thập nhất diện quan âm

Phật Quang Đại Từ Điển

(十一面觀音) Phạm: Ekàdaza-mukha. Cũng gọi Thập nhất diện Quán tự tại bồ tát, Đại quang phổ chiếu Quán thế âm bồ tát. Bồ tát Quán âm 11 mặt, 1 trong 6 vị Quán âm, 1 trong 7 vị Quán âm. Vị tôn này có nguồn gốc từ Thập nhất hoang thần (Phạm: Ekàdaza-rudra) của Bà la môn giáo ở Ấn độ, có lẽ đã được du nhập Phật giáo vào khoảng thế kỉ thứ V, VI. Cách phối trí 11 mặt có nhiều thuyết khác nhau và hình thức 2 tay, 4 tay, 8 tay… cũng bất đồng. Kinh Thập nhất diện Quán tự tại bồ tát tâm mật ngôn niệm tụng nghi quĩ quyển hạ nói rằng: Tượng Ngài có 4 tay, thân cao 1 thước 3 tấc (Tàu), 3 mặt trước mang vẻ tĩnh lặng, 3 mặt bên phải hiện tướng phẫn nộ, 3 mặt bên trái nhe răng nanh bén nhọn, mặt chính lộ vẻ mỉm cười, mặt thứ 11 trên đỉnh đầu hiện tướng Như lai. Tượng 11 mặt an trí ở hang đá Cam hách thụy (Kanheri) gần Bombay, Ấn độ, thì trên đỉnh đầu của mặt chính có 3 tầng, mỗi tầng có 3 mặt, trên 3 tầng ấy lại có thêm 1 mặt, tất cả gồm 11 mặt. Trong 4 tay thì tay thứ nhất bên trái cầm hoa sen, tay thứ nhất bên phải kết ấn Thí vô úy. Tại Trung quốc, trong hang đá thứ 9 ở núi Thiên long thuộc tỉnh Sơn tây và Pelliot số 102 ở động Thiên Phật tại Đôn hoàng đều có tượng Thập nhất diện Quán âm. Tượng ở núi Thiên long có 2 tay, tượng ở động Đôn hoàng có 8 tay. Về ý nghĩa thị hiện 11 mặt, theo Thập nhất diện thần chú tâm kinh nghĩa sớ thì mặt Như lai trên đỉnhđầu biểu thị cho Phật quả; 3 mặt phía trước hiện tướng Đại từ, hễ thấy chúng sinh làm điều thiện thì sinh từ tâm, ban cho niềm vui; 3 mặt bên trái hiện tướng phẫnnộ, hễ thấy chúng sinh làmviệcác thì sinh bi tâm, xót thương cứu khổ; 3 mặt bên phải hiện tướng Tượng Quán âm 11 mặt ở hang đá Cam hách thụy (Kanheri), Ấn độ Tượng Thập nhất diện Quán âm được khắc vào đời Đường, Trung quốcnhe răng, hễ thấy chúngsinh tutịnh nghiệp thì khen ngợi là hiếm có và khuyến khích tiến vào Phật đạo; mặt cuối cùng hiện tướng cười tươi, vì thấy chúng sinh bỏ điều ác hướng về Đạo. Trong Mạn đồ la Thai tạng giới của Mật giáo thì Thập nhất diện Quan âm được đặt ở vị trí cuối cùng bên trái của viện Tô tất địa, có 4 tay, 2 bên của mặt chính có 2 mặt đều hiện tướng phẫn nộ, bên trên 3 mặt này lại có 5 mặt, bên trên 5 mặt này lại có 3 mặt nữa. Tay thứ nhất bên trái cầm hoa sen, tay thứ 2 cầm quân trì(bình), tay thứ nhất bên phải co ngón út, ngón trỏ, tay thứ 2 co ngón út, ngón vô danh. Tu pháp Thập nhất diện Quan âm cầu trừ bệnh, diệt tội. Mạn đồ la thờ Thập nhất diện Quan âm làm Trung tôn gọi là Thập nhất diện Quán âm mạn đồ la. Ngoài ra, ở Nhật bản, tượng Thập nhất diện Quán âm bằng gỗ tạc vào thời Thiên bình, được cất giữ ở chùa Thánh lâm, chùa Quán âm là nổi tiếng hơn cả. [X. kinh Thập nhất diện Quán âm thần chú; Thập nhất diện thần chú tâm kinh; kinh Đà la ni tập Q.4].