thập tứ quá loại

Phật Quang Đại Từ Điển

(十四過類) Cũng gọi Thập tứ chủng tương tự quá loại.Tiếng dùng trong Nhân minh. Chỉ cho 14 lỗi thuộc về Tự năng phá do vị tổ của Nhân minh cũ là Túc mục tiên nhân nêu ra. Tự là tương tự, nghĩa là chỉ ang áng như Chân năng phá chứ không phải đúng Chân năng phá. Những lỗi như thế gọi là Tương tự quá loại. Đó là: 1. Đồng pháp tương tự quá loại: Lỗi cố ý cho Dị dụ (vốn chính xác) là Đồng dụ với hi vọng phá được lập luận đúng đắn của đối phương. 2. Dị pháp tương tự quá loại: Lỗi cố ý cho Đồng dụ (vốn chính xác) là Dị dụ để phản bác luận thức của đối phương. 3. Phân biệt tương tự quá loại: Lỗi không thể phân biệt được mà cưỡng phân biệt để phá lậpluậncủa địch luận. 4. Vô dị tương tự quá loại: Lỗi đối với pháp đồng loại cưỡng nêu ra các điểm khác biệt để nạn phá. 5. Khả đắc tương tự quá loại: Đối với Nhân(lí do) chính xác cưỡng nói có lỗi, rồi dùng Nhân khác để bắt bẻ Nhân chính xác.6. Do dự tương tự quá loại: Lỗi đối với Nhân chính xác cưỡng viện cớ do dự để thành lậpnghĩa dị biệt. 7. Nghĩa chuẩn tương tự quá loại: Lỗi y cứ vào nghĩa của người lập luận mà đảo ngược lập lượng để nạn phá. 8. Chí bất chí tương tự quá loại: Lỗi dựa vàoquỉbiện để luận về chí, bất chí của Tông(mệnh đề) và Nhân(lí do). 9. Vô nhân tương tự quá loại: Đối với Tông của luận thức chính xác phân tích một cáchquỉbiện về 3 thời trước, sau, đồng thời của Nhân khiến rơi vào tình trạng vô nhân để nạn phá. 10. Vô thuyết tương tự quá loại: Lỗi cho rằng trước khichưanói ra Nhân thì không thể thành lập luận chứng, do đó, thành lập Tông tương phản để nạn phá. 11. Vô sinh tương tự quá loại: Trước khi tiền trần(chủ từ) của Tông sinh khởi thì lẽ ra không có Nhân, nhưng thành lập nghĩa trái với nghĩa của người lập luận, cho nên phạm lỗi này. 12. Sở tác tương tự quá loại: Lỗi do phân biệt Nhân, Dụ để cưỡng lập nạn vấn giả dối.13. Sinh quá tương tự quá loại: Vì tìm cầu Nhân đồng dụ nên không lỗi mà thành có lỗi. 14. Thường trụ tương tự quá loại: Lỗi chủ trương các pháp thường không xa lìa tự tính nên là thường trụ, âm thanh luôn không lìa tính vô thường nên cũng là pháp thường trụ. [X. luận Nhân minh chính lí môn; Nhân minh chính lí môn luận bản; Nhân minh luận sớ minh đăng sao Q.6, phần cuối; Nhân minh thập tứ tương tự quá loại lược thích (Duy hiền, Hiện đại Phật giáo học thuật tùng san, 21)]. (xt. Nhân Minh).