THÍCH THIỀN BA LA MẬT THỨ ĐỆ PHÁP MÔN

SỐ 1916

QUYỂN 06

Đời Tùy Đại sư Thiên Thai Trí Giả giảng
Đệ tử: Pháp Thận ghi chép, Chương An Quán Đảnh sửa lại.

CHƯƠNG VII. GIẢI THÍCH TU CHỨNG THIỀN BA LA MẬT (Tiếp Theo)

II. Giải thích bốn tâm vô lượng, có năm: 1. Nói thứ lớp; 2. Giải thích tên gọi; 3. Nói nơi chốn; 4. Nói tu chứng; 5. Nói công đức.

1. Giải thích bốn tâm vô lượng, sở dĩ nói sau bốn thiền là nói hành giả có hai thứ: Một là hành giả thế gian, hai là hành giả xuất thế gian. Ở hành giả phàm phu có ba: Một là ưa cao quý tự tại cầu làm Phạm Thiên vương, cho nên tuy được bốn thiền mà tiến tu bốn tâm vô lượng. Vì sao? Vì bốn vô tướng chỉ là cõi sắc tự hành đầy đủ mà không có đức lợi ích người khác, nó rất cạn mỏng, nếu sinh vào trời ấy thì không được làm vua. Nếu tu bốn tâm vô lượng duyên với chúng sinh mười phương mà vào Tam-muội, vì từ bi nhiếp khắp đại tâm lợi tha, cho nên công đức rất nhiều. Nếu sinh vào cõi trời ấy sẽ làm vua Phạm Thiên vương rất tự tại. Cho nên nếu được bốn thiền cũng phải tu tập bốn tâm vô lượng; Hai là người thực hành hạnh ngoại đạo, tuy được bốn thiền mà thấy có nạn tâm thức muốn cầu Niết-bàn vô tưởng vắng lặng mà không biết phá sắc, dùng ngay tà trí diệt tâm mà vào định vô tưởng; Ba là hoặc có phàm phu, người ngoại đạo đều chán nạn sắc cũng như lao ngục, nhất tâm phá sắc, tu Bốn không định thì phàm phu, ngoại đạo ấy đều được định này chí lạc (ưa thích) chẳng đồng đều tùy chỗ quen ưa thích khác nhau. Nếu đệ tử Phật thì có hai hạng người. Đó là Tiểu thừa và Đại thừa. Hai người nầy khi được bốn thiền tự điều tâm thường trụ phước đức dễ được Niết-bàn. Còn người Đại thừa muốn độ chúng sinh thì phải dùng đại bi làm gốc. Kế bốn thiền là nói tu bốn tâm vô lượng.

Hỏi: Như trong Đại thừa giả thiết hỏi rằng: Trong bốn thiền có bốn vô lượng và tất cả đều vào các định, nay vì sao nói riêng?

Đáp rằng: Tuy trong bốn thiền đều có pháp ấy, nếu chẳng nói riêng thì người chẳng biết công đức ấy. Ví như trong túi có báu nếu chẳng chỉ thì người không biết. Nếu muốn chỉ phước đức lớn thì nói bốn tâm vô lượng. Chán sợ sắc như lao ngục thì nói bốn định Vô Sắc. Đối với duyên chẳng được tự tại mà quán sở duyên thì vì nói tám thắng xứ. Nếu có ngăn đạo chẳng được thông suốt thì nói tám Bối xả. Tâm chẳng điều nhu chẳng thể từ thiền mà khởi thứ lớp vào thiền thì vì nói chín định thứ lớp. Chẳng thể được tất cả duyên chiếu khắp tùy ý thì vì nói mười Nhất thiết xứ.

Hỏi: Nếu vì luận nói nay được bốn thiền thì cũng phải được các thiền định như bốn vô lượng, v.v… chăng?

Đáp: Ở đây nói theo nghĩa: Nếu trong Tứ thiền vô lậu mà nói có bốn tâm vô lượng thì đối với nghĩa không lỗi. Vì sao? Vì trong thiền vô lậu đủ các pháp môn quán hạnh, nếu hữu lậu căn bản thiền thì người nói phải biết trong sữa mà nói lạc.

1- Nói tên bốn vô lượng: Một là tâm từ vô lượng, từ là ái niệm chúng sinh thường tìm việc vui để làm lợi ích; hai là tâm bi vô lượng, bi là thương xót chúng sinh phải chịu các thứ thân khổ trong năm đường; ba là tâm hỷ vô lượng, hỷ là muốn cho chúng sinh từ được vui mừng; bốn là tâm xả vô lượng, là xả bỏ ba thứ tâm, chỉ nghĩ nhớ chúng sinh chẳng yêu chẳng ghét. Duyên bốn pháp này nên nói bốn tâm. Khắp mười phương Bồ-đề không ngăn cách nên gọi là vô lượng tâm. Tu tâm từ để trừ sân giác cho chúng sinh. Tu tâm bi để trừ não giác cho chúng sinh. Tu tâm hỷ để trừ chẳng vui vẻ cho chúng sinh. Tu tâm xả để trừ yêu ghét cho chúng sinh. Bốn định nầy thứ lớp cấp bực ở sau sẽ giải thích.

2- Nói nơi chốn tu, có hai: Một là nói chỗ chung, hai là nói chỗ riêng, một nói chỗ chung là bốn thiền trung gian đều được tu bốn tâm vô lượng. Như trong Thích Luận nói: Từ ấy ở tại cõi sắc căn bản thiền, cũng ở tại thiền trung gian cõi vô sắc. Vô Sắc duyên với chúng sinh là bất tiện Vị đáo địa cõi Dục định cạn chẳng nhậm tu các công đức.

Hỏi: Người Vị đáo địa cõi Dục lợi căn hay dùng định nầy mà phát chân giải kiến tư, vì sao chẳng được tu bốn tâm vô lượng.

Đáp: Duyên lý tuệ lợi được phát như thần thông vô lượng v.v… là sự pháp, phải (nhờ) định sâu, mà Vị đáo cõi Dục không phải hoàn toàn chẳng được tu vô tâm lượng, chỉ phát được tức thuộc Sơ thiền, cho nên chẳng nói. Như năm chi Sơ thiền phân biệt hai chi giác quán. Cõi Dục thì sinh bi dễ, hỷ chi thì sinh hỷ dễ, lạc chi thì sinh từ dễ Nhất tâm chi thì sinh xả dễ, nên nói là chỗ tu chứng. Hỏi: Tứ thiền và trung gian không có hỷ lạc, vì sao dùng hỷ lạc mà ban cho chúng sinh? Đáp: Trong tuy không có duyên hỷ lạc nhưng ngoài lấy tướng hỷ lạc của người mà bình đẳng cho vui. Ví như người lìa dục tự chẳng cần năm trần, cũng chẳng cùng trần dục giao nhiễm mà làm phước đức lớn, cũng lấy năm dục thắng diệu cấp thí cho người mà đối với tự tâm thì không bị ô nhiễm. Đối với bốn thiền cho người khác hỷ lạc cũng giống như thế. Vị đáo trung gian loại đó có thể hiểu; Hai là nói chỗ tu riêng. Như Sơ thiền lấy giác quán làm chính, biết rõ tướng khổ não của chúng sinh cõi Dục. Chỗ nầy tu bi thì dễ. Trong Nhị thừa có đại hỷ, chỗ này tu hỷ vô lượng thì dễ. Trong Tam thiền có lạc khắp thân, thì chỗ này tu từ rất dễ. Tứ thiền diệu xả trang nghiêm, thì chỗ này tu xả rất dễ. Đây thì tùy địa có chỗ tiện của nó.

Hỏi: Nếu thế vì sao Phật nói trụ ở Tứ thiền tu bốn vô lượng thì dễ được?

Đáp: Thiền thứ tư gọi là Niệm Thanh Tịnh được định Bất động. Ở trong đây tu tất cả công đức Phật pháp dễ thành nên nói như thế.

Hỏi: Trên nói Sơ thiền làm bi, ở đây thì hoại thứ lớp. Như Từ ở trước, thì Sơ thiền phải tu Từ, Nhị thiền phải tu Bi, Tam thiền phải tu Hỷ, Tứ thiền phải tu Xả. Vì sao chẳng như thế?

Đáp: Theo nghĩa liền chẳng theo thứ lớp. Ví như mười đệ tử Phật đều là bậc nhất. Nếu hỏi người nào trí tuệ bậc nhất thì phải đáp là Thân Tử. Nếu lấy hạ lạp lớn mà đáp là bậc nhất thì nghĩa rất đúng.

3- Nói tu chứng, y cứ bốn tâm vô lượng, tức có bốn: Một là Tu từ chứng Từ, hai là tu Bi chứng Bi, ba là tu Hỷ chứng Hỷ, bốn là tu Xả chứng Xả.

1. Tu Từ chứng Từ, có hai:

Một là chánh nói phương pháp tu tập. Ở đây như Phật nhiều chỗ trong kinh dạy: Có Tỳ-kheo dùng từ tương ưng, tâm không tức giận oán não, rộng lớn vô lượng khéo tu tập. Thế nào gọi là dùng từ tương ưng tâm? Như Thích Luận chép: Như khi nghĩ chúng sinh mười phương khiến được vui thì trong pháp tâm sở sinh pháp gọi là Từ. Thiện là tương ưng. Muốn vào thiền định trước phải thệ nguyện rằng tất cả chúng sinh đều được vui sướng, ta ở trong định đều được thấy. Thọ, tưởng, hành, thức đó là pháp tâm sở, các thân nghiệp, khẩu nghiệp và tâm không tương ưng các hạnh, là pháp hòa hợp đều gọi là Từ, pháp đó dùng Từ làm chánh nên được gọi là Từ. Ví như tất cả pháp tâm sở đều là nhân duyên đời sau, mà chỉ được tên Từ. Đối với tác nghiệp thì tư rất có sức. Đó gọi là tướng từ tương ưng. Lại nữa, khi người mới tu dụng niệm thanh tịnh tâm, lấy tướng người ngoài thân ai được vui. Nếu cha mẹ, anh em hễ lấy một người yêu nhất mà một tâm duyên với. Nếu có niệm lạ thì nhiếp tâm trở lại. Khiến ở tâm tưởng thấy rất rõ ràng tướng được vui của người thân, trong tâm luôn nhớ nghĩ thương yêu. Cho đến nghĩ người oán thù với mình ở trong năm đường khác cũng giống như thế (tức nghĩ người thù của mình được vui như người thân). Lại nữa, khi hành giả như thế nếu thấy các thứ cảnh giới thiện ác và phát các việc trong thiền đều chẳng được theo, chỉ nhất tâm mà quán tướng người thân mình được vui, tâm tâm nối nhau. Đó là lược nói phương pháp tu từ.

Hai là nói từ định phát tướng, hành giả thiền định trí tuệ phước đức năng lực gốc lành rất thanh tịnh. Như thế khi một tâm từ niệm chúng sinh thì Tam-muội liền phát. Vì năng lực Tam-muội ở trong tâm định mà thấy người thân đáng yêu được vui, thân tâm vui vẻ nhan sắc vui hòa rất rõ ràng. Thấy người thân được vui như thế rồi kế thấy người thường (không thân, không oán) cho đến kẻ thù cũng được vui như thế. Đối với tâm định mà thấy một người, kế thấy mười người, ngàn người, muôn ức người, một hàng xóm, một cõi nước, một cõi Diêm-phù-đề, bốn thiên hạ cho đến các thế giới ở mười phương tất cả chúng sinh đều được vui. Hành giả ở trong định thấy người ngoài được vui mà nội định chuyển sâu, tương ưng với ngoài, rỗng rang bất động. Ấy gọi là tâm từ tương ưng, tức là tương ưng các pháp thọ tưởng hành thức, Ấm nhập giới, v.v… như trước nói.

Hỏi: Từ tương ưng định khi thấy chúng sinh là sẽ như trên nói, từ một đến mười dần dần thấy hay cùng lúc đều thấy?

Đáp: Hành giả căn cơ có tiệm đốn, chẳng nhất định một thứ tâm từ tương ưng. Từ gọi là pháp tâm sở trừ được trong tâm rối đục, đó là phiền não sân hận san tham. Ví như tánh của hạt ngọc lóng nước để vào nước đục thì nước đục liền trong. Không sân hận, không oán não, là đối với chúng sinh hoặc có nhân duyên, hoặc không có nhân duyên, mới sinh gọi là sân. Sân tăng nhiều trù tính mê đắm trong tâm mà chưa quyết rõ thì gọi là hận, cũng gọi là Oán. Nếu tâm đã định mà không kiêng sợ, muốn tổn hại người khác, đó là não. Dùng năng lực từ tâm mà trừ bỏ ba thứ nầy, đó gọi là không sân hận, không oán não. Không sân hận oán não là khen ngợi từ tâm công đức rộng lớn vô lượng. Nhất tâm phân biệt có hai tên. Như từ tướng duyên thấy một phương là rộng, bốn phương là lớn, duyên bốn hướng và trên dưới là vô lượng. Lại nữa, phá tâm sân hận gọi là rộng, phá tâm oán gọi là lớn, phá tâm não gọi là Vô lượng. Lại Từ duyên với người thân gọi là rộng, từ duyên với người bình thường gọi là lớn, từ duyên với kẻ thù thì được nhiều phước, nên gọi là Vô lượng. Lại vì duyên hẹp nên nói rộng, vì duyên nhỏ nên nói lớn, vì duyên có hạn lượng nên nói vô lượng. Khéo tu là tâm Từ bền chắc, mới được Từ chẳng gọi là khéo tu. Chẳng phải chỉ thương xót chúng sinh, chẳng phải chỉ ưa thích chúng sinh, chẳng phải chỉ lợi ích một chúng sinh, chẳng phải chỉ chúng sinh một phương mà gọi là người khéo tu. Đối với người thân bậc thượng, người thân bậc trung, người thân bậc hạ, người thường bậc thượng, người thường bậc trung, người thường bậc hạ, kẻ oán bậc hạ, kẻ oán bậc trung, kẻ oán bậc thượng là chín hạng người thương ghét bằng nhau chẳng khác. Cho đến thương xót chúng sinh trong năm đường, dùng một tâm từ mà nhìn như cha mẹ, như anh chị, như đệ tử, con cháu luôn cầu cho họ việc tốt, muốn cho họ lợi ích an vui. Tâm như thế đầy khắp mười phương, đó gọi là khéo tu. Lại nữa, nếu chỉ cho chúng sinh vui cõi Dục thì không gọi là khéo tu, cho vui Sơ thiền cũng không gọi là khéo tu, cho vui Nhị thiền cũng không gọi là khéo tu, nếu đầy đủ cho vui cõi Dục cho đến vui Tam thiền, Tứ thiền đó gọi là khéo tu. Từ tâm như thế gọi là chúng sinh duyên hoặc ở chỗ làm của người phàm phu, hoặc người có học chưa được lậu tận, cũng thực hành bi này mà điều tâm được phước đức lớn, nhập vào vô lậu. Pháp duyên là các A-la-hán lậu tận, Bích-chi-phật và Chư Phật, là các bậc Thánh đã bỏ ngã tướng, dứt tướng một và khác, cho nên chỉ quán từ nhân duyên tiếp nối sinh ra. Dùng từ thương xót chúng sinh, từ hòa hợp nhân duyên mà tiếp nối chỉ là không, năm Ấm tức là chúng sinh, niệm là năm Ấm, từ niệm này chúng sinh chẳng biết là pháp không định, chúng sinh thường nhất tâm muốn được vui. Bậc Thánh thương xót nên khiến tùy ý được vui là pháp thế tục nên gọi là pháp duyên. Vô duyên là từ chỉ Chư Phật có riêng. Vì sao? Vì Chư Phật chẳng trụ vào hữu vi, vô vi, chẳng nương trên dưới, quá khứ, vị lai, hiện tại, biết các nhân duyên chẳng thật, điên đảo lừa dối, và tâm không duyên đến. Phật vì chúng sinh chẳng biết thật tướng các pháp qua lại năm đường, tâm đắm trước các pháp mà phân biệt lấy bỏ, thật tướng trí tuệ của các pháp chúng sinh đều được, ấy là vô duyên. Thí như cứu giúp người nghèo hoặc cho tiền của, vàng bạc, châu báu, hoặc cho thần châu như ý. Chúng sinh duyên pháp duyên theo vô duyên cũng giống như thế. Nghĩa này như trong luận Đại thừa đã nói rộng. Lại nữa, chúng sinh duyên từ chỉ thấy chịu quả báo tướng vui, pháp duyên từ thì thấy thọ các pháp môn và tướng Niết-bàn. Vô duyên từ thì thấy tất cả đồng là Phật tánh thường lạc bình đẳng. Lại nữa, chúng sinh duyên từ thì ở trong thiền căn bản, pháp duyên từ thì phần nhiều đối với đặc thắng, thông minh, bối xả, v.v… các thiền vô lậu, còn vô duyên từ phần nhiều là ở Thủ-lăng-nghiêm, Tam-muội Pháp Hoa và chín thứ thiền.

2. Giải thích tu chứng bi, có hai:

Một là chánh nói phương pháp tu bi. Như Phật nói: Nếu có Tỳ-kheo dùng bi tương ưng với tâm, không sân hận oán não, rộng lớn vô lượng khéo tu bi tương ưng tâm, là hành giả ở trong định từ thường nghĩ muốn ban cho vui chúng sinh, xuất định từ cũng còn thấy chúng sinh chịu các thứ thân khổ, tâm khổ, mà tâm thương xót nghĩ rằng: Chúng sinh đáng thương chớ để cho phải chịu các thứ thân khổ, tâm khổ. Lại nghĩ rằng: nay ta không mắt, trong năm đường các người thân, người thường và kẻ thù đều chịu các khổ thân tâm mà ta chẳng thấy chẳng biết, đêm dài biếng lười chẳng sinh tâm cứu khổ. Nghĩ xong liền phát nguyện rằng: Nếu có chúng sinh chịu các khổ, ta ở trong định đều nguyện được thấy mà càng siêng cứu hộ. Nguyện xong liền nhập vào thiền định, dùng định niệm mà tịnh tâm, trước lấy tướng một người thân đáng yêu chịu khổ, buộc tâm mà duyên, nếu có niệm khác liền nhiếp tâm khiến trở lại. Khiến ở tâm tưởng thấy rất rõ ràng. Tâm thương xót vô cực như thế cho đến trong oán ghét, một phương cho đến mười pháp, một đường cho đến năm đường cũng giống như thế. Ấy là nói lược phương pháp tu Bi.

Hai là nói bi định phát tướng, hành giả phước đức trí tuệ gốc lành thanh tịnh, khi thực hành quán ấy thì Tam-muội liền phát. Liền ở trong định mà thấy tướng người thân chịu khổ rất rõ ràng. Tâm thương xót muốn cứu hộ. Đã thấy người thân chịu khổ sinh tâm thương xót rồi, kế thấy người thường và kẻ thù cũng như thế. Cho đến các chúng sinh mười phương chịu khổ trong năm đường. Người ở trong định tâm mà thấy người ngoài chịu khổ trong tâm rất thương xót. Từ bi định xuất rồi thì tâm càng thêm sâu chắc. Định tâm tương ưng với bên ngoài, rỗng rang bất động. Đó gọi là tâm bi tương ưng. Không sân hận, không oán não rộng lớn vô lượng đều như trên nói. Khéo tu, ở trong bi định chẳng phải chỉ thấy người thân chịu khổ mà rất thương xót cho đến người thường, kẻ thù, chín thứ, mười phương, năm đường, các thứ chịu khổ mà thương xót cứu hộ, tâm ấy bình đẳng, nên gọi là khéo tu. Lại nữa, nếu thấy người ấy chịu khổ mà sinh tâm thương xót, còn người được vui và chẳng khổ chẳng vui mà chẳng thương xót thì chẳng gọi là khéo tu. Nếu thấy ba hạng người trên chịu khổ mà đều thương xót chẳng hại thì là khéo tu. Lại nữa, thấy chúng sinh năm đường chịu khổ có khác nhau thì gọi là chẳng khéo tu, nếu thấy chịu khổ chẳng khác và thương xót bình đẳng thì gọi là khéo tu. Cũng có thể nói nếu thấy chúng sinh năm đường chịu khổ một thứ thì gọi là chẳng khéo tu. Nếu phân biệt chúng sinh năm đường chịu khổ khác nhau chẳng đồng thì gọi là khéo tu. Lược nói tướng khéo tu như thế. Hỏi: Chúng sinh năm đường quả báo khác nhau, khổ vui có khác. Như chúng sinh ba đường có nhiều quả báo khổ, còn chúng sinh cõi người thì nửa khổ nủa vui. Chúng sinh cõi trời thì có nhiều quả vui, vì sao thực hành nhân duyên từ thấy tất cả đều được vui, còn làm nhân duyên bi thì thấy tất cả đều chịu khổ, há chẳng phải là điên đảo hay sao? Đáp: Chẳng phải như thế. Ấy là vì được hiểu đạo, khi hành giả muốn học tâm từ vô lượng ấy, thì trước phải phát nguyện, nguyện các chúng sinh được các điều vui, lấy tướng người được vui mà nhiếp tâm nhập định, thì liền thấy chúng sinh đều được vui. Ví như dùi lửa trước phải lấy cỏ mềm và phân trâu khô, thế lửa càng mạnh nên có thể đốt cháy chất ướt nhiều. Tâm đại từ mới phát cũng như thế. Lửa mới sinh ra chỉ kịp đến người thân, từ tâm chuyển rộng thì thân oán đều đồng nhau, đều thấy không còn chịu khổ. Lại nữa, chúng sinh năm đường xoay chuyển khổ vui bất định, tức chỉ tạm vui sau thì chịu khổ lớn, nay tuy khổ lớn nhưng sau sẽ được vui. Tuy chưa có ngay nhưng phải có việc ấy. Cho nên hành giả dùng tâm hiểu biết duyên với tất cả điều vui thì chẳng rơi vào điên đảo. Tâm bi, hỷ, xả cũng giống như thế.

3. Giải thích tu hỷ chứng hỷ, có hai:

Một là chánh nói phương pháp tu hỷ. Như Phật dạy: Nếu có Tỳkheo dùng hỷ tương ưng với tâm, không sân hận oán não, rộng lớn vô lượng khéo tu tâm hỷ tương ưng. Hành giả vào bi định rồi tâm ấy thương xót tất cả chúng sinh trong đêm dài bị các khổ não ép ngặt, ta phải làm sao cứu giúp, khiến các chúng sinh ấy từ khổ được vui, từ vui sinh mừng rỡ. Khi ấy quán rõ chúng sinh tuy chịu khổ não, nhưng khổ này luống dối, xưa không nay có, dễ bị diệt trừ. Vì sao? Vì người bị bệnh khổ gặp thuốc hay thầy giỏi thì liền lành, lại dùng cơm áo cung cấp vui sướng vô lượng. Lại nữa, như người bị lửa đốt thân chịu khổ nếu được nước mát lạnh thì khổ lửa kia liền dứt, an vui liền sinh. Như người hiện bị nghèo khốn ấy là do nhân duyên san tham làm ác, nếu cấp thí cho châu báu, dạy tu biết làm lành, thì hiện tại lìa các nghèo khổ, thân tâm vui mừng mà ở đời vị lai sẽ mãi được vui sướng. Lại như người đời ngu si điên đảo phiền não trói buộc, chịu các khổ não, nếu nghe pháp mầu vô lậu thanh tịnh như nói tu hành thì bệnh phiền não sẽ dứt trừ, liền được thiền định trí tuệ và vui Niết-bàn. Các thứ nhân duyên như thế, khổ không có tánh nhất định, có thể dễ trừ diệt khiến được vui sướng. Hành giả quán như thế rồi liền phát nguyện rằng: Nguyện các chúng sinh các khổ đều dứt mà được các điều vui. Ta ở trong định đều thấy. Nguyện như thế rồi liền vào thiền định, dùng tâm niệm thanh tịnh thấy tướng người thân từ khổ được thoát mà nhận các vui sướng. Nhất tâm quán tưởng khiến ở tâm niệm thấy rất rõ ràng, thấy tướng người thân được vui sướng. Tâm vui vẻ mừng rỡ vô lượng. Kế duyên người thường và kẻ thù cho đến chúng sinh năm đường, mười phương các tướng mừng vui mà tâm sinh mừng rỡ. Ấy là lược nói phương pháp tu Hỷ.

Hai là nói Hỷ định phát tướng. Hành giả như thế rồi, niệm tuệ phước đức là năng lực gốc lành, khi thực hành duyên ấy thì liền phát năng lực Tam-muội. Tức ở trong định mà mặc tình thấy tướng người thân lìa khổ được vui mừng rất rõ ràng. Ở trong Tam-muội tâm ấy vui mừng chẳng thể nói. Cho đến chúng sinh năm đường, mười phương, được các điều vui sướng cũng giống như thế. Hành giả ở trong Tam-muội mà thấy tướng người ngoài được vui mừng, mà trong tâm mình không có động chuyển. Định dần càng sâu. Đó gọi là tương ưng tâm hỷ, không tức giận không oán não rộng lớn vô lượng. Khéo tu thì như trong từ tâm đã nói. Hỏi: Từ tâm khiến chúng sinh vui, còn hỷ tâm khiến chúng sinh hỷ, vậy Lạc và Hỷ khác nhau thế nào? Đáp: Như trong luận Đại thừa nói thân vui gọi là Lạc, tâm vui gọi là Hỷ. Năm thức tương ưng gọi là Lạc, ý thức tương ưng gọi là Hỷ. Đối với năm trần sinh vui gọi là lạc, đối với pháp trần sinh vui gọi là hỷ. Lại trong cõi dục, năm thức tương ưng gọi là lạc, trong Sơ thiền ba thức tương ưng gọi là Lạc, trong Tam thiền tất cả lạc gọi là lạc. Cõi Dục và Sơ thiền ý thức tương ưng gọi là Lạc. Trong Nhị thiền tất cả lạc gọi là hỷ, thô lạc gọi là lạc, tế lạc gọi là Hỷ. Khi nhân gọi là Lạc, khi quả gọi là hỷ. Khi mới được vui gọi là lạc, trong tâm mừng phát tướng vui, ngoài hiện tướng vui mừng hớn hở gọi là Hỷ. Lạc căn tương ưng gọi là Lạc, hỷ căn tương ưng gọi là Hỷ. Như thế các thứ phân biệt tướng hỷ lạc khác nhau. Hỏi: Nếu thế vì sao chẳng dùng từ Hỷ kế nhau. Đáp: Khi thực hành tâm từ thì yêu thương chúng sinh cũng như con, tâm nguyện cho vui phát ra từ Tam-muội, còn thấy chúng sinh chịu các khổ, tâm rất thương xót muốn cứu khổ ấy khiến được an vui, phải như trước lạc sau hỷ mà cách bi cho nên chẳng để Hỷ sau Từ. Thí như người mẹ tuy thường nghĩ đến con khiến được an vui vẫn chưa gọi là Hỷ. Sau thấy bị bệnh thì tâm rất buồn khổ. Khi bệnh đã lành giao cho gia nghiệp thì rất mừng rỡ. Cho nên kế Bi mà nói Hỷ. Hỏi: Vì sao y cứ thiền nói hỷ lạc thì Hỷ là thô, còn y cứ bốn tâm vô lượng mà nói thì Hỷ là tế? Đáp: Thiền thì lấy định làm quý, lạc tâm điềm tịnh cùng định giúp nhau cho nên là hơn. Vô lượng thì tâm duyên với chúng sinh, nhân duyên với chúng sinh mà vui mừng làm hơn cho nên tế. Lại hành giả Sơ định đã cạn chỉ dùng lạc duyên với chúng sinh. Vì sao? Nếu lấy tướng Hỷ thì tâm tán khó nhiếp. Sau duyên với Tam-muội sâu dần, tuy mừng rỡ mà tâm không tán loạn cho nên tế.

4. Giải thích tu xả chứng xả, có hai:

Một là chánh nói phương pháp tu xả. Như Phật nói: Nếu Tỳ-kheo dùng xả tương ưng với tâm, không tức giận oán não, rộng lớn vô lượng, khéo tu tâm xả tương ưng, là hành giả từ hỷ định xuất ra mà tâm còn nhớ nghĩ. Nếu Từ là ban vui cho chúng sinh, Bi là muốn cứu khổ, Hỷ là khiến vui mừng mà chấp chặt rằng: Ta hay làm lợi ích chẳng quên hai việc thì không phải là thắng hạnh (hạnh cao quý). Thí như cha từ lợi ích cho con, chẳng cầu ân đức mới gọi là chân thân. Lại chúng sinh được vui có nhiều nhân duyên, chẳng riêng do mình, nếu nói mình hay cho vui tức là quá mức. Lại nữa, từ tâm cho vui chỉ là được hiểu, nhưng các chúng sinh thật chẳng được vui. Nếu xem thật tức là điên đảo. Lại nữa, các chúng sinh ấy chịu khổ vui, tâm sinh lo mừng. Tâm sinh lo mừng tức là kết sử, khó được giải thoát. Nay ta muốn cùng pháp lành thanh tịnh chẳng nên trụ ở ba tâm này. Lại nữa, ta tuy từ bi thương nghĩ đối với nó vô ích, nay phải bỏ ba tâm này làm các pháp lành thật lợi ích chúng sinh. Nghĩ như thế rồi liền bỏ ba tâm, một lòng phát nguyện, nguyện tất cả chúng sinh đều được diệu xả trang nghiêm, khiến ta đều thấy. Nghĩ đoạn liền nhập vào thiền định dùng niệm tâm thanh tịnh lấy tướng người thân được chẳng khổ chẳng vui mà duyên lấy, nếu có niệm khác thì nhiếp khiến trở lại, khiến ở tâm tưởng rất rõ ràng thấy rõ người chịu chẳng khổ chẳng vui. Như thế thứ lớp duyên với người thường và kẻ thù và tất cả chúng sinh ở năm đường, mười phương đều là tâm bình đẳng chẳng khổ chẳng vui, đó là lược nói phương pháp tu xả.

Hai là nói xả định phát tướng. Hành giả như thế rồi chánh nghĩ phước đức là năng lực gốc lành, khi thực hành duyên đó thì Tam-muội liền phát, tức ở trong định chẳng gia thêm công lực mà mặc tình thấy tướng người thân yêu chịu chẳng khổ chẳng vui rất rõ ràng. Ở trong thiền định tuy thấy chúng sinh mà tâm không yêu ghét cho đến chúng sinh trong năm đường, mười phương cũng giống như thế. Khi ấy hành giả ở trong định nầy thấy các chúng sinh đều là tướng xả, Tam-muội khai phát không có động chuyển, sâu nhiệm bền chắc, tâm rất an ổn, bình đẳng không hai. Ấy là nghĩ tâm xả tương ưng không có sân hận oán não, rộng lớn vô lượng khéo tu, đều như trên nói. Hỏi: Trong ba tâm trước phải có phước đức, còn tâm xả đối với chúng sinh chẳng khổ chẳng vui thì có ích gì? Đáp: Hành giả nghĩ rằng: Tất cả chúng sinh lìa khổ được vui, khi mất tức là khổ đều là não lụy, khi được chẳng khổ chẳng vui thì tâm an ổn, trước sau không rối loạn, lấy xả làm lợi ích cho nên được phước cũng lớn. Lại nữa, khi hành giả tâm từ hỷ, hoặc khi tâm yêu đắm sinh, khi thực hành tâm bi hoặc khi tâm ưu bi sinh vì tham ái thì công đức rất yếu mỏng, vào tâm xả ấy mà trừ lỗi tham này, không có các phiền não. Phải biết thực hành xả phước đức rất lớn. Lại nữa, hành giả đối với tâm xả, làm các thứ lợi ích chúng sinh, cho nên phước đức càng thêm nhiều. Lược nói tâm xả vô lượng đã xong. Hỏi: Vì sao trong bi, hỷ, xả không nói pháp duyên, vô duyên? Đáp: Nghĩa loại từ tâm trước có thể thấy chẳng cần nói lại. Hỏi: Bốn tâm vô lượng ấy, lạc có hai phần, bi hỷ xả vì sao chẳng chia ra hai phần? Đáp: Lạc (vui) được tất cả chúng sinh đều yêu thích quý trọng cho nên có hai phần, khổ là cái mọi người chẳng yêu chẳng muốn nên chẳng có hai phần.

Hỏi: Bốn vô lượng phát nguyện vào định thấy chúng sinh là thấy thật hay tâm tưởng mà thấy?

Đáp: Thấy có hai thứ: Một là được thiên nhãn vô lượng tâm, đây là thật thấy; Hai là chỉ dùng được giải để nhớ tưởng, duyên chúng sinh mà nhập vào Tam-muội. Đã chứng Tam-muội, nhờ năng lực Tam-muội vào thì được thấy, ra thì không thấy. Đây là năng lực Tam-muội được giải, không phải là thật thấy. Hỏi: Chứng bốn tâm vô lượng vì sao chẳng phân chi và các tướng thể dụng, cạn sâu, tiến lùi, v.v…? Đáp: Khi chứng tâm vô lượng cũng không phải hoàn toàn không có nghĩa ấy. Chỉ vì không có văn nên chẳng cần phân biệt.

5. Giải thích Công đức của bốn vô lượng, có hai: Một là ở hiện đời, hai là đời vị lai.

Một là công đức hiện đời, như trong kinh A-hàm, Phật nói: Nếu nhập vào Tam-muội từ tâm thì hiện đời được năm thứ công đức: Một là vào lửa chẳng đốt cháy, hai là trúng độc không chết, ba là đao binh chẳng làm bị thương, bốn là chẳng bao giờ chết ngang trái, năm là thiện thần thường theo che chở. Vì lợi ích vô lượng chúng sinh mà được vô lượng công đức.

Hai là công đức vị lai, khéo tu bốn tâm vô lượng, nếu sinh cõi sắc thì phần nhiều làm Phạm vương, vì tâm vô lượng riêng nhiếp chúng sinh, nếu được Sơ thiền thì làm vua cõi Sơ thiền, cho đến Tứ thiền cũng như thế. Hỏi: Trong ba tạng chỉ nói Sơ thiền gọi là Phạm Thiên vương, chủ thế giới Ta-bà, nay vì sao nói cho đến Tứ thiền đều có Phạm Vương? Đáp: Trong kinh Anh Lạc nói Tứ thiền, mỗi thiền đều có Phạm vương.

Hỏi: Nếu thế, vì sao Phật nói: quả báo của tâm từ là sinh lên Phạm thiên? Đáp: Vì Phạm thiên được tôn trọng, đều nghe đều biết. Phật ở nước Thiên-trúc thường có nhiều Bà-la-môn, pháp của Bà-la-môn khi có phước đức đều nguyện sinh lên cõi trời Phạm thiên. Nếu nghe làm Từ mà sinh Phạm thiên thì người nghe đều tin giáo mà tu hành pháp Từ. Do đó nên nói hành từ thì sinh lên cõi trời Phạm thiên. Lại nữa, trời dứt dâm dục đều gọi là Phạm. Nói Phạm thì gồm nhiếp bốn thiền, bốn định vô sắc. Như trong năm giới chỉ nói một thứ là không nói dối mà nhiếp cả ba thứ kia. Lại nữa, nếu trong bốn thiền mà tu bốn tâm vô lượng, thì tùy thiền ấy mà đều được thọ sinh. Đã tùy thiền sinh tâm vô lượng phước đức lớn thì quả báo cũng phải có khác, đâu được sinh ở trời ấy mà không có vua dân khác nhau. Lại nữa, như trong kinh Nhân Vương Phật nói mười tám phạm thì cũng phải có vua dân khác nhau. Lại nói trong bốn thiền có Đại Tịnh vương mà Phật ở trong ba tạng chỉ nói Sơ thiền có Đại Phạm vương, vì trong Sơ thiền có tâm giác quán, tuy có nói pháp chủ lãnh hạ địa chúng sinh là tiện, còn Thượng địa không có thứ này nên không nêu riêng.

Hỏi: Nếu thế vì sao Phật nói công đức bốn vô lượng. Từ tâm tu tốt, tu khéo, phước đức sẽ đến cõi trời Biến Tịnh. Tâm bi tu rốt ráo, tu khéo, phước đức sẽ đến hư không xứ. Tâm hỷ tu tốt, tu khéo, phước đức sẽ đến Thức xứ. Xả tâm tu tốt, tu khéo, phước đức sẽ đến Vô sở hữu xứ, vì sao nói từ quả báo phải sinh lên Phạm thiên?

Đáp: Phật pháp chẳng thể nghĩ bàn, tùy chúng sinh đáng độ mà nói như thế. Lại nữa, từ Từ định ra thì vào ba thiền rất dễ. Từ Bi định ra hướng lên hư không xứ thì dễ. Từ Hỷ định ra mà vào Thức xứ thì dễ. Từ Xả định ra mà vào vô sở hữu xứ thì dễ. Lại nữa, từ tâm nguyện khiến chúng sinh được vui, quả báo này tự phải được vui. Trong ba cõi thì trời Biến Tịnh là vui nhất, nên nói phước đức đến Biến tịnh. Tâm Bi quán chúng sinh bị bệnh già tàn hại, hành giả sinh tâm thương xót, làm sao khiến được lìa khổ. Nếu trừ hết khổ trong thì khổ ngoài lại đến, nếu trừ khổ ngoài, khổ tâm lại đến. Hành giả nên nghĩ có thân thì khổ, chỉ có không thân mới không khổ. Hư không có khả năng phá sắc, cho nên phước đức đến hư không xứ. Hỷ tâm muốn cho vui chúng sinh, tâm thức vui là tâm được lìa thân như chim sổ lồng. Hư không xứ, tâm tuy được lìa thân nhưng còn hệ tâm, hư không xứ chẳng chướng ngại đối với tất cả pháp đều có tâm thức, Thức được tự tại vô biên cho nên lấy hỷ phước đức ở Thức xứ. Xả tâm là xả bỏ khổ vui trong chúng sinh, cho nên được chân pháp. Đó gọi là vô sở hữu xứ, vì thế nên xả tâm phước đức đến Vô sở hữu xứ. Nếu làm như thế mà nói công đức bốn tâm vô lượng, chỉ có các bậc Thánh trí tuệ thanh tịnh tự tại nên như thế, không phải là các phàm phu. Vì sao? Vì phàm phu trụ ở Sơ thiền cho đến Tứ thiền mà tu bốn vô lượng tùy thiện mà chịu báo, phương tiện khéo vào Vô sắc mà tu bốn vô lượng. Lại nữa, Phật biết ở đời vị lai các đệ tử độn căn, phân biệt mê đắm các pháp lầm nói bốn tướng vô lượng, là bốn tâm vô lượng bậc Thánh đã biết, chúng sinh duyên nên chỉ là hữu lậu. Chỉ duyên cõi dục, cõi Vô sắc không có. Vì sao? Vì cõi Vô sắc chẳng duyên cõi Dục, vì dứt như thế là vọng thấy của người mà nói bốn tâm vô lượng. Trong cõi Vô sắc cũng dùng bốn tâm vô lượng duyên khắp chúng sinh mười phương, nên chẳng lại nói chẳng duyên cõi Vô sắc. Như thế người nói phần nhiều giữ còn pháp duyên và vô duyên. Lại nữa, hành giả đối duyên chúng sinh đầy đủ vào pháp duyên vô duyên. Lúc ấy, chúng sinh duyên bốn tâm vô lượng là Đại thừa. Lại nữa, Bồ-tát phát tâm Bồ-đề hành đạo Bồ-tát, chúng sinh này duyên bốn tâm vô lượng tuy là chỗ làm của phàm phu nhưng cũng phải biết, phải chứng. Chứng rồi dùng không chẳng thật có, chẳng có sự đắm trước mà khéo tu phương tiện, tức ở trong định mà đầy đủ tất cả pháp lành độ các chúng sinh, tức là hành đạo Bồ-tát. Lại nữa, trong bốn tâm vô lượng, quán hạnh công đức rất nhiều. Lại muốn luận việc khác nên không nói đủ.

– Giải thích định Vô tưởng. Có ngoại đạo rất chán hữu vi, tâm thức sinh diệt, muốn cầu thường lạc của Niết-bàn vắng lặng. Đã không có trí tuệ nên không biết chân thật. Khi được bốn thiền thì không thấy lỗi tế sắc. Chỉ biết tâm thúc sinh diệt giả dối nên chán sợ tâm ấy. Đã chẳng biết phá sắc, cắt đứt ràng buộc của sắc, dùng thẳng tà trí mà diệt tâm ấy. Tà pháp tương ưng với tâm không nhớ tưởng gọi là chứng Niết-bàn. Chưa dứt ràng buộc của sắc thì khi chết liền sinh lên cõi trời Vô Tưởng. Đây cũng là cõi Sắc còn sinh tử, chưa được giải thoát, cũng gọi là Khách thiên, cũng như người A-na-hàm tu năm phẩm Huân thiền, là cõi Sắc tư duy hoặc chưa hết, sinh nhờ ở cõi sắc cũng gọi là Khách thiên. Định Vô tưởng nầy đã là tà pháp, chẳng phải pháp tu của đệ tử Phật. Nay muốn nói đầy đủ về định ba cõi, do đó lược chỉ cho biết tướng tà chánh.

III. Giải thích tu chứng bốn định vô sắc: có bốn: Một là không xứ, hai là Thức xứ, ba là Vô sở hữu xứ, bốn là Phi hữu tưởng Phi vô tưởng xứ. Nay giải thích bốn định nầy có hai ý: Một là chung, hai là riêng.

1/ Giải thích chung: Trước bốn thiền và bốn định vô lượng đều nương vào sắc pháp mà có. Nay bốn định này đều nương vào pháp Vô sắc mà có. Nay bốn định nầy đều nương vào pháp vô sắc từ cảnh mà được tên, nên gọi là định vô sắc. Cho nên kinh nói: Bốn không diệt sắc đạo, tâm tâm nương nhau. Cũng gọi là Không định, không hình không chất, tức nghĩa đồng với hư không, nên gọi là bốn không định. Cũng gọi là bốn không định xứ, bốn thứ định tâm nầy cũng gọi là định xứ. Bốn thứ định tâm này sở dĩ lấy cảnh được quán làm chỗ, như niệm xứ, thắng xứ, Nhất thiết xứ đều từ chỗ quán mà được tên. Tướng thứ lớp bốn không định ở sau sẽ nói, mà chẳng gọi là Thiền, vì trước đã được gọi tên nên nay không lặp lại. Nay phải đặt tên thắng. Lại nữa, bốn thứ Vô sắc này tự thể chi lâm có thiếu nên chẳng được gọi Thiền. Hỏi: Kinh Anh Lạc nói: Năm chi làm nhân, mặc nhiên làm định thể, là sao? Đáp: ở đây chỉ y cứ nghĩa phương tiện mà lập chi, không phải như bốn thiền đều thành tựu đầy đủ pháp chi lâm. Cho nên trong các kinh luận đều chẳng nói có chi.

2/ Giải thích riêng về không xứ, có ba: Một là giải thích tên, hai là tu hành, ba là chứng tướng. Một là giải thích tên: Sở dĩ gọi là không xứ định, là vì định này trước hết lìa ba thứ sắc tâm duyên hư không. Đã tương ưng với vô sắc nên gọi là định hư không. Nay không xứ nầy và ba định vô sắc đều thuộc về Vô giác vô quán Thánh mặc nhiên và xả câu. Cho nên luận Đại thừa nói: được hư không xứ định, tâm chẳng khổ chẳng vui càng tăng. Hỏi: Nếu hư không vô sắc gọi là không định, mà các thiền từ trước nay cũng thấy không tưởng, vì sao chẳng gọi là hư không định? Đáp: Chẳng phải thế, trong Lục địa kia vì là tâm nhập định tế nên chẳng thấy thô sắc. Ý nói là không mà thật chưa thể quán sắc, phá tán sắc pháp, dứt sự ràng buộc của sắc. Do đó trong định hoặc có lúc thấy sắc, có lúc không thấy, chẳng phải như hư không một bề không có sắc. Cho nên trong Lục địa định tuy có tướng không mà chẳng gọi là hư không Vô sắc định.

Hai là phương pháp tu không, có hai: một là nói cảnh được tu, hai là nói tâm năng tu. Trong cảnh được tu có hai: một là cảnh chướng, hai là cảnh giúp làm thành. Cảnh chướng: hành giả muốn vào không xứ, phải diệt ba thứ sắc: một là sắc có thể thấy có đối, hai là sắc không thể thấy có đối, ba là sắc chẳng thể thấy không đối. Cho nên trong kinh nói qua tất cả sắc tướng mà diệt có đối, chẳng nghĩ nhớ các tướng mà vào vô biên hư không xứ, luận Đại thừa nói: qua tất cả sắc tướng liền phá sắc, có thể thấy có đối, không nghĩ các tướng là diệt sắc, chẳng thể thấy không đối. Tất cả sắc pháp chẳng quán sắc pháp trần, năm căn và một nhập thiểu phần, tức là sắc pháp trần, như A-tỳ-đàm chép: một thì thấy mười thì nói có đối, một nhập phần ít là sắc chẳng thể thấy không đối. Hành giả muốn vào hư không xứ định thì phải phá ba sắc này, ba sắc nầy tức là chướng cảnh, hai là thành định cảnh, hư không là chỗ trí duyên, do đây mà vào định, tức là cảnh thành định, hai là nói tâm pháp năng tu, có hai: một là quở khen, hai là quán sát phân tích mà tu tập. Nói quở khen sâu về tội lỗi của sắc pháp, tức là nếu có thân sắc thì có đói khát bệnh tật, đại tiểu tiện, dơ bẩn, thô nặng, xấu ác, dối lừa, hư giả v.v… Tất cả các khổ ngoài thì chịu lạnh nóng, dao gậy, xiềng xích, chửi mắng, v.v… Tất cả các khổ từ nhân duyên đời trước hòa hợp mà báo được thân nầy, tức là cội gốc tất cả các khổ, chẳng nên ôm giữ mê đắm. Lại nữa tất cả sắc pháp ràng buộc ở tâm chẳng được tự tại, tức là tù ngục của tâm, khiến tâm khổ não chẳng thể tham vui. Ấy là nói lược quở trách tội lỗi của sắc. Còn khen là khen hư không. Không sắc thì không có lỗi, mà rỗng rang an vui, đây là chỗ vắng lặng không có các não loạn. Nay nói chê trách, khen ngợi, tức là tu tập sáu hạnh, loại trước rất dễ biết. Hai là nói quán sát phân tích mà tu tập, người ta ở trong bốn thiền phải nghĩ rằng: nay ta ở trong định nầy nhưng thân cõi dục đầy đủ sắc pháp vì sao chẳng thấy. Nghĩ thế xong liền phải một tâm mà quán kỹ thân mình, tất cả lỗ chân lông và chín lỗ trong thân các khoảng không đều là trống rỗng cũng như la hộc, trong ngoài thông nhau, cũng như thân cây chuối nhiều lớp không thật, khi quán như thế thì thấy được. Đã được thấy rồi thì phải chú tâm quán sát, thấy thân tạm bợ như cái bình, như cái niêu đất, như màng nhện, dần dần nhỏ dần, thân phần đều hết, chẳng thấy ở thân và năm căn. Như trong thân đã hết sắc, ở ngoài cũng thế. Vì sao? Vì trong thân bốn vi, bốn đại, tất cả sắc pháp chẳng khác ngoài thân, bốn vi bốn đại là tất cả sắc pháp. Lại nữa, khi hành giả quán như thế, mặt thấy sắc hoại nên gọi là quá sắc, tai thì tiếng, mũi thì hương, lưỡi thì vị, thân thì xúc biết loại, thì gọi là tướng diệt có đối, ở hai thứ sắc kia và vô giáo sắc, các thứ vì chẳng phân biệt nên gọi là chẳng nghĩ nhớ các tướng lạ khác. Tất cả sắc pháp đã diệt, chỉ một tâm mà duyên với không, nghĩ không chẳng bỏ, tức sắc định đã lui mà không định chưa phát, cũng có thiền trung gian. Bấy giờ cẩn thận chớ ưu hối, phải càng tinh tấn nhất tâm nghĩ không phải vượt qua nạn sắc. Đó là nói lược phương pháp tu thiền định.

Hai là chứng hư không định, cũng có sáu ý: một là tướng chứng, hai là nói có chi và không chi, ba là thể dụng, bốn là cạn sâu, năm là tiến lùi, sáu là công đức.

Một nói tướng chứng là hành giả đã nhất tâm nghĩ không, chẳng bỏ phép tắc, thì tâm ấy mất hẳn, mặc tình tự tại không duyên, ở đây cũng giống như trước nói tướng Vị đáo địa, sau rỗng rang tương ưng với không, tâm ấy sáng trong, chẳng khổ chẳng vui, lại càng thêm lớn. Ở trong định sâu chỉ thấy hư không, chẳng có sắc tướng. Tuy duyên với vô biên hư không, tâm không phân tán, đã không sắc ràng buộc, tâm thức lắng yên tự tại vô ngại như chim ở trong lồng, lồng hư thì được thoát ra, bay đi tự tại. Chứng định hư không cũng giống như thế. Lại nữa, được định không xứ thì ra khỏi cõi sắc, gọi là qua, tất cả sắc tướng. Pháp không giữ tâm các thứ sắc chẳng được khởi gọi là diệt tướng có đối. Đã được thắng diệu không xứ thì quyết định sẽ bỏ sắc pháp mà tâm không luyến tiếc gọi là chẳng nhớ nghĩ các thứ tướng. Cho nên trong kinh phần nhiều dùng nghĩa này mà nói là chứng Hư không xứ định.

Hai là nói có chi, không chi: Trong các kinh luận khác nói bốn định vô sắc, lệ chẳng lập chi, nhưng kinh Anh Lạc chép: bốn không định, năm chi làm nhân. Tâm thứ sáu mặc nhiên làm định thể (thể của định), phương tiện đạo đồng, thể dung tương tự. Nếu y vào lời kinh Anh Lạc nói thì hư không định có năm chi. Năm chi như kinh nói: một là tưởng, hai là hộ, ba là chánh, bốn là quán, năm là nhất tâm. Chỉ bốn thiền trước nói đều có chi, tướng mạo sẽ thấy rõ. Nay không định này đã không chứng riêng pháp chia ra. Đây e là y cứ vào nghĩa tu không định, mà lập làm chi. Cho nên kinh nói phương tiện đạo đồng, thể dung tương tự, cho nên các kinh luận khác đều chẳng là chi, thì phải vì tự thể không có chứng riêng chi lâm thành tựu, mà trong kinh Anh Lạc nói có chi, phần nhiều là y cứ vào phương tiện và y cứ nghĩa nên nói chi, y cứ phương tiện mà lập chi. Nghĩa ấy thế nào? Một là tưởng khi tu định, tưởng thân mong manh như cái nồi đất (dễ bể), hai là hộ tức là xả chi, xả bỏ ba sắc tướng. Lại hộ là giữ gìn, là ngăn ba thứ sắc khiến chẳng phá tâm không. Ba là chánh là chẳng tà, khiến tu không định làm chính, nếu nghĩ nhớ sắc tướng thì là là. Bốn là quán, quán thấu suốt chánh niệm phá ba thứ sắc, thấu suốt không. Nếu quán tâm trụ hư không, chẳng có phân tán thì gọi là chi nhất tâm, chi thông minh tức là nghĩa chi li, vì năm pháp nầy chi li (chia ra), chẳng phải một, nên gọi là chi. Y cứ tu phương tiện mà nói chi thì phải như thế. Ý Phật khó biết, đã không có văn rõ ràng thì khó phán định. Hoặc là khi chứng không định thì ở trong nghĩa không định mà lập năm chi. Vì sao, vì kinh cũng nói năm chi làm nhân, tâm mặc nhiên thứ sáu làm định thể. Nay y cứ tu không mà lập chi, ẩn hiển mà nói nhân quả thể dụng, hình như bất tiện. Nếu y cứ khi chứng không định nghĩa lập năm chi cũng lại rõ ràng như có thể thấy, suy tìm kỹ thì tự hiểu, chẳng cần phải giải thích.

Ba là thể dụng, năm chi trước là nhân, tâm mặc nhiên thứ sáu là quả. Quả sau lại khởi năm chi thì là dụng, mặc nhiên là thể, so sánh giống như bốn thiền trước chẳng khác. Hỏi: vừa nói không chứng chi sao được so sánh với trên? Đáp: Lại dùng phương tiện nghĩa chi đối chi, ẩn hiển so sánh làm cũng phải ở nghĩa, không có lỗi.

Bốn là cạn sâu, trước được định hư không liền lìa ba thứ sắc, tâm với tương ưng mười phương hư không. Sau đó, định đã lại phát, lại biết tâm thức minh tịnh, thấy không cũng rộng, định lại càng sâu, thì tự biết trước cạn hẹp nay thì dần sâu rộng. Như thế cho đến chín phẩm so với trước có thể biết.

Năm là tiến lùi, được hư không cũng có bốn hạng người khác nhau. Đó là Thối phần, Trụ phần, Tiến phần, Đạt phần giống như trong bốn thiền đã nói, nay chẳng nói thêm.

Sáu là công đức, cũng có chung và chẳng chung. Chung như trên nói, chẳng chung là lìa lỗi. Trước ở trong không định nầy mới được lìa lỗi ba thứ sắc. Tâm lành chẳng chung được lìa sắc chứng không thì được tăng thêm các công đức kính tin, hổ thẹn, v.v…

Hai là Thức xứ định, cũng có ba: một là giải thích tên gọi, hai là phương pháp tu hành, ba là chứng tướng.

1- Giải thích tên gọi, sở dĩ gọi Thức xứ là bỏ không duyên giới thức, lấy thức làm chỗ (xứ), chính từ chỗ duyên mà được tên gọi nên nói là Thức xứ.

2- Phương pháp tu hành, có hai : một là quở trách không xứ, khen ngợi Thức xứ. Hai là quán phá không xứ hệ duyên, nghĩ về niệm Thức xứ. Một là quở trách Không định: Hành giả biết không xứ định tương ưng với không. Hư không vô biên, tâm duyên với không, duyên nhiều thì tán cho nên phá định. Lại nữa, hư không là pháp bên ngoài, duyên với pháp bên ngoài mà vào định, định từ ngoài sinh thì chẳng an ổn có nhiều lầm lỗi. Thế nên quở trách hư không mà định thức xứ. Đã là pháp bên trong, duyên với pháp bên trong mà vào định thì nhiều yên tịnh, an ổn, cho nên khen ngợi Thức xứ. Hai là quán phá không xứ, là quán duyên không, thọ tưởng hành thức như bệnh ghẻ nhọt, như gai đâm, vô thường, khổ, không, vô ngã hòa hợp mà có, dối lừa chẳng thật. Đây tức là quán tám thành chủng. Bốn thứ trước là phương pháp đối trị, tức là sự quán, bốn thứ sau vô thường, v.v… tức là duyên đế lý quan. Trong tám quán nầy thì có chung riêng. Quán chung là dùng tám pháp này quán chung định không xử, bốn Ấm hòa hợp mà định này đáng sợ không thật.

Quán riêng là dùng tám pháp này bốn thứ trước là đối trị mà quán bốn Ấm, như bệnh là đối trị với thọ Ấm, như nhọt là đối trị với tưởng ẩm, như ghế là đối trị với hành Ấm, như gai đâm là đối trị với thức Ấm. Lại nữa, bốn vô thường, v.v… tức đối quán bốn Ấm lý tưởng. Vô thường là quán thức Ấm, khổ là quán thọ Ấm, không là quán tưởng Ấm, vô ngã là quán hành Ấm. Hai quán sự lý, chung riêng mà quán hư không xứ. Sự lý không thể tham vui, tức tâm dễ sinh chán nên nhanh chóng có thể lìa bỏ. Khéo dùng niệm xứ tìm trong đối riêng nầy, nghĩa rất dễ thấy. Hỏi: Khi lìa bốn thiền vì sao chỉ nói có ba phương tiện, nay lìa bốn không định lại nói tám Thánh chủng? Đáp: Không định đã tế, nếu chẳng nói Thánh chủng vãng quán thì lỗi khó thấy. Hỏi: Nếu thế phàm phu không có tám Thánh chủng làm sao lìa được? Đáp: Khéo tu sáu hạnh cũng lìa được, nhưng chẳng nhanh như tám Thánh chủng. Hỏi: Nếu tu thiền hữu lậu được dùng tám Thánh chủng thì có gì khác với vô lậu chăng? Đáp: Nay trong đây dùng tám Thánh chủng chỉ là muốn nhanh chóng lìa định địa dưới mà tu định địa trên, chẳng thể quán sâu địa mình mà phát tuệ vô lậu nên có khác với vô lậu.

3- Nói buộc tâm duyên thức, hành giả đã khéo biết lỗi lầm của không định, tâm chẳng vui mừng, liền bỏ không xứ, mà nhất tâm duyên với tâm thức hiện tại, niệm niệm chẳng rời. Ở vị lai, quá khứ cũng giống như thế. Thường nghĩ nhớ thức, muốn được tương ưng với thức. Gia công chuyên nhất chẳng kể ngày tháng mà nhất tâm duyên thức không có một niệm khác. Hỏi: Thức ở quá khứ đã mất, vị lai chưa đến, còn hiện tại thì không dừng, làm sao có thể duyên mà vào định? Đáp: Tâm thức thật như đã hỏi. Tuy ba đời tâm thức chẳng thật có mà cũng có thể nhớ giữ được, như tâm giận ở quá khứ đã mất không thể được lại mà còn có thể nhớ biết. Cũng như được tha tâm trí, liền có thể biết được tâm ba đời, các pháp tuy không mà chẳng dứt, huống chi là tự duyên với tâm thức ba đời mà chẳng được làm nhân nhập định ư? Duyên theo đây mà suy thì cũng được có nghĩa duyên thức vào định. Cho nên hành giả một tâm duyên thức thì không định liền lui. Thức định chưa sinh thì trung gian cũng so sánh như trên. Hỏi: Nếu thế cũng nói có tướng thiền Trung gian ư? Đáp: trên đã giải thích, nghĩa ấy rất dễ thấy.

Ba là chứng tướng, cũng có sáu nghĩa: một là chứng tướng, hai là nói chi, ba là thể dụng, bốn là cạn sâu, năm là tiến lùi, sáu là công đức.

1/. Chứng định phát tướng là hành giả nhất tâm duyên thức liền mất hẳn mà nhậm vận tự tại. Thức duyên do đây, sau rỗng rang tương ưng với thức, tâm định chẳng động, mà ở trong định chẳng thấy việc khác, chỉ thấy tâm thức hiện tại, niệm niệm chẳng dừng, định tâm rõ ràng, thức lự rộng lớn vô lượng, vô biên. Cùng ở trong định mà nhớ thức quá khứ đã diệt, vô lượng vô biên, và ở vị lai khởi thức cũng vô lượng vô biên, và trong định tương ưng với thức. Thức giữ ở tâm không phân tán ý. Định nầy an ổn thanh tịnh vắng lặng, tâm thức sáng tỏ chẳng thể nói. Hỏi: Hành giả chưa được ba thông vì sao biết được tâm ba đời? Đây là năng lực Tam-muội so với nghĩa bốn tâm vô lượng trên có thể biết.

2/ Nói về chi: như kinh Anh Lạc nói bốn không năm chi phương tiện đạo, đồng dùng tương tự, lệ như không xứ chẳng cần nói lại. Về thể dụng, cạn sâu, tiến lùi, công đức, v.v… đều so sánh trên có thể hiểu, nay chẳng giải thích riêng.

3/ Nói bất dụng xứ, cũng có ba: một là giải thích tên gọi, hai là nói phương pháp tu hành, ba là nói về chứng tướng.

4/ Giải thích tên gọi: Bất dụng xứ, là khi tu định nầy thì không dùng tất cả cảnh giới trong ngoài. Cảnh ngoài gọi là Không, cảnh trong gọi là Tâm, bỏ hai cảnh nầy nhờ mới tu mà được tên, cho nên nói bất dụng xứ cũng gọi là thiếu (ít). Xứ cũng gọi là vô sở hữu xứ, cũng gọi là vô tưởng xứ, ba tên gọi nầy từ định thể mà được tên.

5/ Nói phương pháp tu vô sở hữu xứ định, có hai: một là quở trách và khen ngợi, hai là quán hạnh tu tập.

Một là quở trách ngợi khen: Hành giả biết rõ lỗi lầm của thức xứ. Vì sao? Vì thức định thì tâm tương ưng với thức, nếu ở trong định mà tâm duyên với thức quá khứ, hiện tại, vị lai tâm thức đều vô lượng vô biên. Nếu tâm duyên với vô biên nhiều thì làm tan hoại định. Lại nữa, ở trên duyên với không nhập vào định thì gọi là Ngoại định, nay duyên với thức vào định thì gọi là Nội định, mà y nội y ngoại thì đều không vắng lặng. Nếu y nội tâm dùng tâm duyên tâm mà không vào định, thì định này đã nương ba đời mà sinh, tâm không có chỗ nương nhờ mới gọi là an ổn. Biết như thế rồi thì khen vô sở hữu xứ.

Hai là quán hạnh tu tập: Quán ở duyên biết thọ tưởng hành thức như bệnh, như nhọt, như ghẻ, như gai đâm, vô thường, khổ, không, vô ngã hòa hợp mà có, lừa dối chẳng thật. Nghĩa như trước đã giải thích, biết như thế rồi liền bỏ thức xứ mà hệ tâm duyên với vô sở hữu xứ. Vô sở hữu xứ đã không có chỗ nương, duyên tâm thức thì nội tĩnh dứt, cầu pháp chẳng dùng tất cả tâm thức, biết là pháp không thật có, nhưng chẳng phải không, chẳng phải thức, vô vi pháp trần chẳng thể phân biệt. Biết như thế rồi thì yên dứt tâm ấy, nghĩ về pháp không thật có. Khi ấy, thức định liền lui, thiếu định chưa khởi. Ở trung gian mà chứng tướng như trước nói. Hỏi: Có người nói: tu vô sở hữu, lấy thiểu thức duyên mà nhập định. Việc này thế nào? Đáp: chẳng phải thế, phải bỏ tất cả, chỉ nghĩ nhớ pháp không thật có, nên gọi là Vô sở hữu xứ. Nay nói thiểu xứ thì chỉ là ý căn đối với không có pháp trần mà sinh thiểu xứ, không phải là duyên với thiểu thức để nhập định nên gọi là Thiểu xứ.

6/ Nói chứng tướng: Cũng có sáu: một là nói về chứng tướng, hai là nói chi, ba là thể dụng, bốn là cạn sâu, năm là tiến lùi, sáu là công đức.

Một là nói vô sở hữu định phát tướng: hành giả ở tâm trung gian chẳng lo buồn hối hận, chuyên tinh chẳng lười biếng, nhất tâm nội tịnh không, chẳng có chỗ nương, chẳng thấy các pháp, vắng lặng an ổn, tâm không lay động. Đây là tướng chứng Vô sở hữu định. Khi vào định này thì vui vẻ lặng dứt, các tưởng chẳng khởi. Còn chẳng thấy tướng tâm huống chi là các pháp không hề phân biệt. Đó gọi là định Vô sở hữu xứ, cũng gọi là định vô tưởng.

Hai là nói chi, ba là thể dụng, bốn là cạn sâu, năm là tiến lùi, sáu là công đức đều như trước nói.

Giải thích định phi tưởng, phi phi tưởng: cũng có ba: một là giải thích tên gọi, hai là phương pháp tu hành, ba là chứng tướng.

Một là giải thích tên: nói định phi tưởng phi phi tưởng giải thích khác nhau. Có người nói định này là quán một còn một mất. Nói phi tưởng, không phải là thô tưởng, đây thì mất ở thô tưởng. Phi phi tưởng là phi phi tế tưởng, đây là còn ở tế tưởng. Lại giải thích rằng quán thức xứ trước là có tưởng, bất dụng xứ là không tưởng. Nay cùng trừ hai thứ tưởng trên, phi tưởng là trách thức xứ có tưởng, phi phi tưởng là trách bất dụng xứ không tưởng. Lại giải thích rằng: Nếu chẳng phải có tưởng thì trong định nầy chẳng thấy tất cả tướng mạo. Nói chẳng phải có tưởng chẳng phải không tưởng là hành giả hoặc nghĩ rằng: nếu một bề không tưởng như gỗ đá không biết gì thì làm sao biết là không tưởng, nên nói chẳng phải không tưởng. Hỏi: Trong chẳng phải có tưởng chẳng phải không tưởng là thật có tưởng, có bốn Ấm chung thành, há được nói không? Chỉ vì phàm phu nhập định nầy thì Ấm giới nhập rất tế chẳng biết, nên gọi là không tưởng. Trong Phật pháp nói bốn Ấm chung thành, chỉ do gốc nói mà nói chẳng phải có tưởng, chẳng phải không tưởng. Cũng có người giải rằng: y cứ phàm phu mà nói chẳng phải có tưởng, y cứ Phật pháp mà nói chẳng phải không tưởng, hợp mà luận nên nói chẳng phải có tưởng, chẳng phải không tưởng.

Hai là nói về phương pháp tu hành: cũng có hai: một là quở khen, hai là quán hạnh tu tập. Quở khen là biết rõ lỗi lầm của không tưởng là vô sở hữu định như si như say, như ngủ như tối, vô minh che đậy không biết gì không đáng yêu thích. Luận Đại thừa nói quán Thức xứ như ghẻ, như tên đâm, quán Vô tưởng xứ như si dại, đều là tâm bệnh chẳng phải chỗ thật vắng lặng, lại có diệu định gọi là phi tưởng, là chỗ an ổn, không có lỗi lầm, ta thường cầu nó; Nói quán hạnh tu tập, khi ấy quán chắc không chỗ duyên, thọ tưởng hành thức như bệnh như nhọt, như ghẻ như gai đâm, vô thường khổ không vô ngã lừa dối chẳng thật, hòa hợp mà có, chẳng phải thật có. Quán như thế rồi liền lìa bỏ tâm quán chẳng phải có chẳng phải không, pháp nào chẳng phải có tức là tâm, chẳng phải chẳng phải có. Vì sao? Vì quá khứ, hiện tại, vị lai tìm đều không thật có, không có hình tướng, cũng không có nơi chốn, phải biết đó là không thật có. Thế nào là chẳng phải không, nếu nói là không vì sao là không? Vì tâm ấy không hay lìa tâm là không vì không biết không duyên, cho nên nếu tâm chẳng phải không, thì lại chẳng khác không. Vì sao? Vì không chẳng tự không, vì phải có cho nên nói không, không có thì chẳng không cho nên nói chẳng phải có, chẳng phải không. Như thế khi quán chẳng thấy có không, một tâm mà duyên chẳng nghĩ việc khác. Đó gọi là tu tập định chẳng phải có tưởng, chẳng phải không tưởng. Như thế tức là y theo chẳng phải có, chẳng phải không, thường nhớ nghĩ chẳng buông bỏ, thì bất dụng ung xứ liền tự lui mất, mà định chẳng phải có tưởng chẳng phải không tưởng chưa phát, ở trung gian như trên đã nói.

3- Nói về chứng tướng: cũng có sáu: ý một là nói về chứng tướng, hai là nói về chi, ba nói về thể dụng, bốn nói cạn sâu, năm nói tiến lùi, sáu nói về công đức.

Một là nói chứng tướng: hành giả đã nhất tâm chuyên tinh gia công chẳng dừng, năm ấy mặc tình trụ trong duyên. Sau bỗng nhiên định chân thật phát, chẳng thấy tướng mạo có không. Tan tiêu lặng dứt, tâm không lay động, an nhiên thanh tịnh như tướng Niết-bàn. Định ấy mầu nhiệm, ba cõi không gì hơn, ngoại đạo chứng được gọi đó là Trung đạo thật tướng Niết-bàn thường-lạc-ngã-tịnh. Đắm mê pháp ấy chẳng còn tu tập. Nếu nó chánh quản như con sâu bò đến cây chẳng tiến lên mà lại trở về, trong kinh nói: phàm phu chứng định nầy như chim bị cột dây, ba hết dây thì trở lại. Đã chẳng biết bốn Ấm hòa hợp chẳng có tự tánh. Song nó tuy không có phiền não thô mà cũng thành tựu mười thứ tế phiền não. Vì chẳng biết nên gọi là chân thật, ngoại đạo vào định này chẳng thấy có không mà biết có khả năng biết tâm chẳng phải có, chẳng phải không, liền chấp tâm này bảo đó là chân thần chẳng diệt. Cho nên nói thần rất tế, chẳng phá thần hay biết. Nếu đệ tử Phật biết là bốn Ấm hòa hợp mà có dối lừa chẳng thật, tâm tưởng trong đó, biết không có thần khác biết. Lại nữa, hư không xứ trước phá sắc cho nên nói không, thức xứ phá không cho nên nói Thức. Nói Thức là có tưởng. Bất dụng xứ phá thức cho nên không có thức, nói không thức là không tưởng. Nay định nầy phá vô sở hữu mà nói chẳng phải không tưởng, nên nói chẳng phải có tưởng chẳng phải không tưởng. Định nầy ở trong thế gian rất trầm phù nên trí định không có quân bình, là định an ổn, cao quí nhất trong thế gian. Đẳng trí không thể phá, cho nên nhiều người nói một thường hữu lậu. Lại nữa vô tưởng có ba nghĩa: một là định vô tưởng thiên, hai là định chẳng phải có tưởng, chẳng phải vô tưởng, ba là định diệt thọ tưởng, không có phương tiện ngoại đạo thì diệt tâm vào định Vô tưởng thiên, có phương tiện phàm phu ngọai đạo thì diệt tâm vào định phi hữu tưởng phi vô tưởng, còn đệ tử Phật thì diệt tâm vào định diệt thọ tưởng. Hỏi: Vô sở hữu xứ cũng gọi là định vô tưởng, vì sao chẳng xếp vào ba thứ diệt tâm? Đáp: chẳng khéo diệt pháp tâm sở trong vô sở hữu nên chẳng phải diệu. Lại nữa, nếu ở cõi sắc vô tưởng là tột, nếu ở cõi vô sắc thì phi hữu tưởng phi vô tưởng là tột. Nếu trong Phật pháp tự có biệt thọ tưởng. Bất dung xứ trong ba xứ đều không phải là thắng định, cho nên chẳng nên theo.

Nói về chi, thể dụng, cạn sâu, tiến lùi, công đức nghĩa như trước rất dễ biết.

Bát-nhã diệt tất cả pháp mà nănh sinh tất cả pháp, như từ Sơ thiền lại diệt ưu, cho đến Phi tưởng Phi phi tưởng diệt tưởng bất dụng xứ, đều là tiền phương tiện trong Bát-nhã, diệt các pháp là vào không, vì nó diệt các pháp cho nên năng sinh thắng pháp về sau. Vì Bát-nhã năng sinh muôn pháp, nên mười hai môn thiền này đều thuộc về khí phần Bát-nhã.

Hỏi: Bồ-tát hành đạo Bồ-đề, nhập thật tướng không còn chẳng được không, nay vì sao theo không phần chẳng thật điên đảo nầy mà riêng có bốn? Đáp: như trong Thích luận giải nghĩa bốn không mà nói chung hạnh trí tuệ với các pháp thật tướng, trong bốn Vô Sắc không có điên đảo, là bốn Vô sắc trong luận Đại thừa. Hỏi: Thế nào là trí thật tướng các pháp? Đáp: đó là các pháp tự tánh không. Hỏi: Sắc pháp hòa hợp phân biệt nhân duyên nên không, còn các Vô sắc nầy vì sao là không? Đáp: Sắc là mắt thấy, tai nghe các việc thô còn có thể làm cho không, huống là sắc không đối chẳng thể thấy, chẳng biết khổ vui mà chẳng không ư? Lại nữa, sắc phân biệt cho đến vi trần đều tan diệt mà trở về không, pháp tâm sở, tâm ấy ở trong thời gian ngày tháng cho đến trong một niệm cũng không thật có đó là nghĩa không chân thật của bốn Vô sắc. Bồ-tát biết như thế rồi cũng phân biệt các tướng dùng phương tiện đại bi mà vì tất cả chúng sinh, làm mà không mê đắm. Hồi hướng công đức ngày về Bồ-đề, đầy đủ tất cả Phật pháp thí khắp cho chúng sinh, tức là hành đạo Bồ-tát.