thập nhị bộ kinh

Phật Quang Đại Từ Điển

(十二部經) Phạm: Dvàdazàíga-buddha-vacana. Cũng gọi Thập nhị phần giáo, Thập nhị phần thánh giáo, Thập nhị phần kinh. Chỉ cho 12 loại kinh được phân biệt theo hình thức và nội dung giáo pháp của Phật.1. Khế kinh (Phạm: Sùtra, Hán âm: Tu đa la), cũng gọi Trường hàng. Tức thể văn xuôi, trực tiếp ghi chép giáo thuyết của đứcPhật. 2. Ứng tụng (Phạm: Geya, Hán âm: Kì dạ), cũng gọi Trùng tụng. Tức phần kệ tụng giải thích lại cho rõ những giáo thuyết mà Khế kinh đã nói. 3. Kí biệt (Phạm:Vyàkaraịa, Hán âm: Hòa giàlana), cũng gọi Thụ kí. Vốn là thể loại giải thích về giáo nghĩa, đời sau đặc biệt chỉ cho những lời ấn chứng trước của Phật về các việc làm trong vị lai của các đệ tử. 4. Phúng tụng (Phạm:Gàthà, Hán âm: Già đà), cũng gọi Cô khởi. Tức là thể loại kệ tụng độc lập, trực tiếp ghi chép giáo thuyết của Phật, chứ không lập lại ý nghĩa trong phần văn trường hàng đã nói trước đó như vai trò của Ứng tụng. 5. Tự thuyết (Phạm:Udàna, Hán âm: Ưu đà na): Nghĩa là đức Phật không đợi người khác thưa hỏi mà ngài tự khai thị giáo pháp. 6. Nhân duyên (Phạm: Nidàna, Hán âm: Ni đà na). Ghi chép nhân duyên (nguyên do) thuyết pháp giáo hóa của Phật, như phẩm Tựa của các kinh. 7. Thí dụ (Phạm: Avadàna, Hán âm: A ba đà na). Dùng thí dụ để giảng nói pháp nghĩa. 8. Bản sự (Phạm:Itivfttaka, Hán âm: Y đếviết đa già). Thể loại ghi chép về hành trạng của Phật và các đệ tử ở đời quá khứ, ngoài Bản sinh đàm. Hoặc các kinh mở đầu bằng câu Phật như thị thuyết cũng thuộc thể loại này. 9. Bản sinh (Phạm: Jàtaka, Hán âm: Xà đà già). Thể loại ghi chép những hạnh đại bi mà đức Phật tu hành trong các đời quá khứ. 10. Phương quảng (Phạm: Vaipulya, Hán âm: Tì Phật lược): Các kinh giảng nói giáo nghĩa sâu xa rộng lớn. 11. Hi pháp (Phạm: Adbhutadharma, Hán âm: Aphù đà đạt ma), cũng gọi Vị tằng hữu pháp. Tức thể loại kinh ghi chép những việc hiếm có của Phật và các đệ tử. 12. Luận nghị (Phạm: Upadeza, Hán âm: Ưu ba đề xá): Thể loại kinh ghi chép việc đức Phật nghị luận về thể tính các pháp, phân biệt rõ ràng ý nghĩa. Mười hai thể loại trên đây, Đại thừa, Tiểu thừa đều có. Nhưng có chỗ cho rằng Phương quảng là các kinh mà chỉ Đại thừa mới có; lại có thuyết chủ trương ngoài Kí biệt, Tự thuyết và Phương quảng ra, 9 thể loại còn lại đều thuộc kinh Tiểu thừa. Hoặc có thuyết cho rằng ngoài Nhân duyên, Thí dụ và Nghị luận ra, 9 thể loại kia đều thuộc kinh Đại thừa. Hoặc có thuyết cho rằng 9 thể loại trừ Thí dụ, Bản sinh và Nghị luận, là 9 bộ kinh, hoặc trừ Tự thuyết, Thí dụ và Nghị luận là 9 bộ kinh. [X. chương 8 trong Nguyên thủy Phật giáo thánh điển chi tập thành (Ấn thuận)].