thập trụ tâm

Phật Quang Đại Từ Điển

(十住心) Gọi tắt: Thập trụ. Chỉ cho 10 trạng thái của tâm, do ngài Không hải–vị tăng người Nhật bản thuộc tông Chân ngôn– căn cứ vào kinh Đại nhật, luận Bồ đề tâm… mà đề xướng. Đó là: 1. Dị sinh đê dương tâm: Phàm phu (dị sinh) như con dê đực(đê dương), suốt đời chỉ biết sống theo bản năng là thực dục và tính dục, ác nhiều, thiện ít. 2. Ngu đồng trì trai tâm: Như đứa trẻ ngu si(ngu đồng), ngẫu nhiên cũng phát tâm giữ trai giới, dùng đạo đức nhân gian để phản tỉnh chính mình và có tâm thận trọng trong các hành vi ngày thường. Tâm này tương đương với Nhân thừa. 3. Anh đồng vô úy tâm: Như trẻ nít trong vòng tay ôm ấp của mẹ, không hề sợ hải điều gì; nhờ lòng tin sau khi chết được lên cõi trời mà được an tâm về mặt tông giáo. Đây tương đương với Thiên thừa. Ba tâm trên thuộc về tư tưởng thế tục, các tâm sau đây mới là tư tưởng Phật giáo. 4. Duy uẩn vô ngã tâm: Tuy biết tất cả pháp đều do 5 uẩn giả hòa hợp mà thành, cũng biết lí vô ngã, nhưng vẫn cố chấp 5 uẩn là có thật. Đây tương đương với Thanh văn thừa nương theo giáo pháp Tứ đế mà cầu quả A la hán. 5. Bạt nghiệp nhân chủng tâm: Quán xét 12 nhân duyên, diệt hết hạt giống của hoặc nghiệp nhân duyên, ra khỏi 3 cõi. Đây tương đương vớiDuyên giác thừa. 6. Tha duyên đại thừa tâm: Tha duyên đồng nghĩa với vô duyên. Nghĩa là dùng tâm từ bi tuyệt đối để cứu độ chúng sinh. Tâm này thuộc tông Pháp tướng. 7. Giác tâm bất sinh tâm: Giác ngộ tâm tính vốn chẳng sinh chẳng diệt; đây là cảnh giới Bát bất trung đạo của tông Tam luận.8. Nhất đạo vô vi tâm(cũng gọi Như thực nhất đạo tâm): Như thực tỏ ngộ chân lí tuyệt đối. Đây là cảnh giới Nhất thực trung đạo của tông Thiên thai. 9. Cực vô tự tính tâm: Giác ngộ tất cả muôn vật đều không có tự tính, chỉ là cảnh giới dochân như tùy duyên mà hiển hiện. Tâm này thuộc tông Hoa nghiêm. 10. Bí mật trang nghiêm tâm: Mở bày sự sâu kín của tâm địa, tất cả công đức đều trang nghiêm viên mãn. Đây là cảnh giới củatông Chân ngôn. Luận Thập trụ tâm cho rằng mục đích của thuyết Thập trụ tâm trên đây là hiển bày tướng chuyển lên(tiến lên) của hành giả Chân ngôn theo quá trình tu tập, vì thế xưa nay cho Thập trụ tâm là pháp tướng Cửu hiển thập mật. Trái lại, Bí tạngbảo thược thì chủ trương mục đích của Thập trụ tâm là phân định thứ lớp cạn sâu của Hiển giáo và Mật giáo, vì thế xưa nay cho Thập trụ tâm là giáo tướng Cửu hiển nhất mật.Đối với giáo phán Thập trụ tâm này, giới Phật giáo Nhật bản, bắt đầu là tông Thiên thai, rồi đến các tông Tịnh độ, Nhật liên… đều bắt bẻ. Còn trong Chân ngôn tông giáo thời vấn đáp quyển 2 của ngài An nhiên thuộc Thai mật cũng nêu ra 5 lỗi, cho rằng giáo phán này trái với kinh Đại nhật, kinh Kim cương đính, kinh Thủ hộ, luận Bồ đề tâm và luậnthuyết của các nhà.[X. Bí tạngbảo thược Q.thượng, hạ; Pháp hoa chân ngôn thắng liệt sự (Nhật liên)].