thất ích

Phật Quang Đại Từ Điển

(七益) Chỉ cho 7 lợi ích giáo hóa của Thánh nhân. Đó là: 1. Nhị thập ngũ hữu quả báo lợi ích (Địa thượng thanh lương ích): Quả báo lợi ích trong 25 Hữu(cõi tồn tại). Nghĩa là bậc Thánh có khả năng tùy theo căn cơ, trình độ của mỗi một chúng sinh trong 25 Hữu để giáo hóa, khiến họ được lợi ích trông thấy trước mắt, hoặc lợi ích âm thầm kín đáo.2. Nhị thập ngũ hữu nhân hoa khai phu ích(Tiểu thảo ích): Lợi ích hoa nhân 25 Hữu nở rộ. Nghĩa là bậc Thánh biết rõ trong tâm của mỗi chúng sinh có nhiều nhân, tùy theo chỗ họ sinh khởi 25 Hữu mà ứng cơ giáo hóa, khiến họ được lợi ích trông thấy trước mắt hay âm thầm kín đáo.3. Chân đế tam muội tích pháp ích (Trung thảo ích): Sự lợi ích dùng Tam muội chân đế phân tích các pháp. Nghĩa là bậc Thánh đối vớihàng Nhị thừa Thanh văn, Duyên giác, có khả năng ứng cơ giáo hóa khiến họ phân tích sắc, chứng nhập không, giúp họ được lợi ích trông thấy hoặc âm thầm. 4. Tục đế tam muội ngũ thông ích (Thượng thảo ích): Ích lợi được 5 thần thông. Nghĩa là đối với hàng Bồ tát thuộc Tạng giáo tu 6 độ, bậc Thánh có khả năng ứng cơ giáo hóa khiến họ chứng được 5 thần thông, qua lại trong 6 đường, nhờ đó họ được lợi ích trông thấy hoặc âm thầm. 5. Chân đế tam muội thể pháp ích (Tiểu thụ ích): Lợi ích dùng Tam muội chân đế thể nhập pháp không. Nghĩa là bậc Thánh đối vớihàng Tam thừa của Thông giáo, có khả năng ứng cơ giáo hóa khiến họ thể hội sắc chứng nhập không, do đó được lợi ích rõ rệt hoặc âm thầm. 6. Tục đế tam muội lục thông ích (Đại thụ ích): Lợi ích được 6 thần thông nhờ Tam muội tục đế. Nghĩa là bậc Thánh đối với hàng Bồ tát của Biệt giáo, có khả năng ứng cơ giáo hóa, khiến họ tu học hằng sa Phật pháp, ra khỏi Giả để thuyết pháp lợi sinh, nhờ đó họ được lợi ích rõ rệt hay âm thầm. 7. Trung đạo vương tam muội ích (Tối thực sự ích): Lợi ích nhờ Tam muội vương trung đạo. Nghĩa là bậc Thánh đối với hàng Bồ tát của Viên giáo, có khả năng ứng cơ giáo hóa, khiến họ tu Tam quán không theo thứ tự mà được lợi ích trông thấy trước mắt, hoặc âm thầm kín đáo.