thất thập ngũ pháp

Phật Quang Đại Từ Điển

(七十五法) Cũng gọi Tiểu thừa thất thập ngũ pháp. Chỉ cho 75 pháp của tông Câu xá thuộc Tiểu thừa, được chia thành 5 loại.Đó là: I. Sắc pháp có 11 thứ: 1. Nhãn căn (Phạm: Cakwur-indriya). 2. Nhĩ căn (Phạm: Zrotrendriya). 3. Tị căn (Phạm: Ghràịendriya). 4. Thiệt căn (Phạm: Jihvendriya). 5. Thân căn (Phạm: Kàyendriya). 6. Sắc cảnh (Phạm:Rùpa-viwaya). 7. Thanh cảnh (Phạm: Zabda-viwaya). 8. Hương cảnh (Phạm: Gandhaviwaya). 9. Vị cảnh (Phạm: Rasa-viwaya). 10. Xúc cảnh (Phạm: Sprawỉavyaviwaya). 11. Vô biểu sắc (Phạm:Avijĩapti-rupa). Trong 11 thứ trên, 5 thứ trước có công năng phát sinh thức và thu lấy cảnh nên gọi là 5 căn; 5 thứ kế tiếp là cảnh giới sở duyên(đối tượng) của 5 căn, nên gọi là 5 cảnh; Vô biểu sắc là thiện nghiệp và ác nghiệp nương theo sự phát động của thân, khẩu, là 1 loại sắc pháp vô hình phát sinh trong thân, là nghiệp nhân cảm nhận quả báo khổ, vui, có công năng ngăn điều quấy, dứt điều ác. II. Tâm pháp có 1 thứ: Chỉ cho 6 thức Tâm vương (Phạm: Citta): Tác dụng chung để nhận biết cảnh, do nương vào các căn mà sinh ra. III. Tâm sở hữu pháp gồm 46 thứ. Chia làm 6 nhóm: 1. Biến đại địa pháp (Phạm:Mahàbhùmikà dharmà#), có 10 thứ: -Thụ (Phạm:Vedanà): Tác dụng lãnh nạp 3 cảnh khổ, vui,xả(khôngkhổkhông vui).-Tưởng (Phạm: Saôjĩa): Tác dụng tưởng tượng sự vật. -Tư (Phạm:Cetanà): Tác dụng tạo tác các nghiệp. -Xúc (Phạm:Sparza): Tác dụng tiếp xúc với cảnh. -Dục (Phạm: Chanda): Tác dụng mong cầu.-Tuệ (Phạm:Prajĩà): Tác dụng lựa chọn pháp thiện ác. -Niệm (Phạm:Smfti): Tác dụng ghi nhớ không quên. – Tác ý (Phạm:Manasikàra): Tác dụng khiến tâmsởchú ý đến đối tượng. -Thắng giải (Phạm: Adhimokwa): Tác dụng hiểu rõ sự lí. -Tam ma địa (Phạm: Samàdhi, Hán dịch: Định): Tác dụng khiến tâm, tâm sở chuyên chú vào một cảnh không tán loạn. Mười thứ trên đây cùng khởi lên với tất cả tâm vương thiện, bất thiện, vô kí, cho nên gọi là Biến đại địa pháp, gọi tắt là Đại địa pháp. 2. Đại thiện địa pháp(Phạm:Kuzalamahà-bhùmikà-dharmà#), gồm 10 thứ: -Tín (Phạm:Zradhà): Tác dụng làm cho tâm, tâm sở lắng trong thanh tịnh. -Bất phóng dật (Phạm: Apramàda): Tác dụng dứt ác làm thiện. -Khinh an (Phạm: Prazrabdhi): Tác dụng khiến thân tâm nhẹ nhàng, an ổn. -Hành xả (Phạm:Upekwà): Tác dụng khiến thân tâm lìa bỏ ý nghĩ chấp trước các pháp và trụ trong bình đẳng, là xả thuộc về Hành uẩn. -Tàm (Phạm:Hrì): Tác dụng tự thẹn khi tạo tội. -Quí (Phạm:Apatràpya): Tác dụng xấu hổ với người khác khi mình tạo tội. -Vô tham (Phạm: Alobha): Tác dụng không tham đắm cảnh thuận. -Vô sân (Phạm: Advewa): Tác dụng không tức giận trước cảnh nghịch. -Bất hại (Phạm:Ahiôsà): Tác dụng không gây tổn hại cho người khác. -Cần (Phạm: Vìrya): Tác dụng siêng năng tu tập các thiện pháp. Mười pháp trên đây khởi lên đồng loạt với tất cả tâm thiện, nên gọi là Đại thiện địa pháp. 3. Đại phiền não địa pháp (Phạm: Kleza-mahà-bhùmikà-dharmà#), gồm 6 thứ: -Vô minh (Phạm: Avidyà): Lấy ngu si làm tính. -Phóng dật (Phạm:Pramàda): Tác dụng buông lơi đối với pháp ác. -Giải đãi (Phạm:Kausìdya): Tác dụng thờ ơ đối với pháp thiện. -Bất tín (Phạm:Azraddhya): Tác dụng không làm cho tâm lắng trong thanh tịnh. -Hôn trầm (Phạm:Styàna): Tác dụng khiến cho tâm mờ tối, nặng nề. -Trạo (điệu) cử (Phạm: Auddhatya): Tác dụng làm cho tâm xao động. Sáu thứ trên thường khởi lên với tâm ác và tâm hữu phú vô kí, nên gọi là Đại phiền não địa pháp. 4. Đại bất thiện địa pháp (Phạm: Akuzala-mahà-bhùmikau-dharmà#), gồm có 2 thứ: -Vô tàm (Phạm: Ahrìkya): Tác dụng không biết tự thẹn. -Vô quí (Phạm: Anapatràpya): Tác dụng không xấu hổ với người khác. Hai pháp trên đây tương ứng với tất cả tâm bất thiện, nên gọi là Đại bất thiện địa pháp. 5. Tiểu phiền não địa pháp (Phạm: Parìtta-kleza-bhùmikà-dharmà#), gồm 10 thứ: -Phẫn (Phạm:Krodha): Tác dụng làm cho dấy lên sự giận dữ. -Phú (Phạm: Mrakwa): Tác dụng che giấu lỗi của mình. -Khan (Phạm: Màtsarya): Tác dụng bỏn sẻn đối với việc bố thí tiền của và giáo pháp. -Tật (Phạm:Ìrwyà): Tác dụng ganh ghét. -Não (Phạm:Pradàsa): Tác dụng khư khư giữ các việc xấu ác, làm não loạn thân tâm.-Hại (Phạm:Vihiôsà): Tác dụng gây tổn hạichongười khác. -Hận (Phạm:Upanàha): Tác dụng kết oán không buông tha đối với cảnh phẫn hận.-Siểm (Phạm:Màyà): Tác dụng nịnh nọt làm cho tâm, tâm sở xiên xẹo. -Cuống (Phạm:Zàthya): Tác dụng gạt gẫm người khác. -Kiêu (Phạm: Mada): Tác dụng kiêu căng, ngạo mạn, khinh thường người khác. Mười pháp trên đây chỉ do giai vị Tu đạo đoạn trừ và cũng chỉ tương ứng với vô minh của ý thức, hiện hành riêng rẽ, chứ không khởi 10 pháp cùng một lượt, vì thế gọi là Tiểu phiền não địa pháp. 6. Bất định địa pháp(Phạm:Aniyatabhùmikà-dharmà#), gồm có 8 thứ: -Tầm (Phạm: Vitarka): Tác dụng tìm tòi sự lí một cách thô tháo. -Tứ (Phạm: Vicara): Tác dụng dò xét sự lí một cách tế nhị. -Thụy miên (Phạm: Middha): Tác dụng làm cho tâm, tâm sở mờ tối. -Ác tác (Phạm:Kaukftya): Tác dụng nghĩ nhớ đến việc đã làm khiến cho tâm truy hối. -Tham (Phạm: Ràya): Tác dụng tham đắm cảnh thuận ý. -Sân (Phạm:Pratigha): Tác dụng bực tức đối với cảnh trái ý. -Mạn (Phạm: Mana): Tác dụng khiến tâm cao ngạo, lấn lướt người khác. -Nghi (Phạm: Vicikitsà): Tác dụng khiến tâm do dự không quyết đối với chân lí. Tám pháp nói trên không thuộc về 5 nhóm trước, nhưng chung cho cả 3 tính thiện, ác, vô kí, cho nên gọi là Bất định địa pháp. IV. Tâm bất tương ứng hành pháp gồm 14 thứ: 1. Đắc (Phạm: Pràpti): Thực pháp khiến cho được các pháp nơi thân. 2. Phi đắc (Phạm:Apràpti): Thực pháp khiến cho các pháp lìa khỏi thân. 3. Chúng đồng phận (Phạm: Nikàyasa-bhàga): Thực pháp tùy theo chỗ hướng tới mà khiến cho được cùng một quả báo. 4. Vô tưởng quả (Phạm: Àsaôjĩika): Thực pháp làm cho tâm, tâm sởở cõi trời Vô tưởng đều diệt. Đây là Niết bàn do ngoại đạo chấp trước. 5. Vô tưởng định (Phạm: Àsaôjĩisamàpatti): Định vô tâm tu được nhờ chứng đắc Vô tưởng quả. 6. Diệt tận định (Phạm: Nirodhasamàpatti): Định vô tâm mà bậc thánh Bất hoàn hoặc A la hán nhập vào để tạm thời ngưng mọi hoạt động tâm lí. 7. Mệnh căn (Phạm: Jivitendriya): Thực pháp duy trì thọ mệnh. 8. Sinh (Phạm:Jàti): Thực pháp làm cho các pháp sinh khởi. 9. Trụ (Phạm:Sthiti): Thực pháp làm cho các pháp không đổi dời. 10. Dị (Phạm:Anyathàtva): Thực pháp làm cho các pháp suy hao, đổi khác. 11. Diệt (Phạm:Vyaya): Thực pháp làm cho các pháp tiêu diệt hết. 12. Danh thân (Phạm: Nàma-kàya): Tên gọi như sắc, thanh… 13. Cú thân (Phạm: Pada-kàya): Chỉ cho các câu nói như Các pháp là vô thường. 14. Văn thân (Phạm: Vyaĩjana-kàya): Chỉ cho văn tự là chỗ nương của danh thân và cú thân, vì có 2 thành phần trở lên nên gọi là Thân. Mười bốn thứ nói trên là các pháp chẳng phải sắc chẳng phải tâm, cũng không tương ứng với tâm, cho nên gọi là Tâm bất tương ứng hành pháp. V. Vô vi pháp có 3 thứ: 1. Trạch diệt vô vi (Phạm: Pratisaôkhyà-nirodha): Pháp tịch diệt do sức lựa chọn của chínhtrí mà được. 2. Phi trạch diệt vô vi (Phạm: Apratisaôkhỳa-nirodha): Pháp tịch diệt không phải nhờ sức lựa chọn của chính trí, chỉ do thiếu duyên sinh mà hiện. 3. Hư không vô vi (Phạm:Àkàza): Lấy vô ngại làm tính, dung chứa muôn vật và trùm khắp mọi nơi. Ba pháp này không có sự tạo tác của 4 tướng sinh, trụ, dị, diệt, cho nên gọi là Vô vi pháp. Luận Đại tì bà sa quyển 42 nói về 3 pháp vô vi hơi khác với 3 pháp ở đây. Cũng có chỗ chia 75 pháp làm Sắc phi sắc, Hữu kiến vô kiến, Hữu đối vô đối.