thất chủng sinh tử

Phật Quang Đại Từ Điển

(七種生死) Sự sinh tử luân hồi của chúng sinh trôi lăn trong 6 đường cõi mê được chia làm 2 thứ là Phần đoạn sinh tử và Biến dịch sinh tử. Các bộ luận y cứ vào 2 thứ sinh tử này mà lập ra thuyết mới là thuyết Thất chủng sinh tử. Đó là: A. Theo thuyết của luận Hiển thức và Ma ha chỉ quán quyển 7, thượng, thì Phần đoạn sinh tử y cứ vào 3 cõi: Dục, Sắc và Vô sắc, cho nên có 3 thứ sinh tử khác nhau; thêm vào 3 thứ này có 4 thứ sinh tử của giới ngoại là Phương tiện, Nhân duyên, Hữu hữu và Vô hữu mà thành 7 thứ sinh tử. B. Theo thuyết của Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết quyển 7, phần 1, và thuyết của Đại minh tamtạng pháp số quyển 30 thì Thất chủng sinh tử là: 1. Phần đoạn sinh tử: Quả báo trong 3 cõi, về thọ mệnh có phần hạn dài ngắn, về thân thì có hình đoạn lớn nhỏ, đều không tránh khỏi sinh tử. 2. Lưu nhập sinh tử: Chúng sinh từ lúc bắt đầu có thức thì quên chân theo vọng, trôi vào biển khổ sinh tử, chìm nổi không dừng. 3. Phản xuất sinh tử: Nếu chúng sinh phát tâm tu hành, bỏ vọng về chân thì có thể ra khỏi sinh tử, đạt đến Niết bàn. 4. Biến dịch sinh tử(cũng gọi Phương tiện sinh tử): Nhân dời quả đổi, gọi là biến dịch. Nghĩa là các bậc A la hán, Bích chi Phật, Bồ tát… đã ra khỏi sinh tử của 3 cõi Dục, Sắc, Vô sắc mà sinh vào các cõi Phương tiện… y cứ vào lúc đoạn hoặc chứng quả, vì nhân dời quả đổi nên gọi là Sinh tử. 5. Nhân duyên sinh tử: Các Bồ tát từ Sơ địa trở lên đều lấy líbất tư nghị của sở quán làm nhân, lấy chân vô lậu trí của năng quán làm duyên, cùng phá hoặc vô minh, rồi vì hóa độ chúng sinh mà thị hiện sinh tử. 6. Hữu hậu sinh tử: Vì Bồ tátĐệ thập địa(Pháp vân địa) còn một phẩm vô minh cuối cùng chưa đoạn trừ nên còn có một lần Biến dịch sinh tử. 7. Vô hậu sinh tử: Bồ tát Đẳng giác phá trừ một phẩm vô minh phiền não cuối cùng, rốt ráo hết hẳn, chứng nhập địa vị Diệu giác, không thụ thân sau. [X. Phiên dịch danh nghĩa tập Q.17]. (xt. Sinh Tử).