THẬP TỤNG YẾT MA TỲ KHEO YẾU DỤNG

Lưu Tống Tăng Cừ soạn xuất
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

Yết ma tùy việc tác pháp có rất nhiều, trong đây nương theo giới văn chỉ lược nêu ra yếu dụng, các pháp yết ma khác có đủ trong đại bổn. Khi ở trong đại chúng làm yết ma, người làm yết ma phải nhóm tăng vấn hòa, hỏi: “Tăng nay muốn làm việc gì?”, đáp là làm yết ma ____, lại hỏi: “Tỳ-kheo không đến có gởi dục không?”, nếu có thì nên bạch tăng, nếu không thì đáp là không có. Nếu yết ma ở trên giới tràng thì chỉ cần hỏi câu Tăng nay muốn làm việc gì và đáp là làm yết ma____.

1. Văn Thọ Tam Quy Ngũ Giới:

Người tại gia mới đến muốn thọ Tam quy ngũ giới, nên bảo họ đảnh lễ Phật pháp tăng, quỳ gối chắp tay sám hối ba nghiệp cho được thanh tịnh rồi mới cho thọ giới. Giới sư nên thọ họ nói như sau:

Con tên là ____ từ nay cho đến trọn đời xin quy y Phật Lưỡng túc tôn, quy y Pháp Vô dục tôn, quy y Tăng Chúng trung tôn (3 lần)

Con tên là ____ đã quy y Phật, đã quy y Pháp, đã quy y Tăng rồi, ở trong giáo pháp của Phật Thích-ca-mâu-ni từ nay cho đến trọn đời xin thọ trì năm giới làm Ưu-bà-tắc của Phật. (3 lần) Giới sư nói:

Thiện nam tử tên ____ lắng nghe, đây là tri kiến của Phật Bàgià-bà, Thích-ca-mâu-ni Đa-đà-a-già-đo A-la-ha-tam-miệu-tam Phật đà nói ra năm giới của Ưu-bà-tắc. Hễ là Ưu-bà-tắc thì phải trọn đời thọ trì:

Một là trọn đời lìa sát sanh là giới của Ưu-bà-tắc, trong giới này trọn đời lìa sát sanh, nếu thọ trì được thì nói là được.

Hai là trọn đời lìa không cho mà lấy là giới của Ưu-bà-tắc, trong giới này trọn đời lìa không cho mà lấy, nếu thọ trì được thì nói là được.

Ba là trọn đời lìa tà dâm là giới của Ưu-bà-tắc, trong giới này trọn đời lìa tà dâm, nếu thọ trì được thì nói là được.

Bốn là trọn đời lìa vọng ngữ là giới của Ưu-bà-tắc, trong giới này trọn đời lìa vọng ngữ, nếu thọ trì được thì nói là được.

Năm là trọn đời lìa uống rượu là giới của Ưu-bà-tắc, trong giới này trọn đời lìa uống rượu, các loại rượu như rượu nếp, rượu nho … có thể làm cho say sưa phóng dật, nếu thọ trì được thì nói là được.

2. Văn Thọ Bát Quan Trai Giới:

Con tên là ____ từ hôm nay cho đến ngày mai xin quy y Phật Lưỡng túc tôn, quy y Pháp Vô dục tôn, quy y Tăng Chúng trung tôn (3 lần)

Con tên là ____ từ hôm nay cho đến ngày mai, đã quy y Phật, đã quy y Pháp, đã quy y Tăng rồi (3 lần)

Con tên là ____ đã thọ Tam quy rồi, từ vô thỉ sanh tử đến nay; thân nghiệp bất thiện là sát sanh, trộm cắp, tà dâm; khẩu nghiệp bất thiện là nói dối, nói thêu dệt, nói thô ác, nói ly gián; ý nghiệp bất thiện là tham dục, sân nhuế và ngu si. Những tội như vậy nay đối trước mười phương chư Phật, chư tôn Bồ tát, chư Hiền thánh đắc đạo và hiện tại ở trước Sư tăng ai cầu sám hối. Con tên ____ đã sám hối xong, thân nghiệp thanh tịnh, khẩu nghiệp thanh tịnh, ý nghiệp thanh tịnh, được thanh tịnh trụ. Từ hôm nay cho đến sáng mai con sẽ tu tập theo chư Phật: Không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu, không ngồi nằm trên giường cao rộng lớn; không đeo tràng hoa thơm, chuỗi anh lạc và thoa dầu thơm trên thân; không ca múa hát xướng và cố ý đi xem nghe; quá ngọ không ăn (3 lần).

Con đã thọ Bát quan trai giới xong, nguyện đem công đức này không cầu phước lạc cõi trời người, cho đến phước lạc của Chuyển luân thánh vương, Thích Phạm chư thiên. Chỉ nguyện đoạn hết các phiền não, thông đạt các pháp chứng quả vị Phật.

3. Văn Xin Yết Ma Nuôi Chúng:

Tỳ-kheo-ni thọ giới cụ túc đủ mười hai tuổi hạ, muốn nuôi chúng phải đến trong Ni tăng xin yết ma nuôi chúng. Ni tăng nhất tâm hòa hợp, Tỳ-kheo-ni muốn nuôi chúng nên từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng:

Đại đức Ni tăng nhớ nghĩ, con Tỳ-kheo-ni ____ thọ đại giới đã đủ mười hai tuổi hạ, nay muốn nuôi chúng. Con theo Tăng xin yết ma nuôi chúng, Tăng cho con Tỳ-kheo-ni ____ yết ma nuôi chúng, xin thương xót (3 lần).

Một Tỳ-kheo-ni trong Tăng tác bạch yết ma như sau:

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Tỳ-kheo-ni ____ này thọ đại giới đã đủ mười hai tuổi hạ nay muốn nuôi chúng nên theo Tăng xin yết ma nuôi chúng. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Tỳ-kheo-ni ____ yết ma nuôi chúng. Bạch như vậy.

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Tỳ-kheo-ni ____ này thọ đại giới đã đủ mười hai tuổi hạ nay muốn nuôi chúng nên theo Tăng xin yết ma nuôi chúng. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng cho Tỳ-kheo-ni ____ nuôi chúng thì im lặng; ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất

Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận cho Tỳkheo-ni ____ yết ma nuôi chúng xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

4. Văn Thọ Mười Giới Sa-Di:

Phật bảo các Tỳ-kheo: “Từ nay người cầu xuất gia có hai việc nên bạch Tăng: Một là xuất gia, hai là cạo tóc. Dù Tăng nhóm hay không nhóm, hai việc này đều nên bạch Tăng như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, người này tên ____ cầu xuất gia, cạo tóc. Xin Tăng nhớ nghĩ.

Nếu đã cạo tóc, dù Tăng nhóm hay không cũng nên bạch một việc như sau:

Đại đức Tăng lắng nghe, người này tên ____ cầu xuất gia, xin Tăng nhớ nghĩ.

Nếu Tăng không nhóm nên dẫn đi đến từng phòng bạch rằng: “Trưởng lão, người này tên ____ cầu xuất gia, xin trưởng lão nhớ nghĩ”.

Giới sư nên dạy họ quỳ gối chắp tay thỉnh Hòa thượng: Đại đức nhớ nghĩ, con nay thỉnh Đại đức làm Hòa thượng truyền giới Sa-di, cúi xin đại đức làm Hòa thượng truyền giới, con nương theo đại đức làm Hòa thượng để được xuất gia thọ mười giới Sa-di .

Con tên ____ đã quy y Phật, đã quy y Pháp, đã quy y Tăng, đã xuất gia. Phật Bà-già-bà, Thích-ca-mâu-ni đa-đà-a-già-độ A-la-ha-tammiệu-tam Phật đà đã xuất gia, con nay cũng theo Phật xuất gia, Hòa 56 thượng là _____ (3 lần).

Kế giới sư nên hỏi: “Con bao nhiêu tuổi?”, đáp tùy theo tuổi; lại hỏi: “xuất gia vào lúc nào”, tùy theo mùa xuân, hạ hay đông, có nhuần hay không nhuần mà đáp; việc này trọn đời nên nhớ giữ. Kế giới sư nên nói:

Thiện nam tử tên _____ lắng nghe, đây là tri kiến của Phật Bàgià-bà, Thích-ca-mâu-ni đa-đà-a-già-độ A-la-ha-tam-miệu-tam Phật đà nói ra mười giới của Sa-di, hễ là Sa-di thì phải trọn đời thọ trì:

Một là trọn đời lìa sát sanh là giới của Sa-di, trong giới này trọn đời lìa sát sanh, nếu giữ được thì nói là được.

Hai là trọn đời lìa không cho mà lấy là giới của Sa-di, trong giới này trọn đời lìa không cho mà lấy, nếu giữ được thì nói là được.

Ba là trọn đời lìa phi phạm hạnh là giới của Sa-di, trong giới này trọn đời lìa phi phạm hạnh, nếu giữ được thì nói là được.

Bốn là trọn đời lìa vọng ngữ là iới của Sa-di, trong giới này trọn đời lìa vọng ngữ, nếu giữ được thì nói là được.

Năm là trọn đời lìa uống rượu là giới của Sa-di, trong đây trọn đời lìa uống rượu, các loại rượu như rượu nếp, rượu nho… có thể làm cho say sưa phóng dật, nếu giữ được thì nói là được.

Sáu là trọn đời lìa nằm giường cao rộng lớn là giới của Sa-di, trong giới này trọn đời lìa nằm giường cao rộng lớn, nếu giữ được thì nói là được.

Bảy là trọn đời lìa đeo tràng hoa, chuỗi anh lạc và lấy hương thơm thoa thân là giới của Sa-di, trong giới này trọn đời lìa đeo tràng hoa…, nếu giữ được thì nói là được.

Tám là trọn đời lìa ca múa hát xướng và không đi xem nghe tấu các nhạc cụ là giới của Sa-di, trong giới này trọn đời lìa ca múa…, nếu giữ được thì nói là được.

Chín là trọn đời lìa cất chứa vàng bạc, tiền và vật báu là giới của Sa-di, trong giới này trọn đời lìa cất chứa vàng…, nếu giữ được thì nói là được.

Mười là trọn đời lìa ăn phi thời là giới của Sa-di, trong giới này trọn đời lìa ăn phi thời, nếu giữ được thì nói là được.

Đó là mười giới Sa-di, suốt đời không được phạm. Từ nay nên siêng năng cúng dường Tam bảo; cũng nên cúng dường Hòa thượng, A-xà-lê. Mọi việc đều nên như pháp tùy thuận, không được chống trái, siêng cầu phương tiện tụng kinh, ngồi thiền để ở trong Phật pháp được chứng đắc đạo quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Phật Bích chi cho đến quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Như thế việc xuất gia mới không uổng phí, phước báo không dứt; điều gì chưa hiểu thì Hòa thượng, A-xà-lê sẽ giảng giải cho con được hiểu.

(Văn thọ Tam quy ngũ giới và tám giới của Ưu-bà-di và văn thọ mười giới Sa-di-ni cũng giống như trên).

5. Văn Thọ Sáu Pháp Của Thức-Xoa-Ma-Na:

Văn đăng đàn thọ sáu pháp

Sa-di-ni mới đến, giới sư nên bảo theo thứ lớp đảnh lễ Ni tăng, kế dạy cầu Hòa thượng ni như sau:

Con là Sa-di-ni tên ____ nay cầu đại đức ni làm Hòa thượng ni. Xin đại đức ni làm Hòa thượng ni để con theo Tăng xin hai năm học giới (3 lần). một Tỳ-kheo-ni trong Tăng nên hỏi vị này có thể làm Hòa thượng ni cho Sa-di-ni này không, nếu nói là được thì giới sư nên dẫn Sa-di-ni đến chỗ mắt thấy tai không nghe ở ngoài giới tràng, rồi trở vào trong Tăng hỏi: “Tăng hòa hợp không?”, đáp là hòa hợp, liền bạch:

Tăng nhất tâm hòa hợp nên làm Tăng sự, Sa-di-ni tên _____, Hòa thượng ni là _____, Tăng nên cho hai năm học giới (3 lần).

Kế gọi Sa-di-ni đến, giới sư bảo đảnh lễ Ni tăng rồi dạy theo Tăng xin hai năm học giới như sau:

Con Sa-di-ni tên ____, Hòa thượng ni là ____, nay theo Tăng xin hai năm học giới. Xin Tăng cho con Sa-di-ni ____, Hòa thượng ni là ____ được hai năm học giới. Xin thương xót (3 lần). Giới sư ở trong

Tăng tác bạch yết ma như sau:

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Sa-di-ni tên ____, Hòa thượng ni là _____ nay theo Tăng xin hai năm học giới. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Sa-di-ni ____, Hòa thượng ni là _____ được hai năm học giới. Bạch như vậy.

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Sa-di-ni tên _____, Hòa thượng ni là_____ theo Tăng xin hai năm học giới. Tăng nay cho Sa-di-ni ____, Hòa thượng ni là _____ được hai năm học giới, trưởng lão ni nào chấp thuận cho Sa-di-ni ____, Hòa thượng ni là _____ được hai năm học giới thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Đây là yết ma lần thứ nhất.

Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận cho Sadi-ni _____, Hòa thượng ni là _____ được hai năm học giới xong rồi.

Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Kế nên nói sáu pháp như sau:

Này Thức-xoa-ma-na, hãy lắng nghe, Phật Thế tôn Đa-đà-a-giàđo A-la-ha-tam-miệu-tam Phật đà là bậc Tri giả, bậc kiến giả đã nói sáu pháp của Thức-xoa-ma-na, suốt đời nên thọ trì. một là Phật Thế tôn đủ nhân duyên quở trách Dục, dục tưởng, dục dục, dục giác, dục nhiệt; Phật dạy nên đoạn dục, trừ dục tưởng và diệt dục nhiệt. Nếu Thức-xoama-na đã vào trong pháp Thức-xoa-ma-na, không xả giới, giới suy kém, không nói ra, mà theo tâm tưởng thọ việc dâm dục cho đến cùng với súc sanh thì chẳng phải là Thức-xoa-ma-na, chẳng phải là Thích nữ, mất pháp Thức-xoa-ma-na. Việc này suốt đời không được làm, nếu cô thọ trì được thì nên nói là được.

Hai là Phật Thế tôn đủ nhân duyên quở trách trộm cắp, khen ngợi không trộm cắp cho đến một sợi chỉ, một tấc vải, một giọt dầu, nếu không cho thì không được lấy. Trong giới này Phật chế ít nhất là cho đến năm tiền hoặc vật trị giá năm tiền, tùy theo vật mà Thức-xoama-na trộm cắp nếu bị vua bắt hoặc đánh, hoặc trói hoặc đuổi đi, mắng là kẻ giặc, kẻ ngu si… thì chẳng phải là Thức-xoa-ma-na, chẳng phải là Thích nữ, mất pháp Thức-xoa-ma-na. Việc này suốt đời không được làm, nếu cô thọ trì được thì nên nói là được.

Ba là Phật Thế tôn đủ nhân duyên quở trách sát sanh, khen ngợi không sát sanh, không giất hại cho đến một con kiến huống chi là giết người. Nếu Thức-xoa-ma-na tự tay giết người hoặc cầm dao đưa cho người, chỉ bảo chết, khen ngợi chết, nói rằng: “Sống nếp sống xấu xa như thế làm gì, thà chết còn hơn”. Thuận theo tâm ý người này mà dùng đủ cách khuyên dạy chết, khen ngợi chết hoặc làm Ưu-đa, Đầu-đa hoặc giăng lưới bẫy… để giết; hoặc làm Tỳ-đà-la, tợ Tỳ-đà-la, hoặc làm cho đứt hơi, hoặc làm cho đọa thai, hoặc đè bụng cho chết; hoặc xô vào lửa, đẩy xuống nước, xô từ trên cao xuống, hoặc sai người đón đường giết chết, hoặc thai nhi mới thọ hai căn là thân căn và mạng căn, trong Ca-la la lại sanh tâm ác phương tiên giết chết… thì chẳng phải là Thức-xoama-na, chẳng phải là Thích nữ, mất pháp Thức-xoa-ma-na. Việc này suốt đời không được làm, nếu cô thọ trì được thì nên nói là được.

Bốn là Phật Thế tôn đủ nhân duyên chê trách vọng ngữ, khen ngợi không vọng ngữ, cho đến đùa giỡn còn không nói dối huống chi là cố ý. Nếu Thức-xoa-ma-na không biết, không thấy pháp hơn người mà tự nói: “Tôi biết như vậy, tôi thấy như vậy, tôi là A-la-hán, Ala-hán hướng; tôi là A-na-hàm, A-na-hàm hướng; Tư-đà-hàm, Tư-đàhàm hướng; Tu-đà-hoàn, Tu-đà-hoàn hướng; hoặc tôi được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền; hoặc tôi được vô lương tâm từ bi, hỉ xả; hoặc tôi được Không vô sắc xứ định, thức xứ định, Vô sở hữu xứ định, Phi tưởng phi phi tưởng xứ định; hoặc tôi được pháp quán bất tịnh, A-nabát-na; các trời, rồng, Dạ-xoa… đến chỗ tôi, họ hỏi, tôi trả lời; tôi hỏi, họ trả lời… thì chẳng phải là Thức-xoa-ma-na, chẳng phải là Thích nữ, mất pháp Thức-xoa-ma-na. Việc này suốt đời không được làm, nếu cô thọ trì được thì nên nói là được.

Năm là Phật Thế tôn đủ nhân duyên quở trách Dục, dục tưởng, dục dục, dục giác, dục nhiệt; Phật dạy nên đoạn dục, trừ dục tưởng và diệt dục nhiệt. Nếu Thức-xoa-ma-na có lậu tâm thuận cho người nam có lậu tâm xúc chạm vuốt ve thuận hay nghịch từ đầu tóc trở xuống, từ đầu gối trở lên, từ cổ tay trở ra, bỏ y, hoặc kéo hoặc đẩy hoặc đè hoặc bóp, hoặc nâng lên hoặc để xuống… thì chẳng phải là Thức-xoa-ma-na, chẳng phải là Thích nữ, mất pháp Thức-xoa-ma-na. Việc này suốt đời không được làm, nếu cô thọ trì được thì nên nói là được.

Sáu là Phật Thế tôn đủ nhân duyên quở trách Dục, dục tưởng, dục dục, dục giác, dục nhiệt; Phật dạy nên đoạn dục, trừ dục tưởng và diệt dục nhiệt. Nếu Thức-xoa-ma-na có lậu tâm thuận cho người nam có lậu tâm nắm tay, nắm y, cùng đứng, cùng nói chuyện, cùng hẹn hò, vào chỗ khuất, đợi người nam đến, tất cả giống như người nữ bạch y, tự thân làm tám việc này thì chẳng phải là Thức-xoa-ma-na, chẳng phải là Thích nữ, mất pháp Thức-xoa-ma-na. Việc này suốt đời không được làm, nếu cô thọ trì được thì nên nói là được.

Này Thức-xoa-ma-na hãy lắng nghe, Tăng đã trao cho cô sáu học pháp, người thọ trì sáu pháp này mới gọi là Thức-xoa-ma-na. Cô có đủ Hòa thượng ni, A-xà-lê ni, đầy đủ Ni tăng, đủ hành xứ, quốc độ, đủ nguyện của Chuyển luân thánh vương… , từ nay nên cung kính Tam bảo Phật pháp tăng; nên cung kính Hòa thượng, A-xà-lê và các bậc thượng trung hạ tòa. Nên siêng học ba môn học là thiện giới học, thiện định học và thiện huệ học. Nên tu ba môn giải thoát là không vô tướng, vô tác. Nên siêng tu ba nghiệp, tọa thiền, tụng kinh và khuyến hóa làm phước hạnh. Đây là pháp mở cửa Niết bàn để được quả Tu-đà-hoàn, Tư-đàhàm, A-na-hàm, A-la-hán; giống như hoa sen trong nước ngày càng tươi tốt được nở hoa, cô cũng sẽ tăng trưởng đạo pháp giống như vậy, sau sẽ được thọ giới cụ túc.

Trong pháp Thích sư tử,
Đã được giới khó được,
Thời không khó, khó được,
Được rồi chớ để mất.
Cúi đầu đảnh lễ Tăng,
Hữu nhiễu vui vẻ đi.

6. Văn Đăng Đàn Thọ Đại Giới Tỳ-Kheo-Ni:

Lúc đó các Tỳ-kheo-ni không biết pháp đăng đàn thọ đại giới như thế nào, Phật bảo: “Pháp đăng đàn thọ đại giới như sau:

Tỳ-kheo-ni dẫn Thức-xoa-ma-na vào trong Tăng bảo theo thứ lớp đảnh lễ Tăng, kế dạy pháp thọ y, nên hỏi: “Y này có phải là của con có hay không?”, đáp là của con có, nên nói: “Con hãy theo theo ta”:

Con tên là _____ y Tăng-già-lê này có chín điều là y cắt rọc (chưa cắt rọc), y này nay con xin thọ trì. (3 lần)

Kế hỏi: “Y này có phải là của con có hay không?”, đáp là của con có, nên nói: “Con hãy nói theo ta”:

Con tên là _____ y Uất-đa-la-tăng này có bảy điều là y cắt rọc

(chưa cắt rọc), y này nay con xin thọ trì. (3 lần)

Kế hỏi giống như trên và bảo: “Con hãy nói theo ta”:

Con tên là _____ y An-đà-hội này có năm điều là y cắt rọc (chưa cắt rọc), y này nay con xin thọ trì. (3 lần)

Nếu là mạn y Tăng-già-lê thì nên nói: “Mạn y Tăng-già-lê này, con xin thọ trì”; nếu là mạn y Uất-đa-la-tăng thì nên nói: “Mạn y Uấtđa-la-tăng này, con xin thọ trì”; nếu là mạn y An-đà-hội thì nên nói: “Mạn y An-đà-hội này, con xin thọ trì”. Kế hỏi: “Y phú kiên này có phải là của con có hay không?”, đáp là của con có, nên bảo: “Hãy nói theo ta”

Con tên là _____ y phú kiên này dài bốn khuỷu tay, rộng hai khuỷu tay rưỡi, con xin thọ trì (3 lần).

Kế hỏi: “Y Quyết tu la này có phải là của con có hya không?”, đáp là của con có, nên bảo: “Hãy nói theo ta”;

Con tên là _____ y Quyết-tu-la này dài bốn khuỷu tay, rộng hai khuỷu tay rưỡi, con xin thọ trì (3 lần)

Kế hỏi: ‘Bát-đa-la này có phải là của con có hay không?’, đáp là của con có, nên bảo: “Con hãy nói theo ta”:

Con tên là _____ Bát-đa-la ứng lượng khí này nay con xin thọ để dùng lâu dài. (3 lần).

Dạy thọ y bát xong, kế dạy thỉnh Hòa thượng ni:

Con Thức-xoa-ma-na tên _____ cầu đại đức ni làm Hòa thượng ni, xin đại đức ni làm Hòa thượng ni cho con, con nương theo Hòa thượng ni để theo Tăng xin tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni. Xin thương xót (3 lần).

Giới sư nên hỏi Hòa thượng ni: “Đại đức ni có thể làm Hòa thượng cho giới tử này không?”, đáp là có thể, giới sư nên dẫn người thọ giới đến chỗ chỉ thấy mà không nghe ở trong giới tràng, rồi trở lại trong Tăng xướng: “Chúng tăng hòa hợp nhóm, ai có thể là giáo thọ sư cho giới tử này?”, nếu trong Tăng có người đáp là có thể thì Tăng nên xét người này nếu có đủ năm pháp thì không nên cử làm giáo thọ sư, đó là vì yêu mà dạy, vì sân mà dạy, vì sợ mà dạy, vì si mà dạy và không biết dạy hay không dạy. Ngược lại nếu có năm pháp thành tựu thì nên cử làm giáo thọ sư, đó là không vì yêu mà dạy, không vì sân mà dạy, không vì sợ mà dạy, không vì si mà dạy và biết dạy hay không dạy. Kế xướng rằng:

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Thức-xoa-ma-na này tên _____ theo Hòa thượng ni _____ cầu thọ giới cụ túc, Tỳ-kheo-ni _____ làm giáo thọ sư. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cử Tỳ-kheo-ni _____ làm giáo thọ sư để dạy giới tử tên _____. Bạch như thế.

Như thế bạch nhị yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận cử Tỳkheo-ni _____ làm giáo thọ sư để dạy cho giới tử _____ xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Lúc đó Giáo thọ sư đến chỗ giới tử bảo quỳ gối chắp tay rồi nói: “Giới tử tên _____ lắng nghe, nay là giờ phút chí thành, là giờ phút nói thật, lát nữa ở trong Tăng cũng sẽ hỏi như thế, nếu thật thì con nên nói là thật, nếu không thật thì nên nói là không thật. Ta nay hỏi con:

1. Con có phải là người nữ không, có phải là người không, không phải là phi nhân phải không, không phải là súc sanh biến hình phải không?

2. Nếu là người nữ thì trên nữ căn có lông không, có khô hoại không, không có mắc bịnh lậu phải không, không có hai đường hợp một phải không, không phải là người nữ không thể sinh sản được phải không, không phải là không có vú phải không, thủy nguyệt có thường ra hay không, không phải là không có nguyệt kỵ phải không?

3. Con không phải là nô tỳ phải không?

4. Con không phải là người làm thuê cho người phải không?

5. Con không phải do mua mà được phải không?

6. Con không phải do quân binh đánh phá mà bắt được phải không?

7. Con không phải là vợ của quan nhân phải không?

8. Con không phạm tội quan phải không?

9. Con không có mắc nợ người phải không?

10. Người nữ có những bịnh như bịnh lại, bịnh lậu, ung thư, càn tiêu, điên cuồng … , gần đây con có mắc những bịnh như thế không?

11. Cha mẹ, phu chủ của con còn không, họ có cho phép con xuất gia không?

12. Năm y và bát có đủ không?

13. Tên của con là gì?

14. Hòa thượng ni của con hiệu là gì?

Giáo thọ sư hỏi xong nên trở vào trong Tăng bạch rằng: “Thứcxoa-ma-na tên _____. Tôi đã hỏi xong các giá nạn”, yết ma sư nói: “Nên thanh tịnh thì dẫn vào”, Giáo thọ sư dẫn vào rồi bảo đảnh lễ Ni tăng, kế dạy theo Tăng xin tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni (Bổn pháp yết ma) như sau:

Con Thức-xoa-ma-na tên ____ theo Hòa thượng ni _____ muốn cầu thọ giới cụ túc, nay con theo Tăng xin tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni. Xin Tăng thương xót tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni cho con, con tên _____ nương Hòa thượng ni ____ cầu thọ giới cụ túc. Xin thương xót (3 lần). Yết ma sư ở trong Tăng tác bạch như sau:

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Thức-xoa-ma-na tên ____ theo Hòa thượng ni _____ muốn cầu thọ giới cụ túc, theo Tăng xin tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tôi nay ở trong Tăng hỏi Thức-xoa-ma-na tên _____ các pháp chướng đạo.Bạch như vậy. Tác bạch rồi hỏi: “Giới tử tên _____ lắng nghe, nay là giờ phút chí thành, là giờ phút nói thật, nay ta ở trong Tăng hỏi con các pháp chướng đạo, nếu thật thì con nên nói là thật, nếu không thật thì nên nói là không thật. Ta nay hỏi con:

1. Con có phải là người nữ không, có phải là người không, không phải là phi nhân phải không, không phải là súc sanh biến hình phải không?

2. Nếu là người nữ thì trên nữ căn có lông không, có khô hoại không, không có mắc bịnh lậu phải không, không có hai đường hợp một phải không, không phải là người nữ không thể sinh sản được phải không, không phải là không có vú phải không, thủy nguyệt có thường ra hay không, không phải là không có nguyệt kỵ phải không?

3. Con không phải là nô tỳ phải không?

4. Con không phải là người làm thuê cho người phải không?

5. Con không phải do mua mà được phải không?

6. Con không phải do quân binh đánh phá mà bắt được phải không?

7. Con không phải là vợ của quan nhân phải không?

8. Con không phạm tội quan phải không?

9. Con không có mắc nợ người phải không?

10. Người nữ có những bịnh như bịnh lại, bịnh lậu, ung thư, càn tiêu, điên cuồng…, gần đây con có mắc những bịnh như thế không?

11. Cha mẹ, phu chủ của con còn không, họ có cho phép con xuất gia không?

12. Năm y và bát có đủ không?

13. Tên của con là gì?

14. Hòa thượng ni của con hiệu là gì?”, đợi đáp đầy đủ rồi bảo giới tử im lặng. yết ma sư tác bạch yết ma:

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Thức-xoa-ma-na này tên _____ theo Hòa thượng ni _____ muốn cầu thọ giới cụ túc, đã theo Tăng xin tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni, Hòa thượng ni là _____. Thức-xoama-na này tự nói thanh tịnh, không có các pháp chướng đạo, năm y và bát đầy đủ. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni cho Thức-xoa-ma-na tên ___ _, Hòa thượng ni là _____. Bạch như vậy.

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Thức-xoa-ma-na này tên ____ theo Hòa thượng ni _____ muốn cầu thọ giới cụ túc, đã theo Tăng xin tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni, Hòa thượng ni là _____. Thức-xoama-na này tự nói thanh tịnh, không có các pháp chướng đạo, năm y và bát đầy đủ. Trưởng lão ni nào chấp thuận tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni cho Thức-xoa-ma-na tên _____, Hòa thượng ni là ____ thì im lặng; ai không chấp thuận thì nói. Đây là yêt ma lần thứ nhất.

Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận tác pháp yết ma thuộc Hòa thượng ni cho Thức-xoa-ma-na tên ____, Hòa thượng ni là ____ xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Yết ma sư bảo giới tử:

Này giới tử, nếu có ai hỏi cô được mấy tuổi hạ, nên đáp là chưa có tuổi hạ; nếu hỏi thọ giới vào lúc nào, nên đáp là mùa đông hoặc mùa xuân, mùa hạ, có nhuần hay không nhuần. Đây là thời tiết, giới tử nên trọn đời ghi nhớ.

Yết ma xong, ngay trong ngày này nên dẫn đến trong Đại tăng xin thọ giới cụ túc.

7. Văn thọ giới cụ túc ở trong Đại tăng:

Giáo thọ sư dạy Thức-xoa-ma-na xin Tăng cho thọ giới cụ túc: Đại đức tăng nhớ nghĩ, con Thức-xoa-ma-na ____ theo Hòa thượng ni ____ cầu thọ giới cụ túc. Nay đến trong Tăng xin thọ giới cụ túc, xin Tăng thương xót tế độ cho con Thức-xoa-ma-na ____ theo Hòa thượng ni ____ được thọ giới cụ túc. Xin thương xót (3 lần) Yết ma sư ở trong Tăng tác bạch yết ma:

Đại đức tăng lắng nghe, Thức-xoa-ma-na ____ theo Hòa thượng ni ____ cầu thọ giới cụ túc. Nay đến trong Tăng xin thọ giới cụ túc, Ni tăng đã tác Bổn pháp yết ma, Thức-xoa-ma-na này đã tự nói thanh tịnh, không có các giá nạn, tuổi đã đủ, đã đủ hai năm học sáu pháp, năm y và bát đều đủ. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Thức-xoa-ma-na ____ theo Hòa thượng ni ____ được thọ giới cụ túc. Bạch như vậy.

Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận cho Thức-xoa-ma-na ____ theo Hòa thượng ni ____ được thọ giới cụ túc xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Kế nói về ba pháp y:

Giới tử tên ____ lắng nghe, đây là tri kiến của Phật Bà-già-bà, Thích-ca-mâu-ni Đa-đà-a-già-độ A-la-ha-tam-miệu-tam Phật đà nói ra ba pháp y cho người thọ giới cụ túc. Tỳ-kheo-ni nương theo ba pháp y này được xuất gia thọ giới cụ túc thành pháp Tỳ-kheo-ni:

Một là nương y phấn tảo, Tỳ-kheo-ni được xuất gia thọ giới cụ túc thành pháp Tỳ-kheo-ni. Nếu thọ thêm y bằng vải gai trắng, hoặc gai đỏ hoặc y Kiều-thi-na, Súy-di-la, Khâm-bạt-la, Kiếp-bối… các loại y thanh tịnh khác thì con có thể nương y phấn tảo thọ dụng trọn đời hay không?. Nếu được thì đáp là được.

Hai là nương pháp khất thực, Tỳ-kheo-ni được xuất gia thọ giới cụ túc thành pháp Tỳ-kheo-ni. Nếu thọ thêm thức ăn đã nấu chín hoặc thức ăn ngon vào những ngày trai như mồng tám, hai mươi ba, mười bốn, mười lăm, hai mươi chín, ba mươi, mồng một, hoặc thức ăn của tăng, hoặc ăn trong phòng riêng hoặc thọ người thỉnh thực… những thức ăn thanh tịnh như thế thì con có thể nương pháp khất thực thọ dụng trọn đời hay không?. Nếu được thì đáp là được.

Ba là nương loại dược cũ bỏ (Trần khí dược), Tỳ-kheo-ni được xuất gia thọ giới cụ túc thành pháp Tỳ-kheo-ni. Nếu thọ thêm bốn loại dược hàm tiêu là tô, dầu, mật, thạch mật; bốn loại mỡ tịnh là mỡ gấu, mỡ lừa, mỡ heo, mỡ cá; năm loại dược từ củ như củ gừng, xích phu tử, ba đề, bệ sa, xương bồ; năm loại dược từ quả như Ha-lê-lặc, Tỳ-diêmlặc, A-ma-lặc, hồ-tiêu, Tất-bạt-la; năm loại muối là muối đen, muối trắng, muối tía, muối đỏ, muối đất; năm loại thuốc thang nấu từ củ, cọng, lá, hoa, quả; năm loại thuốc từ nhựa cây là hưng cừ, tát-xà-la-tátđế, dịch-đế, dịch-đề-đế, dịch-bà-na… các loại dược thanh tịnh như thế thì con có thể nương loại dược cũ bỏ thọ dụng trọn đời hay không?. Nếu được thì đáp là được.

Giới tử tên _____ lắng nghe, đây là tri kiến của Phật Bà-già-bà, Thích-ca-mâu-ni đa-đà-a-già-độ A-la-ha-tam-miệu-tam Phật đà nói ra tám pháp Đọa cho Tỳ-kheo-ni thọ giới cụ túc. Tỳ-kheo-ni đối với tám pháp Đọa này nếu phạm một pháp nào thì không phải là Tỳ-kheo-ni, không phải là Sa-môn ni, không phải là Thích nữ mất pháp Tỳ-kheo-ni. Như cây Đa-la bị chặt ngọn thì không thể sanh trưởng, không tươi tốt, không cao lớn, không rộng mát. Tỳ-kheo-ni cũng như thế, đối với tám pháp Đọa này nếu phạm một pháp nào thì không phải là Tỳ-kheo-ni… mất pháp Tỳ-kheo-ni. Tám pháp đọa là:

1. Phật dùng đủ cách quở trách dục, dục tưởng, dục giác, dục nhiệt; khen ngợi đoạn dục, trừ dục tưởng, diệt dục nhiệt. Nếu Tỳ-kheoni đã thọ giới pháp rồi, không xả giới, giới suy kém, không phát lồ mà làm pháp dâm dục cho đến cùng với súc sanh thì người này không phải là Tỳ-kheo-ni… mất pháp Tỳ-kheo-ni. Đối với pháp Đọa thứ nhất này trọn đời không được làm, con có thể giữ được không?. Nếu được thì đáp là được.

2. Phật dùng đủ cách quở trách không cho mà lấy, khen ngợi không trộm cắp từ một sợi chỉ, một cây kim… cho đến năm tiền hoặc vật trị giá năm tiền. Tỳ-kheo-ni nếu không cho mà lấy, vì việc này hoặc bị bắt, bị trói hoặc bị đuổi ra khỏi nước và bị mắng là kẻ giặc thì người này không phải là Tỳ-kheo-ni… mất pháp Tỳ-kheo-ni. Đối với pháp Đọa thứ hai này trọn đời không được làm, con có thể giữ được không?. Nếu được thì đáp là được.

3. Phật dùng đủ cách quở trách đoạn mạng người, khen ngợi không đoạn mạng cho đến một con kiến cũng không cố ý đoạn mạng huống chi là người. Nếu Tỳ-kheo-ni tự tay cố ý đoạn mạng người, hoặc sai người cầm dao giết, hoặc khuyên chết, khen chết nói rằng: “Chao ôi trượng phu, sống tồi tệ như thế thì sống làm gì, thá chết còn hơn”, tùy tâm suy nghĩ mà dùng đủ cách khuyến khích xúi giục hoặc khen ngợi cái chết hoặc đào hầm, đặt bẩy… làm cho chết; hoặc dùng cách Tỳ-đà- la, bán Tỳ-đà-la để giết; hoặc làm đọa thai, hoặc đẩy vào lửa, hoặc xô xuống nước hoặc đẩy từ trên cao xuống cho chết… cho đến thai trong bụng mẹ mới được hai căn là thân căn và mạng căn cũng muốn làm cho chết thì người này không phải là Tỳ-kheo-ni… mất pháp Tỳ-kheo-ni. Đối với pháp Đọa thứ ba này trọn đời không được làm, con có thể giữ được không?. Nếu được thì đáp là được.

4. Phật đủ cách quở trách vọng ngữ, khen ngợi không vọng ngữ, cho đến đùa giỡn cũng không được vọng ngữ huống chi là cố ý vọng ngữ. Nếu Tỳ-kheo-ni tự biết mình không có pháp hơn người mà tự khen mình là được quả A-la-hán, A-la-hán hướng… Tu-đà-hoàn, Tu-đà-hoàn hướng; hoặc tự khen mình chứng được Sơ thiền… tứ thiền; hoặc tự khen mình đã được pháp Từ bi hỷ xả, được định Không vô biên xứ…; được pháp quán bất tịnh, A-na-ban-na niệm; chư thiên đến chỗ tôi, trời rồng… đến chỗ tôi, tôi nói chuyện với họ… những việc như thế vốn không có mà cố ý vọng ngữ thì người này không phải là Tỳ-kheo-ni… mất pháp Tỳ-kheo-ni. Đối với pháp Đọa thứ tư này trọn đời không được làm, con có thể giữ được không?. Nếu được thì đáp là được.

5. Phật Thế tôn đủ nhân duyên quở trách Dục, dục tưởng, dục dục, dục giác, dục nhiệt; Phật dạy nên đoạn dục, trừ dục tưởng và diệt dục nhiệt. Nếu Tỳ-kheo-ni có lậu tâm thuận cho người nam có lậu tâm xúc chạm vuốt ve thuận hay nghịch từ đầu tóc trở xuống, từ đầu gối trở lên, từ cổ tay trở ra, bỏ y, hoặc kéo hoặc đẩy hoặc đè hoặc bóp, hoặc nâng lên hoặc để xuống thì Tỳ-kheo-ni phạm tội này không còn gọi là Tỳkheo-ni, chẳng phải là Sa-môn ni, không phải là Thích chủng nữ, mất pháp Tỳ-kheo-ni. Đối với pháp đọa thứ năm này reọn đời không được làm, con có thể giữ được không?. Nếu được thì đáp là được.

6. Phật Thế tôn đủ nhân duyên quở trách Dục, dục tưởng, dục dục, dục giác, dục nhiệt; Phật dạy nên đoạn dục, trừ dục tưởng và diệt dục nhiệt. Nếu Tỳ-kheo-ni có lậu tâm thuận cho người nam có lậu tâm nắm tay, nắm y, cùng đứng, cùng nói chuyện, cùng hẹn hò, vào chỗ khuất, đời người nam đến, tất cả giống như người nữ bạch y, đủ tám việc này biểu hiện tướng tham ái thì Tỳ-kheo-ni phạm tội này không còn gọi là Tỳ-kheo-ni, chẳng phải là Sa-môn ni, không phải là Thích chủng nữ, mất pháp Tỳ-kheo-ni. Đối với pháp Đọa thứ sáu này trọn đời không được làm, con có thể giữ được không?. Nếu được thì đáp là được.

7. Phật Thế tôn đủ nhân duyên quở trách tri thức ác, bạn đảng ác; khen ngợi thiện tri thức, thiện hữu. Nếu Tỳ-kheo-ni biết Tỳ-kheo khác phạm tội Thô mà che giấu cho đến một đêm. Tỳ-kheo-ni này biết Tỳ- kheo-ni kia hoặc đã thối thất, hoặc đang trụ, hoặc bị tẫn, hoặc bỏ đi; sau đó mới nói rằng: “Trước đây tôi cũng biết Tỳ-kheo-ni này phạm hạnh bất tịnh như thế như thế, nhưng tôi không muốn nêu ra, cũng không muốn bạch cho Tăng biết. Vì sợ có người nói rằng em bêu xấu chị” thì Tỳ-kheo-ni phạm tội này không còn gọi là Tỳ-kheo-ni, chẳng phải là Sa-môn ni, không phải là Thích chủng nữ, mất pháp Tỳ-kheo-ni. Đối với pháp Đọa thứ bảy này trọn đời không được làm, con có thể giữ được không?. Nếu được thì nói là được.

8. Phật Thế tôn đủ nhân duyên quở trách ác tri thức, bạn đảng ác; khen ngợi thiện hữu tri thức. Nếu Tỳ-kheo-ni biết Tỳ-kheo này, Tăng nhất tâm hòa hợp đã như pháp tác yết ma Bất kiến tẫn, một mình không có hai, không bè bạn, không thôi dứt mà còn làm hạnh tùy thuận. Các Tỳ-kheo-ni nên can ngăn Tỳ-kheo-ni này rằng: “Tỳ-kheo này, Tăng nhất tâm hòa hợp đã như pháp tác yết ma Bất kiến tẫn, một mình không có hai, không bè bạn, không thôi dứt. Cô không được làm hạnh tùy thuận”. Khi các Tỳ-kheo-ni can ngăn như vậy mà Tỳ-kheo-ni này vẫn chấp chặt không chịu bỏ việc làm này thì các Tỳ-kheo-ni nên can ngăn đến lần thứ ba, nếu chịu bỏ thì tốt; nếu không chịu bỏ thì Tỳ-kheo-ni phạm tội này không còn gọi là Tỳ-kheo-ni, chẳng phải là Sa-môn ni, không phải là Thích chủng nữ, mất pháp Tỳ-kheo-ni. Đối với pháp Đọa thứ tám này trọn đời không được làm, con có thể giữ được không?. Nếu được thì nói là được.

Giới tử lắng nghe, từ nay trở đi con nên dùng tâm nhu hòa dễ dạy, tùy thuận lợi dạy bảo của Giáo thọ sư. Nay con đã thọ giới xong, Con đã có đủ Hòa thượng ni, A-xà-lê ni, đầy đủ Ni tăng, đủ hành xứ, quốc độ, đủ nguyện của Chuyển luân thánh vương… , từ nay con nên cung kính Tam bảo Phật pháp tăng; nên cung kính Hòa thượng, A-xà-lê và các bậc thượng trung hạ tòa. Nên siêng học ba môn học là thiện giới học, thiện định học và thiện huệ học. Nên tu ba môn giải thoát là không vô tướng, vô tác. Nên siêng tu ba nghiệp, tọa thiền, tụng kinh và khuyến hóa làm phước hạnh. Đây là pháp mở cửa Niết bàn để được quả Tu-đàhoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán; giống như hoa sen trong nước ngày càng tươi tốt được nở hoa, con cũng sẽ tăng trưởng đạo pháp giống như vậy. Những giới pháp còn lại Hòa thượng ni, A-xà-lê ni sẽ từ từ giảng rộng cho con. Kế nói kệ:

“Trong pháp Thích Sư tử,
Tất cả diệu thiện nhóm,
Sâu rộng không bờ mé,
Biển châu báu công đức,
Là nguyện của Luân vương,
Thiên vương, Diệu pháp vương,
Thường cầu làm Sa-môn,
Không được nhưng con được.
Nên siêng tu ba nghiệp,
Và vô lượng pháp môn,
Nên thường nghĩ đến pháp,
Để được trí vô ngại.
Như hoa sen trong nước,
Mỗi ngày thêm tăng trưởng,
Con cũng sẽ như vậy,
Giới định huệ tăng trưởng.
Còn những giới pháp khác,
Hòa thượng sư sẽ dạy.
Trong chúng kính lễ xong,
Vui được như ý nguyện”.

8. Văn Thọ Đại Giới Tỳ-Kheo:

Phật lại bảo các Tỳ-kheo: “Pháp thọ cụ túc có ba việc hiện tiền được thọ cụ túc: Một là có Tăng, hai là có người muốn thọ cụ túc, ba là có yết ma”.

Người muốn thọ cụ túc mới đến nên bảo theo thứ lớp đảnh lễ Tăng, kế dạy pháp thọ y, nên hỏi: “Y này có phải là của con có hay không?”, đáp là của con có, nên nói: “Con hãy theo theo ta”:

Con tên là _____ y Tăng-già-lê này có chín điều là y cắt rọc (chưa cắt rọc), y này nay con xin thọ trì. (3 lần)

Kế hỏi: “Y này có phải là của con có hay không?”, đáp là của con có, nên nói: “Con hãy nói theo ta”:

Con tên là _____ y Uất-đa-la-tăng này có bảy điều là y cắt rọc

(chưa cắt rọc), y này nay con xin thọ trì.(3 lần)

Kế hỏi giống như trên và bảo: “Con hãy nói theo ta”:

Con tên là _____ y An-đà-hội này có năm điều là y cắt rọc (chưa cắt rọc), y này nay con xin thọ trì. (3 lần)

Kế hỏi: “Bát-đa-la này có phải là của con có hay không?”, đáp là của con có, nên bảo: “Con hãy nói theo ta”:

Con tên là _____ Bát-đa-la ứng lượng khí này nay con xin thọ để dùng lâu dài. (3 lần)

Dạy thọ y bát rồi, kế dạy cầu Hòa thượng:

Con tên là _____ nay cầu trưởng lão làm Hòa thượng, trưởng lão vì con làm Hòa thượng, con nương theo trưởng lão Hòa thượng để được thọ giới cụ túc. (3 lần)

Giới sư nên hỏi Hòa thượng: “Thầy có thể làm Hòa thượng cho giới tử này không?’, đáp là có thể, giới sư nên dẫn người thọ giới đến chỗ chỉ thấy mà không nghe ở trong giới tràng, rồi trở lại trong Tăng xướng: “Chúng tăng hòa hợp nhóm, ai có thể là giáo thọ sư cho giới tử này?’, nếu trong Tăng có người đáp là có thể thì Tăng nên xét người này nếu có đủ năm pháp thì không nên cử làm giáo thọ sư, đó là vì yêu mà dạy, vì sân mà dạy, vì sợ mà dạy, vì si mà dạy và không biết day hay không dạy. Ngược lại nếu có năm pháp thành tựu thì nên cử làm giáo thọ sư, đó là không vì yêu mà dạy, không vì sân mà dạy, không vì sợ mà dạy, không vì si mà dạy và biết dạy hay không dạy. Kế xướng rằng:

Đại đức Tăng lắng nghe, giới tử này tên _____ theo Hòa thượng _____ cầu thọ giới cụ túc, Tỳ-kheo _____ làm giáo thọ sư. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cử Tỳ-kheo ____ làm giáo thọ sư để dạy giới tử tên _____. Bạch như thế.

Như thế bạch nhị yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận cử Tỳkheo _____ làm giáo thọ sư để dạy cho giới tử _____ xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Lúc đó Giáo thọ sư đến chỗ giới tử bảo quỳ gối chắp tay rồi nói: “Giới tử tên _____ lắng nghe, nay là giờ phút chí thành, là giờ phút nói thật, sau ở trong Tăng cũng sẽ hỏi như thế, nếu thật thì con nên nói là thật, nếu không thật thì nên nói là không thật. Ta nay hỏi con:

1. Con có phải là trượng phu không?

2. Tuổi có đủ hai mươi không?

3. Con không phải là nô tỳ phải không?

4. Con không phải là người làm thuê cho người phải không?

5. Con không phải do mua mà được phải không?

6. Con không phải do quân binh đánh phá mà bắt được phải không?

7. Con không phải là quan nhân phải không?

8. Con không phạm việc quan phải không?

9. Con không có âm mưu với vương gia phải không?

10. Con không có mắc nợ người phải không?

11. Trượng phu có những bịnh như bịnh lại, bịnh lậu, ung thư, càn tiêu, điên cuồng…, gần đây con có mắc những bịnh như thế không?

12. Cha mẹ của con còn không, họ có cho phép con xuất gia không?

13. Trước kia con có làm Tỳ-kheo không?, nếu đáp là có làm thì nên hỏi: “Con có thanh tịnh trì giới không, khi xả giới con có nhất tâm như pháp hoàn giới không?”

14. Con có đủ ba y và bát không?

15. Tên của con là gì?

16. Hòa thượng là ai?

Giáo thọ sư hỏi xong nên trở lại trong Tăng bạch rằng: “Con đã hỏi giới tử _____ xong rồi”, Giới sư nói: “Nếu thanh tịnh thì nên dẫn đến”, liền dẫn đến rồi bảo đảnh lễ Tăng và dạy pháp theo Tăng xin thọ giới cụ túc:

Con tên là ____ theo Hòa thượng _____ thọ giới cụ túc, con nay theo Tăng xin thọ giới cụ túc, Tỳ-kheo _____ là Hòa thượng của con.

Xin Tăng tế độ cho con được thọ giới cụ túc. Xin thương xót (3 lần).

Giới sư ở trong Tăng xướng rằng:

Đại đức Tăng lắng nghe, giới tử tên ____ theo Hòa thượng _____ thọ giới cụ túc, nay theo Tăng xin thọ giới cụ túc, Hòa thượng là _____. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận cho tôi nay ở trong Tăng hỏi giới tử tên _____ các pháp chướng ngăn đạo. Bạch như vậy.

Giới tử tên _____ lắng nghe, nay là giờ phút chí thành… giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu không thật thì nói là không thật. Nay ta hỏi con:

17. Con là trượng phu phải không?… giống như trên cho đến mười sáu, Hòa thượng là ai?

Tăng còn có điều gì chưa hỏi nữa không, nếu chưa hỏi thì nên hỏi, nếu đã hỏi hết rồi thì im lặng.

Đại đức Tăng lắng nghe, giới tử này tên _____ theo Hòa thượng _____ thọ giới cụ túc, nay theo Tăng xin thọ giới cụ túc, Hòa thượng là _____. Giới tử này tự nói thanh tịnh, không có các pháp chướng ngăn đạo, ba y và bát đều đủ, Hòa thượng là _____. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng sẽ cho giới tử này tên _____ thọ giới cụ túc, Hòa thượng là _____. Bạch như vậy.

Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận cho giới tử _____ thọ giới cụ túc, Hòa thượng là _____ xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Kế nói về pháp Tứ y:

Giới tử tên _____ lắng nghe, đây là tri kiến của Phật Bà-già-bà, Thích-ca-mâu-ni Đa-đà-a-già-độ A-la-ha-tam-miệu-tam Phật đà nói ra pháp Tứ y cho người thọ giới cụ túc. Tỳ-kheo nương theo pháp Tứ y này được xuất gia thọ giới cụ túc thành pháp Tỳ-kheo:

1. Nương y phấn tảo, Tỳ-kheo được xuất gia thọ giới cụ túc thành pháp Tỳ-kheo. Nếu thọ thêm y bằng vải gai trắng, hoặc gai đỏ hoặc y Kiều-thi-na, Súy-di-la, Khâm-bạt-la, Kiếp-bối… các loại y thanh tịnh khác thì con có thể nương y phấn tảo thọ dụng trọn đời hay không?. Nếu được thì đáp là được.

2. Nương pháp khất thực, Tỳ-kheo được xuất gia thọ giới cụ túc thành pháp Tỳ-kheo. Nếu thọ thêm thức ăn đã nấu chín hoặc thức ăn ngon vào những ngày trai như mồng tám, hai mươi ba, mười bốn, mười lăm, hai mươi chín, ba mươi, mồng một, hoặc thức ăn của tăng, hoặc ăn trong phòng riêng hoặc thọ người thỉnh thực… những thức ăn thanh tịnh như thế thì con có thể nương pháp khất thực thọ dụng trọn đời hay không?. Nếu được thì đáp là được.

3. Nương dưới gốc cây dừng nghỉ, Tỳ-kheo được xuất gia thọ giới cụ túc thành pháp Tỳ-kheo. Nếu thọ thêm nhà ấm, giảng đường… cho đến hang động trong núi; ngọa cụ Yên-đầu-lặc-ca, Man đầu lặc ca… cho đến đệm cỏ, tất cả phòng xá ngọa cụ thanh tịnh như thế thì con có thể nương duới gốc cây dừng nghỉ thọ dụng trọn đời hay không? Nếu được thì đáp là được.

4. Nương loại dược cũ bỏ (Trần khí dược), Tỳ-kheo được xuất gia thọ giới cụ túc thành pháp Tỳ-kheo. Nếu thọ thêm bốn loại dược hàm tiêu là tô, dầu, mật, thạch mật; bốn loại mỡ tịnh là mỡ gấu, mỡ lừa, mỡ heo, mỡ cá; năm loại dược từ củ như củ gừng, xích phu tử, ba đề, bệ sa, xương bồ; năm loại dược từ quả như Ha-lê-lặc, Tỳ-diêm-lặc, A-ma lặc, hồ tiêu, Tất-bạt-la; năm loại muối là muối đen, muối trắng, muối tía, muối đỏ, muối đất; năm loại thuốc thang nấu từ củ, cọng, lá, hoa, quả; năm loại thuốc từ nhựa cây là hưng cừ, tát-xà-la-tát-đế, dịch-đế, dịch-đề-đế, dịch-bà-na… các loại dược thanh tịnh như thế thì con có thể nương loại dược cũ bỏ thọ dụng trọn đời hay không?. Nếu được thì đáp là được.

Giới tử tên _____ lắng nghe, đây là tri kiến của Phật Bà-già-bà, Thích-ca-mâu-ni Đa-đà-a-già-độ A-la-ha-tam-miệu-tam Phật đà nói ra bốn pháp Đọa cho Tỳ-kheo thọ giới cụ túc. Tỳ-kheo đối với bốn pháp Đọa này nếu phạm một pháp nào thì không phải là Tỳ-kheo, không phải là Sa-môn, không phải là Thích tử mất pháp Tỳ-kheo. Như cây Đa-la bị chặt ngọn thì không thể sanh trưởng, không tươi tốt, không cao lớn, không rộng mát. Tỳ-kheo cũng như thế, đối với bốn pháp Đọa này nếu phạm một pháp nào thì không phải là Tỳ-kheo… mất pháp Tỳ-kheo. Bốn pháp Đọa là:

1. Phật dùng đủ cách quở trách dục, dục tưởng, dục giác, dục nhiệt; khen ngợi đoạn dục, trừ dục tưởng, diệt dục nhiệt. Nếu Tỳ-kheo đã thọ giới pháp rồi, không xả giới, giới suy kém, không phát lồ mà làm pháp dâm dục cho đến cùng với súc sanh thì người này không phải là Tỳ-kheo… mất pháp Tỳ-kheo. Đối với pháp Đọa thứ nhất này trọn đời không được làm, con có thể giữ được không?. Nếu được thì đáp là được.

2. Phật dùng đủ cách quở trách không cho mà lấy, khen ngợi không trộm cắp từ một sợi chỉ, một cây kim… cho đến năm tiền hoặc vật trị giá năm tiền. Tỳ-kheo nếu không cho mà lấy, vì việc này hoặc bị bắt, bị trói hoặc bị đuổi ra khỏi nước và bị mắng là kẻ giặc thì người này không phải là Tỳ-kheo… mất pháp Tỳ-kheo. Đối với pháp Đọa thứ hai này trọn đời không được làm, con có thể giữ được không?. Nếu được thì đáp là được.

3. Phật dùng đủ cách quở trách đoạn mạng người, khen ngợi không đoạn mạng cho đến một con kiến cũng không cố ý đoạn mạng huống chi là người. Nếu Tỳ-kheo tự tay cố ý đoạn mạng người, hoặc sai người cầm dao giết, hoặc khuyên chết, khen chết nói rằng: “Chao ôi trượng phu, sống tồi tệ như thế thì sống làm gì, thà chết còn hơn’, tùy tâm suy nghĩ mà dùng đủ cách khuyến khích xúi giục hoặc khen ngợi cái chết hoặc đào hầm, đặt bẩy… làm cho chết; hoặc dùng cách Tỳ-đà-la, bán Tỳ-đà-la để giết; hoặc làm đọa thai, hoặc đẩy vào lửa, hoặc xô xuống nước hoặc đẩy từ trên cao xuống cho chết… cho đến thai trong bụng mẹ mới được hai căn là thân căn và mạng căn cũng muốn làm cho chết thì người này không phải là Tỳ-kheo… mất pháp Tỳ-kheo. Đối với pháp Đọa thứ ba này trọn đời không được làm, con có thể giữ được không?. Nếu được thì đáp là được.

4. Phật đủ cách quở trách vọng ngữ, khen ngợi không vọng ngữ, cho đến đùa giỡn cũng không được vọng ngữ huống chi là cố ý vọng ngữ. Nếu Tỳ-kheo tự biết mình không có pháp hơn người mà tự khen mình là được quả A-la-hán, A-la-hán hướng… Tu-đà-hoàn, Tu-đà-hoàn hướng; hoặc tự khen mình chứng được Sơ thiền… tứ thiền; hoặc tự khen mình đã được pháp Từ bi hỷ xả, được định Không vô biên xứ…; được pháp quán bất tịnh, A-na-ban-na-niệm; chư thiên đến chỗ tôi, trời rồng… đến chỗ tôi, tôi nói chuyện với họ… những việc như thế vốn không có mà cố ý vọng ngữ thì người này không phải là Tỳ-kheo… mất pháp Tỳkheo. Đối với pháp Đọa thứ tư này trọn đời không được làm, con có thể giữ được không?. Nếu được thì đáp là được.

Giới tử tên _____ lắng nghe, tội trong thiên đầu không thể sám hối; tọi trong thiên thứ hai tuy có thể sám hối, nhưng tùy thời che dấu bao nhiêu mà cho hành Ba-lợi-bà-sa bấy nhiêu, hành Ba-lợi-bà-sa rồi mới cho hành sáu đêm Ma-na-đỏa, hành Ma-na-đỏa xong mới ở trong chúng hai mươi Tỳ-kheo cho xuất tội. Những việc này ở trong chúng đáng hổ thẹn và bị người khinh chê, đó là:

1. Không được cố ý làm xuất tinh, con có thể giữ được không?. Nếu được thì đáp là được.

2. Không được cố ý xúc chạm thân người nữ, con có thể giữ được không?. Nếu được thì đáp là được.

3. Không được đối trước người nữ nói lời thô tục, con có thể giữ được không?. Nếu được thì đáp là được.

4. Không được đối trước người nữ khen ngợi việc cúng dường thân, con có thể giữ được không?. Nếu được thì đáp là được.

5. Không được làm mai mối, con có thể giữ được không?. Nếu được thì đáp là được.

6. Không được tự xây cất phòng xá, nếu Phật cho thì được làm, không cho thì không được làm. Con có thể giữ được không, nếu được thì đáp là được.

7. Không được xấy cất chùa lớn, Phật cho thì được làm, không cho thì không được làm… như trên.

8. Không được đem tội không căn cứ vu báng người khác… như trên.

9. Không được lấy chút tôi vu báng nói là đại tội… như trên.

10. Không được phá Tăng… như trên.

11. Không được trợ giúp việc phá Tăng… như trên.

12. Không được Ô-tha-gia… như trên.

13. Không được tánh ngang ngạnh khó dạy… như trên. Phải khéo khiêm hạ tâm mình, vui vẻ thuận theo lời dạy bảo. Này giới tử, con đã thọ giới xong, Hòa thượng, A-xà-lê, Tỳ-kheo tăng đều đầy đủ, trong quốc độ tốt được chỗ hành đạo tốt. Như nguyện của Chuyển luân thánh vương, con nay đều đã đầy đủ. Con phải gia kính Tam bảo Phật pháp tăng, phải học ba môn học là chánh giới học, chánh tâm học và chánh huệ học. Con nên cầu ba môn giải thoát là không, vô tướng, vô nguyện; 5 phải siêng năng ba nghiệp tụng kinh, ngồi thiền và làm việc chúng. Hành pháp như thế mới mở cửa Cam lồ, chứng quả Tu-đà-hoàn, Tưđà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Phật Bích chi và quả Phật. Ví như hoa Thanh liên, Bạch liên, Hồng liên, Xích liên ở trong nước ngày một tăng trưởng; con cũng như thế, ở trong pháp Tỳ-kheo ngày một tăng trưởng. Những giới còn lại, Hòa thượng và A-xà-lê sẽ dạy cho con, con nay đã thọ xong giới cụ túc.

Trong pháp Thích sư tử,
Tất cả diệu thiện tụ,
Sâu rộng không bờ mé.
Vào biển báu công đức,
Là nguyện của Luân vương,
Thiên vương, Thiện pháp vương,
Thường cầu làm Sa-môn,
Không được nhưng con được.
Siêng năng hành ba nghiệp,
Phật pháp vô lượng môn.
Người thường nhớ nghĩ pháp,
Đạt được trí vô ngại.
Như hoa sen trong nước,
Mỗi ngày một tăng trưởng,
Con cũng tin như thế,
Giới, văn, định, huệ tăng.
Những giới khác đã chế,
Hòa thượng sư sẽ dạy.
Trong chúng đảnh lễ xong,
Vui vì được như ý.

9.Văn Kết Tiểu Giới (Giới Tràng):

Trước xướng tướng bốn phương của tiểu giới làm ranh giới rồi mới bạch nhị yết ma kết:

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo _____ đã xướng tướng bốn phương của tiểu giới, Tăng nay ở trong tiểu giới này kết làm giới tràng. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay ở trong tướng bốn phương của tiểu giới này kết làm giới tràng. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tăng nay ở trong tướng bốn phương của tiểu giới này kết làm giới tràng, các trưởng lão nào chấp thuận, Tăng nay ở trong tướng bốn phương của tiểu giới này kết làm giới tràng thì im lặng; ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận ở trong tướng bốn phương của tiểu giới này kết làm giới tràng xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

10. Văn Kết Đại Giới:

Trước xướng tướng bốn phương của đại giới làm ranh giới rồi mới bạch nhị yết ma kết:

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo tên _____ đã xướng tướng bốn phương của đại giới, bên trong tướng bốn phương này là tướng của nội giới. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay ở trong tướng nội giới này kết làm đại giới cùng ở chung, cùng bố tát. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tăng nay ở trong tướng nội giới này kết làm đại giới cùng ở chung, cùng bố tát. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng nay ở trong tướng nội giới này kết làm đại giới cùng ở chung, cùng bố tát thì im lặng; ai không chấp thuận thì nói.

Tăng đã chấp thuận ở trong tướng nội giới này kết làm đại giới cùng ở chung, cùng bố tát xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

11. Văn Kết Giới Không Lìa Y:

Đại đức tăng lắng nghe, Tăng ở trong nội giới cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới, trừ tụ lạc và giới tụ lạc, trừ A-lan-nhã và các nhà ra, phần còn lại kết giới không mất y. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng ở trong nội giới cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới, trừ tụ lạc và giới tụ lạc, trừ A-lan-nhã và các nhà ra, phần còn lại kết giới không mất y. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tăng ở trong nội giới cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới, trừ tụ lạc và giới tụ lạc, trừ A-lan-nhã và các nhà ra, phần còn lại kết giới không mất y. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng ở trong nội giới cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới, trừ tụ lạc và giới tụ lạc, trừ A-lan-nhã và các nhà ra, phần còn lại kết giới không mất y thì im lặng. Ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận Tăng ở trong nội giới cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới, trừ tụ lạc và giới tụ lạc, trừ A-lan-nhã và các nhà ra, phần còn lại kết giới không mất y xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

12. Văn Giải Đại Giới:

Văn giải tiểu giới cũng nương theo văn này.

Đại đức tăng lắng nghe, Tăng đã kết đại giới cũ cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay xả đại giới cũ cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tăng đã kết đại giới cũ cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới. Tăng nay xả giới cũ cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng nay xả đại giới cũ cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới thì im lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận xả đại giới cũ cùng một trú xứ, cùng một thuyết giới xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

13. Văn Sai Người Coi Ngó Công Việc Cho Tăng:

Người coi ngó công việc cho Tăng có mười bốn hạng người, nếu thành tựu năm pháp: Không tùy ái, không tùy sân, không tùy si, không tùy sợ, biết rõ công việc thì nên sai như sau:

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo tên ____ có thể làm người tri thực cho Tăng. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay sai Tỳ-kheo ____ làm người tri thực cho Tăng. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo tên _____ có thể làm người tri thực cho Tăng, Tăng nay sai Tỳ-kheo _____ làm người tri thực cho Tăng. Các trưởng lão nào chấp thuận, Tăng sai Tỳ-kheo _____ làm người tri thực cho Tăng thì im lặng. Ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận Tăng sai Tỳ-kheo _____ làm người tri thực cho Tăng xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Như thế cho đến sai mười bốn hạng người đều bạch nhị yết ma sai giống như trên.

14. Văn Thọ An Cư:

Phật nói năm chúng nên an cư, Tỳ-kheo Hạ tòa đối trước Thượng tòa thọ an cư nên từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch rằng:

Trưởng lão nhớ nghĩ, con Tỳ-kheo _____ ở trong trú xứ này hạ an cư ba tháng trước, nương tụ lạc _____ là chỗ nên đi, phòng xá nếu có hư hoại sẽ tu bổ (3 lần).

Thượng tòa nói: Cẩn thận chớ buông lung.

Hạ tòa đáp: Xin thọ trì.

15. Văn Thọ Pháp Bảy Ngày Xuất Giới:

Trưởng lão nhớ nghĩ, con Tỳ-kheo _____ ở trong đây hạ an cư, nay có duyên sự xin thọ pháp bảy ngày xuất giới, việc xong sẽ trở về đây an cư và tự tứ (3 lần).

16. Văn Thọ Pháp Ba Mươi Chín Ngày Xuất Giới:

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo _____ vì việc Tăng nên xin thọ pháp ba mươi chín ngày xuất giới, việc xong sẽ trở về trong đây an cư và tự tứ. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Tỳ-kheo _____ vì việc Tăng nên xin thọ pháp ba mươi chín ngày xuất giới, việc xong sẽ trở về trong đây an cư và tự tứ. Bạch như vậy.

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo _____ vì việc Tăng nên xin thọ pháp ba mươi chín ngày xuất giới, việc xong sẽ trở về trong đây an cư và tự tứ. Các trưởng lão nào chấp thuận cho Tỳ-kheo ____ vì việc Tăng nên xin thọ pháp ba mươi chín ngày xuất giới, việc xong sẽ trở về trong đây an cư và tự tứ thì im lặng. Ai không chấp thuận thì nói. Tăng đã chấp thuận cho Tỳ-kheo _____ vì việc Tăng nên xin thọ pháp ba mươi chín ngày xuất giới, việc xong sẽ trở về trong đây an cư và tự tứ xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

17. Văn Một Tỳ-Kheo Tâm Niệm Bố Tát:

Hôm nay là ngày thứ mười bốn (hoặc mười lăm), Tăng thuyết giới bố tát, con Tỳ-kheo, cũng thuyết giới bố tát (3 lần)

18. Văn Nói Ba Lần Bố Tát Của Hai, Ba Người:

Trưởng lão nhớ nghĩ, hôm nay là ngày thứ mười bốn (hoặc mười lăm), Tăng thuyết giới bố tát, trưởng lão biết con thanh tịnh, nhớ giữ không ngăn đạo pháp

19. Văn Gởi Dục:

Trưởng lão nhớ nghĩ, tôi Tỳ-kheo ____ việc Tăng như pháp xin gởi dục và thanh tịnh trong kỳ thuyết giới bố tát này, xin cầm lấy thẻ giùm tôi (3 lần).

20. Văn Đến Trong Tăng Thuyết Dục:

Trưởng lão nhớ nghĩ, hôm nay là ngày Tăng thuyết giới bố tát, Tỳ-kheo tên __, __ việc Tăng như pháp xin gởi dục và thanh tịnh.