thập nhị nguyệt danh

Phật Quang Đại Từ Điển

(十二月名) Chỉ cho tên gọi 12 tháng theo lịch Ấn độ.Một tháng ở Ấn độ được tính từ ngày 16 tháng này(ngày trăng tròn)theo âm lịch, cho đến hết ngày 15 tháng sau. Tên các tháng được lập theo sự xuất hiện của các vì tinh tú vào ngày trăng tròn. Nửa tháng trước là khoảng thời gian 15 ngày tính từ ngày trăng tròn (16) đến ngày trăng mới (mồng 1 tháng sau), gọi là Hắc phần(phần đen), hoặc Hắc nguyệt(tháng đen); nửa tháng sau là khoảng thời gian 15 ngày bắt đầu từ trăng mới(ngày mồng 1) đến trăng tròn(ngày 16), gọi là Bạch phần(phần trắng), hoặc Bạch nguyệt(tháng trắng). Bởi thế,mộttháng của Ấn độ tương đương với khoảng thời gian từ ngày 16 tháng này đến ngày 15 tháng sau theo âm lịch (lịch Trung quốc). Một năm có 12 tháng chia làm 6 tiết, hoặc 2 hành. Lấy ngày Xuân phân làm đầu năm, sự vận hành từ Xuân phân đến ngày Thu phân là Bắc hành; sự vận hành từ Thu phân đến ngày Xuân phân là Nam hành. Lịch Thái âm xưa của Trung quốc lấy Kiến Dần làm đầu năm. Xuân phân phần nhiều rơi vào tháng 2, phối hợp tháng này với tháng thứ nhất của Ấn độ. Sự quan hệ giữa tên gọi 12 tháng, 12 chi và lịch Thái dương (Dương lịch) được đồ biểu như sau: Tên Tháng Chế đát la (Phạm:Caitra) Phệ xá khư (Phạm:Vaizàkha) Thệ sắt tra (Phạm:Jyaiwỉha) Át sa đồ (Phạm:Àwàđha) Thất la phạt noa (Phạm:Zravaịa) Bà la bát đà (Phạm:Bhàdrapada) Át thấp phược dữu xà (Phạm:Azvayuja) Ca lạt để ca (Phạm:Kàrttika) Mạt già thủy la (Phạm:Màrgazìrwa) Báo sa (Phạm:Pauwa) Ma già (Phạm:Màgha) Phả lặc lũ noa (Phạm:Phàlguna) Sao Giốc Sao Đê Sao Tâm Sao Cơ Sao Nữ Sao Thất Sao Lâu Sao Mão Sao TuySao Quỉ Sao Tinh Sao Dực Mão ThìnTỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi TýSửu Dần Tháng 3, 4 .Tháng 4, 5 .Tháng 5, 6. Tháng 6, 7. Tháng 7, 8 .Tháng 8, 9 .Tháng 9, 10 .Tháng 10, 11 .Tháng 11, 12 .Tháng 12, 1 .Tháng 1, 2 .Tháng 2, 3Tên Sao 12 Chi Lịch Thái Dương