Thập lục quán sau khi thành đạo Diệu Giác, khoảng giữa thời gian đó cách nhau vô lượng A-tăng-kỳ, làm sao chiêu cảm nạn trong trong số kiếp không thể tính đếm được, mà bị uổng qua ở ngày Hạ phẩm Hạ sinh. Như nước xa không cứu được lửa gần? Tức là trước khi Vi-đề-hy chưa thỉnh, kinh Quán chưa trình bày, trong nguyện nếu gặp nạn này thì Bồ-tát lấy gì để phân giải? Chống chế này chẳng phải là lỗi trừ thái quá.

Còn tất cả người ở giai đoạn ba đều gọi là người gây ra tội nghịch, nếu quá khứ thân đã chịu khổ nê-lê, nghiệp cho quả đã hết, thì chẳng phải là người gây ra tội nghịch. Nếu đến đời nay chưa tỉnh ngộ, vẫn tạo tội vô gián, thì đâu thể chấp nhận người ở giai đoạn ba, có người gây năm tội nghịch này? Nếu nói đều là người gây ra năm tội nghịch, thì tức đều là tà định tụ, đều nghiệp của sinh báo, cuối cùng chắc chắn sẽ rơi vào địa ngục A-tỳ, cũng không sinh vào đường ác khác, không được vào Phật pháp xuất gia, vì luật nghi đầy đủ, không có người bất định tụ và có nghiệp bất định, tức là kinh Niết-bàn nói: Tất cả chúng sinh bất định nghiệp thì nhiều, quyết định nghiệp thì ít, lời này là sai. Chống chế này cũng chưa thành lỗi trừ bỏ thái quá.

Thiền sư chống chế rằng: Nay nói tất cả là người gây ra tội nghịch, chưa hẳn hiện làm hại cha mẹ, làm thân Phật chảy ra máu, giết A-la-hán, phá hòa hợp Tăng, hiện gây các tội nghịch, mới gọi là nghịch. Nhưng người này căn cơ cực ác, tà chánh đều tà, thiện ác đều ác, bảy ghét, bảy thương, chưa lìa sáu tình năm thứ vui thì đâu bỏ ba nghiệp? Đã đủ mười hai thứ điên đảo, năm thứ không cứu thì tuy chẳng phải gây tạo tội nghịch, nhưng căn cơ tội nghịch như thế, là vì dùng tên tội nghịch kia, đều trừ chung những người ở giai đoạn ba.

Bắt bẻ rằng: Ở đây tuy dường như chống chế cho lỗi trừ bỏ thái quá, cũng hoàn toàn không chống chế lỗi lấy thái quá, nhưng câu giải thích này lại vời lấy bảy nạn.

Vì có khả năng gây ra tội nghịch, nên gọi là căn cơ tạo nghịch, tức là người ở giai đoạn hai cũng có thể gây ra tội nghịch, đã gây ra tội nghịch thì đồng nhau, do đó hai giai đoạn này đâu có khác nhau? Đây là bắt bẻ thứ nhất.

Lại Thiền sư đã gọi người ở giai đoạn ba tức là người gây năm tội nghịch, có mười ba giá nạn, làm sao thành Đại Tỳ-kheo? Chỉ là người vô giới, không được nói là người phá giới. Nếu nói có căn cơ mà hiện chưa gây tội nghịch, thì được thành người thọ giới cụ túc, người đó chỉ trừ năm tội nghịch, cũng là người chưa gây ra năm tội nghịch, như vậy tại sao nói trừ người ở giai đoạn ba, tức là người gây ra năm tội nghịch? Đây là bắt bẻ thứ hai.

Còn người ở giai đoạn ba chưa gây ra năm tội nghịch, thì gọi là người gây năm tội nghịch, như vậy là tà định tụ hay bất định tụ? Nếu là tà định tụ thì người chưa gây tội nghịch, làm sao là tà định tụ? Nếu là bất định tụ, thì vì sao nói trừ năm tội nghịch, tức là tất cả chúng sinh ở giai đoạn ba? Đây là bắt bẻ thứ ba.

Còn người chưa gây tội nghịch là căn cơ tạo nghịch, thì gọi là người ngũ nghịch, cũng được làm người đủ tịnh giới, có thể đắc quả Thánh, tuy chưa chứng đạo, nhưng cũng được gọi là bậc Thánh. Nếu nói ta là bậc Thánh, liền thành chánh định tụ, phải xả tánh dị sinh, còn người phạm tội Ba-la-di, vì sao gọi là người trì giới? Đây là bắt bẻ thứ tư.

Còn kinh Quán nói: Chọn lấy ngũ nghịch, tức là người đã gây năm tội nghịch, trong lời nguyện trừ người gây năm tội nghịch, đâu có nói theo căn cơ? So hai kinh này với nhau, thì lẽ ra chẳng phải căn cơ kia. Đây là bắt bẻ thứ năm.

Còn người ở giai đoạn ba tuy chưa gây ra năm tội nghịch, vì là căn cơ, nên gọi là người ngũ nghịch cũng được. Người ở giai đoạn hai dù cho gây năm tội nghịch, vì chẳng phải căn cơ ngũ nghịch, nên chẳng phải là người gây năm tội nghịch sao? Đây là bắt bẻ thứ sáu.

Nếu nói người ở giai đoạn hai, cũng đứng về căn cơ là người gây ra tội nghịch, thì phải là ba người ở , hạ phẩm đồng thành lỗi nhất phẩm, vì đều không tạo tội, đều là căn cơ ngũ nghịch. Còn phải khác nhau về hoa nở không sớm muộn. Diệt tội có khác nhau nhiều ít, đây là bắt bẻ thứ bảy.

Lại có giải thích trừ năm tội nghịch kia, kinh nói: “Người ở giai đoạn ba không gây năm tội nghịch, chẳng phải không được vãng sinh Tịnh độ thì phải tu đủ hết các pháp, chắc chắn được vãng sinh. Nếu tạo ngũ nghịch dù hành khắp các pháp mà không trụ, nên pháp tạng hoằng nguyện, chỉ trừ người tạo ngũ nghịch ở giai đoạn ba. Nếu chúng

sinh tạo ngũ nghịch ở giai đoạn ba đó dù tu hành khắp các pháp cũng không được sinh Tịnh độ. Nếu không tạo ngũ nghịch, tu hành khắp các pháp thì nhất định được vãng sinh. Thế nên Thiền sư trí tuệ rộng lớn, từ bi sâu dày, vì người ở giai đoạn ba thọ sinh cõi uế đắm chìm, nên khai mở pháp môn chân chánh thông dụng, tiếp dẫn hạng hoàn toàn tà ác, giúp đương căn học Phật pháp, đều được sinh Tây phương. Đây chính là chỗ không thể luận bàn của Pháp Tạng, là điều không thể nói của Đức Thích-ca. Thiền sư chỉ khai giáo này, cứu độ người ở giai đoạn ba, nên nói kinh chư Phật không nói, độ người chư Phật không độ, chúng tôi thích nghe nên tập hợp ghi chép lại, để trên đảnh thọ trì, lại không đọc tụng các kinh, đem tìm sửa qua ngày tháng.

Thương thay! Các ông cố chấp cái sai ở trước, trở lại đọc tụng các kinh, tạo tội địa ngục, nên biết Thiện Tinh thọ trì pháp tạng nhiều kiếp đắm chìm, không khinh chỉ tu hành pháp thông thường, thanh thoát bước lên bờ kia. Đây là do học không học, đương căn Phật pháp, tổn hại, lợi ích lơ lững này, ông không thể soi xét đây là đúng hay sai, chỉ biết chuyên thực hành pháp khác, đi từ lầm này đến lầm khác, vãng sinh thì không do đâu mà sinh. Nay làm lời giải thích này, có thể sẽ dứt được cái mê hoặc kia.

Trách rằng: “Tuy đó chỉ là trình bày lại lời giải thích này, nhưng có mối nghi sâu, lại đưa thêm những lời bắt bẻ, mong bậc cao minh phê phán.”

Bắt bẻ rằng: Ở đây tuy giải thích tương tự lỗi bỏ thái quá, cũng hoàn toàn chưa giải được nạn lấy thái quá, chưa biết cau: “Dù chỉ mười niệm, đó là pháp phổ thông hay pháp đặc biệt? Nếu là pháp phổ thông thì mười niệm này chỉ là mười niệm Phật A-di-đà, đây là niệm Đức Phật khác, thì phổ đó là sao?” (Bắt bẻ 1)

Còn nếu phổ là pháp của giai đoạn ba, thì sao lại xếp kinh này vào giáo của người ở giai đoạn hai. (Bắt bẻ 2).

Còn nếu phổ và kinh Quán nói Hạ phẩm Hạ sinh đầy đủ mười niệm xưng Phật A-di-đà có gì khác nhau? Nhưng kinh Quán nói mười niệm là biệt pháp, còn trong nguyện mười niệm là pháp phổ thông, cùng là một lời, nhưng nghĩa khác nhau (bắt bẻ 3).

Còn pháp phổ thông có thể cứu người ở giai đoạn ba, là chỉ cho cứu người không gây ra năm tội nghịch, vì sao biệt pháp có thể cứu người ở giai đoạn hai, cũng cứu được người gây ra năm tội nghịch ư?

Vì người ở giai đoạn ba gây ra năm tội nghịch thì hoàn toàn không tiêu diệt, mà cũng không được vãng sinh? Hay là tội của người này cũng được diệt trừ, chỉ biết người gây tội nghịch đó không được sinh về Tịnh độ? Xin mở bày cho. (Bắt bẻ ).

Nếu mười niệm này là biệt pháp, người ở giai đoạn ba phạm năm thứ tội nghịch và người không phạm năm tội nghịch, tu hành biệt pháp, tất cả không được vãng sinh, ở đây dùng biệt pháp trừ người, trừ người vẫn vời lấy lỗi thái giảm. Vì sao trừ người có lỗi thái giảm, cũng chẳng thủ người có lỗi đến bao nhiêu, tiến lùi hai đường, khó tránh khỏi lời trách nặng nề này. (Bắt bẻ 1)

Nguyện: “Nếu khi tôi thành Phật, chúng sinh trong mười phương dốc lòng tin ưa, muốn sinh về cõi nước tôi, tu hành pháp phổ thông, nếu không sinh, thì tôi nguyện không thành Chánh giác. Chỉ trừ người ở giai đoạn ba gây năm tội nghịch và hủy báng chánh pháp.” Đây tức là trình bày phổ giáo, văn nghĩa rõ ràng, tức hai thứ trừ và thủ, người ở giai đoạn ba và chọn người ở giai đoạn hai gây ra năm tội nghịch, rõ ràng không có mê hoặc, nhưng Bồ-tát trình bày môn nguyện này là chìa khóa rất sâu xa của thủ xả, muốn dạy cho người học ở đời vị lai, đối với định này bỏ và lưu. Như cũng môn này nói phổ pháp, thì nghĩa thủ xã liền đầy đủ. Như cũng ở trong môn này nói biệt pháp, tức là người đã bỏ và lưu bất tận. Nếu ở hai cửa tiến lùi này, không thấy trình bày ở pháp phổ thông thì dẫu cho chỗ khác có nói, cũng làm sao cứu được lỗi của văn này. Nếu nói có ý thú khác thì ở đây không được nói phổ, xin trình bày diệu thuật, vì muốn hiểu rõ chỗ quan trọng của đạo. (Bắt bẻ 2).

Còn Tỳ-kheo Pháp Tạng như kinh đã khen ngợi là bậc Thánh Đại Bồ-tát Thập địa, chẳng phải là đại sĩ Tam hiền Địa tiền, vị Bồ-tát này bi trí đầy đủ, rộng nhiếp chúng sinh, vì sao phát đại nguyện tiếp dẫn chúng sinh có duyên cực ác, giúp họ sinh Tịnh độ, mới chỉ dùng biệt pháp phát nguyện cứu độ người ở giai đoạn hai này, không lập thệ phổ pháp, liền trừ người ở giai đoạn ba? (Bắt bẻ 3).

Vì người ở giai đoạn ba hoàn toàn không có phần vãng sinh, Pháp Tạng vì đồng với bại chủng mà nguyện không nhiếp họ ư? (Bắt bẻ ).

Đó là cũng là việc khó được vãng sinh, mà Pháp Tạng không thể mở ra phổ giáo, để cứu người ở giai đoạn ba, nên trừ mà không thủ họ sao? (Bắt bẻ 5).

Lại vì hiểu mà không nói, tiếc pháp không dạy chúng sinh, lòng từ bi không đến với người này, không nhiếp họ sinh Tịnh độ? (Bắt bẻ 6).

Tuy có Từ bi và trí tuệ, nhưng vì gặp hạng khó giáo hóa này, nay ta không thể độ họ, mới giao cho thiền sư Tín hạnh? (Bắt bẻ 7).

Vì người ở giai đoạn ba này, không có duyên với Bo-tát, chỉ có duyên với Thiền sư Hoằng Hối, có khả năng cứu độ cùng khắp, vả lại giáo của Thiền sư Nội Phùng đời Đường, có thể được sinh Tây phương, Đông Thắng, Thần Châu và Tây Ngưu Hóa Châu, các nước ở năm xứ Thiên trúc, cõi nước tam thiên, trăm ức bốn thiên hạ, chúng sinh ở giai đoạn ba, không có giáo của Thiền sư Vô Phùng, lấy gì để sinh Tịnh độ? (Bắt bẻ 8).

Thế thì chỗ hiểu và chỗ thực hành của Pháp Tạng chưa đầy đủ, cho phep nhiếp sinh bất tận, Đức Thích-ca đã thành Chánh giác, vì sao không độ người này? Bốn thệ nguyện rộng không đủ, nghĩa bốn ân không tận, bỏ lại người con bệnh nặng, sao gọi là thương xót hết được ư? Không nói người đáng đo đều độ xong, người chưa độ đều cũng đã tạo nhân duyên được độ, lời nói này đã thuật sai, mà ông chỉ muốn khen ngợi Thiền sư ở trên bậc Thượng Thánh và Thế Tôn ở dưới hạ phàm, không biết rằng nói như thế rất là tội lỗi.

Đức Phật nói các giáo pháp trong kinh Quán cho những chúng sinh ở giai đoạn hai, những người này trong tam thiên thế giới y theo các môn giáo này mà tu hành, thì cả đều được sinh Tịnh độ, Phật không nói một quyển Phổ kinh nào riêng cho chúng sinh ở giai đoạn hai cả, chư Phật đồng duỗi lưỡi chứng minh cho Đại sĩ Pháp Tạng, lại không phát phổ nguyện nào khác, vì người ở giai đoạn ba này, trong trăm ức tứ thiên hạ đã có mặt họ, không gặp “Tam Giai Tập Lục” đều không được sinh Tịnh độ, dù đọc tụng các kinh, không phải Bồ-tát Tứ Y thì khó hiểu, nhặt nhạnh khắp các giáo, đều lang thang khắp Ta-bà. Nên biết Phật có thể vì chúng sinh ở giai đoạn ba mà nói riêng một quyển phổ kinh, khiến cho các chúng sinh của Thiền sư Tín Hạnh không có chỗ sinh về Tây phương, Đức Thế Tôn không nói kinh này, rất là lỗi lớn. Còn kinh Vô Lượng Thọ là đối với Biệt giáo, Phật vì lòng Từ bi, thương kinh đạo diệt hết, nên đặc biệt lưu lại ở đời một trăm năm, vì sao phổ giáo sẽ mạt vận, không lưu phổ pháp để giáo hóa chúng sinh, biệt giáo dạy chẳng phải thời ác, lưu biệt kinh tổn hại chúng sinh. Đấng Giáo Chủ Đại Bi cứu khổ, há nên hợp cơ như thế sao? (Bắt bẻ 9. )

Vì sao Đức Thích-ca Như Lai không giải cứu người ở giai đoạn ba, cũng là hằng sa chư Phật mười phương thè lưỡi, chứng biệt pháp đó, chỉ cứu người ở giai đoạn hai, không thè lưỡi để chứng phổ pháp cứu vớt người ở giai đoạn ba? Đâu cho Đại Thánh Thế Tôn mười phương chủng giác, đủ Nhất-thiết-trí, Nhất-thiết-chủng-trí, ban ân bình đẳng, thương xót chúng sinh đồng như con, đều cùng giấu phổ pháp này, không cứu người đó sao? Huống chi dạy tìm khắp Tam thiên giáo hóa trăm ức dòng, bốn mươi tám nguyện khắp mười phương, bắt đầu ở Luân vương phát tâm, trước đây hằng sa A-tăng-kỳ kiếp, cuối cùng ở Quán Âm Bổ xứ, là hằng hà sa A-tăng-kỳ kiếp thứ hai, phát hoằng thệ đại nguyện này, chư Phật mười phương đã chứng, đọc khắp ba cõi, ngang cả bốn sinh, mà không bằng chúng sinh ở giai đoạn ba, liền trừ mà không thủ.

Chư Phật, Bồ-tát dùng Thánh trí quán sát, biết họ không được vãng sinh, không có pháp để tế độ, nên bỏ chánh pháp, dạy dùng tay kéo họ ra khỏi bùn nhơ, nhưng Thiền sư Tín Hạnh lại có thể buông phương tiện khéo léo, trình bày phổ chân Phật pháp, cứu được người ở giai đoạn ba, tức từ bi hơn Đức Thích-ca, trí tuệ hơn Vô Lượng Thọ, tức ở Vô Thượng Điều Ngự đổi thành Hữu Thượng Thế Tôn, Vô Đang Đẳng liền thành Quá Đẳng Chánh Giác, tức Thiền sư Tín Hạnh chính là Ứng Thắng Phật.

Lại bắt bẻ rằng: Nếu nói do tội nghịch có hai, ba giai đoạn khác nhau, đã chia ra bỏ và lấy chẳng do niệm có ít nhiều để làm sáng tỏ bỏ, lấy. Vì sao từ chỗ trừ năm tội nghịch lại nói: “Dù chỉ mười niệm”, lấy chỗ năm tội nghịch lại nói: “Đầy đủ mười niệm”. Vì sao không ở chỗ bỏ năm tội nghịch mà gọi là “Người ở giai đoạn ba”. Vì sao ở chỗ lấy năm tội nghịch mà nói là ở giai đoạn hai? Đại sư vì sao không cần từ ngữ, gượng đặt “Dù chỉ mười niệm”, phải nói câu “Hoàn toàn không có chữ giai đoạn hai, ba.”

Thiền sư chống chế rằng chín phẩm của kinh Quán biệt thuyết rất rộng, nghĩa là biệt thuyết thiện ác của người sinh về chín phẩm, nên đối với người ác bậc thấp nhất không nói pháp một niệm, biệt thuyết pháp cho người ác vãng sinh nên đặc biệt nói đầy đủ mười niệm.

Hai đoạn trong kinh Vô Lượng Thọ, nói chung rất sơ lược, nghĩa là người sinh hai phẩm Hạ, thiện ác nói chung, bao gồm pháp nhiều ít, và người thiện ác. Cho nên trong và ở trước có pháp một niệm cho người thiện ở trong và ở sau, cũng có pháp mười niệm cho người ác.

Thiện ác, nhiều ít, đều nêu chung, nên nói là chung. Nêu lời cho đến không nêu từ ngữ đầu, nên nói là rất lược. Tức câu dù chỉ mười niệm ở trước là từ ngữ từ một đến mười. Từ chung nói mười, tức là bắt đầu từ một, bỏ qua chín niệm, nên trong văn này phải nói đủ “Pháp một niệm của người thiện”. Câu dù chỉ một niệm ở sau là từ ngữ: “Từ mười đến một.” Từ cuối cùng nói một tức là bắt đầu từ mười, bỏ qua chín niệm, nên trong văn này phải đủ “Pháp mười niệm của người ác”. Nên kẻ hèn này cho là trong “Dù chỉ” ở trong phải có mười niệm, pháp mười niệm nêu ra cho người ác, trong vị trí người ác thì tà chánh lẫn lộn. Thế nên lược nói “Trừ nghịch báng”, đâu có liên quan đến một niệm ít, trừ nghịch báng?

Bắt bẻ rằng: Lại có người phạm năm tội nghịch hay không phạm năm tội nghịch là hai hạng người thiện và ác, người ở giai đoạn hai, giai đoạn ba thì chia ra hai phẩm tà và chánh, không phải trong hai phẩm tà và chánh đều có hai hạng người thiện và ác sao? Trong vị của người ác thì tà chánh lẫn lộn. Sao không nói “Trừ người chẳng phải nghịch báng” thì mới cho hạng người không tà ác đồng với người tà ác, bằng với mười niệm bậc hạ, đều nói là trừ bỏ.

Lại nói một niệm và mười niệm rất sơ lược, trong pháp người thiện thủ người chánh thiện, không trừ người tà thiện, nguyên do nào trong pháp người ác lại chọn lấy người chánh ác mà trừ bỏ người tà ác? Lại trong pháp người ác chọn lấy chánh ác, trừ tà ác và tà thiện kia, cũng có thể trong pháp người thiện chọn lấy chánh thiện, trừ tà thiện và tà ác kia. Còn trong pháp người thiện chỉ nói về lấy hợp với trừ, tà thiện không nói trừ, vì sao trong pháp người ác cũng nói lấy thì trừ, tà ác tức nói lấy hợp với trừ, tà ác thì nói trừ? Còn tà ác phải ở chỗ ác trừ, kinh thì không ở chỗ thiện trừ, tà thiện phải ở chỗ thiện trừ, vì sao lại ở chỗ ác trừ? Còn ở trong pháp thiện, người tà thiện mới được gọi là loại tà ác, vì sao trong pháp người không ác, loại tà ác cũng gọi là người tà thiện? Còn trong pháp của người ác lại có tà chánh, kinh thủ chánh, trừ người tà, sao không cho trong pháp người chánh có thiện ác, kinh chọn lấy người thiện trừ người ác?

Còn mười niệm của kinh Vô Lượng Thọ chọn lấy chánh ác, là nói trừ người tà ác, vì sao mười niệm của kinh Quán chọn lấy chánh ác, không nói trừ?

Tà ác là gì? Hai kinh đều nói mười niệm, kinh Quán Vô Lượng Thọ nói lấy cũng nói trừ, tại sao hai kinh đều không trình bày chẳng phải mười niệm? Kinh Vô Lượng Thọ nói lấy cũng nói trừ, các Thiền sư muốn gượng chống chế, thiền sư Tín Hạnh giải thích hai kinh này là giải thích hay, đã ngăn ngừa nạn rối rắm, các điều nghi đua nhau nêu lên, đây chẳng phải là giải thích hay, xin học giả biết điều đó.

Thiền sư lại bắt bẻ rằng:

– Nếu một niệm pháp ít, nói là trừ nghịch, đã có pháp mười niệm nhiều, vì sao nói trừ?

Đáp: Đây chẳng phải khó. Ý Phật muốn nói người khi qua đời nếu xưng một câu Phật, hai câu cho đến có thể niệm chín câu, mười câu, tất cả đều được vãng sinh về thế giới Cực lạc, chỉ trừ người phạm năm tội nghịch, hủy báng chánh pháp. Ý của kinh này muốn hiển rõ người qua đời, nếu có thể niệm một câu Phật, mạng người đó đã hết, hoặc niệm đến mười, mạng người đó đã chấm dứt, đều có thể được sinh Tịnh độ. Vì ý Phật muốn nói người không phạm năm tội nghịch, thì niệm nhiều ít đều được sinh; còn người phạm năm tội nghịch, ít thì không được vãng sinh, phải đủ mười niệm mới được vãng sinh. Chọn người không phạm năm tội nghịch kia, có thể niệm nhiều ít đều được vãng sinh, nên nói “Trừ năm tội nghịch và hủy báng chánh pháp”. Có quan hệ gì với tà nghịch? Nếu tất cả chúng sinh đến ngày qua đời mới gặp thiện hữu, dạy bảo niệm Phật, đủ mười câu, có thể trách người kia, cho phep không đủ mười niệm, mạng người đó đã hết, đâu khiến người phạm tội nghịch mà không nói trừ?

Hỏi: Kinh Đại Tập Nguyệt Tạng có nói: Sau khi Phật diệt độ năm trăm năm thứ nhất, các đệ tử của ta học Tuệ được vững chắc, năm trăm năm thứ hai, học Định được vững chắc, năm trăm năm thứ ba, các đệ tử ta học Tuệ đa văn được vững chắc, năm trăm năm thứ tư, xây dựng chùa tháp được vững chắc năm trăm năm thứ năm, bạch pháp ẩn mất, nhiều tranh luận, ít có thiện pháp được vững chắc. Nay khuyên tu mười sáu pháp quán và niệm Phật Tam-muội, đó đều là pháp định tuệ, chỉ nên trong một ngàn năm đầu tu học pháp này, vì sao hôm nay khuyên tu học ư? Nay người học ở giai đoạn ba phần nhiều dẫn các văn kinh này chứng minh vì sao một ngàn năm trăm năm sau không cho học định, lại khuyên người đời nay học tu mười sáu pháp quán và niệm Phật Tammuội?

Đáp: Mười sáu pháp quán và niệm Phật Tam-muội có cạn có sâu, sâu tức ở bốn tĩnh lự, vị chí trung gian thiền, đối với Tu tuệ thực hành mười sáu pháp quán và niệm Phật Tam-muội. Cạn thì nương Văn, Tư tuệ của cõi Dục, tâm nhiếp niệm tác ý cũng được tu mười sáu pháp diệu quán, niệm Phật Tam-muội. Cho nên kinh Quán nói: “Tưởng như thế, gọi là thấy cõi nước Cực lạc về phần thô, nếu được Tam-muội thì thấy được cõi nước kia rõ ràng, không thể nói hết.” Nên biết tưởng thành thấy thô, là tâm Văn Tư của cõi Dục, được Tam-muội thấy là tâm Tu tuệ của cõi Sắc.

Một ngàn năm đầu, là giải thoát thiền định kiên cố, đây là căn cứ tâm tu định tuệ cõi Sắc. Nếu tâm tưởng văn tư tưởng thành thì chung cả năm trăm năm thứ hai và năm trăm năm thứ ba. Không vậy thì nguyên nhân gì kinh Hiền Hộ quyển ba, nói: “Hiền Hộ! Sau khi ta diệt độ, kinh Tam-muội này ở Diêm-phù-đề bốn mươi năm lưu hành rộng rãi nhưng một trăm năm của năm trăm năm cuối, khi chánh pháp diệt, khi trì giới tổn giảm, phá giới mạnh mẽ, khi các nước chinh phạt nhau, các thời như thế, các kinh điển Tam-muội này sẽ truyền bá ở Diêm-phù-đề, chính nhờ cái gọi là oai thần Phật, khiến họ sau khi ta diệt độ, nghe kinh này rồi, vui mừng biên chép, đọc tụng, thọ trì, suy nghĩ nghĩa kinh, rồi giải thích cho người khác, đúng như lời dạy mà tu hành.”

Còn kinh Hiền Hộ quyển hai nói: “Này Hiền Hộ! Các người thiện nam, thiện nữ này, ngày xưa đã ở trước các Như Lai nghe Tam-muội này, đọc tụng thọ trì, do nghĩa này, sau khi Như Lai diệt độ, khi pháp sắp hoại, vẫn nghe Tam-muội như thế. Nghe liền sinh tín, không hề sinh nghi, không lui sụt, được thông suốt, sinh tâm rất vui mừng, đầy khắp thân tâm, đọc tụng thọ trì, tư duy nghĩa kinh, giảng nói cho người khác nghe, dù chỉ một ngày một đêm, thực hành Tam-muội này. Nên biết ở đây nói sau cùng tức là năm trăm năm thứ, thực hành Tam-muội này. Vì sao nói sau năm trăm năm thứ hai, chẳng phải là lúc học Tam-muội này? Nhưng Thiền sư Tín Hạnh trong “Tam Giai Tập Lục” phí công trình bày sự hưng phế, nói ngàn năm về sau chỉ thích hợp thực hành phổ, không thích hợp thực hành biệt, liền cho Tam-muội, là không đương căn cơ Phật pháp, nghĩa sẽ phế giáo, chẳng phải là lúc học, điều đó chẳng sai lầm sao?

Hỏi: Đại Tập Nguyệt Tạng Phần quyển mười nói: “Chắc chắn ở thế giới Ta-bà phỉ báng chánh pháp, chê bai Hiền Thánh, tất cả cõi Phật thanh tịnh ở mười phương đều đuổi họ đi hết.”

Nên biết kinh này đã đuổi chúng sinh, tức là người ở giai đoạn ba, không được sinh Tịnh độ. Vì sao ngày nay lại khiến người ác ở giai đoạn ba kia đồng với người ở giai đoạn hai, đều được sinh Tịnh độ?

Thích: Nếu người ở giai đoạn ba, Thiền sư bắt bẻ như thế thì chưa biết người ở giai đoạn hai của thế giới Ta-bà cho phỉ báng chánh pháp, chê bai Hiền Thánh không? Nếu có thì có bị đuổi đi không? Nếu bị đuổi thì có được sinh Tịnh độ không? Nếu không thì sao Thiền sư đem văn kinh này riêng chứng minh cho người ở giai đoạn ba là không được vãng sinh? Nếu được vãng sinh thì người này đã phỉ báng chánh pháp, chê bai Thánh hiền, tức sẽ bị đuổi đi, tại sao lại được sinh Tịnh độ.

Nếu nói người ở giai đoạn hai không hủy báng chánh pháp, chê bai Hiền Thánh, thì không bị đuổi đi, nên được vãng sinh. Vì sao được gây tội xiển-đề mà không được phỉ báng chánh pháp? Nếu nói được hủy báng chánh pháp, chê bai Hiền Thánh mà Tịnh độ không đuổi đi nên được vãng sinh, thì xin chỉ cho thấy đoạn văn trong Thánh giáo đã nói? Nếu nói tuy hủy báng chánh pháp, chê bai Hiền Thánh, bị Tịnh độ đuổi đi. Nhưng căn có lỗi nhẹ nên được vãng sinh, tại sao kinh kia nói đuổi, kinh này nói thủ? Còn tất cả người giai đoạn ba ở thế giới Ta-bà, đều hủy báng, thì những đứa bé trong thai mới sinh ra, đâu thể hủy báng chánh pháp, chê bai Hiền Thánh?

Nếu cho cũng có người ở giai đoạn ba không chê bai hủy báng chánh pháp, Hiền Thánh, đây là không nằm trong giới hạn bị đuổi đi, vì sao cũng nói không sinh Tịnh độ, mà dẫn kinh này chứng minh cho điều đó? Nếu nói đời nay tuy chưa hủy báng, nhưng quá khứ đã từng hủy báng, thì làm sao biết người ở giai đoạn hai không hề hủy báng? Nếu nói ý kinh này muốn nói lên người ở giai đoạn ba hoàn toàn là tà không chánh, chê bai và không chê bai đều đuổi, không được vãng sinh, người ở giai đoạn hai vừa tà vừa chánh, hủy báng hay không hủy báng đều được vãng sinh Tịnh độ, thì Thánh giáo này trở lại có hai lỗi là lấy hta1i quá và bỏ thái quá. Lỗi lấy thái quá lãng phí duổi người hủy báng ở giai đoạn hai; lỗi bỏ thái quá là sai lầm không đuổi người ở giai đoạn ba không báng. Tông đồ của Thiền sư, dẫn văn giải nghĩa hoàn toàn trái với Thánh giáo, hạ ngu không dám thấy chỗ ấy.

Hỏi: Theo kinh Phật Tạng và các luật… nói: Tỳ-kheo phá giới, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni dùng tay ngăn lại. Ông chẳng phải đệ tử ta, ta chẳng phải là thầy ông, ông không được phép đặt chân lên đất già lam, như cây Đa-la đã bị chặt không thể sống lại, lại như phiến đá đã bị vỡ không thể liền lại được. Biển cả Phật pháp không nhận thây chết phá giới, ở tất cả pháp sự, hoàn toàn không được xếp vào cho đủ tăng số, nơi thanh tịnh của Bồ-tát không được dự, thức ăn của mười phương tăng, Phật không cho ăn dùng vật tín thí. Tất cả đều thành tội nặng, nước trong đất nước của quốc vương cho đến một giọt Phật cũng không cho người đó uống. Ở đây trong chúng xuất gia, trong Tăng già lam, Phật còn không cho dung thân, gọi là giặc đi giặc đứng, huống chi các Tịnh độ Phật thuần là bậc Thánh, người ác này cùng với bậc Nhất sinh bổ xứ đều tụ hội một chỗ, lo sợ nghĩa này, chắc chắn không được vãng sinh.

Thích: Theo các kinh luật, đều có hai môn khai, giá, đại giáo và tiểu giáo, thuyết trước thuyết sau, cho và đoạt khác nhau, không thể tin ngay, môn quở trách trước hết dạy ngăn, không tin kinh Quán Đại thừa diệt tội, các kinh luật trước, là giá môn, hoặc là Tiểu thừa kinh, hoặc là lời quở trách, hoặc đối với người chưa sinh tâm hổ thẹn sám hối tội lỗi, hoặc là chưa phát tâm Bồ-đề, ưa cầu sinh tử năm dục, hoặc là thích ở cõi dơ bẩn nhiều ô nhiễm, trôi lăn trong ba cõi thọ thân, hoặc Như Lai nếu trước không nói tội môn, chúng sinh không có tâm sợ tội, thường gây ra các việc ác, nên trước hết phải nói tội nặng, khuyên không tạo tội phá giới, hoặc y cứ tội đã diệt cũng có thể tránh khỏi đọa địa ngục.

Giới căn đã hoại, không thể ăn dùng vật của chúng tăng, nay giáo pháp Tịnh độ là phát tâm Bồ-đề, sinh tâm hổ thẹn, sám hối tội quá khứ, sửa đổi thành thiện, thích lìa ba cõi, vui sinh Tịnh độ, nương bản nguyện Phật, tội diệt phước sinh, rất kinh sợ khổ báo đường ác ở tương lai, tùy thuận Phật giáo, dứt ác tu thiện, ở trong Phật pháp là người có sức mạnh thứ hai, làm rồi biết sám hối, được chư Phật khen ngợi. Tuy ở trong biển trì giới thanh tịnh của Phật Thích-ca Mâu-ni mà thành tử thi phá giới, nhưng ở Tịnh độ Phật Di-đà được sinh vào hạ phẩm, thành A-bệ-bạt trí. Nên Đức Phật này quở trách người phá giới, Đức Phật kia khen ngợi tội diệt, Đức Phật này không nhiếp thọ, Đức Phật kia liền đến đón, giống như cha mẹ dạy bảo con cái, một là quở trách lỗi lầm, hoặc hiện sân đánh, hai là nói lời nhỏ nhẹ, khiến người đó sửa đổi. Chư Phật cũng giống như vậy, hoặc bỏ, hoặc lấy, tất cả đều muốn thành tựu lợi ích chúng sinh, nên mới nói lời thô và lời nhu, đều quy về một nghĩa. Cũng như Tỳ-kheo phạm tội nặng, trong luật quở trách đuổi đi, kinh Đà-la-ni thì nói tụng thần chú, tội diệt giới sinh, khuyên tụng chú, khai giá bất đồng, quở trách khen ngợi có khác, kinh Niết-bàn nói: Chưa vào trong pháp ta, gọi là quyết định nghiệp, đã vào pháp ta gọi là bất định nghiệp. Ở đây cũng giống như thế, nên nương vào lấy bỏ.

Hỏi: Kinh Vô Lượng Thọ nói: Vào đời mạt pháp, kinh đạo diệt hết, ta vì từ bi thương xót đặc biệt lưu lại giáo pháp này trong một trăm năm, chẳng hay lúc nào là thời kỳ kinh đạo diệt hết?

Đáp: Như Thiền sư Tam Giai… đều lấy Thiền sư Tín Hạnh làm Bồ-tát tứ y, trong các kinh điển Đại thừa soạn “Tam Giai Tập Lục” nói: Nay một ngàn năm sau, chúng sinh ở giai đoạn ba này chỉ cho tu hành phổ pháp chân chánh, được sinh về các cõi Phật ở mười phương, nếu tu hành biệt pháp chân chánh và đọc tụng kinh điển Đại thừa, tức là pháp không hợp cơ, sẽ đọa vào địa ngục mười phương. Nay “Kinh Vô Lượng Thọ” tức là biệt chân biệt, chính là giai đoạn Phật pháp thư hai, một ngàn năm về trước thích hợp tu hành pháp này, ngàn năm về sau không còn căn cơ này, giáo này liền phế, dù khiến cho trụ thế một trăm năm, chỉ thích hợp một ngàn một trăm năm, nên giải thích là kinh đạo diệt hết, đặc biệt lưu lại kinh này chỉ trụ một trăm năm, là chánh pháp sau một trăm năm của (ngàn năm). Vì sao biết được điều đó? Như Bồ-tát Thường Bất Khinh ra đời trong bốn chúng Tăng thượng mạn ở thời tượng pháp, không chuyên đọc tụng kinh điển, chỉ thực hành lễ bái, nên biết sau khi chánh pháp diệt thì tăng thượng mạn thịnh hành, không được đọc riêng, tụng riêng, chỉ riêng được học phổ, chính là văn này. Vì học phổ nên được sáu căn thanh tịnh, còn tăng thêm tuổi thọ, đây là học lợi ích đương căn phổ pháp.

Thiện Tinh là người ở giai đoạn ba, vì đọc tụng mười hai bộ kinh, đọa vào địa ngục, đây là tổn hại lớn, có hành giả ở giai đoạn ba, đều vì giải thích điều này, mà tìm kỹ nghĩa đó, lý nhất định không đúng. Vì sao? Vì nếu vì ngàn năm về sau người chân chánh diệt hết, chỉ còn người tà ác giai đoạn ba, chỉ hợp hành phổ chân, phổ chánh Phật pháp, không hợp hành biệt chân biệt chánh Phật pháp, và đọc tụng kinh Đại thừa, nếu họ thực hành đọc tụng, thì rơi vào địa ngục A-tỳ ở mười phương, đây tức là Như Lai ác tâm, ganh ghét người giai đoạn ba, lưu lại biệt chân biệt chánh Phật pháp của họ, khiến học đọc lầm, khiến rơi vào địa ngục A-tỳ, làm sao liên quan đến từ bi thương xót, đặc biệt lưu lại kinh này trụ thế một trăm năm?

Nếu cho rằng phổ pháp chân chánh là đương cơ, sau Phật nói phổ pháp vì sao không nói từ bi thương xót đặc biệt lưu lại ở thế gian một trăm năm ư? Nếu nói phổ pháp chẳng phải do Phật nói, cho nên Thiền sư nói kinh mà chư Phật không nói, độ những chúng sinh mà chư Phật không độ, Thiền sư chẳng phải Phật, làm sao có thể nói kinh ư? Lại vì sao nói y theo các kinh Đại thừa mà soạn ra “Tam Giai Tập Lục”? nếu các kinh Đại thừa có phổ giáo, biệt giáo, phổ giáo không nói đặc biệt lưu lại, chính là Phật pháp ngày nay, biệt giáo kinh nói chỉ trụ, nhưng học không hợp cơ, trái với lòng Từ bi của Phật, trái với sự dẫn dắt của Như Lai.

Đã không có Thánh giáo, ai sẽ phân biệt chánh tà, nếu dẫn Thường Bất Khinh không đọc tụng kinh, tức chứng minh tăng thượng mạn trong đời tượng pháp, người không được đọc tụng kinh điển, sao Bồ-tát Thường Bất Khinh khi qua đời, trước hết nghe Phật Oai Âm Vương nói kinh Pháp Hoa, hai mươi ngàn muôn ức bài kệ tụng đều có thể thọ trì, được sáu căn thanh tịnh, lại tăng thêm tuổi thọ hai trăm muôn ức na-do-tha tuổi, nói rộng kinh Pháp Hoa cho người nghe. Nếu người ở giai đoạn ba không được nghe kinh Đại thừa, vì sao Tỳ-kheo Bất Khinh nói kinh Pháp Hoa cho người tăng thượng mạn nghe, khiến họ nghe nhận gây nhân đọa ngục A-tỳ trong mười phương?

Lại Bồ-tat Dược Vương nguyện sau khi Phật diệt độ, phải phụng

trì đọc tụng nói kinh điển này, chúng sinh đời ác sau này gốc lành ít, tăng thượng mạn nhiều, tham lợi cúng dường, tăng trưởng gốc bất thiện, xa lìa giải thoát, tuy khó hóa giải, nhưng chúng ta phải hết sức nhẫn nại, đọc tụng kinh này, thọ trì giảng nói, biên chép v.v… vì sao Bồ-tát Dược Vương thường nói kinh Pháp Hoa cho người tăng thượng mạn nghe?

Lại, năm trăm năm sau kinh Bát-nhã có thể trì, lại nói: “Thời mạt pháp về sau người thọ trì kinh này được công đức.”

Còn kinh Hiền Hộ nói năm trăm năm cuối cùng đọc tụng kinh này, đâu cho sau một ngàn năm biệt pháp phế bỏ, không cho đọc tụng kinh điển Đại thừa? Khuyên các người học xét kỹ Thánh chỉ, chớ tự mình sai lầm, lại làm người khác sai lầm, khiến các kinh điển Đại thừa nhiệm mầu, dứt sự lưu hành ở đời, sẽ là thuốc độc, là nhân địa ngục, diệt mắt chánh pháp, sự điên đảo đó rất đáng thương.

Đáp: Kinh đạo diệt hết, theo kinh Đại Bi, Chánh pháp một ngàn năm, Tượng pháp một ngàn năm, Mạt pháp một vạn năm, kinh đạo diệt hết, đặc biệt còn lại kinh giáo này, lại trụ một trăm năm. Khi kiếp đao binh, con người phần nhiều tạo ác, tay cầm ngọn cỏ cũng thành đao kiếm, sát hại lẫn nhau, sân độc mạnh mẽ, con người chỉ còn mười tuổi, thân cao hai khuỷu tay, vào thời này lại càng không thể tu giới định tuệ, học sâu xa, chỉ có thể niệm Phật, nhàm chán cõi Ta-bà này nơi có ba tai, năm trược vô cùng khổ não, nguyện sinh thế giới an lạc Tây phương, Phật biết chúng sinh thời này khổ nặng, có thể sinh chán lìa, nên dùng lòng từ bi, đặc biệt lưu lại kinh này sau các kinh, chỉ trụ một trăm năm, ở kiếp binh đao, làm lợi ích hữu tình.

Còn có người giải thích rằng: “Như Tôn giả Khánh Hữu nói: Theo phápTrụ Ký, Phật pháp sau kiếp binh đao này, lòng người nhàm chán làm ác, nên khởi Từ tâm, không giết hại nhau, yêu thương lẫn nhau như cha như con, tuổi thọ tạm tăng thêm kéo dài đến một trăm năm, mười sáu vị Đại A-la-hán, ba minh, sáu thông, đủ tám giải thoát, thông thạo mười hai bộ kinh, thọ trì, phó chúc, trụ trì chánh pháp, lợi ích chúng sinh, không nhập Niết-bàn, đồng thời cả quyến thuộc Đại La-hán, hơn muôn đồ chúng vẫn lưu hành Ba tạng giáo pháp Như Lai ở đời, dẫn dắt chúng sinh, xây chùa độ tăng, tu giới định tuệ, Phật pháp hưng thịnh. Đến khi tuổi thọ con người tăng lên sáu vạn tuổi cuối, bảy vạn tuổi đầu, các A-la-hán thu nhặt tất cả xá-lợi Phật, cùng xây tháp báu, mười sáu vị la-hán cùng các quyến thuộc nhiễu tháp cúng dường, rải các hoa thơm, lễ bái chiêm ngưỡng rồi đều bay lên hư không, nói như thế này:

– Kính lễ Thế Tôn Thích-ca Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, con vâng theo giáo sắc, thọ trì chánh pháp và cùng trời, người làm các việc lợi ích, pháp tạng đã mất, hữu duyên đã xong, nay từ giã diệt độ. Nói lời này rồi, cùng lúc nhập vào Niết-bàn Vô dư, xá lợi các Ngài đều rớt xuống đất, đến mé kim luân mới dừng lại.

Ba tạng giáo đã diệt mất trước xá-lợi, trong suốt một trăm năm, chỉ có tịnh pháp này cùng tháp xá-lợi và các vị La-hán cùng lúc diệt mất.

Bây giờ, chánh pháp vô thượng của Đức Thế Tôn Thích-ca Mâuni ở Tam Thiên đại thiên thế giới diệt mất không xuất hiện nữa. Từ đó không gián đoạn, trong Tịnh độ Phật này, có bảy vạn câu-chi Độc giác đồng thời xuất hiện. Cho đến khi con người tăng lên tám muôn tuổi thọ, Thánh chúng Độc giác đều diệt độ. Sau đó Di-lặc xuất hiện thế gian, vẫn vì chúng sinh nói giáo pháp Tịnh độ, khiến vô lượng chúng sinh được sinh Tịnh độ. Như thế lần lượt, một ngàn vị Phật ở kiếp Hiền và chư Phật sau đó ra đời hưng thịnh ở thế gian đều nói tịnh pháp, khuyên sinh Tây phương, cho đến mười phương cũng lại như thế, Đức Phật Adi-đà thọ mạng vô lượng A-tăng-kỳ kiếp chưa diệt độ thì chư Phật ở các thế giới trong mười phương xuất hiện, đều nói tịnh pháp cho các chúng sinh có duyên đối với Phật A-di-đà kia nghe, khuyên sinh Tịnh độ, nên kinh đạo này diệt hết, đặc biệt lưu lại kinh này một trăm năm, chính là lúc ấy.

Hỏi: Kinh Vô Lượng Thọ nói: “Vào đời vị lai, kinh đạo diệt hết, ta vì lòng từ bi thương xót, đặc biệt lưu lại kinh này, chỉ trụ một trăm năm. Nhưng tất cả kinh giáo đều giáo hóa muôn vật, lợi ích chúng sinh, đọc tụng thọ trì, giảm đi tội nặng, nhờ nghe chánh pháp, đều được lìa khổ, vì sao kinh Đại thừa khác thảy đều ẩn mất, chỉ lưu lại kinh này trụ một trăm năm?

Thích: Đức Đại Thánh Thế Tôn xuất hiện hưng thịnh ở đời, một âm nói pháp, các loài đều hiểu, nghe pháp ngộ đạo, nhiều như trần sa, hoặc được bốn đạo quả, hoặc được Vô sinh pháp nhẫn, hoặc lìa ba đường ác, hoặc sinh Tịnh độ trời người, hoặc lợi ích nhất thời, hoặc thấm nhuần trong thời đại lâu xa, chúng sinh quá khứ có gốc lành nghe pháp, gặp chân giáo của Phật, thọ trì đọc tụng, đều được lợi ích, chúng sinh phước mỏng, duyên cảm hóa đã hết, các Thánh giáo đều ẩn dưới Long cung, tất cả pháp y không nhuộm hoại sắc, các pháp Bố-tát, Yếtma thuyết giới, thọ giới đều bất thành. Đại thừa sâu xa, chân như thật tướng, bình đẳng diệu lý, chẳng phải họ đều biết, nên đã ẩn mất trước, không lưu hành trên thế gian, chỉ có niệm Phật, dễ tu, dễ học phàm phu hiểu biết cạn cợt, cũng có thể tu tập cứu vớt khổ nạn, lợi ích sâu rộng, còn có cơ này, có khả năng thực hành pháp này, Đức đại Thánh thương xót đặc biệt lưu lại một trăm năm. Theo văn kinh biết được, Phật pháp tạm diệt, chúng sinh phước mỏng, chỉ có tịnh giáo này, đặc biệt lợi ích vào thời này, cho nên dùng pháp thí nghiệm, thật là Phật pháp đương cơ. Nên kinh Quán có nhiều chỗ đều nói: Vì tất cả chúng sinh vị lai nói giáo pháp này. Xin các đạo tục tìm Thánh giáo này, chiêm nghiệm đương cơ của họ, không được tin lời người, mà không y theo lời Phật.

Hỏi: Kinh Thập luân nói: “Tạo tội mười ác luân, tất cả chư Phật đều không cứu được.” Đa nói không cứu, vì sao niệm Phật cũng diệt tội, được sinh Tây phương? Nếu được sinh thì tức là cứu, vì sao nói tất cả chư Phật không cứu?

Đáp: Ở đây không cứu, ý nói làm kinh sợ những người tạo tội, mật ý Như Lai, muốn khiến cho người sợ tội, không dám làm quấy, vì tạo lỗi này sẽ mãi mãi chìm trong biển khổ. Phật đã không cứu, thì không làm quấy, nên nói không cứu? Đối với người tạo những tội nặng này, tạo rồi không hổ thẹn sám hối, Phật muốn dạy họ sám hối. Nói không cứu, vì thật không sám hối thì tội không diệt, nếu tạo lỗi này, chư Phật không cứu. Còn nếu chưa biết tội này, thì người ở giai đoạn hai cũng được tạo mười ác luân tội chăng? Nếu nói không được thì vì sao người ở giai đoạn hai có thể tạo ngũ nghịch mà không thể tạo mười ác luân tội. Nếu tạo mà không cứu, thì ở đây nêu rõ người ở giai đoạn hai cũng không được sinh Tịnh độ. Do nhân gì chỉ riêng dùng điều này để chứng minh người ở giai đoạn ba không được sinh Tịnh độ? Nếu tạo tội mà cũng cứu, văn kinh chỉ nói “Người tạo tội này, chư Phật không cứu” đâu được người ở giai đoạn hai tạo các tội luân mà mong Phật cứu ư? Thiền sư lấy lý gì để nói mười ác luân tội, giai đoạn hai cứu, giai đoạn ba không cứu, giai đoạn hai được vãng sinh, giai đoạn ba không được vãng sinh? Văn kinh không lựa chọn, đã cho phép thì giai đoạn nào cũng đều được, cớ sao lại nói chỉ cứu người ở giai đoạn hai?

Đây chính là người hiểu lời Phật nói, chẳng phải Đại Thánh giáo, thêm ý giải thích kinh, không đúng Thánh chỉ. Nhất tâm niệm Phật, tội nặng đều trừ, năm tội nghịch mười luân, thảy đều tiêu diệt, ngũ nghịch theo kinh nói là định nghiệp, đây là định tội đã diệt trừ, thập luân nói Phật không cứu, sao bỏ Đức Di-đà đón rước? Nếu Thiền sư chấp văn mà nghĩa, lý chưa thông, xin tìm tông chỉ, để loại bỏ nghi ngờ.

Hỏi: Như kinh Phật Tạng quyển ba nói rằng: “Có Phật hiệu Đại Trang Nghiêm, sau khi diệt độ trong một trăm năm các đệ tử chia làm năm bộ.”

  1. Phổ sự.
  2. Khổ ngạn.
  3. Tát-hòa-đa.
  4. Tương khứ.
  5. Bạt-nan-đà.

Là năm vị Tỳ-kheo làm thầy đại chúng. Phổ sự là người biết pháp Phật đã nói nghĩa chân không vô sở đắc, bốn vị Tỳ-kheo còn lại đều rơi vào tà đạo, thường nói có người, Tỳ-kheo Phổ Sự nói pháp không, có sáu mươi tám ức na-do-tha vị đã vào Niết-bàn. Bốn người ác này phần nhiều khiến cho người tại gia, xuất gia trụ ở tà kinh, xả bỏ Đệ nhất nghĩa vô sở hữu rốt ráo pháp không, tham ưa luận của ngoại đạo Ni-kiền-tử. Là bốn người ác có đệ tử thường đi theo, cho đến pháp mất hết. Lúc bấy giờ đệ tử tại gia, xuất gia phần nhiều rơi vào đường ác, không đến con đường thiện, làm diệt mất chánh pháp Phật.

Lại, người ác sau khi qua đời, đọa vào địa ngục A-tỳ, nằm ngữa, nằm úp, nằm bên hông trái, nằm bên hông phải, mỗi người chín trăm muôn ức năm ở trên sắt nóng, thiêu đốt nấu rang, chết rồi sinh vào địa ngục tro, địa ngục tro lớn… địa ngục Hoạt, vẫn thường chịu khổ trong số năm như trên, địa ngục Hắc thằng, sinh lại trong đại địa ngục A-tỳ. “Nếu tại gia, xuất gia gần gũi những người này và các đàn việt, gồm có sáu trăm bốn muôn ức người, cùng sống cùng chết với bốn thầy, ở các đại địa ngục chịu các thiêu nấu, bốn người ác này và sáu trăm bốn muôn ức người từ địa ngục A-tỳ chuyển sinh đến phương khác, ở đại địa ngục vô số trăm ngàn ức na-do-tha năm, chịu khổ não dữ dội, khi thế giới sinh trở lại, thì lại đọa vào đại địa ngục này rất lâu, tuy thoát khỏi khổ não địa ngục, được sinh lên làm người, trong năm trăm đời, khi sinh ra đã bị mù. Sau được gặp Phật Nhất Thiết Minh, người này xuất gia trong pháp Phật Nhất Thiết Minh, mười muôn ức năm siêng năng tu hành, như lửa đốt đầu, còn chưa được Thuận nhẫn, huống chi được đạo quả. Sau khi qua đời, sinh trở lại đại địa ngục A-tỳ, trước đã khởi duyên nghiệp bất thiện, về sau được gặp chín mươi ức Phật, ở trong pháp chư Phật không được Thuận nhẫn. Vì sao? Vì Phật nói kinh sâu xa, người này không tin, phá hoại trái nghịch, hủy báng Hiền Thánh, Tỳ-kheo trì giới, nói ra lỗi ác của họ, khởi nghiệp nhân duyên phá pháp, pháp phải đáng như thế.” Kinh kia đã nói bất tịnh nói pháp, mười muôn ức năm tinh tấn, như lửa cháy đầu, không được tội diệt, sau khi qua đời, sinh trở lại trong đại địa ngục A-tỳ, làm thế nào niệm Phật công đức một câu, mười câu liền được tội diệt, vãng sinh Tây phương?

Đáp: Nhờ năm thắng, tuy tạm thời niệm danh hiệu Phật, diệt tội sinh tử, qua mười muôn ức năm, như cứu lửa cháy đầu, tu đạo diệt tội.

Năm thắng là:

  • Phát tâm thắng.
  • Cầu sinh thắng.
  • Bản nguyện thắng.
  • Công đức thắng.
  • Oai lực thắng.

1/ Phát tâm thắng: Đây là người hạ phẩm, là người có căn tánh Đại thừa, phát tâm Đại thừa, kia là người Tiểu thừa. Nay vì phát tâm Đại thừa, một niệm vượt qua tâm Nhị thừa vô lượng trăm ngàn ức kiếp, nên diệt tội nặng nhanh chóng.

2/ Cầu sinh thắng: Nay người này nhất niệm niệm Phật, nguyện sinh Tịnh độ, người kia tuy tu đạo như cứu lửa cháy đầu, đó là tâm Tiểu thừa, không tin có Tịnh độ chư Phật trong mười phương, vì không cầu thắng sinh, nên tội không diệt, đây là cầu thắng sinh, nên tội diệt nhanh chóng.

3/ Bản nguyện thắng: Vì Đức Phật A-di-đà vốn phát đại nguyện cao quý, dẫn tất cả chúng sinh tội nặng niệm danh hiệu Ngài, tội đều tiêu diệt.

Chúng sinh ngày nay tuy gây ra tội nặng, cùng với quá khứ lâu xa từ vô lượng kiếp đến nay đã phát nguyện nương theo bản nguyện của Đức Phật A-di-đà, quá khứ lâu xa do gốc lành thuần thục, nên có thể một niệm liền được tội diệt.

4/ Công đức thắng: Hạnh Tiểu thừa trước chỉ quán bốn niệm xứ, không thể diệt vô lượng tội, nay nương một câu niệm Phật có công năng trừ được tội nặng trong tám mươi ức kiếp sinh tử, công đức vô lượng, như kinh có nói. Nên công đức một câu niệm Phật hơn người kia trong mười muôn ức năm như cứu lửa cháy đầu, tu năm pháp Quán đình tâm, bốn pháp quán Niệm xứ.

5/ Oai lực thắng: Kinh Đồng Tánh nói: “Phật có mười địa, A-di-đà Phật là Phật sơ địa, công đức oai lực hơi khác bình thường, nên oai lực gia trì người niệm Phật tu hành, chắc chắn được vãng sinh, không giống loài khác”.