thế gian

Phật Quang Đại Từ Điển

(世間) Phạm: Loka. Hán âm: Lộ ca, Hán dịch: Hủy hoại. Phạm: Laukika, Hán dịch: Thế tục, phàmtục. Đồng nghĩa: Thế giới: Gọi tắt: Thế. Chỉ cho 3 cõi bị các phiền não trói buộc và tất cả hiện tượng thuộc về các pháp hữu vi hữu lậu. Thế nghĩa là đổi dời; gian nghĩa là gián cách. Thế gian bao hàm hữu tình và quốc độ(khí thế gian). Luận Phật tính quyển 2 thì cho rằng Thế có 3 nghĩa: 1. Đối trị: Vì có thể bị tiêu diệt hết. 2. Bất tĩnh trụ: Vì niệm niệm sinh diệt khôngdừng. 3. Hữu đảo kiến: Vì điên đảo, hư vọng. Về phân loại thế gian thì luận Câu xá quyển 8 nêu 2 loại thế gian: 1. Hữu tình thế gian(cũng gọi Chúng sinh thế gian, Hữu tình giới): Chỉ cho tất cả hữu tình chúng sinh (chúng sinh có tình thức). 2. Khí thế gian(cũng gọi Vật khí thế gian, Khí thế giới, Khí giới, Khí): Chỉ cho đất nước, núi sông là nơi các loài hữu tình cư trú. Luận Đại trí độ quyển 70 nêu 3 loại thế gian:1. Chúng sinh thế gian(cũng gọi Giả danh thế gian): Nghĩa là giả lập các danh tự trên các pháp như 10 cõi, 5 ấm… mỗi mỗi khác nhau. 2. Ngũ ấm thế gian(cũng gọi Ngũ chúng thế gian, Ngũ uẩn thế gian): Chỉ cho thế gian do 5 ấm: Sắc, thụ, tưởng, hành, thức hình thành. 3. Quốc độ thế gian: Chỉ cho khí thế gian, tức là nơi nương ở của các loài chúng sinh.Hoa nghiêm kinh khổng mục chương quyển 3 nêu 3 loại thế gian: 1. Khí thế gian: Chỉ cho 3 nghìn thế giới, là những cảnh giới được đức Như lai hóa độ. 2. Chúng sinh thế gian: Chỉ cho những căn cơ được đức Như lai giáo hóa. 3. Trí chính giác thế gian: Chỉ cho thân trí năng hóa của đức Như lai. Theo Hoa nghiêm kinh thám huyền kí thì Ngũ uẩn thế gian và Chúng sinh thế gian là đồng nghĩa; Hữu tình thế gian và Khí thế gian giống với cách phân loại Chính báo và Y báo. Từ ngữ Thế gian chỉ được dùng cho cõi mê, còn từ Báo thì thông dụng cả cõi mê và cõi ngộ. Vượt khỏi thế gian(thế tục) thì gọi là Xuất thế gian, cho nên đối với các giai vị Bồ tát, trí, thiền định… có lập thế gian và xuất thế gian khác nhau. Chẳng hạn như thường nói nhân quả của cõi mê(khổ đế, tập đế) thuộc thế gian, nhân quả của cõi ngộ(diệt đế, đạo đế) thuộc xuất thế gian; trước giai vị Kiến đạo(Sơ địa) thuộc thế gian, Kiến đạo trở lên thuộc xuất thế gian. Ở đây tông Hoa nghiêm cho rằng người tu hành còn phải vượt qua xuất thế gian thông thường(xuất thế của Tam thừa), cho nên lập riêng xuất xuất thế(tức Xuất xuất thế gian). Ngoài ra, Nhân minh nhập chính lí luận sớ quyển trung, phần đầu, lập 2 loại thế gian là Phi học thế gian và Họcgiảthế gian. Đại bátNiết bàn kinh sớ quyển 18 thì nêu 6 loại thế gian như Ngũ ấm thế gian, Ngũ dục thế gian…