THẬP NHỊ MÔN LUẬN TÔNG TRÍ NGHĨA KÝ
Sa-môn Thích Pháp Tạng trụ chùa Đại Nguyên ở kinh Tây soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN HẠ

THỨ HAI MÔN QUÁN CÓ QUẢ KHÔNG QUẢ .

Giải thích môn này lược có bốn trường hợp.

1. Giải thích tên, tên các môn đều có ba nghĩa:

a. Nêu quán trí là năng quán.

b. Nêu chỗ bỏ sót và nương gá làm môn, thì sở quán có quả không quả.

c. Nhập môn thấy chân, chính là chân không của văn dưới đều từ hai nghĩa trước nêu ra chương.

2. Ý có hai nghĩa:

a. Phẩm trước bác bỏ chung nhân duyên và quả đều không, nay nêu hữu vô trong nhân để nói rõ vô sinh.

b. Trước dùng nhân duyên và quả, tự tha hình đọat, để hiển bày vô sinh. Nay chính là hữu vô trong nhân nói về vô sinh vì làm cho chân không ở trước chuyển được rõ ràng. Vì làm cho người chấp có không tâm chuyển không chỗ nương tựa, cho nên có môn này.

3. Tông thú: trước trình bày sở bác bỏ gồm:

a. Ngoại đạo: Tăng-khư chấp trong nhân có quả, cái Vệ-thế chấp trong nhân không có quả, Ni-kiền-tử chấp trong nhân vừa có quả vừa không có quả.

Nhã-đề Chấp trong chẳng phải có nhân quả, chẳng phải không quả.

b. Tiểu thừa: Tát-bà-đa chấp trong nhân có tánh quả. Kinh Bộ chấp trong nhân không có thể của quả. Lại đại chúng Bộ chấp quá khứ vị lai là không, chính là trong nhân không có quả. Độc Tử Bộ chấp vừa có vừa không. Vì vô sự mà có tánh. Nghĩa Y theo Đại thừa pháp tướng mà nói phi hữu vô vì duyên đối đãi cho nên không có. Vì làm nhân cho nên chẳng phải không. Văn như thế đều là sở bác bỏ.

4. Hiển tông: Là do bốn trường hợp này làm lý do, đều không sinh khởi được, không có chỗ đối đãi phát sinh, ấy là tông sở nhập.

– Trong văn giải thích có bốn:

  1. Nêu chung.
  2. Giải thích riêng.
  3. Kết tông.
  4. Loại bỏ.

– Trong phần nêu chung có hai: a. Nêu sự sinh khởi của tông. b. Nêu tụng lập tông, điều này rất dễ hiểu. Trong giải thích riêng có hai:

1/ Nêu tụng lập ba chương môn.

2/ Vì sao v.v… trở xuống là giải thích, trong phần giải thích có ba:

a. Giải thích trong nhân có quả không phát sinh.

b. Giải thích không.

c. Giải thích đi chung.

Trong giải thích có quả không sinh có mười lăm lần.

Phá hằng sinh bất sinh, trong đó có bốn: a/ Nêu ra lỗi; b/ Nhắc lại chấp để bác bỏ; c/ Ngăn chống chế để bác bỏ; d/ Kết thành để bác bỏ.

Hai loại trước bác bỏ thẳng: Cho sẽ sinh đã sinh đồng chưa sinh thì đáng lẽ thường sinh, hai loại sau đoạt bác bỏ cho rằng chưa sinh đồng đã sinh thì đáng lẽ hằng bất sinh. Trong phần trước thứ hai là nhắc lại chấp để bác bỏ, lượng rằng: Nhân đáng lẽ sinh quả rồi lại sanh. Vì trong nhân thường có quả như chưa sinh quả của nhân, vì chưa sinh đồng với trường hợp nhân sinh không đổi. Cho nên trong nhân hằng có thường sinh, tứ chấp có này đáng lẽ lại sinh. Nghĩa là pháp quả này ở nhân sinh ra nhân đều là có. Ở nhân đã sinh, thì nhân sinh ra đâu được bất sinh, cho nên sinh rồi lại sinh, đó là vô cùng. Đây là lại sinh vô cùng.

Phần ngăn chống chế để bác bỏ cũng là thường bất sinh. Trong đó trước nhắc lại chống chế bên ngoài rằng: Đã sinh là sự thành, sự thành không cần sinh, chưa sinh là tánh có vì tánh có nên phải sinh.

Sau chánh bác bỏ rằng: Không có lý sinh, đã sinh rồi là có mà không sinh trở lại, chưa sinh cũng có, đáng lẽ cũng bất sinh. cho nên nói hoàn tòan không có lý sinh. cũng có lập lượng rằng: Nhân chưa sinh đáng lẽ không sinh quả. Vì trong nhân có quả, không có lý sinh. Như quả đã sinh, đây là lỗi thường bất sinh.

Nếu đã đồng chưa sinh thì đáng lẽ thường sinh. Nếu chưa đồng với đã sinh thì đáng lẽ thường bất sinh. Do có lỗi này cho nên thứ tư tổng kết vô sinh. Thứ hai đều có bác bỏ không ngang nhau.

Ý bác bỏ rằng: Nếu đã sinh, chưa sinh đều có được một sinh một không sinh, cũng có thể đã sinh và chưa sinh một có một không có. Nếu nói chưa là tánh có cho nên có sinh. Đã là sự có cho nên bất sinh, cũng có thể sinh cũng có hai thứ sinh.

1. Vì tánh sinh,

2. Vì sự sinh.

Trong văn bất sinh, trước nhắc lại chấp, sau là bác bỏ rất dễ hiểu.

3. Bác bỏ đã sinh và chưa sinh trái nhau. Trong đây trước chánh bác bỏ, sau giải thích thành.

Chánh bác bỏ: Sinh và chưa sinh đã trái nhau, chưa sinh là có, sinh rồi lẽ ra là không. Vì trái nhau như sáng và tối.

Trong giải thích: Hai cách làm cũng trái nhau. Chưa sinh vì có tướng làm, sinh rồi cũng có tướng làm. Đã sinh và chưa sinh trái nhau, tác tướng làm sao không trái nhau cho nên làm cho không đều. Cũng có thể do trường hợp biến đổi này mà mất đi bác bỏ thể. Nghĩa là chưa sinh đã là có, sau đó làm, sinh rồi lẽ ra mất tự thể vì mất giai đoạn chưa sinh.

4. Bác bỏ đã sinh chưa sinh không khác nhau.

Nếu ông không chấp nhận lỗi trái nhau thì rơi vào lỗi không sai. Lường rằng: Chưa sinh đáng lẽ chính là đã sinh, vì thể đều có không khác nhau. Giống như trước khi đã sinh lấy cái đã sinh để nêu tự thể tự thể không được một, nay lấy tự thể để tìm cái đã sinh, chưa sinh. Đã sinh, chưa sinh không được khác. Trong văn có ba ý đó là nêu, giải thích, kết rất dễ hiểu.

5. Bác bỏ trước thành vô dụng: Nghĩa là quả đã có trước, nhân không có dụng sinh. Như quả ở trong bình, cái bình không có dụng sinh ra quả. Cho nên nói làm rồi giống như không làm.

– Trong văn có ba ý:

  1. Chánh bác bỏ.
  2. Nêu ví dụ.
  3. Kết luận bác bỏ, rất dễ hiểu.

6. Bác bỏ đã có đáng lẽ phải thấy bác bỏ, trước bác bỏ là nếu quả có mà không thấy, thì dựa vào đâu để thấy biết nó có?

Lập Lượng rằng: Có là không có, vì không thấy, giống như không có một vật.

Kế là bác bỏ chống chế: Chống chế vì vô tướng chưa biến hoại cho nên không thấy, ý bác bỏ là: Trong đất sét chưa biến hoại không có tướng bình và trong đất sét cũng không có tướng ngựa. Hai điều này có gì khác nhau? Trong đất sét không có tướng ngựa cũng chính là không có tự thể ngựa, trong đất sét không có tướng bình há có được tự thể của cái bình? Lập lượng rất dễ hiểu, kết luận rất dễ hiểu. Lại trong đất sét không có tướng ngựa, không phải do không có ngựa. Trong đất sét cũng không có tướng bình, lấy gì biết có bình? cũng có lượng rất dễ hiểu. Sau đây cũng là tìm quả để bác bỏ tướng.

7. Bác bỏ cùng biến mất quả, có hai ý:

a. Chánh là bác bỏ,

b. Bác bỏ chống chế.

– Chánh bác bỏ có ba ý:

a. Bác bỏ vì biến đồng quả: Quả có biến cũng có. Nay đáng ra thấy được đây là bác bỏ dọc, mà thật v.v… trở xuống là y theo lý để kết là sai chính là đoạt bác bỏ.

b. Nếu cho rằng chưa biến v.v… trở xuống là bác bỏ quả đồng biến, biến không quả cũng không, thì mất đi pháp quả; vì biến lúc đầu không có, sau cũng không có. Vì trong tông kia nếu quả trước không sau hoàn toàn không sinh cho nên sự biến hoàn toàn không có được, vì biến hoàn toàn không có được thì quả cũng không bao giờ có.

c. Bác bỏ hữu vô bất định: Vì trái với chấp của mình, là trái với lời nói của mình. Văn có thể thấy.

Trong phần bác bỏ chống chế có bốn ý: a/ Người ngoài chống chế; b/ Chánh là bác bỏ; c/ lại chống chế; d/ lại bác bỏ.

Ý của người ngoài chống chế là nêu tám duyên của thế gian chứng minh biến là có mà không thị hiện cho nên các câu vấn hỏitrước đây đều ngược. Trong văn có ba:

  1. Câu đầu nêu tông của mình.
  2. Hể chúng sinh v.v… trở xuống là dẫn tự loại.
  3. Ông nói trong nhân v.v… trở xuống kết luận đả bác bỏ bác bỏ.

– Trong phần dẫn loại có bốn:

  1. Nêu.
  2. Trình bày.
  3. Giải thích.
  4. Kết luận: đều biết được ý của người ngoài lấy loại thứ tám làm lượng.

– Trong chánh bác bỏ có ba:

  1. Chọn chung khác nhau.
  2. Chọn riêng thứ lớp.
  3. Bác bỏ riêng phần thứ tám, vì từ đầu đến cuối là một, vì đều chắc chắn là có, nên không sửa đổi được.

Tỷ lượng rất dễ hiểu phần ba là lại chống chế rất dễ hiểu. Bốn là phần lại bác bỏ có ba:

1. Phá quả đồng với mất quả thô. Ông nói quả khi chưa sinh là tế thì quả thô trước đó là không. Trái với tông của tông.

2. Lại trong nhân là lấy tế đoạt bác bỏ mất quả thô nghĩa là nếu ông nói sinh rồi chuyển thô thì tế không phải quả. Vì không được nói quả tế là không thể được. Thô tế đều xem xét, thể của quả vốn không có.

3. Như thế v.v… trở xuống là kết luận trách tình chấp.

8. Trong phần bác bỏ tự hoại nhân quả gồm:

  1. Nhắc lại chấp nêu hoại.
  2. Vì sao v.v… trở xuống là giải thích hiển bày tướng hoại?

Trong đó trước giải thích nhân hoại. Vì nhân không có nhân, vì chỉ là chỗ nương ở của quả. Như quả ở trong cái rổ, cái rổ v.v… không phải là cái nhân của quả. Sợi tơ v.v… là pháp, cái bình dùng là dụ. Tỷ lượng rất dễ hiểu. Nếu nhân hoại v.v… trở xuống là giải thích quả hoại trước là bác bỏ đối đãi nhau, kế giải thích bác bỏ rất dễ hiểu.

9. Bác bỏ mất pháp cầu luống không.

Trong đây có ba ý:

1. Vì nêu lên không làm cho nên hoại quả. Nghĩa là nếu quả có trước vì có trước thì chẳng phải là việc làm. Vì chẳng phải việc làm nên không được gọi là quả, thì mất quả.

2. Vì sao v.v… trở xuống là giải thích vì không làm cho nên hoại nhân, cho là quả hoàn toàn không ở trong đó nói nhân là cái năng làm, vì không có cái năng làm thì không có nhân.

3. Như vậy v.v… trở xuống là kết luận tìm cầu luống không. Nghĩa là nhân quả đã đều không đâu cần vọng tìm nơi có không. Lại môn trước vì nhân hoại cho nên quả hoại, môn này quả hoại lại mất nhân, nhân lấy sinh quả làm năng tác, quả lấy từ sinh làm sở tác, quả đã có trước thì nhân mất công năng tác; quả hoại nghĩa tùng sinh. Cho nên nhân quả đều mất.

10. Bác bỏ lỗi tướng vô thể: Đây trả trách ở trước là tướng bình trong đất sét đâu khác, trước kia tìm thể tướng. Đây lại trả lời nêu tướng cho nên khác. Trong văn có ba:

  1. Dù có tìm tướng.
  2. Nêu ví dụ để chỉ việc ấy.
  3. Như thế v.v… trở xuống chính là đoạt bác bỏ thẳng tình chấp, đều rất dễ hiểu.

11. Bác bỏ quả không xuất xứ trong đây có ba:

  1. Nhắc lại quả không từ nhân.
  2. Nếu nhân không v.v… trở xuống là xét quả chính từ nhân.
  3. Nếu quả không v.v… trở xuống là kết luận nhân quả đều không.

12. Bác bỏ tự tại hai nhóm: trong đây có bốn:

a. Nêu chấp chỉ ra lỗi.

Lập lượng rằng: Quả đáng lẽ phải là thường, vì không từ làm ra, như tánh Niết-bàn.

b. Nếu quả v.v… trở xuống là hoại mất pháp hữu vi.

c. Nếu tất cả v.v… trở xuống là hoại mất pháp vô vi.

d. Kết luận quở trách, đều rất dễ hiểu.

13. Bác bỏ nhân nhân vô cùng.

Trong đây có hai ý: 1/ Chánh bác bỏ; 2/ Phá chống chế.

1. Chánh bác bỏ có ba ý:

a. Nhắc lại chấp chỉ ra lỗi.

b. Như nệm, v.v… trở xuống là dẫn loại, cũng y theo tình mà có nghĩa là trong nhân có quả, quả này lại làm nhân khác, trong nhân ấy lại có quả khác. Như thế thì vô cùng tận, theo kinh Niết-bàn nói: Như trong con bò trước có sữa, sữa này có váng cho đến đề hồ, cho nên trong con bò đã có sẳn năm vị.

Lại nói: Buổi sáng phải uống sữa, nay đã thấy hôi. Cho đến trong thức ăn lẽ ra phải có.

Lại bán ngựa cỏ, đáng lẽ lấy trong ngựa câu lại có ngựa câu như thế một con ngựa lẽ ra là một bầy ngựa là nghĩa ở đây.

c. Mà thật, v.v… trở xuống chính là y theo lý để bác bỏ không.

Cho là trong nhân trong quả quả quả đã là không, không cùng làm nhân, cho nên quả trong nhân chút không có.

2. Trong bác bỏ chống chế có bốn:

a. Nhắc lại chấp bác bỏ chung.

b. Vì sao v.v… trở xuống là giải thoát cái sai hiển bày để bác bỏ.Ý của bác bỏ là: Giống như hương đất phải đợi duyên phát khởi? Khi chưa phát khởi không thể gọi là quả. Vì ông lấy cái có thể hiểu làm quả. Nước là cái năng liễu, hương là cái có thể hiểu rõ. Vì là cái làm ra nên gọi là quả. Cái bình v.v… đã có trước, vì không phải là làm ra nên không phải quả.

c. Giải thích lại.

d. Kết luận bác bỏ, đều nên biết.

14. Bác bỏ đồng liễu rõ mất sự sinh khởi: Nghĩa là ông cho là nước phát ra hương địa chỉ là liễu nhân. Cái bình, v.v… cũng vậy, đáng lẽ phải gồm thành cái khác. Như đèn soi bình, vì cũng chiếu soi cái khác. Lại ông cho là tạo tác là quả, cho là hiểu rõ là quả. Nếu quả là tạo tác thì cái bình v.v… phải có trước, không tạo tác thì không gọi là quả. Nếu quả là do đất sét v.v… thì cái bình sao không cũng gồm sinh ra vật khác ư? Trong văn có bốn ý: a. Phá; b. Dụ; c. Hợp; d. Kết. Đều rất dễ hiểu.

15. Bác bỏ hai tác không thành? Vì quả có trước, vì sao này tạo tác, vì sao sẽ tạo tác? Tông kia chấp có hai khác nhau tác là mất cái chấp của mình. Trong văn trước trả lời sau kết luận rất dễ hiểu. Ở trên giải thích trước có chương bất sinh rồi.

– Đoạn lớn thứ hai: Trước không cũng bất sinh, có năm lượt:

1. Bác bỏ nhân đồng chẳng phải nhân có hai ý: a. Chánh là bác bỏ; b. Phá chống chế.

Trong bác bỏ chống chế gồm trước chống chế sau bác bỏ.

Trong phần bác bỏ có hai ý: a/ Đồng vô sinh dị quả; b. Đồng vô dị nhân. Tỷ lượng đều rất dễ hiểu.

Thứ hai là bác bỏ một nhân nhiều quả: Gồm chánh là bác bỏ và bác bỏ chống chế. Phần chánh bác bỏ y theo bác bỏ dọc: cho là một nhân lẽ ra sinh tất cả vật v.v… cho nên không có.

2. Nếu trong nhân v.v… trở xuống là đoạt bác bỏ. Cho rằng nếu không có nhân thì các nhân đối với các quả đều có năng lực có thể sinh ra quả. Nay các nhân đã có cái năng lực về quả của mình cho nên biết đều có nhân. Giống như cần dầu v.v… trở xuống là thì nêu lên việc để chỉ bày.

Trong bác bỏ chống chế Trước nhắc lại chấp để bác bỏ chung. Sau giải thích hiển bày nghĩa sai. Cho rằng từ mè có ra dầu là sinh, người đời nay luống dối cho là sinh, nhưng thật ra không có sinh không khác gì với cát. Cho nên tìm cầu trả lời thì không thành sinh. Lại do pháp gì mà biết có sinh.

Cho nên v.v… trở xuống là kết luận bác bỏ, quở trách chấp.

3. Bác bỏ do dự đồng nghi: có ba ý.

a. Nêu ý của mình: Cho rằng sợ người ngoài tuy không chấp rằng, trong nhân không quả. Thấy Luận chủ lấy cát để so sánh với mè, trong mè không có nghĩa bất thành, thì cho rằng Luận chủ cho điều ấy là có, ý muốn đổi thành không chấp có. Cho nên Luận chủ lại ngăn rằng: Ta không phải bác bỏ thẳng mà ông chấp là không, có đồng cũng bác bỏ. Cho nên nói: Bác bỏ tất cả nhân quả.

b. Nếu trong nhân v.v… trở xuống là giải thích tất cả không thành, nghĩa là ba nhân đều không thành sinh.

c. Cho nên v.v… trở xuống là kết đồng nghi: Nghĩa là ông chỉ nói thấy mè có ra dầu mà không biết trong mè là có hay không, hay là đều có đều không. Chính là ông đối với nhân của mình đồng nghi không rõ, đâu được thành sinh.

4. Bác bỏ tướng nhân không thành có hai ý:

a. Nhắc lại chấp nhân không thành.

b. Giải thích hiển bày tướng không thành. Trong đó trước giải thích nhân không thành. Cho là thân sơ chẳng phải một nên gọi là các nhân. Trong đó không có pháp quả cho nên nói không có pháp. Nếu một loại đều không có pháp thì không biết thế nào là nhân gần cho nên là năng tác. Cái nào là nhân sơ cho nên là năng thành. Lại nếu không có pháp quả thể làm sao tạo tác làm sao thành được? Vì không có tác, thành cho nên không có nhân. Văn này bị ngược nên nói lại là. Nếu không có pháp quả thì nhân này năng tác cái gì? Năng thành cái gì? vì không có tác thành cho nên cũng không nhân.

Giải thích quả không thành: Như thế nhân không thành cho nên nhân gần gọi là người làm, không có được quả tạo tác, khiến cho người làm là nhân sơ. Cũng không được có quả. Lại có luận chữ sử mà viết thành chữ sở, thì người làm là người thợ, không có pháp quả để làm cho nên không được có điều tạo tác. Sở tác là nhân đất sét, cũng không được có sở tác. Vì đất sét để sử dụng cho người thợ hồ. V. Bác bỏ trở lại vạn hỏi trái với tông: có ba ý.

a. Người ngoài trở lại gạn hỏi luận chủ.

b. Luận chủ nói về lỗi của người kia trái tông.

c. Kết thúc bác bỏ, quở trách. điều vấn nạn:

1/ Trở lại chất vấn: Nói ông bác bỏ ta, vì trong nhân không có quả cho nên không có người làm. Vì không có người làm cho nên không có nhân. Nếu như vậy, ông nói trong nhân có quả cho nên có người làm vì nó làm nhân cho các pháp ư?

2/ Phân lỗi vấn nạn: Cho rằng nếu ta nói trong nhân không có quả thì không có người làm cũng không có nhân. Trong nhân của ông có quả trước cũng không có người làm. Vì đã có trước không cần làm. Trong đây là vạn hỏi làm và vạn hỏi có. Tác giả là người, tạo tác là nghiệp dụng, cách làm là quả sở tác. Trong văn nêu là gạn hỏi đầu giải thích là gạn hỏi sau, rất dễ hiểu.

Trong phần luận chủ trở lại đáp bác bỏ có hai ý:

1/ Nhắc lại chấp bác bỏ chung.

a. Giải thích riêng hai vấn nạn, trong đó có hai.

1. Trả lời lỗi của vạn hỏi rằng: Nay bác bỏ cách làm của người làm kia, đây không phải là cách lập của ta, cho nên không thành vấn nạn. Nếu có thể bác bỏ người kia thuận theo không Tông của ta cũng không thành vấn nạn. Văn có hai phải biết, cho nên v.v… trở xuống là kết luận, phải biết.

2/ Trong phần đáp lại chất vấn có hai ý:

a. Chánh đáp: Người kia cho rằng có quả vốn không phải là tông của ta ông tư luống nhọc giúp thành nghĩa của ta.

b. Ngăn vấn nạn: Sợ người kia vạn hỏi rằng: Ông đã không chấp nhận có quả thì đồng với của ta. Cho nên nói cũng không chấp nhân không có quả. Ở trên bác bỏ không có quả đã xong.

Đoạn lớn thứ ba bác bỏ vừa có vừa không đều chấp người vì sao đến? Người người kia trước chấp có không thành, rồi lại dời sang chấp không. Lại thấy Luận chủ bác bỏ đã không thành rồi cho rằng do ta thiên chấp có không cho nên không thành. Nhân đều chấp hai nghĩa phải thuận đạo lý cho nên bác bỏ môn. Lại căn có ba phẩm, thượng căn ở môn đầu liền ngộ, trung căn đến môn thứ hai, hạ căn đến đây, cho nên có điều này. Trong văn có hai lần: thứ nhất bác bỏ tánh trái với tự tướng có bốn ý:

  1. Nêu chấp bác bỏ chung.
  2. Giải thích hiển bày sự trái nhau.
  3. Dẫn ví dụ để chỉ sự.
  4. Tổng kết chung bất sinh.

Lại có thể 1. Tông; 2/ Nhân; 3/ Dụ; 4/ Kết.

Thứ hai bác bỏ chỉ đồng với hai vấn bác bỏ trước, văn thấy được đoạn lớn thứ ba trong phần kết luận tông có hai ý:

  1. Kết luận ba môn trên không sinh.
  2. Đối với tất cả v.v… trở xuống là kết luận quy về bất sinh.

Thứ tư: Trong phần loại bỏ sót có ba ý: a/ loại bỏ hữu vi; b/ loại bỏ Vô vi; c/ loại bỏ Ngã, đều rất dễ hiểu.

THỨ BA MÔN QUÁN DUYÊN

Giải thích môn này có bốn nghĩa đồng như trước.

1. Nói về tên: Bác bỏt khởi quả làm duyên, quán duyên không có tự tánh, nên gọi là Môn.

2. Ý: Ở trước trong nhân tìm sinh không được. Nay đối với duyên tìm cũng vô sinh cho nên kế là môn này. Lại vì nhiều môn khiến hết chấp. Lại vì hiển bày gặp việc đều vô sinh.

3. Nói về Sở minh trong phẩm là tìm bốn duyên đều không có lý sinh ấy là tông.

4. Giải thích văn có năm ý: a/ Nêu tông; b/ Phá có; c/ Phá không; d/ Phá duyên; đ. Loại bỏ.

Phần nêu tông: Vì các pháp là quả và duyên đều không thành.

Phần bác bỏ có gồm ba:

  1. Nêu tụng để lược nêu.
  2. Đưa ra tướng của duyên kia.
  3. Nêu bác bỏ nói về không.

Nêu tụng để lược nêu gồm: a. Lập tụng; b. Giải thích lược.

Nửa bài kệ trong phần tập tụng là đoạt bác bỏ. Nửa bài tụng dưới kết luận trách cứ. Lại nữa bài tụng trên hiển bày lý, Nửa bài tụng dưới là nêu tình.

Trong phần lược giải thích mỗi duyên là rộng hòa hợp là lược.

Trong hai môn này tìm có sinh không thể được.

Trong phần nói về tướng duyên có hai ý: a. Hỏi; b. Đáp.

Trong phần đáp gồm trước tụng sau giải thích.

Nửa trên bài tụng là án định, nửa dưới là nêu tên. Vì ngoại đạo lập thần ngã làm duyên thứ năm. Cho nên là không.

Trong giải thích có hai ý: a. Nêu tên; b. Giải thích tướng.

Trong phần giải thích tướng: giải thích bốn duyên chính là bốn.

Trong đây đều có ba nghĩa: Nêu, giải thích, kết luận.

Trong phần nêu tên nhân duyên. Vì lấy nhân làm duyên nên nói là Nhân. Đây là nhân tức duyên nên gọi là Nhân duyên. Chẳng phải xa gần đều nêu, cho nên gọi là nhân duyên. Cho là từ sinh mà hiển bày nghĩa sinh gần. Lại ở đây từ sinh làm quả thể của pháp là hữu vi, ba đời đều nhiếp. Trong phần giải thích pháp đã diệt thì tâm pháp trước cũng diệt.

Sinh thứ tư: Do tâm, tâm sở ở trước tuy đều diệt nhưng có năng lực khai mở để dẫn dắt, làm cho tâm sở sau sinh khởi không gián đoạn cho nên nói sinh thứ lớp, và pháp thứ lớp làm duyên cho nên gọi tên.

Tân dịch là duyên đẳng vô gián.

Đây chỉ có tâm pháp có, còn lại đều không.

Ba duyên trung là sở duyên. Vì pháp sở duyên duyên khởi nó duyên với tâm và tâm sở nên gọi là duyên. Vì sở duyên là duyên nên gọi là duyên duyên, tên mới là sở duyên duyên. Trong phần giải thích thì sở niệm chính là sở duyên. Lý thật chỉ khởi tâm và tâm sở, làm chỗ nương cho thân nghiệp và ngữ nghiệp. Vì pháp tư có lập cũng nêu chung ba nghiệp. Trong bốn pháp, vì pháp này đối với pháp kia có năng lực cũng tăng thượng tăng thượng thù thắng, nên gọi là, tăng thượng chính là duyên cho nên gọi là duyên tăng thượng. Đây có hai loại:

  1. Tăng thượng không ngại nhau.
  2. Năng lực thù thắng giúp cho thành tăng thượng. Văn này chung

cả hai theo loại sau mà nói.

Thứ ba: Tìm bác bỏ nói về không, có năm ý: 1. Nêu chung. 2. Nêu riêng. 3. Đều trả lời. 4. Kết luận không. 5. Kết tông.

Trong phần riêng gồm.

a. Dùng duyên đoạt nhân nói rõ trong nhân không có.

b. Dùng nhân đoạt duyên nói trong duyên không có.

c. Nếu v.v… trở xuống là nêu cả hai để trách.

d. Cho nên v.v… trở xuống là kết luận không.

đ. Như thế mỗi mỗi v.v… trở xuống là kết chánh nêu tình. Mỗi mỗi là trách riêng cho nên rộng. Hòa hợp là nêu chung cho nên nói lược.

Trong phần bác bỏ vô có ba ý:

a. Lập tụng: Nửa bài tụng trên là nhắc lại chấp của người ngoài, nửa bài dưới lấy không phải duyên đều bác bỏ.

b. Giải thích hiển bày: Cho rằng ý của người ngoài là trong duyên tìm rộng, lược tuy không được, ngại gì quả này từ bốn duyên sinh .

Ý bác bỏ là: Đã duyên và phi duyên đều là không quả, mà được từ duyên sinh, đâu được không từ phi duyên mà sinh ư?

Lập lượng v.v… rất dễ hiểu.

Phần ba, Cho nên v.v… trở xuống là kết vô sinh.

Phần bác bỏ duyên có hai ý:

a. Nêu tông: Cho là sinh ra quả nên gọi là duyên. Quả đã bất sinh thì đâu được có duyên.

b. Giải thích duyên trước quả sau. Đây là y theo tình cầu lý để bác bỏ. Cho rằng nếu duyên trước không có quả vậy cái gì là duyên, cho nên sai.

Trong phần loại bỏ có ba ý:

  1. Loại kết hữu vi là không.
  2. Vô vi không.
  3. Ngã không.

Cho nên là ba không, trừ hai ngã.

THỨ TƯ MÔN QUÁN TƯỚNG

Giải thích môn này có bốn trường hợp giống như trước.

a. Giải thích tên: Bác bỏp quán bác bỏ năng tướng và sở tướng đều đạt đến chân không cho nên nói.

b. Ý nghĩa vì sao có pháp quán này: Trước bác bỏ sở tướng sau bác bỏ năng tướng, nghĩa thứ lớp cho nên nói đến.

Lại người chấp kiến nghe, môn trước duyên quả bất sinh, hoặc cho rằng tướng có thể sinh ra pháp, vì bác bỏ chấp kia cho nên phát khởi môn này. Lại dùng nhiều môn hiển lý, làm cho được rõ ràng.

a. Điều mà phẩm nói: Bác bỏ hết ba tướng làm cho thấy tâm không có chỗ nương gá, để thành chánh quán.

b. Giải thích trong văn có bốn ý: a/ Nêu tông; b/ Lập tụng; c/ Giải thích bác bỏ; d/ Loại bỏ.

Trong phần lập tụng câu đầu nêu lên thể của các pháp, câu kế nói về tướng không.

Nửa bài tụng dưới y vào tướng không để loại bỏ thể của pháp.

Trong giải thích có hai:

  1. Giải thích trong nêu thì tướng hữu vi là không.
  2. Giải thích trong nêu thì tướng vô vi là không.

Phần tướng hữu vi là không có hai ý:

a. Có năm bài tụng: Bác bỏ nghĩa tướng tiểu đại sinh nhau mà thành có nhân của các sư Tát-bà-đa.

b. Có năm bài tụng: Bác bỏ các sư Đại Chúng bộ cho tướng hữu vi tự sinh sinh ra nghĩa khác.

Năm bài tụng trước cũng có hai ý: a/ Chánh bác bỏ; b/ Phá chống chế.

Trong phần chánh bác bỏ, câu đầu là lập tông. Cho rằng pháp hữu vi không do tướng mà thành pháp kia, cho nên nói.

Trong phần chánh hiển:

  1. Trước một hỏi đáp nêu tướng để xét định.
  2. Một lời hỏi đáp dùng lý để chánh bác bỏ.

Trong phần đầu trước hỏi sau đáp.

Trong phần đáp trước nói về các pháp đều tự có thể trạng như con bò, cái bình v.v… Không cần ngoài pháp có năng tướng riêng. Ba tướng này của ông nếu là tướng hữu vi thì chưa biết được đương thể của ba tướng này là hữu vi hay vô vi.

Nếu luận Tỳ-đàm và luận Thành Thật đồng nói ba tướng là pháp hữu vi. Tỳ-bà-xà-đề nói: Thể của hữu vi không thể tự vững chắc, đâu có năng tướng khác. Nên biết ba tướng là pháp vô vi. Người của ĐàmVô-Quật nói: Hai tướng sinh trụ là pháp hữu vi. Tướng diệt là pháp vô vi cho nên ba tướng vừa là hữu vi vừa là vô vi.

Trong phần dùng lý để chánh bác bỏ có hai ý:

  1. Bên ngoài hỏi chấp nhận là pháp hữu vi.
  2. Người trong đáp chánh bác bỏ.

Vì vô vi đều không bác bỏ đối đãi, cho nên trong văn tuy bác bỏ hữu vi. Trong văn có hai:

a. Lập tụng: Nửa bài kệ trên bác bỏ ba tướng là hữu vi và đưa ra lỗi vô cùng. Nửa bài kệ dưới bác bỏ ba tướng là vô vi, đưa ra lỗi mất tướng.

Lại giải thích nửa bài kệ dưới là bác bỏ chống chế nói thể của pháp hữu vi là cần tướng. Phải tướng lại không phải, chính là thể của các pháp cần tướng, cần tướng lại không cần: đó là pháp thể cần tướng, thể của pháp tướng là hữu vi. Tướng đã không cần tướng thì tướng lẽ ra là vô vi. Nếu tướng là vô vi tại sao nói pháp hữu vi là tướng. cho nên nói tại sao là tướng hữu vi. Trong phần giải thích thuận với ở đây.

2. Trong giải thích có hai:

  1. Giải thích bài tụng.
  2. Loại bỏ.

Trong phần giải thích bài tụng, trước giải thích nửa bài tụng trên. Sau giải thích nửa bài tụng dưới trong phần giải thích bài tụng trước giải thích sinh, nghĩa là:

a. Lỗi vô cùng, như văn hiển bày.

b. Nếu trong sinh có diệt thì trái nhau, vô diệt thì chẳng phải hữu vi, cho nên có diệt cũng không thành, vô diệt cũng không thành, cho nên sinh là không loại bỏ trụ diệt cũng như vậy.

Nếu sinh là vô vi v.v… trở xuống là giải thích nửa bài tụng dưới. Cũng là giải thích sinh gồm ba nghĩa:

a. Phá hai nhóm trái nhau: Đó là diệt hữu vi này mới là vô vi. Vì trái nhau, giống như sáng tối, há có thể sáng làm tướng cho tối.

b. Trách tướng mất thể: Cho rằng nếu là vô vi thì không có sinh, trụ, diệt. Lìa ba tướng này thì ai biết được sự sinh khởi của pháp hữu vi này ư?

3. Lạidưới đây kế là bác bỏ không phân biệt: Cho rằng vô vi là một mé chứ không hai, thì chỗ nào có sinh được khác với trụ diệt. Cho nên không có sinh, v.v… trở xuống là ví dụ về trụ diệt. Cho nên nói cũng như thế.

Trong phần loại bỏ có ba:

  1. Dùng tướng vô để loại bỏ pháp thể.
  2. Loại bỏ vô vi.
  3. Kết chung tất cả.

Trong phần bác bỏ chống chế gồm: Trước là người ngoài chống chế, sau là chánh bác bỏ. Trong phần người ngoài chống chế có hai ý: a. Nhắc lại lỗi trước. b. Lập lý chống chế.

Trong đó trước là tụng, sau là giải thích. Trong bài tụng chống chế hai điều gạn hỏi trước, đó là nửa bài tụng trên chống chế là gạn hỏi về vô vi.

Vì gốc của sinh sinh sinh ra, cho nên gốc sinh là từ sinh sinh mà sinh. cho nên không phải pháp vô vi.

Nửa bài tụng dưới chống chế lỗi vô cùng. Vì sự sinh sinh của vốn sinh cho nên sinh sinh, đã từ bổn sinh mà sinh. Cho nên không có lỗi vô cùng. Trong đó, câu đầu nêu thể của sinh sinh, vì chỗ sinh của nhà bổn sinh cho nên nói là chỗ sinh. Câu kế nói về dụng của sinh sinh. Hai câu dưới y theo đây mà biết.

Trong phần giải thích có ba: 1/ Khai pháp. 2/ chống chế lỗi. 3/ Kết vấn nạn.

Căn cứ vào phần chống chế lỗi, bản sinh gốc trừ tự thể sinh sáu pháp. Vì thân sinh vốn là pháp thể hữu vi nên gọi là bổn sinh. Chính là cái sinh của gốc. Lại vì sinh gốc này nên gọi là sinh sinh ấy là sự sinh của sinh. Cũng gọi là đại sinh, tiểu sinh. Đại sinh này làm tướng cho sáu pháp chỉ không làm tướng cho tự thể, vì từ đại sinh dùng tiểu sinh làm tướng đại trụ diệt cũng vậy. Cho nên tướng đại thông cả đại tiểu của năng tướng. Tuy không có tự tướng nhưng tướng nhỏ không chung về sự lớn nhỏ của tướng. Nhưng không có tự tướng, tướng nhỏ không chung tướng lớn nhỏ, nhưng chỉ có chỉ một tướng đại, vi nhỏ không có sức sinh ra ít pháp nên gọi là tiểu. Tướng lớn có lực sinh ra nhiều pháp nên gọi là đại. Như trong cái sinh của đại dùng cái sinh của tiểu làm tướng sinh, đại trụ diệt làm tướng trụ diệt, đại trụ lấy tiểu trụ làm tướng trụ, đại sinh diệt làm tướng sinh diệt, đại diệt lấy tiểu diệt làm tướng diệt, đại sinh trụ làm tướng sinh trụ. Trong tiểu sinh có đủ ba tướng đại, tiểu trụ diệt cũng vậy. Cho nên không có lỗi vô cùng. Đây chính là trong sáu nhân cùng có nhân: nghĩa là cùng lúc sanh khởi cho nên cùng có. Lại nương vào nhau nên gọi là nhân. Trong đây cùng có là cùng có nhân, có cùng có mà chẳng phải nhân. Nếu đem pháp thể đối với sáu tướng thì được cùng có cùng có nhân. Nếu đem đại sinh đối với sáu pháp cũng là cùng có cùng có nhân, đại trụ đại diệt cũng vậy. Nếu đem tiểu sinh đối với đại sinh, cùng có cùng có nhân, tiểu trụ đối với đại trụ, tiểu diệt đối với đại diệt cũng là cùng có cùng nhân. Tiểu sinh đối với năm pháp cùng có mà chẳng phải nhân. Tiểu trụ tiểu diệt vọng năm pháp cũng vậy. Nhưng tông kia hai sinh đại tiểu vì trong khoảng sát-na cùng nương nhau mà khởi, trụ diệt cũng vậy cho nên không có lỗi trước đó. Cho nên v.v… trở xuống là kết luận lìa lỗi, dưới ví dụ hai tướng trụ diệt. Đáp rằng dưới chánh là phân tích bác bỏ, trong đây có hai:

1/ Có hai bài tụng: Nói về sở bác bỏ, không có năng bác bỏ.

2/ Một bài tụng chưa có năng bác bỏ không có sở bác bỏ. Lại giải thích: Hai bài tụng đầu là bác bỏ trước sau bất sinh. Một bài tụng sau là bác bỏ đồng thời bất sinh.

Trong phần trước có hai bài tụng ý là: a/ Tiểu không sinh đại; b/ Đại không sinh tiểu. Trước thì tiểu sinh trước, đại sinh sau, tiểu sinh, bất sinh, đại sinh. Sau thì đại sinh ở trước, tiểu sinh sau, đại sinh bất sinh tiểu sinh.

Trong phần giải thích bài tụng có hai: 1/ Nhắc lại chấp để bác bỏ chung; 2/ Giải thích chẳng phải lý do.

Trong phần bác bỏ đồng thời có ba:

a. Trước nhắc lại chấp để bác bỏ chung.

b. Lập tụng chánh bác bỏ. Nghĩa là nửa bài kệ trên y theo tình để bác bỏ, nửa bài kệ dưới y theo lý để đoạt.

c. Giải thích bác bỏ.

Ý bác bỏ là: Phàm con đường tướng sinh nhất định có tự thể năng sinh, vô thể tùng sinh. Nay nói đồng thời là đều có hay đều không? Nếu là đều có thì đầu cần tướng sinh. Nếu là đều không thì ai sinh nhau. Nếu một có một không thì làm sao được đồng thời, lại há được cùng nhau sinh.

Trong phần thứ hai bác bỏ các Sư Đại chúng bộ chấp tướng hữu vi tự sinh sinh tha, có hai ý:

  1. Nhắc lại chấp để bác bỏ chung.
  2. Dùng lý phân tích để bác bỏ.

Trong đây có hai ý:

  1. Có bốn bài tụng bác bỏ dụ.
  2. Một bài tụng bác bỏ pháp.

Trong phần dụ có bốn ý:

Một bài tụng đầu nói đã thế thì không cần bác bỏ.

Bài tụng thứ hai nói khi sáng thì không cần bác bỏ.

Bài tụng thứ ba nói gần xa lẫn nhau theo bác bỏ.

Bài tụng thứ tư sáng tối trở lại điều bác bỏ.

Bài tụng đầu có ba:

a. Trong bài tụng, nửa bài tụng trên do không có tự tha chiếu tối.

Nửa bài tụng dưới bèn không thể chiếu soi ngọn đèn.

b. Giải thích.

c. Cho nên v.v… trở xuống là kết luận chẳng trách, đều rất dễ hiểu.

Bài tụng thứ hai là khi sáng không bác bỏ được. Trước hỏi ý hỏi điều hỏi là khi ngọn đèn mới đốt thể chưa đủ, trong ngọn lửa có tối vì ánh sáng chưa đủ, trong nhà còn tối, thể ngọn đèn tròn dần thì bóng tối đều hết. Nên biết bác bỏ tối là khi ngọn đèn mới đốt. Cho nên nói khi đốt có thể bác bỏ tối, nghĩa là tự chiếu và chiếu cái khác.

Kế đáp: gồm trong bài tụng trước, nửa bài tụng trên nói về chấp. Nửa bài tụng dưới là chánh bác bỏ. Cho là khi ngọn đèn này mới đốt thì bóng tối đã tan, cho nên hoàn toàn không có ngọn đèn mới sinh và chưa có diệt bóng tối. Vì không có cả hai, cũng không kịp tối, vì không kịp tối nên gọi là bác bỏ. Nếu kịp tối cũng không bác bỏ. Trường hàng giải thích rất dễ hiểu.

Trong phần bác bỏ xa gần theo nhau gồm:

1. Bài tụng: Nửa bài tụng trên là nhắc lại chấp, nửa bài tụng dưới chánh bác bỏ.

2. Trong phần giải thích lấy đều không đến làm nhân, có bốn vấn nạn:

3. Vì gần đồng với xa đáng lẽ đều không bác bỏ.

4. Vì xa đồng với gần thì đáng lẽ đều bác bỏ.

5. Vì đã đều không được đến tối, bác bỏ gần không bác bỏ xa, đáng lẽ cũng đều không đến, cho nên bác bỏ xa không bác bỏ gần.

6. Đã có bác bỏ không bác bỏ đáng lẽ phải có đến không đến.

Trong văn có ba ý:

  1. Nhắc lại chấn.
  2. Chánh bác bỏ: Trước thả lỏng sau đoạt.
  3. Kết luận trách.

Trong phần thứ tư là trái nhau đồng bác bỏ, có hai ý: 1/ Nêu bài tụng; 2/ Giải thích.

Trong phần tụng nửa bài tụng trước là nhắc lại chấp, nửa bài kệ sau lấy bóng tối ví dụ cho bác bỏ: Nghĩa là sáng tối trái nhau. Sáng đã có công chiếu bóng tối, tối đáng lẽ cũng có năng lực ngăn chặn ánh sáng. Vì có năng lực này nên đèn không thể bác bỏ được bóng tối. Lại nếu đèn đã tự chiếu, cũng chiếu bóng tối, bóng tối đáng lẽ vừa tự che lấp, vừa che lấp đèn.

Nếu đèn bị bóng tối che há có thể bác bỏ tối? Nếu người kia chống chế rằng: Vì ánh sáng là hơn nêu chiếu cái khác lại tự chiếu mình. Bóng tối là kém cho nên che lấp mình mà không thể che lấp cái khác, cho nên lại gạn rằng: Vì ánh sáng là hơn cho nên có khả năng trái với bóng tối, bóng tối là kém cho nên không thể trái ánh sáng. Nếu cả hai đều trái nhau thì đâu không cần bác bỏ tướng. Luận chung lấy cả hai trái nhau làm nhân cũng có bốn gạn hỏi:

1. Phá đèn theo bóng tối, đèn đáng lẽ không bác bỏ tối, vì cả hai trái nhau như bóng tối không che được ngọn đèn.

2. Phá bóng tối theo ngọn đèn, bóng tối nhất định có thể chướng ngọn đèn, cũng vì trái nhau như ngọn đèn có thể bác bỏ tối.

3. Ngọn đèn đã trái với bóng tối nhưng ngọn đèn có thể bác bỏ tối, bóng tối không thể che lấp đèn. Cũng có thể tối cũng trái ngọn đèn. Mà bóng tối thì có thể che lấp ngọn đèn, ngọn đèn không thể bác bỏ được bóng tối.

4. Nếu một bác bỏ một không bác bỏ thì đáng lẽ một trái một không. Nếu bóng tối không trái ngọn đèn thì trong ngọn đèn đáng lẽ có bóng tối, trong bóng tối đáng lẽ có ngọn đèn, đều rất dễ hiểu. Trong văn giải thích, kết rất dễ hiểu, bác bỏ dụ xong.

Trong phần bác bỏ pháp có hai ý: 1/ Nhắc lại chấp; 2/ Phân tách bác bỏ.

Trong phần bác bỏ gồm bài tụng và giải thích. Trong phần tụng lược nêu tự mình không thành sinh. Nửa bài kệ là trên nêu chưa sanh để bác bỏ, nửa bài kệ dưới là nêu đã sinh để bác bỏ.

Trong phần giải thích có hai ý: 1/ Giải thích một bài tụng; 2/ Tổng kết một môn.

Trong phần giải thích bài tụng có hai ý: 1/ Giải thích sinh; 2/ so sánh với trụ diệt.

Trong phần giải thích sinh có ba: 1/ Giải thích bác bỏ tự sinh. 2.

Giải thích bác bỏ sinh cái khác; 3/ Kết luận cả hai, quở trách bác bỏ.

Trong phần giải thích bác bỏ tự sinh có ba ý:

1. Xét định.

2. Nếu chưa sinh v.v… trở xuống là chánh bác bỏ.

Căn cứ vào bác bỏ chưa sinh, đã chưa có, tự thì cái gì có thể tự sinh. Nếu cho rằng sinh rồi v.v.. trở xuống là nêu cái bác bỏ đã sinh, đã sinh rồi đâu cần lại tự sinh?

3. Cho nên v.v… trở xuống là kết.

Phần hai là nếu không tự sinh v.v… trở xuống là bác bỏ sinh cái khác tự còn không sinh huống là có thể sinh ra cái khác.

Phần ba ông nói v.v… trở xuống là kết trách sai. Phần so sánh trụ diệt rất dễ hiểu. Câu cho nên v.v… trở xuống là tổng kết một môn.

Trong phần thứ hai bác bỏ vô vi có hai ý: Trước nêu sau khởi, đó là lấy tướng không so sánh với sở tướng cũng không cho nên hữu vi này là không, sau đó khởi vô vi cũng không.

Trong phần chánh bác bỏ, trước là chánh bác bỏ, sau là bác bỏ chống chế, trong phần chánh bác bỏ gồm nêu và giải thích. Trong phần giải thích có hai ý: 1/ Phá thể vô vi, cho là sáng diệt lại là hữu vi chính là không có vật, lại có pháp gì gọi là vô vi. Cho nên không có pháp thể vô vi này. 2/ Lại hữu vi đã không có chẳng thể diệt là không có vô vi.

Lại nữa, v.v… trở xuống là bác bỏ tướng vô vi, vì không có tướng bên ngoài cho nên vô thể, ba tướng đã là hữu vi, không có ba tức là không có pháp há dùng vô pháp làm tướng, cho nên là không.

Nếu cho là v.v… trở xuống là bác bỏ chống chế, có hai:

  1. Phá biểu tướng đương thể.
  2. Phá phẩn đối hiển tướng.

– Trong phần đương thể có hai:

  1. Nhắc lại chấp để bác bỏ chung.
  2. Chánh bác bỏ:

Trong chánh bác bỏ có hai:

  1. Nêu chung để biết tướng.
  2. Y theo riêng hữu tướng để nêu.
  3. Y theo riêng vô tướng để nêu.

Cho rằng nếu có tướng thì trái với tông, nếu không thì mất đi biểu hiện bên ngoài, đều rất dễ hiểu.

Nếu cho rằng v.v… trở xuống phản đối hiển tướng có bốn:

1. Nhắc lại chấp để bác bỏ chung là trước dụ, sau pháp, ý bên ngoài như nhiều cái áo, đều có tướng nhớ nghiệm riêng chỉ có một cái áo không có tướng nhớ nghiệm, thì gọi là áo này là áo vô tướng, không thể cho là không có áo pháp này. Nhưng vì đối với nhiều cái áo có tướng nói vô vi này. Vô vi cũng vậy cho nên chẳng phải vô pháp.

2. Giải thích bác bỏ.

3. Cho nên v.v… trở xuống là kết sai.

4. Xa chỉ sau để bác bỏ: Trong môn sau này là bác bỏ hữu tướng vô tướng. Phần loại bỏ tất cả là đều quy về không, rất dễ hiểu.

THỨ NĂM MÔN QUÁN HỮU TƯỚNG VÔ TƯỚNG

Bốn trường hợp đồng như trước:

1. Giải thích tên: Đối với hai môn có không nêu bỏ tướng ấy, từ sự loại bỏ này nên lấy đó làm tên.

2. Ý đến: Môn trước bác bỏ tướng vì sợ chưa ngộ nên lại trách, có thể trong pháp tướng vì có tướng nên gọi là tướng, vì vô tướng nên gọi là tướng, vì đều là tướng nên nói là tướng, cho nên có pháp này.

3. Sở minh: Hữu vô đều dứt hết, là không nương vào quán không.

4. Giải thích văn có bốn ý: a. Nêu; b. Giải thích; c. Kết; 4/ Loại.

Trong phần nêu là nêu tất cả pháp, đó là tất cả pháp hữu vi vô vi đều không.

Phần giải thích có hai ý: a/ nêu lên lược bác bỏ; b/ Giải thích tụng để bác bỏ rộng.

Trong phần nêu gồm: Trước vì sao là nêu nghĩa là làm sao biết được tất cả pháp đều không. Sau lập tụng lược giải thích. Trong đó câu đầu bác bỏ hữu tướng, câu hai bác bỏ vô tướng câu ba bác bỏ cả hữu vô, câu bốn kết không.

Trong phần giải thích rộng có ba ý: a/ Giải thích bác bỏ hữu; b/ Phá vô; c/ Vừa bác bỏ hữu vừa bác bỏ vô.

Trong phần bác bỏ hữu gồm ba ý:

  1. Đoạt làm cho mất tướng để bác bỏ hữu, nêu giải thích rất dễ hiểu.
  2. Phá dọc hai tướng: Nghĩa là vì hai tướng cũ mới.
  3. Cho nên v.v… trở xuống là kết sai.

Trong phần bác bỏ không gồm: a/ Nêu; b/ Nêu sự giải thích hiển bày.

Trong phần bác bỏ hữu ở trước vì chấp hữu cho nên không có năng tướng, vì không có năng tướng nên cũng không có sở tướng. Trong đó vì chấp có cho nên không có sở tướng. Vì không có sở tướng cho nên không có năng tướng là ý của văn này. Câu như thế, v.v… trở xuống là giải thíchbác bỏ năng sở đều không vì lìa hai tướng năng sở cho nên không câu như thế trở xuống đến phần thứ ba là tổng kết sai. Trong phần loại bỏ có sáu:

  1. Dùng tướng loại bỏ pháp có nêu giải thích rất dễ hiểu.
  2. Dùng một loại bỏ nhiều cũng có nêu giải thích.
  3. Dùng có loại bỏ không.
  4. Dùng vật loại bỏ hữu vi.
  5. Loại bỏ vô vi.
  6. Loại bỏ ngã.

Cho nên thành ở trên nêu tông tất cả pháp là không.

THỨ SÁU MÔN QUÁN MỘT KHÁC

1. Giải thích tên, vì một khác bị loại bỏ. Lại nói loại bỏ một khác để tạo chân không cho nên gọi là Môn.

2. Ý: Trước dùng hữu vô bác bỏ tướng khả tướng đã tận, nhưng lại có môn một khác bác bỏ trở lại làm cho tâm chấp dứt hẳn chánh lý bền chắc. Cho nên kết tướng khả tướng một khác và cùng chung mà lượng bác bỏ.

3. Sở minh: Dùng bác bỏ tướng khả tướng, một khác, cùng chung đều tận vì quán tâm chiếu 1ý.

4. Trong phần văn giải thích có hai: a/ Câu đầu nêu tông; b/ Giải thích bác bỏ.

Trong phần bác bỏ có hai: 1/ Chánh bác bỏ; 2/ Phá chống chế.

Trong phần chánh bác bỏ có ba:

1. Tụng: Nửa bài tụng trên là bác bỏ một khác, nửa bài tụng dưới là bác bỏ tướng khả tướng, cũng là kết luận không.

2. Giải thích: Nghĩa là nếu một thì tướng không thể biểu hiện, vì đồng với sở tướng. Nếu dị không thành biểu vì không làm nhân cho nhau; vì đồng với pháp khác nên nói: Một khác bất khả đắc, một khác bất khả đắc v.v… trở xuống là giải thích nửa bài kệ dưới rất dễ hiểu.

3. Từ cho nên v.v… trở xuống là loại bỏ kết tông.Trong phần bác bỏ ngăn có hai ý:

a. Người ngoài chống chế; Giải thích bác bỏ.

Trong phần chống chế vì nghe pháp tướng đều không nên chấp tình không có ý cứ, cho nên lấy hình tợ loại chống chế.

b. Giới hạn: Lại vừa rồi giải thích bài tụng loại bỏ sự đều không hoàn toàn. Xong tình người nhiều mê hoặc cho nên phải giả thiết người ngoài chống chế để rộng bác bỏ mê. Trong đây có ba:

  1. Nhắc lại bác bỏ để quở trách.
  2. Lập tướng bào chữa pháp.
  3. Kết bác bỏ không đúng.

Trong phần lập tướng chống chế có hai:

  1. Khai mở ba chương thì lật ngược lại ba câu trên.
  2. Giải thích ba sự, chia làm ba đoạn.

Trong phần giải thích một có hai:

Nếu thức, thọ có hai ví dụ:

a. Ví dụ: Như thức lấy liễu biệt làm tướng, cũng lấy liễu biệt làm thể. Thọ cũng như vậy.

b. Câu như thế v.v… trở xuống là kết tông.

Trong phần giải thích khác cũng có hai: a. Nêu diệt tín có hai ví dụ. b. Câu đó gọi là v.v… trở xuống là kết. Trong phần nêu diệt tín gồm:

  1. Người ngoài cho rằng ái diệt khác với Niết-bàn.
  2. Dùng ba việc nơi thân miệng thuộc về sắc uẩn.

Tín là tâm sở thuộc về thức uẩn.

Người ngoài thấy có ba điều này biết bên trong có tín tâm cho nên sắc làm tướng cho tâm, bởi vậy biết đó là khác.

Trong phần giải thích vừa một vừa khác có hai ý: a. Nêu ví dụ; b. Kết.

Trong phần nêu ví dụ gồm:

1. Nêu chánh kiến ví dụ, cho rằng như chánh kiến là thể của đạo cho nên có một phần ít là khả tướng. Lại là chi đạo trong tám chánh đạo nên một phần ít là năng tướng.

Lại chánh kiến là tuệ. Chánh là thể chung của đạo đế, nhưng là một số trong tám chánh đạo cho nên nói phần ít, vì là chung cho nên là năng tướng. Vì là riêng cho nên là khả tướng.

2. Nêu ba tướng làm ví dụ. Căn cứ vào bảy mươi lăm pháp của Tiểu thừa chia làm hai nhóm, bảy mươi hai pháp trước là hữu vi, ba pháp sau là vô vi, y theo nhóm hữu vi là sinh trụ diệt làm tướng chung cho tất cả pháp hữu vi, tự thể lại là một phần nhỏ trong các số của pháp hữu vi, cho nên nếu cùng với sở tướng, hữu vi không phải khác thì không cần ở trong pháp hữu vi này khai nói ba ví dụ. Nếu cùng với pháp hữu vi không phải một thì tự thể đáng lẽ chẳng thuộc về pháp hữu vi, nên biết vừa một vừa khác.

Câu cho nên v.v… trở xuống là kết.

3. Cho nên hoặc tướng v.v… trở xuống là kết chung chẳng phải bác

bỏ rất dễ hiểu.

Trong phần giải thích bác bỏ, bác bỏ ba chấp trên văn chia làm ba.

1. Trong phần bác bỏ một cung có ba:

a. Phá pháp không có tự biểu, trong văn chia làm ba: 1/ Nêu chấp để bác. 2/ Giải thích không có lý do. 3/ Cho nên trở xuống là kết chẳng quở trách.

Trong phần giải thích cho là sở tướng nhất định dùng tướng mà biết cho nên gọi là khả tướng, sở dụng biểu thị gọi là tướng. Cho nên tướng, sở tướng chẳng phải một. Nếu một tự có thể biểu thị thì đáng lẽ phải tự xúc chạm, trái lại cật vấn.

Câu lại nữa v.v… trở xuống là bác bỏ tướng mất năng sở, đây là khả tướng. nêu không phân biệt thì ông phải là điên đảo, vì có lời mà không có nghĩa.

Trong câu lại nữa v.v… trở xuống là bác bỏ nhân quả lẫn lộn trong đó trước nêu, kế giải thích, sau kết đều rất dễ hiểu.

Trong phần bác bỏ dị có hai ý: 1/ Chánh bác bỏ; b. Bác bỏ chống chế.

Trong phần chánh bác bỏ có hai:

a. Nhắc lại để bác bỏ chung.

b. Phá riêng giải thích sai, trong đó trước bác bỏ riêng hai ví dụ sau nêu bày vô cùng.

Trong phần bác bỏ riêng trước bác bỏ ví dụ đầu cho rằng ái diệt thì vô tướng, ái có mặt thì không phải tướng Niết-bàn kế bác bỏ tín: tướng tín có hai:

a. Phá không khác: Cho rằng có người giả vờ thân thiện thật không có tín tâm mà cũng dối hiện ba tướng này. Há cũng có tín vì không khác với tín. Cho nên nói đều tin không khác. Lại ý của luận này hình như đem ba sự không khác với tin cho nên nói không khác để bác bỏ cái khác ấy v.v…

b. Phá bất định: Nghĩa là ông dùng ba sự biết có tín thì tín là khả tướng.

2. Năng tướng này nay lại dùng lý để suy, vì có tín mới có thể làm được ba việc này. Cho nên ba việc lại là khả tướng. Cho nên không tin có ba sự này. Lại trách rằng: Ông chưa nêu lên có cái tin tâm này giống như trước phải không? Nếu có thì dùng tướng nào mà biết. Nếu không thì sau này nương vào đâu để khởi thí, cho nên nói.

Trong phần bác bỏ vô cùng, khả tướng nhất định hữu vi, có pháp năng tướng riêng, năng tướng là hữu vi, đáng lẽ cũng chỉ có pháp năng tướng riêng như thế là vô cùng.

Trong phần bác bỏ chống chế, trước chống chế sau bác bỏ.

Trong bác bỏ có hai:

a. Chỉ ra đồng với bác bỏ ở trước.

b. Phá lời nói của mình tự trái nhau. Lại cũng có thể trước bác bỏ dụ sau bác bỏ pháp rất dễ hiểu.

Trong câu đầu bác bỏ gồm: 1/ Nêu sai; 2/ Giải thích bác bỏ. Nghĩa là chỉ ra bác bỏ đồng với hai môn trên, vì không lìa một khác.

Câu như thế, v.v… trở xuống là kết sai.

Câu cho nên v.v… trở xuống là loại bỏ rất dễ hiểu.

THỨ BẢY MÔN QUÁN HỮU VÔ

1. Giải thích danh:

Sinh trụ là có, tướng diệt là không, tìm cái có không này vì lý không thành nên gọi là môn.

2. Ý: Dùng môn một, khác hiển bày lại làm cho lý vững vàng, vì trừ hết kiến chấp đây là nói chung. Nói riêng trước y theo tướng khả tướng để bác bỏ, đây là Y theo sự trái nhau trong sở tướng để bác bỏ cho nên có.

3. Sở minh: Có không trong bốn tướng tự tướng trái nhau không được đồng một niệm, cho nên mất đi pháp hữu vi để nói về chân không, vì làm cho thành chánh quán.

4. Trong giải thích văn có bốn: 1/ Nêu. 2. Giải thích. 3. Kết. 4. Loại bỏ.

Phần giải thích có hai ý:

  1. Trường hàng sinh khởi có nêu và giải thích.
  2. Lập tụng lược nói.

Dùng tông Tát-bà-đa để lập thể của bốn tướng đều đồng thời đầy đủ, vì thành hữu vi, trước dùng, sau phát khởi. Vì lìa sự trái nhau, ý bác bỏ rằng: trước sau không phải hữu vi, lỗi đồng thể trái nhau. Lại trong thành Duy thức nói ba điều trước đồng một niệm, niệm sau mới đến diệt như vậy là hoại hữu vi. Trong mỗi niệm vì tướng không đủ. Trong bài tụng câu đầu bác bỏ đồng thời, câu kế bác bỏ trước sau nghĩa là lìa cái không của tướng diệt, làm cho cái có của sinh trụ cũng không có được. Cho nên nói: Lìa có không cũng không. Hai câu chẳng phải hữu vi v.v… trở xuống là giải thích tụng của câu đầu. Vì có sinh trụ không lìa cái không của tướng diệt, thì cái có sẽ bị cái không làm hại cho nên thường là không. Lại cũng nên nói: không lìa hữu mà có vô, vô thì phải thường có lại cũng nên có giải thích câu thứ hai ở trên trước sau chấp rằng: Nếu lìa vô mà có hữu thì hữu không phải hữu vi, nhưng vì bài tụng hạn hẹp.

Trong giải thích có hai: 1/ Chánh bác bỏ; 2/ Phá chống chế.

Chánh bác bỏ có bốn:

1. Giải thích tụng câu đầu như phẩm Thành Hoại của Trung luận chép: lìa thành và cộng thành trong đó hữu vô bị hoại, lìa hoại và cộng hoại trong đó cũng không thành.

2. Câu nếu cho là v.v… trở xuống là giải thích câu tụng thứ hai.

Trong đó có hai ý:

a. Nhắc lại chấp để bác bỏ chung.

b. Giải thích chẳng đúng.

Trong bảy pháp, tướng diệt là không, còn lại đều là có.

Lại có là thể của pháp cùng với tướng vô thường sinh khởi. Trong vô thường đã có diệt, biết rõ lìa có không này thì không sinh khởi được.

3. Câu nói không lìa v.v… trở xuống là giải thích hai câu tụng dưới trong đó có ba: 1/ Nêu lỗi. 2. Giải thích.

Trong phần giải thích vì không lìa diệt vô cho nên hữu thường này là vô. Vì mới sinh tức là hoại diệt không thể đạt đến trụ cho nên nói ban đầu là vô đẳng. Lại không hề tạm thời có trụ, cho nên nói.

Phần kết sai rất dễ hiểu.

4. Câu nếu lìa v.v… trở xuống là giải thích bài tụng đáng lẽ phải có văn. Vì lìa tướng diệt vô thường mà có sự sinh khởi của pháp hữu vi thì đều không thể.

Trong phần bác bỏ chống chế có hai:

1- Người ngoài chống chế.

2- Giải thích bác bỏ.Trong phần chống chế có ba:

a. Lập thể đồng thời, cho nên không có lỗi trên bất sinh.

b. Câu như thế v.v… trở xuống là giải thích năm việc, vì nói trước sau của dụng, cho là thế dụng có lúc, há chấp nhận có lời trách thường vô. Lại sinh làm cho diệt mà không làm cho dứt, trụ có công năng ngăn sanh mà không làm cho tăng, diệt thì ngăn trụ mà không làm cho phân tán, khác chung trước sau, nghĩa là biến sinh đến trụ v.v… Lại họ chấp trong một sát-na thì đầu sát-na là dụng của tướng sinh, kế của sát-na là dụng của tướng trụ, sát-na sau là dụng của tướng diệt, cho nên dụng có trước sau. Nói được thì bốn tướng này gọi chung là bất tương ưng hành. Pháp đắc trước như sợi dây buộc vật v.v…, nghĩa là tướng lớn nhỏ được làm cho bốn tướng thường thành tựu.

c. Câu như thế v.v… trở xuống là kết sai.

Trong phần chánh bác bỏ trước bác bỏ thể đồng thời có sau bác bỏ đồng thời của thể sau bác bỏ dụng phát trước sau.

Trong phần bác bỏ thể, trước bác bỏ sinh diệt, sau bác bỏ trụ lão. Trong phần bác bỏ sinh diệt có hai: 1/ Phá lỗi dời đoạt. 2. Câu lại nữa v.v… trở xuống là nói bác bỏ lỗi trái nhau đều mất, có nêu giải thích rất dễ hiểu. Trong phần bác bỏ trụ lão trước nêu, sau giải thích. Cũng có bác bỏ lỗi dời đoạt trái nhau.

Câu cho nên v.v… trở xuống là kết chung lầm loạn, có nêu và giải thích rất dễ hiểu.

Câu như rất dễ hiểu v.v… trở xuống là bác bỏ sự phót dụng trước sau có ba:

a. Nêu sự để dụ cho bác bỏ: nghĩa là người kia chấp rằng: khi sinh tuy đã có thể của hoại nhưng chưa phát khởi. Khi diệt mới phát khởi. Phá rằng: Nếu không thể biết thì không gọi là thức, sáu thức khác cũng thế, như vậy không thể hoại sinh thì không gọi là có diệt.

b. Nêu pháp bày lỗi, trong đó trước là nêu pháp, hai là nếu sanh trụ, v.v… trở xuống là chỉ lỗi, nghĩa là trước không có dụng, sau mất không lỗi.

c. Câu cho nên v.v… trở xuống là kết sai. Câu thứ ba như thế v.v… trở xuống là kết thành, phần thứ tư là loại bỏ, đều rất dễ hiểu.

THỨ TÁM MÔN QUÁN TÁNH

1. Giải thích tên: Tánh là thể tánh, gạn trách không thể có, rỗng rang khế hợp với chân không, nên gọi là Môn. Loại bỏ, nương vào gọi là tên.

2. Nguyên nhân có phẩm này: Ý chung như trước. Riêng là ba phẩm đầu bác bỏ pháp, bốn môn kế là bác bỏ năng tướng, nay lại bác bỏ thể tánh.

Lại người ngoài chấp nghĩa có hai loại:

  1. Sự.
  2. Tánh.

Tánh y theo chưa thành, sự căn cứ hiện tại, môn hữu vô ở trước

bác bỏ hiện tại sự không lập. Nhưng cái chấp của phàm tình khó bỏ. Cho rằng các pháp chưa thành trước đã có thể tánh, nương vào tánh duyên khởi của nhân hiện tại mà thành sự. Nếu vậy thì các pháp lại lập đâu được nói tất cả pháp không, môn này bác bỏ lý do kia. Lại trên đây bác bỏ tướng, người ngoài cho rằng: Tướng ngoài tuy mất nhưng tánh bên trong vẫn thật. Vì bác bỏ chấp này cho nên có môn này.

1. Sở minh: Bác bỏ tánh nói về không, quán tâm không nơi nương gá để thành chánh.

2. Giải thích văn có bốn: 1/ Nêu; 2/ Giải thích; 3/ Kết; 4/ Loại bỏ.

Giải thích có ba: a. Sinh khởi; b. Lập tụng; c. Giải thích tụng.

Trong bài tụng, nửa bài tụng trên là bác bỏ tánh có, nửa bài tụng dưới là bác bỏ tánh không.

Trong phần giải thích tụng có hai ý: a. Giải thích bác bỏ tánh có; b. Phá tánh không.

Phá tánh có ba: 1/ Phá mình; b. Phá người; c. Kết.

Phá mình có hai: a. Chánh bác bỏ; b. Phá chống chế.

Chánh bác bỏ có ba:

1. Phá biến dị trái tánh, ý của bác bỏ là nếu ông chưa thành trước đã có tánh. Tánh là nghĩa không đổi ông cho là biến dị thì nghĩa tánh đâu còn, cho nên nói.

2. Phá duyên làm mất tánh. Thuận giải thích cho rằng tánh có thiên chân há nhờ duyên mà thành nay đã làm duyên rõ ràng chẳng phải tánh có.

3. Câu không tác v.v… trở xuống là giải thích ngược lại, cho là không làm gọi là tánh, nên biết làm thì sai.

Câu cho nên v.v…. trở xuống là kết tông.

Trong phần bác bỏ chống chế có hai ý:

  1. Người ngoài nhắc lại bác bỏ để nêu lỗi vấn nạn.
  2. Luận chủ mở chương đáp lại.

Trong phần là người ngoài nghe việc hiện tại đã bị trách bác bỏ chưa thành thể tánh lại bị bác bỏ hết, liền khởi sinh tri kiến, bắt lỗi Luận chủ là đại tà kiến. Văn có hai ý:

a. Nhắc lại bác bỏ để chỉ lỗi. Người ngoài cho sinh diệt vô thường là khổ đế, văn còn lại rất dễ hiểu.

b. Việc này v.v… trở xuống là kết sai quở trách.

Trong phần đáp có năm:

1. Nêu pháp hai đế. Trước nêu tên, sau y vào tục để mà được chân, cho rằng Đức Phật nói pháp nhân duyên tục đế căn cứ vào pháp này làm cho lãnh hội được vô tánh, đắc chân không. Cho nên nói tục đế, chớ cho rằng còn tục đế này mà không nhập chân, cho nên nói.

2. Câu nếu người v.v… trở xuống là nói lợi ích biết pháp. Trong đó 1/ Biết đế thành; 2/ Điều lợi.

Y vào tục để nói chân là lợi tha, chiếu chân đắc quả là tự lợi, lại hai lợi này cùng thành một hạnh.

3. Nói hai đế giúp nhau, vì không hai mà hai, đây là nói lợi ích hiểu pháp đúng như thật.

Câu nay ông v.v… trở xuống là nói lỗi mê pháp. Nghĩa là ông nghe nói các pháp như uẩn, giới v.v… không biết chỉ là hư giả của thế đế, lầm chấp là đệ nhất nghĩa đế. Cho nên mới nghe bác bỏ liền muốn tự rơi vào chỗ thua, trái với điều này thì không có lỗi.

4. Giải thích nghĩa hiển bày pháp, trong đó trước nêu lên sự sâu xa của pháp, theo pháp nhân duyên Phật nói là sâu xa chẳng phải là hàng Nhị thừa ông nói lại Y theo pháp nhân duyên của luận Phật trí mới được. Gọi là pháp nhân duyên kia, cho nên nói pháp nhân duyên của Chư Phật gọi là sâu xa.

Câu nhân duyên này v.v… trở xuống là giải thích lý do sâu xa. Lại pháp nhân duyên này đáng lẽ chính là tục đế, vì sao gọi là đệ nhất nghĩa. Giải thích rằng: vì không có tự tánh cho nên vô tánh mà nói là nhân duyên cho nên sâu xa.

Hỏi: Trước nói người ngoài, ông nghe thế đế cho là đệ nhất nghĩa, nay Luận chủ cũng nói nhân duyên là đệ nhất nghĩa thì có khác gì với người ấy?

Đáp: Người ngoài cho rằng việc nhân duyên là đệ nhất nghĩa, luận chủ cho lý nhân duyên là chân đế.

Lại ý của Luận chủ là Phật nói pháp nhân duyên thế đế ý muốn làm cho biết được vô tánh để ngộ chân đế, chớ cho rằng có pháp nhân duyên này. Cho nên ở trên nói nhân thế đế để biết đệ nhất nghĩa. Nên trong Địa luận nói thuận theo quán thế đế thì nhập vào đệ nhất nghĩa đế là nghĩa ở đây.

5. Câu nếu các pháp v.v… trở xuống chính là trở lại lỗi của người kia. Cho rằng nếu có tánh thì không từ duyên, vì không từ duyên nên không phải các pháp. Cho nên Trung luận nói: Vì có nghĩa không cho nên tất cả pháp được thành nếu không có nghĩa không thì tất cả pháp không thành. Lại phải biết có rất nhiều lỗi ông tự không biết, trở lại đổ lỗi cho ta, cho nên Trung luận nói: nay ông tự có lỗi, mà đổ lỗi cho ta.

Như người cưỡi ngựa mà quên mình đang cưỡi ngựa. Nay hoại sáu việc này lại là lỗi của ông, trong đó có sáu ý:

  1. Hoại Tứ đế.
  2. Câu nếu không có Tứ Thánh đế v.v… trở xuống là nói hoại bốn hạnh.
  3. Hoại tám Hiền Thánh.
  4. Hoại Tam bảo.
  5. Hoại thế tục.
  6. Hoại nhân quả đều rất dễ hiểu.

Trong phần bác bỏ tha tánh có hai ý:

Trước nhắc lại chấp để nêu chung, sau chánh bác bỏ.

Trong phần bác bỏ trước bác bỏ mình đoạt người.

Nghĩa là đối với mình gọi là người, mình đã không thì đối với ai để gọi là người.

Trong phần bác bỏ đồng tự không có tha, nghĩa là nhìn lại mình là mình. Cho nên mình không người cũng không, có nêu và giải thích đều rất dễ hiểu.

Câu nếu tự tánh tha tánh v.v… trở xuống là kết đều sai.

Câu nếu có không thành v.v… trở xuống là kết chung thành tông. Phần loại bỏ rất dễ hiểu.

THỨ CHÍN MÔN QUÁN NHÂN QUẢ

I- Giải thích tên: Có hai nghĩa:

a. Nương vào nhân để sinh ra quả, bác bỏ quả từ chỗ khác tự nhiên mà đến.

b. Lại trong quán nhân duyên cũng không có quả. Vì không có quả cho nên không có nhân. Bởi vậy nhân quả đều bác bỏ. Căn cứ vào nghĩa đầu thì từ năng bác bỏ làm tên, theo nghĩa sau thì từ sở bác bỏ gọi tên.

1. Nguyên nhân có môn này: Xưa nay tuy là hiển rộng từ duyên nhân quả không có tự tánh. Nhưng người cuồng hoặc lại cho rằng tự nhiên mà có. Để bác bỏ lối chấp này cho nên có môn này.

2. Sở minh: Đây là nói pháp quả, trong ngoài đều không nhân v.v… đều như vậy, để thành không quán.

3. Trong giải thích: văn có ba ý: a. Nêu tông; b. Giải thích hiển bày; c. Loại bỏ.

Phần giải thích có ba:

1. Sinh khởi.

2. Lập tụng: Nửa bài tụng trên bác bỏ nội sinh, nửa bài kệ dưới bác bỏ từ ngoài đến. Lại nửa bài tụng trên nhắc lại nghĩa duyên không sanh quả của các môn trước. Nửa bài kệ dưới nói về thể của môn này, nhưng nương vào trước khởi sau cho nên phải nói.

3. Trong phần giải thích hiển bày có hai: Trước nêu sau kếtTrong phần giải thích có hai:

a. Giải thích nửa bài kệ trên bác bỏ trong duyên có sinh đồng với trước.

b. Giải thích nửa bài tụng dưới.

Phá chỗ khác tự nhiên đến: có lúc chấp vi trần, thể tánh, thời phương do Trời Tự tại, v.v… tạo ra. Nay bác bỏ nếu vậy thì không từ duyên sinh; duyên cũng không có công lực hòa hợp cho nên không từ bên ngoài đến.

Câu nếu quả không có trong các duyên v.v… trở xuống là tổng kết tánh không. Phần loại bỏ đều rất dễ hiểu.

THỨ MƯỜI MÔN QUÁN TÁC GIẢ

1. Giải thích tên: Đối với tự tha bốn xứ tìm người tạo tác không được nên lấy đó làm tên.

2. Nguyên nhân có môn này: Trước lược dùng nội ngoại để tìm. Nay rộng tìm bốn xứ.

Lại nói: Chín phẩm ở trên đã bác bỏ nhân quả một lần. Câu tự v.v… trở xuống ba phẩm là bác bỏ nhân quả lần thứ hai, thì có khác gì với trước. Vì trước rộng đây lược. Hai phẩm đầu bác bỏ năng sinh, một phẩm sau bác bỏ sở sinh cho nên có. Ba phẩm sở minh là bác bỏ bốn tác này, có hai môn:

1. Hiển sớ bác bỏ cũng có hai.

a. Y theo ngoại đạo là người: 1/ do ngã tạo tác; 2/ trời Tự Tại tạo tác; 3/ Như kiếp sơ một nam một nữ cùng sinh ra chúng sinh là chung làm; 4/ Như ngoại đạo vô nhân v.v…, chấp tự nhiên sinh v.v… là không có nhân tạo tác như quạ đen chẳng phải nhuộm v.v…

b. Y theo Tiểu thừa là pháp.

1/ Tự phần nhân sinh.

2/ Báo nhân

Nhân là thiện ác, quả là vô lý, cho nên có tha.

3/ Như cùng có nhân cho rằng bảy pháp cũng sinh.

4/ Không có nhân tác, hoặc nói: Chi vô minh của Kinh Bộ Sư trước gá vào hư không mà khởi, cho nên cũng không có nhân, v.v…

2. Trong phần năng bác bỏ cũng có hai:

a. Chỉ ngăn bác bỏ như Trung luận và văn này.

b. Vừa ngăn vừa hiển, như Địa luận nói: Nhân không sinh vì duyên sinh, duyên không sinh vì tự nhiên sinh, không cùng sinh vì người không biết, vì khi làm không trụ đều là nhân sinh, vì thuận theo có. Lại luận Đối pháp nói: Vì tự có nên không từ cái khác, vì đợi các duyên cho nên không tự tác, vì không tác dụng cho nên chẳng cùng sinh vì có công năng cho nên không phải không có nhân. Phàm các duyên khởi mất hai câu, đã là sâu xa huống là đều mất bốn trường hợp. Cho nên duyên khởi rất sâu xa. Giải thích rằng:

Ý hai luận này cho nhân là mình, dùng duyên làm tha, vì tướng nhân và duyên đối đãi cho nên có hai nghĩa: 1/ Nghĩa có lực; 2/ Nghĩa vô lực.

Vì nhân không làm duyên có cho nên không tự sinh, vì duyên không làm nhân có cho nên không có tha sinh. Vì một có một không chẳng hai cho nên không cùng sinh. Hai có hai không, chẳng đi chung cho nên cũng không cùng sinh thì do vô tánh này mới khởi được cái quả không khởi này. Cho nên chẳng thể không có nhân, chẳng thể không có nhân không tự không tha, không cùng chung như thế.

Nếu y theo tánh hiển pháp duyên khởi dung thông môn vô ngại mà nói: Bốn môn đều có tác vì sao? Vì cho rằng nhân duyên đều có ba nghĩa: 1/ Có; 2/ Không; 3/ Vừa có vừa không.

Vì đều khai riêng nghĩa đầu cho nên tự tác cũng tha tác, vì hợp thành nghĩa thứ ba là cộng tác. Vì hợp nghĩa thứ hai cho nên không có nhân tác. Vì đều không có lực. Đây là đồng từ vô trụ vốn lập tất cả pháp; suy nghĩ có thể thấy.

Sau đây luận nói chẳng phải ý của ba luận, vì đồng với các loại cho nên dẫn nói.

Trong văn giải thích có ba ý: 1/ Nêu; 2/ Giải thích; 3/ Loại. Giải thích có ba ý:

  1. Nêu khai chương;
  2. Lập tụng lược bác bỏ;

Nửa bài tụng trên nhắc lại bốn môn.

Nửa bài tụng dưới hiển bày đều sai.

  1. Y theo chương giải thích rộng có hai:
  2. Giải thích tụng chánh bác bỏ.
  3. Dẫn giáo chứng thành.

Trong phần giải thích tụng chánh bác bỏ có giải thích bốn chương môn phầnlàm bốn. Căn cứ trong phần giải thích bác bỏ tự tác gồm:

  1. Nhắc lại chỗ sai.
  2. Giải thích bác bỏ.
  3. Dụ bác bỏ.
  4. Kết sai cũng là lập tông phát sinh nhân nêu dụ kết tông đều rất dễ hiểu.

Trong phần giải thích bác bỏ tha tác có hai: 1/ Chánh bác bỏ; 2/ Phá chống chế.

Trong chánh bác bỏ: Trước nêu cái sai sau giải thích bác bỏ. Nói tha đâu thể làm tác giả, nói tự còn không thể, tha đâu thể làm. Lại tự đã chưa có, thì ai làm tha. Lại lìa tự không có tha riêng, cho nên tự không, tha cũng không, cho nên làm sao có thể làm.

Trong phân bác bỏ chống chế trước chống chế sau bác bỏ. Ý chống chế là ta lấy nhân đối với quả là tha, chẳng phải là tha của pháp khác.

Trong phần bác bỏ có hai: 1/ Chánh bác bỏ; 2/ Khổ như thế v.v… trở xuống là kết sai. Trong phần bác bỏ có hai:

a. Phá đồng quả chẳng phải tha, trong đó gồm trước là pháp kế dụ, sau hợp, cho rằng nếu hợp các duyên để thành quả, há được duyên quả là tha?

b. Trong bác bỏ tha không tự tại gồm: a. Chánh bác bỏ; b. Dẫn tụng trong Trung luận, cho rằng các duyên này đã nương vào duyên mà thành cho nên không có cái có của tự tánh, vì thế không được tự tại, vì không tự tại nên không thể sinh ra quả.

Văn kết rất dễ hiểu. Trong phần bác bỏ cộng tác có ba:

  1. Nhắc lại cái sai.
  2. Chánh bác bỏ: Cho là vì đủ hai lỗi trước cho nên chỉ ra đồng ở trước.
  3. Câu cho nên v.v… trở xuống là kết.

– Phá không có nhân tác có hai:

1. Nhắc lại chấp bác bỏ chung, có vô số lỗi: Vì tông Tiểu thừa kia cũng đồng không chấp nhận. Lại vì các pháp loạn sinh v.v… cho nên có nhiều lỗi.

2. Trong phần dẫn chứng có bốn ý: 1/ Nêu giáo; 2/ Hội ý; 3/ Người ngoài chống chế; 4/ Hội bác bỏ.

Trong dẫn chứng người ngoài dùng bốn trường hợp tồn sinh, không đạt đến thật tánh của khổ. Cho nên Phật im lặng không trả lời. Câu như thế trở xuống hội ý nói không có hai nguyên do:

  1. Vì từ duyên sinh cho nên không.
  2. Vì Phật không trả lời cho nên không.

Trong đây vi thể của khổ vốn không thì nơi nào có khổ, từ tự, tha, v.v… mà sinh khởi. Như hỏi sừng thỏ là từ tự, tha sinh ra ư? Nếu trả lời thì rơi vào chỗ thua. Vì sao? Cho là nếu lời đáp không tự sinh v.v…, người kia cho rằng có sừng thỏ, không từ tự tha sinh khởi v.v…. Nếu đáp không có sừng thỏ thì người vốn hỏi từ sinh, chẳng hỏi có không.

Hỏi một đường đáp một ngã cũng không đúng.

Cho nên trong kinh ghi: Có người hỏi Phật nếu Như lai không trả lời mười bốn vạn hỏi thì làm sao gọi là Nhất thiết trí?

Phật đáp: Nếu Như lai đáp mười bốn vạn hỏi thì không thể gọi là bạc Nhất thiết trí, Cho nên phải biết ý không đáp là nói pháp kia chẳng phải không.

Trong phần bác bỏ người ngoài chống chế có ba ý:

  1. Không phải hội ý ở trong.
  2. Giải thích kinh làm rõ ý.
  3. Kết chẳng phải thành chứng.

Trong phân hội ý ở trong người ngoài cho rằng Luận chủ không hiểu được ý Phật, phật đâu từng nói vì không đáp cho nên nói khổ là không. Nhưng Phật không đáp là tự có ý riêng, Ý riêng có hai:

1. Nhưng chúng sinh kia phải nên không đáp lời mà được nhập pháp. Cho nên không đáp, đâu nhất định để nói về không?

2. Vì bác bỏ bốn tà thuyết của ngoại đạo, cho nên phải như vậy.

Trong văn bác bỏ bốn chấp chia làm bốn:

1. Nếu chấp, hội được kinh.

2. Câu khổ thật chẳng phải v.v… trở xuống là dùng lý chánh bác bỏ. Trong chánh bác bỏ có hai:

a. Phá ngã đồng vô thường có hai ý: Trước nêu sau giải thích, phần giải thích có hai ý:

1/ Phá lỗi mất năng tác: cho rằng nếu vô thường thì mất thể của ngã là không có năng tác.

2/ Câu nếu ngã là vô thường v.v… trở xuống là bác bỏ mất sở tác, cho rằng không có sở y.

b. Phá khổ không có giải thoát có hai:

1/ Nêu.

2/ Câu vì sao v.v… trở xuống là giải thích. Cho rằng nếu nói ngã làm ra khổ nên cái năng phải để ở trước. Mà thật là trước lìa sở tạo tác khổ, thì không có cái ngã, năng tạo tác khổ, vì sao? Vì chưa có thân năm ấm nương tựa, thì ngã trụ ở đâu?

Nếu không có thân năm ấm này mà ngã năng tạo tác khổ riêng thì người được giải thoát cũng không có thân, có ngã cũng phải thường là khổ. Đây là kiếp trước không có thân mà có tạo khổ, kiếp sau cũng không có thân cũng phải thường là khổ. Vì không có nhân khác, văn kết rất dễ hiểu.

Trong phần bác bỏ tha tác có hai: Trước bác bỏ sau kết.

Trong phần bác bỏ có mười lăm lần:

1. Phá đồng thể chẳng phải tha thì đâu có người khác tạo khổ truyền cho người này, cho nên nói vậy.

2. Phá nhân quả không tương tợ: đây là nhân tà, nhân không bình đẳng. Trong đó trước nêu chấp để hội ý kinh sau. Câu mà thật v.v… trở xuống là dùng lý để chánh bác bỏ, nêu và giải thích rất dễ hiểu.

3. Phá khổ vui trái nhau, cho rằng làm cha phải ban niềm vui, đâu thể đem đến nỗi khổ ư? Cũng là bác bỏ lỗi trái mất tình cha con. Trong đó gồm chánh bác bỏ và nói về chống chế. Cho là nếu không thể sinh con và tâm biết ân, sao gọi tự tại có thể sinh ra vạn vật. Lại nếu thật có thể sinh ra mà có không sinh chính là vô ân, làm sao biết được? Lại kẻ ngu cúng tế trời chính là biết ân, sao không tránh khỏi khổ, còn có cái khổ nghèo cùng, nên biết không đúng.

Trong văn: 1/ Y theo tình để bác bỏ dọc; 2/ Câu mà thật v.v… trở xuống là y theo lý để bác bỏ rất dễ hiểu.

4. Phá điều không cần phải cho là người kia tự tại lại đâu cầu điều gì mà làm duyên sinh? Nếu có cần điều gì mà làm thì không phải tự tại. Nếu không cần mà làm thì đồng với trẻ con nô đùa.

5. Phá nghịch cùng làm: Cho là tự tại nếu tự làm thì các duyên cũng phải như vậy. Tự tại nếu tha tác thì không tự tại như chúng sinh, hai loại tỷ lượng rất dễ hiểu.

6. Phá nghiệp trái với tự tại: có ba: a. Dùng chánh để nêu. b. Dẫn tà giáo.

c. Phá tà giáo: Vì đối đãi hạnh khổ mới có thể tạo ra vật, biết rõ không tự tại. Lại một loại khổ hạnh đâu không có một loại thọ quả. Nhưng chính là lúc đầu làm trùng độc v.v…. Nên biết do nghiệp không liên quan đến khổ hạnh tà. Trước dùng khổ hạnh đoạt tự tại, sau cùng chánh nghiệp đoạt khổ hạnh rất dễ hiểu. 7- Phá chỗ nêu làm mất tạo tác: có ba: a. Xét chỗ nhất định làm.

c. Dùng hai quan hệ trách.

7. Giải thích lỗi của hai tác gồm: 1/ Phá tự tác không thành cho là khắp nơi vô cùng; 2/ Phá tha tác trái với tông, xứ nghĩa là thế giới v.v…

8. Cầu tha vô lực: Y theo đây đáng lẽ trong kinh kia nói chỗ tự tại vì có sở cầu nên chẳng tự tại. Lại văn này đáng lẽ ngược. Nên nói: nếu là tự tại vì sao có người khổ hạnh cúng dường để tìm sở nguyện, hiển rõ hỷ và nguyện đã thọ cầu v.v… rõ ràng không tự tại.

9. Phá sở tác bất định: Cho rằng như người làm xe thành rồi sau đó không thể đổi thành thuyền được, tự tại lúc đầu là người làm. Người này sau đó đáng lẽ làm súc sinh v.v… mà thật tùy nghiệp chuyển biến các thứ, cho nên không thể tự tại làm được.

10. Phá nêu quả để nghiệm nhân: Trong đó trước bác bỏ dọc cho rằng nếu tự tại làm đều phải một loại không thể có tốt xấu v.v… khác nhau. Lại tội phước đáng lẽ đều không, nếu trong đoạt bác bỏ, câu mà thật có tội phước vì cả hai bên đều chấp nhận có nên dùng lý để đoạt bác bỏ.

11. Phá yêu ghét trái tông, cho rằng lẽ ra đều đáng yêu, sao lại có ghét được. Lại bị ái tình mê hoặc ràng buộc cho nên không tự tại, đâu thể tạo ra vạn vật.

12. Phá dùng sự để nghiệm mê hoặc: Cho rằng làm sao biết được người kia có yêu ghét? Vì tạo khổ vui hai người không chỉ làm vui. Lại vì không thể làm một loại, rõ ràng không tự tại.

13. Phá phương tiện mất tạo tác: Cho rằng nếu làm tự tại thì chúng sinh không phải làm việc để lo ăn mặc v.v…, lại làm các nghiệp thiện ác.

14. Phá vô nhân mất quả: Trong đó trước bác bỏ dọc cho rằng quả ban đầu không từ nhân mà được nhân sau không có lợi ích mà quả lại có. Kế dùng lý để đoạt bác bỏ rất dễ hiểu.

15.Phá nghiệp hữu vô ngang nhau, có ba: a. Đều có; b. Đều không; c. Vô cùng.

Vô cùng thì vô thỉ, vô thỉ thì vô nhân, trên đều có tỷ lượng đều rất dễ hiểu.

Câu như thế v.v… trở xuống là kết sai.

Câu tà kiến như thế thứ hai v.v… trở xuống là hội ý kinh.

Trong phần bác bỏ cộng tác, vì có hai lỗi trước, như hai người mù cùng không thành một cái thấy.

Trong phần bác bỏ không có nhân, vì khổ từ các duyên sinh cho nên chẳng có cái gì không có nhân.

Câu cho nên trở xuống là người ngoài kết sai, Luận chủ làm chứng không thành.

Phần đáp rằng v.v… trở xuống là nói Luận chủ hội kinh hiển ý. Vì sao? Phật nói khổ từ duyên sinh có hai ý:

1/ Vì bác bỏ tà kiến như nói ở trước.

2/ Vì nói khổ là không, vì khổ từ duyên nhất định không có tự tánh. Ông chỉ biết một mà không biết hai. Lại bác bỏ tà kiến là ý cạn, hiển bày chân không là ý sâu xa. Ông chỉ được cạn mà không được sâu. Lại nói pháp không là chánh, bác bỏ tà kiến là bác bỏ, ông biết bác bỏ mà không biết chánh. Trong văn có ba:

a. Ấn khả cạn để hiển bày sâu.

b. Câu nói khổ từ các duyên… là nêu không tông.

c. Câu vì sao v.v… trở xuống là hiển bày nghĩa không loại bỏ thứ ba rất dễ hiểu.

THỨ MƯỜI MỘT MÔN QUÁN BA THỜI

1. Giải thích tên: Đối với ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai cầu pháp kịp thời, đều không thể được nên gọi là Môn.

2. Nguyên nhân có môn này: Ý chung như trước.

Ý riêng là: Trước dùng bốn trường hợp để tìm. Nay dùng ba thời đáp.

3. Sở minh: Bác bỏ pháp và thời để hiển bày chân không, trở thành quán không có chỗ nương gá.

4. Trong giải thích văn có ba:

a. Nêu tông. b. Giải thích nhân. c. Kết loại.

Trong phần giải thích nhân có ba: a. Nêu lên khai chương. b. Lập tụng lược hiển. c. Giải thích tụng, trình bày rộng.

Phần nêu lên khai chương có pháp nhân là pháp quả. Vì muốn thầm hiển bày nhân không có quả trước. Vì muốn quả mới nói là nhân, cho nên nói quả gọi là có nhân vì muốn làm cho nhân thành nên có pháp quả này.

Trong phần lập tụng, nửa bài kệ trên là nêu chánh lý. Nửa bài kệ sau nêu tình có. Cho rằng nhân quả trước sau cùng hiện đã không thành, từ nhân sinh ra pháp làm sao được thành.

Trong giải thích có hai: Gồm chánh bác bỏ và bác bỏ chống chế.

Trong phần chánh bác bỏ giải thích bác bỏ nhân quả ba thời.

Văn chia làm ba ý: Tát-bà-đa-bộ nói nhân trước quả sau. Lại trong Như lai tạng trước có tự thể của pháp quả. Sau đó đối đãi với duyên mà khởi cũng là quả trước nhân sau. Lại như cùng có nhân, và tông Thành Thật nói phiền não nhuận sinh và quả đều một lúc cũng là nhân quả đồng thời. Lại như trong bổn thức của thành Duy Thức v.v… nói trước diệt tức sinh sau đó phải tử, con quạ có thể kêu v.v… là tỷ lượng rất dễ hiểu.

Lại trước có nhân của hạt giống, sau mới sinh quả hiện hành cũng là trước sau. Lại như hạt giống đối với hạt giống ấy là trước sau, lại nghĩa lý mong là đồng thời, như đều có nghĩa v.v… Nay chia kỹ ba thời đều không thành tựu, dù muốn an lập cũng hoàn toàn không có lối, cho nên pháp nhân quả hoàn toàn là không, văn đều có thể thấy.

Trong phần bác bỏ chống chế có bốn:

  1. Người ngoài nêu tông để so sánh bác bỏ vấn nạn.
  2. Luận chủ lại bác bỏ thành tông để đáp.
  3. Người ngoài nêu việc của nhân hiện tại để vấn nạn.
  4. Nêu hiện tại không có nhân để đáp.

Phần người ngoài nêu tông để so sánh bác bỏ vấn nạn: Ý người ngoài nói Luận chủ nói nhân quả ba thời không thành sinh, so sánh với luận chủ bác bỏ có thể bác bỏ ba thời không thành bác bỏ nghĩa là nếu ông bác bỏ được tướng của ba thời thì nhân quả ba thời tôi chủ trương lại được sinh nhau. Nếu ông bác bỏ ba thời có thể bác bỏ không thành thì bác bỏ lại cũng không bác bỏ được nghĩa của ta, nghĩa của ta lại lập.

Ý của người ngoài như thế. Trong phần đáp có ba:

1. Trở lại chỉ lỗi, nay ông đối với vạn hỏi này cũng rơi vào chỗ thua cho nên nói ông cũng có lỗi.

2. Giúp thành tông: Nghĩa là nếu ông dùng ba thời trách ta có thể bác bỏ làm cho không bác bỏ. Nay Ta nhận lời trách của ông nhưng không chấp có năng bác bỏ, nếu năng bác bỏ của ta bị hoại thì nghĩa sinh của ông làm sao còn. Cho nên không có ba thời sinh, không có ba thời bác bỏ, biết rõ là không. Vì là không cho nên giúp thành làm Tông của ta, sao thành vạn hỏi được. Lại ông dùng ba thời bác bỏ cái bác bỏ của ta, ông đã chấp nhận ba thời không được sinh rồi, đã thành nghĩa của ta rồi, ta không còn gì để nói. Lại Bách Luận nói: Bác bỏ như sở bác bỏ v.v…

Lại kinh Niết-bàn nói: Dùng cái bất bình của ta để bác bỏ cái bất bình của ông. Nếu bình đẳng thì là ta bình đẳng, đều đồng với ví dụ này, cho nên nói nếu các pháp không v.v…

3. Chọn ra không phải sai ví dụ. Nếu ta cũng như ông nhất định chấp nhận ba thời sinh có thể được như ta trách bác bỏ ông, nay Ta chỉ vì ông vọng chấp cho nên bác bỏ ông, nhưng đối với ta thật không bác bỏ, cho nên không ví dụ. Ông không nên vấn nạn, cho nên nói nếu ta nói bình đẳng.

Người ngoài nêu việc của nhân sự hiện tại để vấn nạn, nghĩa là trước căn cứ vào lời nói không lập được, nay dùng mắt thấy làm chân có hai:

  1. Chứng minh có ba nhân.
  2. Kết luận bác bỏ Luận chủ.

Phân chứng minh có ba:

1. Ý người ngoài cho trước có thợ gốm là nhân, sau làm cái bình là quả.

2. Dùng thợ gốm làm quả, đệ tử làm nhân. Nhân làm đệ tử mà được gọi là thầy, chính là đem điều này chứng minh có quả trước nhân sau.

3. Như ngọn đèn tuy đốt một lúc nhưng phải do đèn mới có sáng cho nên đồng thời có đủ cả nhân và quả.

Phần kết bác bỏ Luận chủ đều rất dễ hiểu.

Luận chủ đáp không có nhân hiện tại trong đó giải thích bác bỏ ba điều trước. Văn chia làm ba:

  1. Nhắc lại chấp để bác bỏ chung.
  2. Giải thích không phải chánh bác bỏ.
  3. Câu như người thợ gốm trở xuống là bác bỏ pháp còn lại.

Trong phần nêu, giải thích, kết rất dễ hiểu.

Phần bác bỏ pháp còn lại là đồng với nhân nghi.

Ngọn đèn ánh sáng có cùng lúc thì chắc chắn biết là do đèn mà có sáng, vì do ánh sáng mà có đèn. Do việc này không nhất định nên gọi là nhân đồng nghi.

Lại nói: Đèn và ánh sáng có cùng lúc nhưng vì đèn là nhân của ánh sáng, không thể ánh sáng là nhân của đèn, trở lại trách đèn, và ánh sáng có cùng lúc ánh sáng đã không thể làm nhân cho đèn, đèn cũng không thể làm nhân cho ánh sáng. Người kia hoàn toàn không quyết định cho nên nói nhân đồng nghi. Lại ở đầu phẩm đã bác bỏ nhân quả cùng lúc không thể lập, điều nghi của ông đã không thành nay dẫn đèn và ánh sáng cùng lúc làm chứng lại đồng với điều nghi ở trước, cho nên nói vậy.

Nói ngọn đèn sáng v.v… là quyết định điều chẳng phải nhân. Phần loại bỏ rất dễ hiểu.

THỨ MƯỜI HAI MÔN QUÁN SINH

1. Giải thích tên:

Nêu bác bỏ pháp sinh cho đến vô sinh, nên gọi là Môn.

2. Nguyên nhân có môn này: Hai môn trước nghiêng về bác bỏ năng sinh môn này bác bỏ sở sinh.

3. Sở minh: Vô sinh chánh quán là điều ở đây nói.

4. Giải thích văn có bốn ý:

  1. Nêu.
  2. Giải thích.
  3. Kết luận.
  4. Loại.

Trong phần giải thích có ba: a. Nêu tông khai chương. b. Lập tụng lược nêu. c. Giải thích tụng nói rộng.

Trong phần nói rộng có hai:

1/ Giải thích hiển bày ba thời.

2/ Dùng lý chánh bác bỏ, có ba: Giải thích đã sinh và bất sinh gồm chánh bác bỏ và bác bỏ chống chế.

Chánh bác bỏ có ba: a. Nêu. b. Câu vì sao v.v… trở xuống là giải thích bác bỏ, nghĩa là bác bỏ tác vô cùng, vì trước sinh sinh rồi, lại sinh ra sinh sau như thế cho đến thứ tư là hiển bày lỗi vô cùng. c. Câu cho nên v.v… trở xuống là kết luận bất sinh.

Câu lại nữa trở xuống là bác bỏ chống chế trong đó gồm trước nhắc lại chống chế, bác bỏ chung, nghĩa là người ngoài chống chế lỗi vô cùng ở trước. Nói ta tuy sinh rồi lại sinh, nhưng sinh sinh sở dụng là không sinh mà sinh. không phải là cái sinh của đã sinh, cho nên chỉ một sinh không có lỗi vô cùng.

Trong phần chánh bác bỏ: Trước bác bỏ, kế ví dụ, sau kết luận.

Trong phần bác bỏ: Trước sinh bất sinh mà sinh đây là tánh sinh sở dụng là chưa sinh sinh. Vì có hai chữ sinh, ở trước nói chỉ có đã sinh sinh là không nhất định. Nếu chống chế có thể trở lại rơi vào lỗi trước.

Cho nên nói làm rồi không làm.

Trong phần giải thích bác bỏ bất sinh cũng bất sinh, có hai: a. Chánh bác bỏ. b. Phá chống chế. Chánh bác bỏ có bốn :

1. Bác bỏ y theo tướng đoạt mất: Cho rằng nếu hợp với pháp sinh không gọi là bất sinh sinh. nếu không hợp với pháp sinh thì đó là pháp vô sinh tại sao gọi là sinh, cho nên nói vậy.

2. Bác bỏ dọc nương vào vô vi: Nếu pháp bất sinh có sinh, Niếtbàn là pháp vô sinh, lẽ ra cũng sinh hư không v.v… cũng vậy.

3. Bác bỏ hoại hữu vi: Cũng là bác bỏ trái vị mất pháp rất dễ hiểu.

4. Phá vô nhân sinh pháp: A-la-hán Không hoại pháp là chủng tánh bất động, chọn bỏ La-hán thối tướng v.v… vì la-hán này lui sụt tông hứa khởi phiền não không phải là nhân này. Lại Bồ-đề của phàm phu là lẽ ra sinh mà bất sinh lẽ ra nên trách sinh, phiền não của La-hán là không nên sinh mà sinh là làm phải sinh trách.

Trong phần bác bỏ chống chế: Trước là người ngoài chống chế, ý chống chế. Ý ngăn lá trước Luận chủ làm vạn hỏi không nên sinh mà sinh, người ngoài không chấp nhận cho nên nói chẳng phải tất cả bất sinh mà sinh, có nhân duyên hòa hợp xưa không nay có gọi là sinh, sao được nói một bề là không. Trong tông ta khôngcó, có hai loại:

  1. Có thể có không.
  2. Rốt ráo không.

Hai điều nay ta nói có thể có không đâu được đem cái rốt ráo không để vấn nạn. Như trên Bồ-đề của phàm phu chưa sinh mà sinh cho là có nhân duyên gặp bạn lành thì sinh khởi.

Trong chánh bác bỏ có ba: a. Nhắc lại chống chế. b. Nêu trách.

3. Kết sai.

Trong phần trách: Nếu nói không đồng rốt ráo vô mà là có thể hữu vô. Vì trong đẳng duyên này là có cho nên sinh vì là không cho nên sinh, câu và phi đều không thành sinh, như các môn trước đã nói.

Trong phần bác bỏ sinh thời sinh có bốn:

1. Phá lìa quá khứ, vị lai sinh, nêu giải thích rất dễ hiểu.

2. Phá lìa pháp không có thời. Nếu lìa sinh có thời có thể có công năng của pháp sinh, lìa sinh đã không có thời, sao có sinh thời sinh.

3. Phá pháp sinh thời sinh: Nghĩa là đã có thời sinh lại có pháp sinh cho nên có hai sinh. Câu trước vì thời không nên pháp cũng không. Câu này vì pháp có nên thời cũng có.

4. Phá sinh không có hành xứ, cho là sinh hành xứ kia gọi là sinh thời, đã chưa có thời thì sinh không có sinh.

Câu như thế v.v… trở xuống đều kết chung là vô sinh.

Trong phần loại bỏ có năm: a. Loại bỏ sinh, trụ, diệt.

  1. Bỏ hữu vi.
  2. Bỏ vô vi.
  3. Bỏ chúng sinh.
  4. Tổng kết tất cả đều không.

 

Pages: 1 2