thất diệt tránh

Phật Quang Đại Từ Điển

(七滅諍) Phạm: Saptàdhikaraịa-Zamathà#. Cũng gọi Thất diệt tránh pháp, Thất chỉ tránh pháp. Chỉ cho 7 cách cắt đứt sự tranh luận giữa tăng ni, đó là: 1. Hiện tiền tì ni (Phạm:Saômukhavinaya), cũng gọi Diện tiền chỉ tránh luật. Nghĩa là 2 bên tranh chấp phải giáp mặt nhau để giải quyết vấn đề, bằng cách dẫn chứng giáo pháp Tam tạng để giải quyết, hoặc trước mặt dẫn chứng các điều chế của giới luật để giải quyết. 2. Ức niệm tì ni (Phạm: Smftivinaya), cũng gọiỨc chỉ tránh luật. Nghĩa là khi tranh luận muốn biết có tội hay không thì nên hỏi phạm nhân có nhớ hay không, nếu không nhớ thì được miễn, nhưng chỉ với điều kiện người ấy trong đời sống bình thường là người tốt, thường gần gũi thiện tri thức. 3. Bất si tì ni(Phạm:Amùđha-vinaya), cũng gọi Bất si chỉ tránh luật. Nghĩa là nếu người phạm giới tinh thần không ổn định, thì đợi họ trở lại bình thường, rồi mới yết ma khiến họ sám hối tội lỗi. 4. Tự ngôn tì ni (Phạm: Pratijĩàkàraka), cũng gọi Tự phát lộ chỉ tránh luật. Nghĩa là khi tỉ khưu phạm tội, phải bảo họ tự nói rarồi mới trị tội. 5. Mịch tội tướngtì ni (Phạm: Tatsvabhàvaisìya), cũng gọi Bản ngôn trị tì ni, Cư chỉ tránh luật. Nghĩa là khi người phạm tội không thú thật, trình bày mâu thuẫn thì nêu tội trạng của họ ra, khiến suốt đời phải tuân thủ 8 pháp, không được độ người hoặc nhận người y chỉ. 6. Đa nhân mịch tộitướng tì ni(Phạm: Yad-bhùyasikìya), cũng gọi Đa mịch tì ni, Triển chuyển chỉ tránh luật. Nghĩa là khi nhiều người tranh cãi lẫn nhau, không dễ quyết đoán để chấm dứt, thì phải thỉnh các vị tăng có đức, nương vào số đông để phán định đúng sai. 7. Như thảo phú địa tì ni (Phạm: Tfịa-prastàraka), cũng gọi Thảo phục địa, Nhưkhí phẩn tảo chỉ tránh luật. Nghĩa là sau khi 2 bên tranh cãi đều nhận ra lỗi lầm của mình, thì như cỏ rạp trênmặtđất, cùng chí tâm phátlộ, xin lỗi nhau và sám hối.[X. kinh Chu na trong Trung a hàm Q.52; Tứ phần tăng giới bản; luật Tứ phần Q.47; luật Ma ha tăng kì Q.40; luật Thập tụng Q.53; luật Ngũ phần Q.23]. (xt. Tứ Tránh).