thất tịnh hoa

Phật Quang Đại Từ Điển

(七淨華) Cũng gọi Thất tịnh. Dùng hoa để ví dụ cho 7 đức tính thanh tịnh. Theo ngài Cưu ma la thập thì thất tịnh hoa là: 1. Giới tịnh: Trước sau đều thanh tịnh. Tức mọi hành vi của thân, khẩu đều không có lỗi xấu nhỏ nào, trong tâm không khởi ý nghĩ ô nhiễm, cũng không chấp tướng, cũng không nguyện thụ sinh. Đem sự can đảm không sợ hãi đến cho người, không hạn cuộc chúng sinh nào. 2. Tâm tịnh: Tâm Tam thừa chế phục phiền não, tâm đoạn kết, cho đến tâm Tam thừa lậu tận, gọi là Tâm tịnh. 3. Kiến tịnh: Thấy tính chân thực của các pháp, không sinh khởi vọng tưởng. 4. Độ nghi tịnh: Tức kiến giải sâu sắc, dứt hết nghi hoặc. 5. Phân biệt đạo tịnh:Tức khéo phân biệt phải quấy, hợp đạo thì làm, không đúng đạo thì bỏ. 6. Hành đoạn tri kiến tịnh:Hành chỉ cho 4 hành khổ khó, khổ dễ, vui khó, vui dễ; Đoạn là đoạn trừ các kết hoặc. Tức người chứng Vô học tận trí, Vô sinh tríthìthấy biết được những gì nên thực hành, những gì nên đoạn trừ, đều thông suốt một cách rõ ràng. 7. Niết bàn tịnh. Ngoài ra, theo Duy ma nghĩa kí quyển 3, phần cuối của ngài Tuệ viễn đời Tùy thì Thất tịnh đức thanh tịnh như hoa, vì thế gọi là Thất tịnh hoa. Hoa này chỉ lấy nghĩa thanh tịnh. Trong Thất tịnh đức thì Giới tịnh, Định tịnh, Kiến tịnh, Độ nghi tịnh và Đạo phi đạo tịnh trong Đại, Tiểu thừa đều giống nhau, còn 2 tịnh đức sau thì hơi khác. Trong pháp Tiểu thừa, tịnh đức thứ 6 là Hành tịnh, tịnh đức thứ 7 là Hành đoạn trí tịnh. Còn trong pháp Đại thừa thì tịnh đức thứ 6 là Hành đoạn trí tịnh, tịnh đức thứ 7 là Tư lương bồ đề phần pháp thượng thượng tịnh. Duy ma kinh lược sớ quyển 9 của ngài Trạm nhiên đời Đường phối hợp Thất tịnh hoa với Bát chính đạo và Hành vị tam đạo.