thập nhị nhân duyên

Phật Quang Đại Từ Điển

(十二因緣) Phạm: dvādaśāṅgapratītya-samutpāda. Cũng gọi Nhị lục chi duyên, Thập nhị chi duyên khởi, Thập nhị nhân duyên khởi, Thập nhị duyên khởi, Thập nhị duyên sinh, Thập nhị duyên môn, Thập nhị nhân sinh. Chỉ cho 12 điều kiện(tức 12 Hữu chi) cấu thành sự sinh tồn của loài hữu tình. I. Theo giáo nghĩa cơ bản nói trong kinh A hàm thì 12 nhân duyên là: Vô minh (Phạm: Avidỳa), Hành (Phạm: Saôskàra), Thức (Phạm: Vijĩàna), Danh sắc (Phạm:Nàma-rùpa), Lục xứ (Phạm: Wađ-àyatana), Xúc (Phạm: Sparza), Thụ (Phạm:Vedanà), Ái (Phạm:Tfwịà), Thủ (Phạm: Upàdàna), Hữu (Phạm: Bhava), Sinh (Phạm:Jàti) và Lão tử (Phạm:Jaràmuraịa). Cứ theo kinh Đại duyên phương tiện trong Trường a hàm quyển 10 thì nhân nơi si mà có hành, nhân hành có thức, nhân thức có danh sắc, nhân danh sắc có lục nhập(lục xứ), nhân lục nhập có xúc, nhân xúc có thụ, nhân thụ có ái, nhân ái có thủ, nhân thủ có hữu, nhân hữu có sinh, nhân sinh mà có các đại hoạn: Lão, tử, ưu, bi, khổ não nhóm họp, đó chính là ấm duyên đại khổ này. Trong 12 chi này, mỗi chi trước là nhân sinh khởi của chi sau, nếu chi trước diệt thì chi sau cũng diệt, bởi thế trong kinh dùng câu (Đại 1, 67 thượng): Do đây có nên kia có, đây sinh nên kia sinh; (…) do đây không nên kia không, đây diệt nên kia diệt để nói rõ mối quan hệ nương nhau, đợi nhau của tất cả các hiện tượng. Trong kinh A hàm, ngoài thuyết Thập nhị duyên khởi ra, còn có các thuyết Thập chi, Cửu chi, Bát chi, Thất chi duyên khởi…, nhưng nói theo nghĩa rộng, tất cả các thuyết vừa kể đều bao hàm trong thuyết Thập nhị nhân duyên. Kinh Tạp a hàm quyển 12 cho rằng phápDuyên khởi là chân lí vĩnh hằng bất biến, đức Phật nhờ quán xét chân lí này mà được khai ngộ, đồng thời chỉ bày pháp này cho chúng sinh tu tập. Nếu đứng về phương diện giá trịvàý nghĩa sự sống còn của loài hữu tình mà quán xét ý nghĩa của 12 duyên khởi thì 12 duyên khởi cho thấy những khổ não của đời sống con người hình thành như thế nào (Lưu chuyển môn) và làm thế nào để diệt trừ khổ não mà đạt đến khai ngộ(Hoàn diệt môn). Tức sự sinh tồn(Hữu) của loài người bắt đầu từ sự hoạt động của Thức, các hoạt động của Thức trở thành kinh nghiệm sinh hoạt (Hành), rồi lại do sự tích lũy các hoạt động mà hình thành nội dung của Thức; nhưng sự hoạt động của Thức là thông qua các khí quan cảm giác(tức Lục nhập: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) mà tiếp xúc(Xúc) với các đối tượng của sự nhận thức(tức tất cả tâm, vật– Danh sắc), đây là việc cảm nhận (Thụ)về mặt chủ quan. Thức của phàm phu lấy Vô minh làm nội tướng, lấy khát ái(Ái, tham yêu không chán) làm ngoại tướng, khát ái là tướng căn bản của Thức, rồi từ đó phát triển mà nắm giữ lấy tất cả làm ngã để trở thành ngã chấp(Thủ), Thức được huân tập bởi các hoạt động nhiễm ô này mà phải trải qua các nỗi thống khổ của cảnh sống, già, chết… vô thường ở thế gian. Trái lại, bậc Thánh nhờ diệtđược vô minh và khát ái mà các nỗi thống khổ sinh, già, chết của thế gian cũng diệt. II. Luận Câu xá quyển 9 nêu ra 4 cách giải thích về Thập nhị duyên khởi như sau:1. Sát na duyên khởi: Tức khoảng 1 sát na, trong tâm có đủ 12 chi, chẳng hạn như trong khoảng nháy mắt do lòng tham mà giết hại thì ngay giây phút ấy trong tâm đầy đủ ngu si, vô minh, nên mới nảy sinh ý giết hại. 2. Liên phược duyên khởi: Tức 12 chi này liên tục không gián đoạn, hình thành mối quan hệ nhân trước quả sau. 3. Phần vị duyên khởi: Chẳng hạn như sự giải thích về 2 lớp nhân quả trong 3 đời thì 12 chi phần là biểu thị quá trình và trạng thái sinh tử lưu chuyển của hữu tình.4. Viễn tục duyên khởi: Chỉ cho sự liên tục duyên khởi của 12 chi có thể cách xa nhiều đời. Hữu bộ sử dụng thuyết Phần vị(2 lớp nhân quả trong 3 đời), cho Vô minh và Hành là phần vị của hữu tình khi khởi phiền não tạo nghiệp ở đời quákhứ, tức chỉ cho thân tâm(5 uẩn). Nương vào 2 nhân ở đời quá khứ này, trong cái sát na đầu tiên khi tâm thức vừa gá sinh vào thai mẹ, thì phần vị của hữu tình ấy là Thức; từ sát na thứ 2 sau khi gá sinh trở lại, thì phần vị chưa đủ 6 căn được gọi là Danh sắc; phần vị đã đầy đủ 6 căn khi còn ở trong thai, gọi là Lục xứ; phần vị sau khi sinh ra chỉ có cảm giác tiếp xúc, cho đến 2,3 tuổi, gọi là Xúc; các phần vị từ khoảng 4,5 tuổi, chođến14, 15 tuổi, tính cảm nhận rất nhạy và mạnh, gọi là Thụ; từ Thức đến Thụ là 5 quả đời hiện tại. Từ 16, 17 tuổi trở đi, ái dục phát triển mạnh mẽ nên gọi là Ái; từ 30 tuổi về sau, tâm tham đắm rất sâu nên gọi là Thủ; các phần vị tạo nghiệp như thế gọi là Hữu; ba phần vị Ái, Thủ, Hữu gọi là nhân đời hiện tại. Phần vị do nhân này cảm sinh ở đời vị lai gọi là Sinh; từ đó đến già và chết gọi là Lão tử; 2 phần vị này thuộc về 2 quả đời vị lai. Như vậy, Phần vị duyên khởi được chia làm 3 đời quá khứ, hiện tại, vị lai, lại lập 2 lớp nhân quả để giải thích, gọi là Tam thế lưỡng trùng nhân quả, đồ biểu như sau:(xem đồ biểu cuối trang). Trong nhân bao hàm hoặc và nghiệp, còn quả thì chính là khổ, cho nên 12 duyên khởi thuộc về 3 đường Hoặc, Nghiệp, Khổ nhân quả không dứt, không đầu không cuối. Kinh bộ không tán đồng thuyết của Hữu bộ, chủ trương Vô minh chẳng phải chỉ chỉ cho vô trí ở quá khứ, cũng chẳng phải chỉ cho 5 uẩn. Ba đời hai lớp nhân quả Quá Khứ Hành Vô minh Vị Lai Lão tử Sinh Hiện Tại Hữu Thủ Ái Thụ Xúc Lục xứ Danh sắc Thức Hai quả vị lai Ba nhân hiện tại Năm quả hiện tại Hai nhân quá khứ Quá khứ hiện tại một lớp nhân quả Hiện tại vị lai một lớp nhân quả III. Cứ theo luận Thành duy thức quyển 8 thì từ Vô minh đến Hữu là nhân, Sinh và Lão tử là quả, cho nên lập một lớp nhân quả. Nhân và quả phải khác đời, do đó mà lập một lớp nhân quả trong 2 đời. Hai chi Vô minh và Hành là nhân của 5 chi từ Thức đến Thụ, vì thế 2 chi là năng dẫn, 5 chi là sở dẫn, 7 chi này cũng được gọi chung là Khiên dân nhân. Vì 3 chi Ái, Thủ, Hữu làm nhân, có năng lực sinh ra 2 chi Sinh và Lão tử ở vị lai, cho nên 3 chi được gọi là Năng sinh chi, hoặc gọi là Sinh khởi nhân; còn 2 chi Sinh và Lão tử thì được gọi là Sở sinh chi, hoặc gọi là Sở dẫn sinh.IV. Tông Thiên Thai lập 4 loại Thập nhị nhân duyên là Tư nghị sinh diệt, Tư nghị bất sinh bất diệt, Bất tư nghị sinh diệt và Bất tư nghị bất sinh bất diệt, rồi đem phối hợp với 4 giáo Hóa pháp(Tạng, Thông, Biệt, Viên). Viên giáo gọi 12 nhân duyên là Phật tính, tức biểu thị ý nghĩa tất cả hiện tượng do nhân duyên sinh đều là lí Trung đạo. Quán 12 duyên khởi và quán 4 đế đều là pháp quán trọng yếu của Phật giáo, theo truyền thuyết, đức Thích tôn nhờ các pháp quán này mà khai ngộ chứng quả. Cứ theo luận A tì đạt ma tạp tập quyển 4 thì từ Vô minh và Hành theo thứ tự quán xét sự sinh khởi của mê, gọi là Tạp nhiễm thuận quán; các chi Lão tử… mỗi chi đều lập 4 đế khổ, tập, diệt, đạo, theo thứ tự ngược quán xét sự sinh khởi của mê, gọi là Tạp nhiễm nghịch quán. Theo thứ tự thuận do Vô minh diệt nên Hành diệt… mà quán ngộ hiện thành thì gọi là Thanh tịnh thuận quán. Theo thứ tự nghịch do Lão tử diệt nên Sinh diệt… mà quán ngộ hiện thành thì gọi là Thanh tịnh nghịch quán. Cứ theo luận Đại tì bà sa quyển 24 thì quán Lưu chuyển môn do mê sinh khởi là quán 10 chi trừ Vô minh và Hành, còn quán Hoàn diệt môn do ngộ mà hiện thành là quán 12 chi. Nhưng theo Đại phẩm luật bằng tiếngPàli thì Lưu chuyển môn là thuận quán, Hoàn diệt môn là nghịch quán, đến nay, thuyết này vẫn còn được sử dụng. Tông Thiên thai chỉ ra rằng y theo 3 loại 12 nhân duyên quánlà 3 đời 2 lớp, 2 đời 1 lớp và sát na 1 niệm, theo thứ tự có thể phá trừ 3 kiến chấp là đoạn kiến(bao hàm thường kiến), trước ngã kiến và tính thực kiến. [X. kinh Niết bàn trong Trung a hàm Q.10; kinh Đại nhân trong Trung a hàm Q.24; phẩm Lục trọng trong kinh Tăng nhất a hàm Q.30; phẩm Phóng ngưu trong kinh Tăng nhất a hàm Q.46; Pháp hoa huyền nghĩa Q.2; Pháp hoa thứ đệ sơ môn Q.trung].