thập minh

Phật Quang Đại Từ Điển

(十明) I. Thập Minh. Cũng gọi Thập chủng thần thông, Thập chủng thông, Thập thông. Chỉ cho 10 trí minh của hàng Bồ tát Thập địa nói trong phẩm Thập minh, kinh Hoa nghiêm quyển 28, (bản dịch cũ) và phẩm Thập thông, kinh Hoa nghiêm quyển 44 (bản dịch mới). Đó là: 1. Thiện tri tha tâm trí minh (Tha tâm trí minh): Tức trí biết rõ đúng như thật tâm niệm của tất cả chúng sinh. 2. Vô ngại thiên nhãn trí minh (Thiên nhãn trí minh): Trí thấy rõ sự chết đây sinh kia trong các ngả thiện ác của các loài chúng sinh, cho đến những việc khổ vui mà chúng lãnh nhận và ý nguyện, hành nghiệp của họ.3. Thâm nhập quá khứ tế kiếp vô ngại túc mệnh trí minh (Túc mệnh trí minh): Trí ghi nhớrõtất cả bản sự(sự tích) của mình và người ở tất cả thế giới trong đời quá khứ cũng như nhân quả của chư Phật ở đời quá khứ. 4. Thâm nhập vị lai tế kiếp vô ngại trí minh(Vị lai tế trí minh): Trí biết rõ các tướng nghiệp báo của vô lượng chúng sinh trong tất cả thế giới ở đời vị lai và nhân quả của chư Phật đời vị lai. 5. Vô ngại thanh tịnh thiên nhĩ trí minh(Thiên nhĩ trí minh): Trí nghe rõ được tất cả âm thanh xa gần ở các thế giới trong 10 phương, có năng lực nghe và thụ trì những pháp do đức Như lai giảng nói không để quên mất, đồng thời nói rộngdiệu pháp để hóa độ chúng sinh. 6. An trụ vô úy thần lực trí minh (Thần lực trí minh): Bồ tát chứng được 12 thứ thần lực từ vô tác cho đến tùy nguyện hành, có khả năng đi đến chỗ chư Phật hiện tại ở các thế giới trong 10 phương một cách tự tại vô ngại để khen ngợi cúngdường, thường nghe chính pháp, thành tựu viên mãn hạnh nguyện thù thắngvà tu tập các hạnh. 7. Phân biệt nhất thiết ngôn âm trí minh(Phân biệt ngôn âm trí minh): Trí phân biệt rõ các âm thanh ngôn ngữ ở các trung quốc(thủ đô), biên quốc(nơi biên giới),trong vô lượng thế giới, cho đến âm thanh ngôn ngữ của tất cả loài trời, rồng, người, chẳng phải người… và các pháp nghĩa trong tất cả âm thanh ngôn ngữ ấy. 8. Xuất sinh vô lượng a tăng kì sắc thân trang nghiêm trí minh (Sắc thân trang nghiêm trí minh): Bồ tát khéo biết tất cả sắc, đồng thời cũng vào sâu pháp giới vô sắc, tùy nơi nên trụ trì mà biến hiện vô lượng vô biên sắc thân để hóa độ chúng sinh.9. Nhất thiết chư pháp chân thật trí minh(Chân thực trí minh): Bồ tát rõ biết nghĩa chân thực của tất cả các pháp, không chấp trước thế đế, cũng không bám dính vào Đệ nhất nghĩa đế, không bỏ bản nguyện, nhiếp thụ chúng sinh, thường thành tựu đầy đủ trí dụng một cách tự tại vô ngại. 10. Nhất thiết chư pháp diệt định trí minh(Diệt định trí minh): Bồ tát an trụ bất động trong định Diệt tận, nhưng không lìa đại từ bi, đầy đủ tất cả hạnh Bồ tát.Cứ theo Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển 15, thì Thập trí này đều lấy đại trí làm thể, chung cho cả trí tính khởi Phổ hiền; nếu chia theo tướng thì 8 Trí minh trước thuộc về Lượng trí, 2 Trí minh cuối thuộc về Lí trí, nhưng thực ra thì chỉ có một Vô ngại trí duy nhất. [X. Hoa nghiêm kinh sớ Q.46; Hoa nghiêm kinh khổng mục chương Q.4; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.17; Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.1; Đại thừa nghĩa chương Q.14; Hoa nghiêm ngũ giáo chương thônglộ kí Q.18]. II. Thập Minh. Cũng gọi Thập chủng minh, Thập chủng trí minh. Chỉ cho 10 trí minh khéo léo của Bồ tát nói trong phẩm Li thế gian, kinh Hoa nghiêm quyển 54 (bản dịch mới). Đó là: 1. Tri chúng sinh nghiệp báo trí minh: Bồ tát dùng trí minh khéo léo, biết rõ việc chúng sinh tạo các nghiệp ác và chịu khổ báo.2. Tri nhất thiết cảnh giới tịch diệt trí minh: Bồ tát dùng trí minh khéo léo, biết rõ tất cả cảnh giới thế gian thanh tịnh vắng lặng, không có các tạp nhiễm. 3. Tri nhất thiết sở duyên duy thị nhất tướng trí minh: Bồ tát dùng trí minh khéo léo, biết rõ các pháp sở duyên của tất cả chúng sinh chỉ là lí một thực tướng, như kim cương, không thể phá hoại. 4. Năng dĩ diệu âm phổ văn thập phương trí minh: Bồ tát dùng trí minh khéo léo, biết rõ chúng sinh tuy không, nhưng thường dùng diệu âm diễn giảng tất cả pháp, khắp các pháp giới trong 10 phương đều được nghe biết. 5. Phổ hoại nhiễm trước tâm trí minh: Bồ tát dùng trí minh khéo léo diệt tâm ái dục của tất cả chúng sinh. 6. Năng dĩ phương tiện thụ sinh trí minh: Bồ tát dùng trí minh khéo léo, thường ở các thế giới trong 10 phương dùng nhiều phương tiện, thị hiện thụ sinh để giáo hóa, dắt dẫn loài hữu tình. 7. Xả li tưởng thụ cảnh giới trí minh: Bồ tát dùng trí minh khéo léo, lìa bỏ tất cả cảnh giới tưởng niệm thụ dụng. 8. Tri nhất thiết pháp vô tướng vô tính trí minh: Bồ tát dùng trí minh khéo léo, biết rõ tất cả các pháp thế gian đều chẳng phải có tướng chẳng phải không tướng, chẳng phải có tính chẳng phải không tính, lìa các phân biệt. 9. Tri chúng sinh duyên khởi bản vô hữu sinh trí minh: Bồ tát dùng trí minh khéo léo, biết rõ pháp nhân duyên khởi ra sự thụ sinh của tất cả chúng sinh thảy đều rỗng lặng, xưa nay vốn không sinh. 10. Dĩ vô trước tâm tế độ chúng sinh trí minh: Bồ tát dùng trí minh khéo léo, biết rõ tất cả chúng sinh tuy đều rỗng lặng, nhưng thường khởi tâm vô trước, thuyết pháp giáo hóa, giúp chúng sinh vượt qua biển khổ sinh tử, thành vô thượng Chính giác.[X. kinh Hoa nghiêm Q.38 (bản dịch cũ); Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.17].