thế tục

Phật Quang Đại Từ Điển

(世俗) Phạm: Saôvfti. Pàli: Sammuti. Gọi tắt: Thế,Tục. Đối lại: Thắng nghĩa. Nghĩa là thế gian thông tục, là pháp hư vọng giả lập. Thế ó nghĩa là che giấu chân lí, có thể bị hủy hoại; Tục nghĩa là xuôi theo dòng đời, thuận với lòng người. Tất cả pháp thế tục trong 3 cõi đều không ngoài 2 nghĩa này. Luận Hiển dương thánh giáo quyển 16 (Đại 31, 559 thượng) nói: Giảng nói về cái dụng của ngã pháp, đều gọi là thế tục. Luận Thành duy thức quyển 1 (Đại 31, 1 trung) nói: Cảnh nương vào nội thức mà giả lập, cho nên chỉ có ở thế tục. Ởđây nói Ngã và Pháp chẳng phải thật có, chỉ theo thế tình mà giả đặt tên gọi, cho nên gọi là Thế tục. Luận Hiển dương thánh giáo quyển 6 nêu 3 loại tục được an lập, đó là: 1. Thế gian tục: Như ruộng nương, nhà cửa, cái bình… 2. Đạo lítục: Như 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới… 3. Chứng đắc tục: Như 4 quả Sa môn Dự lưu, Nhất lai… Luận Thành duy thức quyển 8 cũng nêu 3 thứ thế tục, đó là: 1. Giả thế tục: Có giả, thuộc về Biến kế sở chấp tính. 2. Hành thế tục: Có giả, thuộc về tính Y tha khởi. 3. Hiển liễu thế tục: Có thật, thuộc về tính Viên thành thực. Ngoài ra, trong các luận thường gọi tâm hữu lậu là Thế tục tâm, gọi trí hữu lậu do duyên theo cảnh thế tục mà khởi là Thế tục trí; dùng trí thế tục đoạn trừ các hoặc nhiễm, gọi là Thế tục đạo.