thệ nguyện

Phật Quang Đại Từ Điển

(誓願) Phạm: Praịidhàna. Pàli:Paịìdhàna. Khởi tâm mong cầu, tự ước thúc tâm mình, tức phát nguyện, lập thệ hoàn thành một việc gì đó. Phẩm Phương tiện trong kinh Pháp hoa quyển 1 (Đại 9, 8 trung) nói: Xá lợi phất nên biết, ta vốn lập thệ nguyện, muốn tất cả chúng sinh, được như ta không khác. Bồ tát từ lúc mới phát khởi tâm bồ đề, cho đến khi thành tựu thì dừng mà không thành Phật, đó là vì thệ nguyện của vị ấy lập ra. Nguyện chung của Phật và Bồ tát, gọi là Tổng nguyện, tức chỉ cho 4 thệ nguyện rộng lớn, còn các nguyện riêng của mỗi đức Phật và Bồ tát thì gọi là Biệt nguyện, như 48 nguyện của Phật A di đà, 12 nguyện của Phật Dược sư, 10 đại nguyện của bồ tát Phổ hiền… đều thuộc Biệt nguyện. Tông Tịnh độ đặc biệt gọi bản nguyện của Phật A di đà là Thệ nguyện. Vì Ngài thệ nguyện cứu độ khắp cả chúng sinh nên gọi là Hoằng nguyện, Hoằng thệ; lại vì tâm nguyện của Ngài rất sâu nặng nên gọi là Trọng nguyện, cũng gọi Bất xả thệ ước, Bản thệ. Năng lực của thệ nguyện gọi là Thệ nguyện lực; tác dụng của thệ nguyện phàm phu không thể nghĩ bàn được, nên gọi là Thệ nguyện bất tư nghị. Về sự dị, đồng giữa Thệ và Nguyện, Pháp giới thứ đệ sơ môn quyển hạ, phần đầu cho rằng tự ước thúc tâm mình gọi là Thệ, chí cầu đầy đủ gọi là Nguyện. Còn Thắng man bảo quật quyển thượng, phần cuối của ngài Cát tạng thì cho rằng Thệ và Nguyện có đồng, cũng có dị, về đồng thì giống như trí và tuệ, nhãn và mục; về dị ở ngay việc, lấy hành làm Thệ, như Thập thụ…; mong cầu điều chưa được là Nguyện như Tam nguyện… Bởi thế biết thệ nguyện phải kèm theo nghĩa yêu chế (tức chí cầu, ước thúc – tự chế tâm mình), chứ không phải chỉ phát nguyện mong cầu mà thôi. Như lời văn nguyện ủa mỗi nguyện trong 48 nguyện của Phật A di đà đều có 2 câu Nếu tôi thành Phật và Không thành chính giác, trong đó, Nếu tôi thành Phật tức là nghĩa phát nguyện mong cầu, còn Không thành Chính giác thì nghĩa là yêu chế .