thí ngạ quỷ hội

Phật Quang Đại Từ Điển

(施餓鬼會) Cũng gọi Thí ngã quỉ thực, Thí thực hội, Thủy lục hội, Khán sơn thủy lục, Minh dương hội. Gọi tắt: Thí ngã quỉ. Chỉ cho pháp hội cúng thí cho quỉ đói ăn.Kinh Cứu bạt diệm khẩu đà la ni do ngài Bất không dịch vào đời Đường nói: Một đêm, ngài A nan đang ngồi tư duy ở nơi vắng vẻ thì có ác quỉ Diệm khẩu(miệng bốc lửa) đến báo rằng 3 hôm nữaNgài sẽ mệnh chung và rơi vào đường quỉ đói. Ngài A nan rất kinh hãi, liền hỏi ngã quỉ làm cách nào để thoát khỏi khổ nạn, ngã quỉ bảo nếu ngày mai mà bố thí cho trăm nghìn quỉ đói, trăm nghìn vịBà la môn…, mỗi vị 1hộc thức ăn uống, đồng thời cúng dường Tam bảo thì được thêm tuổi thọ. Ngài A nan bạch đức Phật về việc này, Phật liền dạy 1 bàiĐà la ni và nói về pháp thí thực. Đây chính là nguồn gốc của pháp Thí ngã quỉ ở đời sau. Trước ngài Bất không, ngài Thực xoa nan đà có dịch kinh Cứu diện nhiên ngã quỉ thần chú 1 quyển và Cam lộ đà la ni 1 quyển. Kinh Cứu diện nhiên ngã quỉ thần chú là bản dịch khác của kinh Cứu bạt diệm khẩu ngã quỉ đà la ni do ngài Bất không dịch.Pháp hội Thủy lục (Pháp hội cúng thí thức ăn cho khắp các hữu tình ở dưới nước (thủy) và ở trên cạn(lục) để cứu các quỉ đói) đầu tiên ở Trung quốc là do vua Vũ đế nhà Lương tổ chức. Lợi sinh chí trong Thích môn chính thống quyển 4 (Vạn tục 130, 401 hạ) nói: Pháp thí thực tất cả trời, người đều không biết, chỉ có đức Như lai vì lòng đại bi bao trùm khắp cả, không nỡ thấy hết thảy hàm linh chịu khổ não đói khát, nên Ngài mượn nhân duyên quỉ vương Diện nhiên, sai tôn giả A nan trì chú vào 1 nắm thức ăn rồi bố thí cho quỉ này. Hiện nay nghi thức cúng thí lưu hành trong giới xuất gia, tại gia, gọi là Thí ngã quỉ thực(cho quỉ đói ăn). Về quỉ vương này, trong kinh, luật có 3 tên gọi khác nhau: 1. Kinh Niết bàn gọi là Khoáng dã quỉ (quỉ đồng hoang). 2. Kinh Diệm khẩu gọi là Diệm khẩu quỉ(quỉ miệng lửa). 3. Luật Tì nại da gọi là Ha lợi đế mẫu, đều do đức Như lai khéo dùng phương tiện quyền xảo biến hiện ra. Những ghi chép về Thí ngã quỉ đầu tiên được thấy trong Thích thị yếu lãm của ngài Đạo thành. Về sau, có Thí thực pháp do ngài Tuân thức soạn vào đời Tống và Thí thực tu tri do ngài Nhân nhạc soạn. Vào đời Nam Tống thì có cư sĩ Như như Nhan bính soạn Thí thực văn, Thạch chi Tông hiểu soạn Thí thực thông lãm. Đến đời Nguyên, ngài Trung phong Minh bản soạn Cam lộ môn… Điều Nguyệt phần tu tri thất nguyệt trong Sắc tu Bách trượng thanh qui quyển 7 (Đại 48, 1155 thượng) nói: Ngày 15 giải chế(kết thúc an cư), buổi chiều, cử hành hội Vu lan bồn, phúng kinh thí thực.