thập nhất thanh

Phật Quang Đại Từ Điển

(十一聲) Cũng gọi Thập nhất chủng thanh. Chỉ cho 11 thứ âm thanh nêu trong luận A tì đạt ma tạp tập quyển 1. Đó là: 1. Khả ý thanh: Âm thanh vui vẻ vừa ý. 2. Bất khả ý thanh: Âm thanh sầu khổ trái ý. 3. Câu tương vi thanh: Âm thanh không khổ không vui. 4. Nhân thụ đại chủng thanh, cũng gọi Chấp thụ(hữu cảm giác) đại chủng thanh. Chỉ cho âm thanh do 4 đại bên trong phát ra, như âm thanh của ngôn ngữ… 5. Nhân bất thụ đại chủng thanh, cũng gọi Bất chấp thụ đại chủng thanh. Chỉ choâm thanh do 4 đại chủng bên ngoài phát ra, như các âm thanh của cây cối…6. Nhân câu đại chủng thanh, cũng gọi Chấp thụ bất chấp thụ đại chủng thanh. Chỉ cho những âm thanh do 4 đại bên trong và bên ngoài nương nhau phát ra, như tiếng trống là do tay đánh trống mà phát ra. 7. Thế sở cộng thành thanh: Chỉ cho âm thanh như tiếng nói bàn của người đời. 8. Thành sở dẫn thanh: Chỉ cho âm thanh do bậc Thánh nói để tế độ chúng sanh.9. Biến kế sở chấp thanh: Chỉ cho âm thanh chấp trước hữu vô, đoạn thường do các ngoại đạo nói ra. 10. Thánh ngôn sở nhiếp thanh: Chỉ cho 8 thứ âm thanh chân thực của bậc Thánh như: Thấy nói thấy, không thấy nói không thấy, nghe nói nghe, không nghe nói không nghe, hay nói hay, không hay nói không hay, biết nói biết, không biết nói không biết. 11. Phi thánh ngôn sở nhiếp thanh: Chỉ cho các âm thanh bất chính trái với 8 thứ âm thanh chân thực nói trên, tức thấy nói không thấy, không thấy nói thấy… Có 5 nguyên nhân tạo thành 11 thứ âm thanh này, đó là: Tướng, tổn ích, nhân sai biệt, thuyết sai biệt và ngôn sai biệt. [X. Hoa nghiêm kinh sớ sao huyền đàm Q.7 (Trừng quán)].