thập tông

Phật Quang Đại Từ Điển

(十宗) Chỉ cho 10 tông của Phật giáo do tông Hoa nghiêm phân loại và phán định theo chủ trương giáo nghĩa của các tông ấy. Đó là: 1. Ngã pháp câu hữu tông: Tông này chủ trương ngã chủ quan và sự vật khách quan đều có thật, tồn tại. Nhân thiên thừa nói về giáo nghĩa thiện ác báo ứng và các bộ phái như Độc tử bộ… trong Tiểu thừa đều thuộc về tông này. 2. Pháp hữu ngã vô tông: Tông này chủ trương sự vật khách quan trùm khắp trong 3 đời và có thật, pháp thể hằng hữu, nhưng không có ngã chủ quan. Các bộ phái như Thuyết nhấtthiếthữu bộ của Tiểu thừa thuộc về tông này. 3. Pháp vô khứ lai tông: Tông này chủ trương tất cả pháp ở hiện tại có thực thể, còn các pháp ở quá khứvàvị lai thì không có thực thể. Các bộ phái như Đại chúng bộ… thuộc về tông này. 4. Hiện thông giả thực tông: Tông này chẳng những nói các pháp quá khứ, vị lai không có thực thể mà đối với cả các pháp hiện tại cũng chủ trương có giả có thực. Vạn hữu được chia làm 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, trong đó, pháp 5 uẩn có thực thể, còn 12 xứ, 18 giới là sở y, sở duyên, thuộc pháp tích tụ, là giả có chứ không phảithậtcó. Thuyết giả bộ, luận Thành thực… thuộc tông này. 5. Tục vọng chân thực tông: Tông này chủ trương muôn pháp thế tục đều là hư dối, chỉ có chân lí Phật giáo nói về chân đế xuất thế gian là có thật. Thuyết xuất thế bộ thuộc về tông này. 6. Chư pháp đãn danh tông: Tông này chủ trương tất cả sự vật thế gian, xuất thế gian, hữu lậu, vô lậu đều chỉ có cái danh chứ không có thực thể. Các bộ phái như Nhất thuyết bộ… thuộc về tông này. 7. Nhất thiết giai không tông: Chủ trương tất cả muôn pháp thảy đều là chân không. Chânkhôngnày chẳng phải là cái không mà tâm mê vọng có thể hiểu thấu được, đó là bản lai vô phân biệt tức không. Chỉ cho kinh Bát nhã. 8. Chân đức bất không tông: Muôn pháp cuối cùng trở về nhất chân như, vì thế tông này gọi chân như bị phiền não che lấp là Như lai tạng và chủ trương Như lai tạng có công đức chân thực, cho nên thể bất không, có vô số tính chất thanh tịnh. Chung giáo trong 5 giáo thuộc về tông này, tức chỉ cho kinh Lăng nghiêm. 9. Tướng tưởng câu tuyệt tông: Chân lí là cảnh giới trong đó đối tượng khách quan và tâm chủ quan đều vắng bặt, dứt tướng đối đãi, bất khả thuyết, bất khả tư nghị, là Đốn giáo trong 5 giáo. Như thuyết Mặc bất nhị trong kinh Duy ma thuộc về tông này. 10. Viên minh cụ đức tông: Chủ trương muôn pháp mỗi mỗi đều đủ tất cả công đức, hết thảy hiện tượng không ngăn ngại nhau, có quan hệ lẫn nhau trùng trùng vô tận. Biệt giáo Nhất thừa của Hoa nghiêm thuộc về tông này. Mười thuyết được trình bày trên đây có mối quan hệ mật thiết với thuyết Ngũ giáo, thu chép và giải thích Thánh giáo trong một đời đức Phật, cùng suốt các lí, trong đó từ tông thứ nhất đến tông thứ 6 thuộc về Tiểu thừa giáo, tông thứ 7 là Đại thừa thủy giáo, tông thứ 8 là Đại thừa chung giáo, tông thứ 9 là Đốn giáo và tông thứ 10 là Viên giáo, cho nên gọilàThập tông thu giáo. Còn theo Hoa nghiêm huyền đàm quyển 8 của ngài Trừng quán thì tông thứ 7 thuộc về Tam tính không hữu tông, là Tướng thủy giáo chủ trương Tam tính tam vô tính; tông thứ 8 thuộc Chân không tuyệt tướng tông, tương đương với Tướng tưởng câu tuyệt tông nói ở trên; tông thứ 9 thuộc Không hữu vô ngại tông, tương đươngvới Chân đức bất không tông; tông thứ 10 thuộc Viên dung cụ đức tông, tương đương với Viên minh cụ đức tông. Ngài Pháp tạng lấyTính tướng dung hội(thừa nhận bản thể và hiện tượng dung hợp nhất trí) làm chủ, ngài Trừng quán thì biểu thị tính tướng quyết phán(chủ trương bản thể và hiện tượng có phân chia riêng biệt). Lại trong Bát tông giáo phán của tông Pháp tướng thì từ tông thứ nhất đến tông thứ 6 giống với 6 tông đầu trong 10 tông, tông thứ 7 Thắng nghĩa giai không tông là thuyết của kinh Bát nhã và Tam luận; tông thứ 8 Ứng lí viên thực tông là thuyết của các kinh Thâm mật, Pháp hoa, Hoa nghiêm… hoặc là thuyết của các ngài Thế thân, Vô trước… [X. Pháp hoa huyền tán Q.1 (Khuy cơ)]. (xt. Ngũ Giáo Thập Tông).