PHÁP NIỆM TỤNG THẤT CÂU ĐÊ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐÀ LA NI

Hán dịch: Đời Đường_ Thiên Trúc Tam Tạng KIM CƯƠNG TRÍ
Việt dịch: Huyền Thanh

 

Y theo bản Kinh Phạn có 10 vạn Kệ Tụng. Nay Ta lược nói niệm tụng, Quán Hạnh, thứ tự cúng dường

Nếu có Bật Sô (Bhikṣu), Bật Sô Ni (Bhikṣuṇī), Ô Ba Sách Ca (Upāsaka), Ô Ba Tư Ca (Upāsīka) phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta), hành Hạnh Bồ Tát (Bodhisatvacaryā), cầu mau ra khỏi sinh tử. Trước tiên nên vào Tam Muội Gia Quán Đỉnh Đạo Trường, thọ trì Cấm Giới bền chắc chẳng lui, yêu thích Giới Hạnh Bồ Tát Đại Thừa, nơi 4 Uy Nghi tu 4 Vô Lượng, phát 4 Hoằng Nguyện, cầu mau lìa Tam Đồ (3 nẻo Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh) . Đối nới tất cả sự nghiệp, tâm chẳng tán loạn thì mới có thể vào Pháp Môn Bí Mật này

Phàm Pháp Niệm Tụng Cúng Dường. Ở nơi cư trú đều nên tắm gội sạch sẽ, mặc áo mới sạch, tùy sức bày biện nghiêm sức Đạo Trường

Pháp Đạo Trường ấy. Nên lựa chọn Thắng Địa, Đông Tây Nam Bắc đều rộng 4 khuỷu tay làm Mạn Trà La hình vuông, đào sâu xuống dưới một khuỷu tay trừ bỏ các loại: Xương, đá, gạch, ngói, đất ác, tóc, lông, tro, than, trấu, cây nhiều gai, trùng, kiến… Dùng đất sạch tốt lấp đầy và nện chặt cho bằng phẳng. Lấy Cù Ma Di (Phân trâu trắng ở núi Tuyết) và đất tốt hòa chung với nước thơm xoa tô đất.

Nếu ở lầu gác, hoặc ở trên Điện thì y theo Pháp Nê Đồ (dùng bùn xoa tô) Nếu ở trong núi với nhà sạch tốt thì chẳng nên đào đất mà y theo trước xoa tô nghiêm sức. Liền giương Thiên Cái (cái lọng Trời), 4 mặt treo phướng. Nếu có Tượng Bản Tôn Thất Câu Đê Phật Mẫu thì đặt yên trong Mạn Trà La hướng mặt về phương Tây. Nếu không có Bản Tôn mà có các Tượng Phật, Xá Lợi với Kinh Điển Đại Thừa thì cúng dường cũng được. Mài Bạch Đàn Hương xoa tô làm Mạn Trà La có 8 góc (Bát Giác Mạn Trà La) giống như trăng đầy hoặc tựa như hoa sen 8 cánh. Liền đem vật cúng mới sạch là vật khí bằng vàng, bạc, đồng đã tôi luyện (Thục Đồng), Thương Khư (Śaṅkha: Vỏ ốc), Bối (vỏ sò), Ngọc, đá, đồ sứ, gỗ…chứa đầy các thức ăn uống với hương hoa tốt, đèn sáng, nước thơm Át Già tùy theo sức mà đặt bày cúng dường.

Nếu là Bật Sô, Bật Sô Ni. Trước tiên giữ Giới Hạnh rồi mới vào Đạo Trường, lại nên Sám Hối liền tự thề phát nguyện Thọ Giới.

Nếu là Bồ Tát tại gia, mới đầu vào cũng nên tự thề phát Nguyện tùy theo sức, thọ Tam Quy Ngũ Giới hoặc thường giữ 8 Giới.

Nếu thường 3 thời niệm tụng. Liền ở Tây Nam của Đạo Trường hướng về phương Đông, chí Tâm chắp tay cúi 5 vóc sát đất kính lễ chư Phật Bồ Tát ở 10 phương, chân thành vận tưởng tràn khắp Hư Không Giới. Liền quỳ gối phải sát đất, chắp tay, chí Tâm Sám Hối :

”Từ Vô Thủy trở đi có bao nhiệu tội của Thân Khẩu Ý. Nay đối trước chư Phật Bồ Tát, Đệ Tử (họ tên…) xin phát lộ sám hối cho đến mọi loại Công Đức do viên mãn Phước Trí của chư Phật Bồ Tát 3 đời quá khứ, hiện tại, vị lai . Nay con xin tùy hỷ”

Liền an Tâm quyết định ngồi theo thế Kiết Già hoặc Bán Già, trừ tất cả vọng tưởng, quán chúng sinh trong 6 nẻo từ vô thủy đến nay ở trong biển sinh tử bị luân hồi 6 nẻo. Nguyện đều phát Tâm Bồ Đề, hành Hạnh Bồ Tát, mau được ra khỏi.

Liền dùng dầu thơm xoa tay rồi kết Thủ Khế (Tay Ấn). Lúc kết Khế thời dùng áo che tay đừng để người khác nhìn thấy.Trước tiên kết 3 Bộ Tam Ma Gia Khế rồi kết các Khế.

Khế thứ nhất: Phật Bộ Tam Ma Gia Khế. Tướng của Khế đó là: Đều ngửa tay Phước Trí (2 bàn tay) hơi co Đàn (ngón út phải) Giới (Ngón vô danh phải) Nhẫn Nhục (ngón giữa phải) Bát Nhã (ngón út trái) Phương Tiện (ngón vô danh trái) Nguyện (ngón giữa trái) cùng trụ nhau. Tiến Lực (2 ngón trỏ) đè lóng trên Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa), Thiền Trí (2 ngón cái) phụ bên cạnh Tiến Lực (2 ngón trỏ) liền thành.

Tụng Chân Ngôn là:

“Án_ Đát tha nghiệt đổ phộc bá gia, sa-phộc ha”

(Tụng 3 biến, đem Khế bung trên đỉnh đầu. Liên Hoa Bộ, Kim Cương Bộ đều dựa theo đây )

Khế thứ hai: Liên Hoa Bộ Tam Ma Gia Khế. Hai Phước Trí (2bàn tay) cùng hợp nhau. Giới (Ngón vô danh phải) Nhẫn (ngón giữa phải) Tiến (ngón trỏ phải) Phương Tiện (ngón vô danh trái) Nguyện (ngón giữa trái) Lực (ngón trỏ trái) mỗi mỗi bung tán rồi hơi co lại. Sáu Ba La Mật (6 ngón tay) mở như hoa sen. Đàn (ngón út phải) Tuệ (ngón út trái) Thiền (ngón cái phải) Trí (ngón cái trái) cùng dính nhau, cũng hơi co lại liền thành.

Tụng Diệu Ngôn là :

“Án _ Bát đầu mâu phộc bá gia, sa-phộc ha” (Tụng 3 biến)

Khế thứ ba: Kim Cương Bộ Tam Ma Gia Khế. Úp Phước (Bàn tay trái) ngửa Trí (bàn tay phải) Thiền (ngón cái phải) Bát Nhã (ngón út trái) Đàn (ngón út phải) Trí (ngón cái trái) cùng cài nhau, liền thành.

Tụng Diệu Ngôn là:

“Án_ Phộc chiết lỗ bà bá gia, sa-phộc ha” (Tụng 3 biến )

Khế thứ tư: Chuẩn Đề Phật Mẫu Căn Bản Thân Khế. Tướng của Khế đó là: Trước tiên đem 2 ngón út, 2 ngón vô danh cùng cài chéo nhau trong lòng bàn tay. Dựng thẳng 2 ngón giữa cùng dính đầu ngón, 2 ngón trỏ phụ bên cạnh lóng trên của 2 ngón giữa, 2 ngón cái đều phụ bên cạnh 2 ngón trỏ liền thành.

Diệu Ngôn, tụng Căn Bản Đà La Ni (Tụng 7 biến, đưa Khế bung tán trên đỉnh đầu. Dùng các Khế bên dưới kết thành, đè chạm Ấn xong cũng đều nên bung trên đỉnh đầu)

Khế thứ năm: Tịch Trừ Nhất Thiết Thiên Ma Ác Quỷ Thần Đẳng Khế. Khế ấy: Trước tiên đem ngón giữa, ngón vô danh, ngón út và ngón cái của tay phải nắm ngón giữa, ngón vô danh, ngón út của tay trái. Tiếp đem ngón cái trái nắm trên móng của 3 ngón giữa, vô danh, út của tay trái rồi hợp thành quyền, đem 2 ngón trỏ cùng dính đầu ngón, liền thành.

Diệu Ngôn là:

“Án_ Câu lỗ đa na, hồng, nhạ”

 

(Tụng một biến, đem Khế chuyển quanh thân theo bên phải. Làm như thế 3 lần)

Khế thứ sáu: Kết Địa Giới Quyết Khế. Tướng của Khế đó là: Đem 2 ngón giữa, 2 ngón vô danh cùng cài chéo nhau trong lòng bàn tay, bên phải đè bên trái, co ngón trỏ trái như móc câu, dựng thẳng ngón trỏ phải. Khiến 2 ngón cái, 2 ngón út cùng dính mặt ngón, liền thành.

Diệu Ngôn là:

“Án_ Chuẩn nễ, nê, chỉ la dã, sa-phộc ha”

 

(Tụng một biến, đem ngón cái của Khế chạm đất một như thế đóng cọc. Làm 3

lần rồi nghỉ)

Khế thứ bảy: Kết Tường Giới Khế. Tướng của Khế là: Dựa theo Quyết Khế lúc trước, đem ngón trỏ phải co như móc câu, dựng thẳng ngón trỏ trái, liền thành.

Diệu Ngôn là:

“Án_ Chuẩn nễ, nê, bát la ca la gia, sa-phộc ha”

 

(Tụng ba biến, đưa Khế quơ theo bên phải 3 vòng)

Khế thứ tám: Kết Võng Khế. Khế đó dựa theo Tường Khế, mở ngửa dính nhau, ngón cái phải vịn đầu ngón trỏ trái, ngón cái trái vịn đầu ngón trỏ phải, ngón út y như cũ cùng trụ nhau, liền thành.

Diệu Ngôn là:

“Án_ Chuẩn nể, nê, bán nhạ la, sa-phộc ha”

(Tụng 3 biến, đưa Khế tùy theo mặt trời quơ 3 lần)

Khế thứ chín: Kết Ngoại Hỏa Viện Đại Giới Khế. Khế đó: Dùng tay trái đè kín lưng tay phải, trùng nhau. Dựng thẳng 2 ngón cái cùng cách nhau khoảng 2 thốn, liền thành.

Diệu Ngôn là:

“Án_ A tam ma nghĩ nễ, hàm, sa-phộc ha”

 

(Tụng 3 biến, đưa Khế chuyển bên phải 3 lần)

Khế thứ mười: Kết Xa Lạc Ấn. Tướng của Khế đó là: Trước tiên, 2 tay hướng vào bên trong cùng cài chéo nhau, bên phải đè bên trái. Liền ngửa mở lòng bàn tay, duỗi thẳng 2 ngón trỏ dính đầu ngón, đưa 2 ngón cái bật đầu 2 ngón giữa, đưa qua đưa lại, liền thành.

Diệu Ngôn là:

“Án_ đổ lô, đổ lô, sa-phộc ha”

 

(Kết Khế này, Tâm tưởng trong Tập Hội ở cung Trời A Ca Ni Sắt Tra

(Akaniṣṭha: Sắc Cứu Cánh) 10 Địa Bồ Tát vây quanh Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairocana-tathāgata). Thỉnh Chuẩn Đề Phật Mẫu ngồi trên Xa Lạc 7 báu trang nghiêm. Trên Xa Lạc có tòa hoa sen trắng, trên Tòa có hình tượng như mong cầu. Trong Tâm tưởng niệm như ở ngay trước mắt. Liền tụng Diệu Ngôn 3 biến)

Khế thứ mười một: Kết Nghinh Thỉnh Thánh Giả Khế. Dựa theo Đệ Nhất Căn Bản Khế lúc trước đưa 2 ngón cái qua lại, triệu mời 3 lần, liền thành. Diệu Ngôn là:

“Án_ Chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ê hế duệ tứ, bạc già phộc để, sa-phộc ha”

(Kết Khế này, tưởng Thánh Giả từ trên Xa Lạc đi xuống đến Đạo Trường trên tòa sen trắng. Liền tụng Diệu Ngôn 3 biến)

Khế thứ mưới hai: Kết Liên Hoa Tòa Khế. Dựa theo Căn Bản Khế lúc trước, kèm 2 ngón cái hướng về thân mở thẳng, liền thành. Diệu Ngôn là:

“Án_ Ca ma la, sa-phộc ha”

 

(Kết Khế này, Tâm tưởng trong Đạo Trường có mọi loại lưới báu, trên Tòa Sư Tử nở sen trắng, an đặt Thánh Giả trên hoa sen. Liền tụng Diệu Ngôn 3 biến)

Khế thứ mười ba: Kiết Át Già Khế. Dựa theo Căn Bản Khế lúc trước, đem 2 ngón cái đều vịn dưới cạnh lóng thứ nhất ở gốc ngón trỏ, liền thành. Diệu Ngôn là:

“Án_ Chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, át kiềm, bạc già phộc để, bát la để sai, sa phộc ha”

 

Khế thứ mười bốn: Kết Táo Dục Khế Dựa theo Át Già Khế lúc trước, đem 2 ngón cái đều vịn cạnh lóng giữa của 2 ngón giữa, liền thành. Diệu Ngôn là:

“Án_ Chiết, sa-phộc ha”

Khế thứ mười lăm: Kết Đồ Hương Khế. Dựa theo Căn Bản Khế lúc trước, để 2 ngón cái nắm dính lóng dưới của ngón trỏ phải, liền thành. Diệu Ngôn là:

“Án_ Lệ, sa-phộc ha”

 

Khế thứ mười sáu: Kết Hoa Man Khế. Dựa theo Căn Bản Khế lúc trước, để 2

ngón cái để cạnh lóng dưới của ngón trỏ trái, liền thành. Diệu Ngôn là:

“Án_ Chủ, sa-phộc ha”

 

Khế thứ mười bảy: Kết Thiêu Hương Khế. Dựa theo Căn Bản Khế lúc trước, co ngón trỏ phải vịn đầu 2 ngón cái, liền thành. Diệu Ngôn là:

“Á_ Lệ, sa-phộc ha”

Khế thứ mười tám: Kết Cúng Dường Ẩm Thực Khế. Dựa theo Căn Bản Khế lúc trước, đem ngón trỏ trái vịn đầu 2 ngón cái, liền thành. Diệu Ngôn là:

“Án_ Chuẩn, sa-phộc ha”

 

Khế thứ mười chín: Kết Đăng Khế. Dựa theo Căn Bản Khế lúc trước, đem 2 ngón trỏ đều vịn đầu 2 ngón cái, liền thành. Diệu Ngôn là:

“Án, đề, sa-phộc ha”

 

(Nhóm Đồ Hương Khế bên trên, mỗi mỗi đều dùng Khế chạm vào trên sắc vật thật rồi cúng dường)

Khế thứ hai mươi: Kết Bố Tự Khế. Tướng của Khế đó là: Đưa 2 ngón giữa, 2 ngón vô danh hướng vào bên trong cùng cài chéo nhau. Kèm dựng thẳng 2 ngón cái, 2

ngón trỏ, 2 ngón út cùng dính đầu ngón, liền thành.

Kết Thủ Khế này thành, liền tưởng thân của mình giống như Thích Ca Như Lai (~sākya-muṇi-tathāgata) với 32 tướng tốt 80 loại tùy hình đẹp, thân tỏa ánh hào quang màu vàng tía (Tử Ma Kim Sắc). Tưởng xong, dùng Thủ Khế (Tay Ấn) chạm trên đầu an chữ Án (OṂ), chạm mắt an chữ Chiết (CA) mỗi mỗi y theo thứ tự chữ cho đến đầy đủ và dùng Khế chạm bày.

Nói Pháp Tưởng chữ của Đà La Ni an bày ở thân:

_ Án (OṂ) tưởng an trên đầu

Màu sắc trắng như trăng

Tỏa nơi vô lượng quang

Trừ diệt tất cả chướng

Liền đồng Phật Bồ Tát

Xoa trên đỉnh người ấy

_ Chữ Chiết (CA) an hai mắt

Màu sắc như Nhật Nguyệt

Chiếu soi các ngu ám

Hay phát Thâm Tuệ Minh (ánh sáng Tuệ thâm sâu )

_ Chữ Lệ (LE) an trên cổ

Màu như Lưu Ly cam

Hay hiển các sắc tướng

Dần đủ Trí Như Lai

_ Chữ Chủ (CU) tưởng an tim

Màu sắc như trắng sáng

Giống như Tâm thanh tĩnh

Mau đạt Đạo Bồ Đề

_ Chữ Lệ (LE) an hai vai

Màu vàng như Kim Sắc

Do quán sắc tướng ấy

Hay mặc Giáp Tinh Tiến

_ Chữ Chuẩn (CUṄ) tưởng trong rốn

Màu trắng vàng màu nhiệm

Mau khiến lên Đạo Trường

Được Bồ Đề Bất Thoái

_ Chữ Đề (DHE) an hai đùi

Màu sắc như vàng lợt

Mau chứng Đạo Bồ Đề

Được ngồi Tòa Kim Cương

_ Sa-Phộc (SVĀ ) hai bắp chân

Dạng ấy màu vàng đỏ

Thường hay tưởng chữ ấy

Mau được chuyển Pháp Luân

_ Chữ Ha (HĀ) hai bàn chân

Màu sắc như trăng đầy Hành Giả tác tưởng đó

Mau được đạt Viên Tịch

Như vậy Bố Tự (an bày chữ) tưởng niệm xong

Liền thành Chuẩn Đề Thắng Pháp Môn

Cũng là Bản Tôn Chân Thật Tướng

Hay diệt các tội, được cát tường

Giống như tụ Kim Cương bền chắc

Gọi là Chuẩn Đề Thắng Thượng Pháp

Nếu thường tu hành y như thế

Nên biết người ấy mau Tất Địa (Siddhi: Thành Tựu)

Khế thứ hai mươi mốt: “Đệ Nhị Căn Bản Khế”. Tướng của Khế đó là: Đưa 2 tay hướng vào bên trong cùng cài chéo nhau. Kèm dựng thẳng 2 ngón trỏ, 2 ngón cái, liền thành.

Diệu Ngôn là:

“Nam mô táp đá nẫm,tam miệu tam bột đà, câu đê nam. Đát diệt tha: Án_

Chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, sa-phộc ha”

 

(Tụng 7 biến, đưa Khế lên đỉnh đầu bung tán)

Khế thứ hai mươi hai: Kết Phụng Sổ Châu Khế. Tướng của Khế đó là: Trước tiên lấy Sổ Châu (Tràng hạt) để trong 2 lòng bàn tay, liền để ngang trái tim rồi chắp hai tay lại.

Tụng Căn Bản Đà La Ni lúc trước 3 biến, đem tràng hạt đội trên đỉnh đầu, liền tác

Bả Sổ Châu Khế để Tĩnh Châu (Làm cho tràng hạt thanh tịnh)

Khế thứ hai mươi ba: Bả Sổ Châu Khế. Tướng của Khế đó là: 2 ngón vô danh, 2 ngón cái đều vịn trên hạt châu, 2 tay cùng cách nhau khoảng một thốn (1/3 dm), bung mở các ngón còn lại rồi hơi co lại, liền thành.

Tụng Tĩnh Sổ Châu Diệu Ngôn là:

“Án_ Vi lô già na, a ma la, sa-phộc ha”

 

Tĩnh Sổ Châu xong. Tự Tâm tưởng trong miệng của Thất Câu Đê Phật Mẫu tuôn ra văn tự của Thất Câu Đê Đà La Ni, mỗi một chữ phóng tỏa ánh sáng ngũ sắc nhập vào trong miệng của Hành Giả rồi an trong vành trăng ngay trái tim của mình, xoay chuyển theo bên phải đặt bày. Liền tụng Căn Bản Đà La Ni một biến, dùng ngón vô danh phải lần qua một hạt châu, cứ thế giáp vòng trở lại hạt ban đầu, chẳng gấp chẳng chậm, chẳng được cao giọng. Nên xưng chữ rõ ràng mà tự nghe được chữ an bày trên thân với Bản Tôn đã quán.

Niệm tụng Ký Số. Ở trong một niệm và tu một thời, quán thấy chẳng được khiếm khuyết khiến Tâm tán loạn.Nếu Quán Niệm mệt mỏi thì tùy sức niệm tụng hoặc 1000, 2000, 3000, 4000 cho đến 5000 biến . Thường lấy một số làm hạn định. Nếu có duyên sự, cũng chẳng được giảm số dưới 108 biến. Đây gọi là Thanh Niệm Tụng. Nếu cầu giải thoát sẽ mau ra khỏi sinh tử.

_ Tác Tam Ma Địa Quán Hạnh này thì không có ký không có số. Người niệm liền tưởng trái tim của mình có một mặt trăng đầy rất ư thanh tĩnh, trong ngoài rõ ràng. Đem chữ Án (湡) để trong tâm mặt trăng. Đem các chữ Chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, saphộc ha (弋同慪同慪庭送扣) từ phía trước chuyển theo bên phải, thứ tự giáp vòng an bày Luân Duyên. Thành thật quán (Đế quán) nghĩa của mỗi một chữ, đem Tâm tương ứng chẳng được khác biệt.

Nói Nghĩa Bố Tự của Tam Ma Địa Quán Niệm

Án Tự Môn có nghĩa là Lưu Chú chẳng sinh diệt. Lại ở tất cả Pháp làm nghĩa Tối Thắng

Chiết Tự Môn Ở tất cả các Pháp làm nghĩa Vô Hành (không có lưu chuyển )

Lệ Tự Môn ở tất cả Pháp làm nghĩa Vô Tướng (không có tướng )

Chủ Tự Môn ở tất cả Pháp làm nghĩa Vô Khởi Trụ (Không có khới trụ)

Lệ Tự Môn ở tất cả Pháp làm nghĩa Vô Cấu (không có bợn nhơ )

Chuẩn Tự Môn ở tất cả Pháp làm nghĩa Vô Đẳng Giác

Đề Tự Môn ở tất cả Pháp làm nghĩa Vô Thủ Xả (không có lấy, không có bỏ)

Sa-phộc Tự Môn ở tất cả Pháp làm nghĩa Bình Đẳng Vô Ngôn Thuyết

Ha Tự Môn ở tất cả Pháp làm nghĩa Vô Nhân Tịch Tịnh Vô Trụ Niết Bàn

Đã nói nghĩa của chữ. Tuy lập văn tự đều là nghĩa không có văn tự. Để không có văn tự nên đế quán mỗi một nghĩa tướng, vòng quanh rồi lại bắt đầu, không có ký không có số, chẳng được cắt đứt (đoạn tuyệt). Chẳng cắt đứt là nghĩa Tối Thắng lưu chú chẳng sinh chẳng diệt. Do nghĩa tối thắng chẳng sinh chẳng diệt cho nên là Vô Hành. Vì nghĩa Vô Hành cho nên là Vô Tướng. Vì nghĩa Vô Tướng cho nên là Vô Khởi Trụ. Vì nghĩa vô khởi trụ cho nên là Vô Đẳng Giác. Vì nghĩa vô đẳng giác cho nên là vô thủ xả. Vì nghĩa vô thủ xả cho nên là Bình đẳng vô ngôn thuyết. Vì nghĩa bình đẳng vô ngôn thuyết cho nên là vô nhân tịch tịnh vô trụ niết bàn. Vì nghĩa Tịch Tịnh Vô Trụ Niết Bàn cho nên là bất sinh bất diệt tối thắng vô đoạn tuyệt, vòng quanh rồi lại bắt đầu. Đây gọi là Tam Ma Địa Niệm Tụng

_Nói Pháp Chuẩn Đề Cầu Nguyện Quán Tưởng:

Nếu cầu Vô Phân Biệt nên quán Vô phân biệt vô ký niệm

Nếu cầu Vô Tướng Vô Sắc nên quán văn tự vô văn tự niệm

Nếu cầu Pháp Môn Không Hai (Bất Nhị Pháp Môn) nên quán 2 cánh tay

Nếu cầu Bốn Vô Lượng nên quán 4 cánh tay

Nếu cầu Sáu Thông nên quán 6 cánh tay

Nếu cầu Tám Thánh Đạo nên quán 8 cánh tay

Nếu cầu Mười Ba La Mật, viên mãn Mười Địa nên quán 10 cánh tay

Nếu cầu Như Lai Phổ Biến Quảng Địa nên quán 12 cánh tay

Nếu cầu mười tám Pháp Bất Cộng nên quán 18 cánh tay. Liền quán Pháp như tượng vẽ

Nếu cầu 32 Tướng nên quán 32 cánh tay

Nếu cầu 84000 Pháp Môn nên quán 84 cánh tay

Quán Niệm như trên sẽ vào Nhất Thiết Như Lai Tam Ma Địa Thậm Thâm Phương Quảng Bất Tư Nghị Địa, là Chính Niệm Xứ, là Chính Chân Như, là Chính Giải Thoát.

Niệm Tụng Quán Hạnh xong. Muốn ra khỏi Đạo Trường , lại nên y theo thứ tự trước. Liền kết Thủ Khế của nhóm: Thiêu Hương, Đăng Minh, Ẩm Thực, Cúng Dường, Sám Hối, Tùy Hỷ, Phát Nguyện.

Liền kết Đệ Nhất Căn Bản Khế lúc trước, tụng Căn Bản Đà La Ni 7 biến rồi bung Ấn trên đỉnh đầu.

Lại kết Xa Lộ Khế lúc trước, đưa 2 ngón cái hướng ra ngoài, bật đầu ngón giữa 3 lần, tụng Diệu Ngôn là:

“Án_ Đổ lô, đổ lô, Sa-phộc ha”

 

(Tụng 3 biến)

Lại kết Nghinh Thỉnh Ấn lúc trước. Đem ngón cái hướng ra ngoài, mở 3 lần liền thành Tống Thánh Giả Hoàn Bản Cung. Diệu Ngôn là:

“Án_ Chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, nghiệt xa nghiệt xa, bà nga phộc để, sa phộc bá nẫm, bố ná , a yết la nga, ma na gia, sa-phộc ha”

 

Liền kết Ngoại Hỏa Viện Đại Giới Khế lúc trước, tụng A Tam Ma Kỳ Nễ Diệu Ngôn, chuyển bên trái 3 lần liền thành.

Liền kết 3 Bộ Tam Ma Gia Khế, đều tụng Diệu Chân Ngôn một biến liền xong, tùy ý ra khỏi Đạo Trường, tùy ý Kinh Hành. Đọc tụng Đại Bát Nhã hoặc Hoa Nghiêm, hoặc Vô Biên Môn, hoặc Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Niết Bàn, Kinh Luận Đại Thừa…suy tư, tụng, nói hoặc đem ấn Tháp Tượng Thất Câu Đê Phật, dùng ấn bùn thơm,trên cát, trên giấy… tùy ý nhiều ít.

Nếu niệm tụng có Công Đức như cảnh giới đã nói trong Kinh, mỗi mỗi biết thứ tự thật rõ ràng.

_Muốn tác mọi loại phương pháp của nhóm Phiến Để Ca (Śāntika: Tức Tai) hoặc vì tự thân hoặc vì người khác liền dốc lòng y theo Pháp mà tác niệm tụng. Nếu muốn Tức Tai trừ tất cả Quỷ Thần và được thông minh, trường thọ, cầu giài thoát. Liền ở trong Đạo Trường, hướng mặt về phương Bắc, chéo 2 bắp chân dựng thẳng đầu gối mà ngồi. Quần áo, thức ăn uống, hương, hoa, đèn, đuốc, đất đều dùng màu trắng. Từ ngày mồng một đến ngày mồng 8 của tháng, một ngày 3 thời niệm tụng với Pháp của nhóm Hộ Ma. Nếu Niệm Tụng thời trước tiên tụng Căn Bản Đà La Ni 7 biến xong, sau đó chỉ tụng từ chữ Án. Diệu Ngôn là:

“Án_ Chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề ban cho (họ tên của mình hay người khác) trừ tai nạn, sa-phộc ha”

 

_Nói Pháp Bố Sắt Trí Ca (Puṣṭika: Tăng Ích). Nếu muốn cầu tăng trưởng 5 Thông, Chuyển Luân, mọi loại Bảo Tạng, Bố Xa Luân, Kiếm, Hiền Bình, Như Ý Bảo, An Thiện Na, Ngu Lý Ca, Gương, Búa, Sợi dây, Tam Cổ Xoa… tất cả tài bảo, cỏ thuốc… cầu Pháp thành tựu. Thân mặc áo vàng, hướng mặt về phương Đông, ngồi Kiết Già. Mọi thứ cúng dường như hương, hoa, thức ăn uống, quả trái, đèn đuốc, đất… đều dùng màu vàng. Từ ngày mồng 8 đến ngày 15 của tháng, mỗi ngày 3 thời niệm tụng, làm việc Hộ Ma, niệm tụng như trước. Diệu Ngôn là:

“Án_ Chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề ban cho (họ tên…) sở cầu như ý, sa-phộc ha”

 

_Nói Pháp Phạt Thí Ca La Noa (Vaśikaraṇa: Kính Ái). Nếu muốn hô triệu tất cả hàng Trời, Rồng, Quỷ, Thần, Người, Phi Nhân…thì nên tác Pháp này. Thân mặc áo đỏ, hướng mặt về phương Tây, ngồi theo thế Hiền Tọa. Hương, hoa, thức ăn uống, Quả trái, đèn đuốc, đất… đều dùng màu đỏ. Từ ngày 16 đến ngày 23 , mỗi ngày 3 thời niệm tụng, tác Pháp Hộ Ma. Diệu Ngôn là:

Án_ Chiết lệ,chủ lệ, chuẩn đề. Vì con nhiếp triệu vị Thần (tên là….) thành tựu nguyện của con, sa-phộc ha”

 

_Nói Pháp A Tỳ Già Lỗ Ca (Abhicāruka: Giáng Phục) Nếu muốn giáng phục tất cả Quỷ Thần với Người, Trời… là tổn hoại Tam Bảo, chúng sinh có nhiệu tội nghiệp chướng nặng, kẻ khó điều phục … hay khiến phát Tâm Bồ Đề, tu các nghiệp lành thì nên khởi Tâm Từ Bi mà tác Pháp này. Thân mặc áo xanh, hướng mặt về phương Nam, tác Tông Cứ Tọa (chéo ống chân ngồi xổm) ống chân phải đè ống chân trái. Dùng hương, hoa, thức ăn uống, quả trái, đất… đều là màu xanh đen. Từ ngày 23 đến ngày cuối tháng, mỗi ngày 3 thời niệm tụng, tác Pháp Hộ Ma. Diệu Ngôn là:

“Án_ Chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, hồng, phát tra”

 

Tác Pháp xong, niệm tụng như thường

_Nói Pháp Vẽ Tượng Thất Câu Đê Phật Mẫu Chuẩn Đề

Lấy lụa trắng thanh tịnh chư bị cắt, loại bỏ tóc người. Họa Sư thọ 8 Giới Tế, chẳng dùng keo nấu bằng da thú để hòa màu sắc, mọi thứ trang nghiêm thân ấy. Từ eo trở xuống mặc áo trắng, áo trên có hoa. Lại thân khoác áo ngoài (Thiên Y) bằng lụa mịn màng mỏng nhẹ. Dùng đai ngũ sắc cột eo, mây sắc đỏ sáng sớm quấn quanh thân, cổ tay đeo xuyến bằng vỏ ốc trắng, cánh tay đeo vòng xuyến dùng 7 báu trang nghiêm.

Trên mỗi một tay đeo Chỉ Hoàn (cái nhẫn). Thân có 18 tay, mặt có 3 mắt.

2 tay bên trên tác tướng Thuyết Pháp

Bên phải: tay thứ hai Thí Vô Úy, tay thứ ba cầm cây Kiếm, tay thứ tư cầm tràng hạt, tay thứ năm cầm quả Vĩ Nhạ Bố La Ca (Bīja-pūraka: Đường gọi là Tử Mãn Quả, nơi này không có chỉ Tây Tạng mới có), tay thứ sáu cầm cây búa, tay thứ bảy cầm móc câu, tay thứ tám cầm Bạt Chiết La (Vajra: Chày Kim Cương), tay thứ chín cầm vòng hoa báu (Bảo Man)

Bên trái: tay thứ hai cầm cây phướng báu Như Ý, tay thứ ba cầm hoa sen, tay thứ tư cầm bình Táo Quán, tay thứ năm cầm sợi dây, tay thứ sáu cầm bánh xe, tay thứ bảy cầm vỏ ốc (Loa) tay thứ tám cầm Hiền Bình, tay thứ chín cầm rương Kinh Bát Nhã Ba La Mật.

Phía dưới Bồ Tát làm ao nước. Trong ao có 2 vị Long Vương (Nāga-rāja) là Nan Đà (Nanda) và Ô Bạt Nan Đà (Upananda) cùng nâng cuống hoa sen, ở trên hoa sen an Chuẩn Đề Bồ Tát (Cuṅdhe Bodhisatva). Vòng tròng chung quanh Tượng ấy an lửa rực sáng. Tượng ấy tác con mắt thương xót nhìn xuống. Hành Giả ngồi ngay bên dưới, tay cầm lò hương, hướng mặt lên trên nhìn Bồ Tát. Ở phía trên Bồ Tát vẽ 2 vị Tĩnh Cư Thiên. Tượng Pháp như vậy, xong.

PHẬT NÓI KINH

THẤT CÂU ĐÊ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐÀ LA NI

(Kèm Pháp Niệm Tụng Quán Hạnh)

_ Hết_