thập nhị hoả

Phật Quang Đại Từ Điển

(十二火) Tạng: Me mam-pa-bcu-gĩis. Cũng gọi Thập nhị hỏa thiên. Chỉ cho 12 hỏa pháp của Mật giáo lập ra để đối lại với 44 thứ tà hộ ma của ngoại đạo, hoặc chỉ cho 12 vị Bản tôn của 12 hỏa pháp này. Đó là: 1. Trí hỏa (Tạng: Ye-zes-me): Nội chứng của Đế thích, biểu thị ý nghĩa ánh sáng trí tuệ của tâm bồ đề đốt phá vô minh, tương đương với pháp Tức tai. Đế thích là vuacủacác trời, nên được dùng để tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ của Đại nhật Như lai, có đầy đủ công đức của tất cả Như lai. Vị tôn này có màu vàng, tóc mượt rực rỡ tỏa ánh sáng chung quanh, trụ trong tướng Chính thụ tam muội, người tu pháp này lập đàn vuông để quán tưởng. 2. Hành mãn (Tạng:Fdsin-bye): Biểu thị hạnh đại bi, cũng tương đương với pháp Tức tai. Hình tượng vị tôn này như trăng thu, mình mặcáo màu trắng tinh, tay phải cầm tràng hạt, tay trái cầm quân trì(cái bình). 3. Ma rô đa (Tạng:Rluí): Hán dịch là Phong táo. Như gió thổi làm tan mây, biểu thị nghĩa làm tiêu tan các chướng, tương ứng với pháp Điều phục. Vị tôn này có màu đen, ngồi ngay thẳng trong hình bán nguyệt, tay cầm giải lụa như chiếc áo chư thiên. 4. Lô hê đa(Tạng:Dmar-po): Hán dịch là Xích sắc, biểu thị ý nghĩa trí tuệ bén nhạy. Hình tượng vị này màu đỏ, ngồi ngay thẳng trong hình tam giác, tay phải cầm dao, lộ vẻ hơi giận. 5. Một lật noa (Tạng:Mfđa): Biểu thị nghĩa từ bi và trí tuệ hợp nhất. Hình tượng vị này nửa mình bên trái có màu đỏ, lộ vẻ hơi giận, nửa mình bên phải có màu vàng, lộ vẻ mỉm cười, tay trái cầm dao, tay phải cầm chày kim cương. 6. Phẫn nộ (Tạng: Khro-bo): Tương ứng với pháp Hàng phục và pháp Tức tai. Thân hình vị này màu khói rất đen, nhắm một mắt như Bất động tôn, tóc rực lửa, miệng há ra như dáng đang gào to, nhe 4 răng nanh. 7. Xà tra la (Tạng:Itc-ba): Hán dịch là Ôn phúc. Hình tượng vị này có 5 màu, hiện tướng rất phẫn nộ. 8. Ngật sái da (Tạng:Braí-ba): Hán dịch là Phí hao, biểu thị nghĩa diệt trừ nghiệp chướng. Hình tượng vị này giống như nhiều tia sáng tụ lại mà có, không thể nhìn bằng mắt. 9. Ý sinh (Tạng:Yid-las-skyes): Biểu thị nghĩa trí tuệ tự tại, dùng thân, khẩu, ý khéo léo ứng hợp với chúng sinh, tùy ý thành tựu các Phật sự to lớn. 10. Yết la vi (Tạng:Fjig-rten-#dsinpa): Hán dịch là Thụ thực hỏa, biểu thị nghĩa lãnh thụ quả 3 thân. Hình tượng vị này tay cầm ấn chữ Án. 11. Kinh Đại nhật và Đại nhật kinh sớ đều thiếu tôn vị này. 12. Mô hạ na (Tạng: Rmugs-byed): Hán dịch là Tất thành, biểu thị ý nghĩa hàng phục các ma và những việc phải làm đều đã hoàn thành. Trong Thập nhị hỏa nói trên, ngoại trừ vị tôn thứ 11, hình tướng các vị còn lại đều được ghi trong Đại nhật kinh sớ quyển 20, trong đó, đồng thời còn nêu tác pháp của 3 pháp tu: Trí hỏa, Hành mãn và Một lật noa. Nhưng ở bên trái viện Ngoại kim cương bộ trong Mạn đồ la Thai tạng giới do A xà lê Thiện vô úy truyền được nói trong Đại nhật kinh sớ quyển 6 thì chỉ ghi tên của 12 vị Hỏa thần. [X. phẩm Hộ ma kinh Đại nhật]. (xt. Sự Hỏa Ngoại Đạo).