thập tam sự pháp

Phật Quang Đại Từ Điển

(十三事法) Chỉ cho 13 hành pháp mà người xuất gia phải tuân giữ. Tức 4 việc liên quan đến khất thực, 4 việc liên quan đến uy nghi và 5 việc về phiền não. 1. Bốn việc liên quan đến khất thực là: a. Trụ chính giới: Khi vàolàng xóm khất thực, phải thu nhiếp thân tâm, an trụ nơi chính giới. b. Trụ chính uy nghi: Khi khất thực phải giữ đúng uy nghi, làm cho người sinh tâm kính tin. c. Trụ chính mệnh: Phải y theo Phật giới, khất thực để nuôi thân tu đức, phải xa lìa 5 thứ tà mệnh thực. d. Trụ chính giác: Nên biết thân là gốc khổ, biết nhàm chán xa lìa, chỉ vì tu đạo mà xin ăn để trừ bệnh đói khát của thân, không tham nhiều làm trở ngại đạo nghiệp. 2. Bốn việc liên quan đến uy nghi là: a. Y pháp: Lúc kinh hành trong đạo tràng hay khi vào khất thực trong làng xóm, phải y theo phép bước đi khoan thai chậm rãi.b. Y thời: Nên nghĩ đến vô thường nhanh chóng, ngày đêm phải tự thức tỉnh. c. Y xứ: Mong cầu niềm vui tĩnh lặng vô vi, xa chỗ ồn ào, ở nơi vắng vẻ, tư duy diệt trừ gốc khổ. d. Y thứ: Ở trong đại chúng phải ngồi Số TT Danh hiệu Phật, Bồ tát Thùy tích Ngày Kỵ Bất động minh vương Thích ca Như lai Văn thù Bồ tát Phổ hiền Bồ tát Địa tạng Bồ tát Di lặc Bồ tát Dược sư Như lai Quan âm Bồ tát Thế chí Bồ tát Di đà Như lai A súc Như lai Đại nhật Như lai Hư không tạng Bồ tát 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Tuần thứ 1 Tuần thứ 2 Tuần thứ 3 Tuần thứ 4 Tuần thứ 5 Tuần thứ 6 Tuần thứ 7 100 ngày Tiểu tường (1 năm) 3 năm 7 năm 13 năm 33 năm Tần quảng vương Sơ giang vương Tống đế vương Ngũ quan vương Diêm ma vương Biến thành vương Thái sơn vương Bình đẳng vương Đô thị vương Ngũ đạo chuyển luân vương theo thứ tự tuổi hạ, không ngồi trên người thụ giới trước mình. 3. Năm việc lìa phiền não là: a. Li tham: Đã trụ nơi chính giới, phải chế phục 5 căn, không sinh tâm tham đắm. b. Li sân: Lấy từ bi làm gốc, nhẫn chịu lời ác, nhục mạ như uống nước cam lộ, không sinh tức giận. c. Li thủ trước: Dùng trí tuệ quán xét thân mình và ngoại vật đều hư huyễn, không vọng sinh chấp trước. d. Li thô khoáng: Dùng sự dịu dàng hòa thuận để thành tựu đức tính thanh nhã, dứt bỏ tính khí thô bạo cục cằn. e. Li kiêu mạn: Khiêm nhường nhũn nhặn, không tự khoe mình có đức. [X. Giáo thừa pháp số; Đại minh tam tạng pháp số Q.44].