thập lục tâm

Phật Quang Đại Từ Điển

(十六心) Chỉ cho 16 thứ trí tuệ do dùng trí vô lậu hiện quán Tứ đế mà đạt được, gọi là Thập lục tâm, theo thuyết của tông Câu xá. Trí vô lậu là trí dứt trừ phiền não trong 3 cõi Dục, Sắc và Vô sắc mà chứng được chân lí của Phật giáo(trí Xuất thế gian). Hiện quán là phương pháp nhận thức thông qua thiền định, chứ không qua các khái niệm ngôn ngữ, văn tự, khiến cho chân lí Phật giáo trực tiếp hiện bày ở trước mặt. Trong Phật giáo Tiểu thừa, phương pháp nhận thức này đặc biệt lấy Tứ đế làm đối tượng nhận thức, gọi là Thánh đế hiện quán, cũng chính là theo thứ tự quán xét lí Tứ đế trong 3 cõi: Trước hết duyênKhổ đế ở cõi Dục để quán xét thì sinh khởi Pháp nhẫn trí vô lậu, sau đó lại sinh khởi Pháp trí; kế đến duyên Khổ đế ở cõi Sắc, cõi Vô sắc mà quán xét thì sinh khởi Loại nhẫn trí, Loại trí; theo đây, 3 đế còn lại là Tập, Diệt, Đạo mỗi đế cũng đều sinh khởi 4 trí, cộng chung thành 16 thứ trí tuệ, gọi là Thập lục tâm. Cứ theo phẩm Hiền thánh trong luận Câu xá quyển 23 thì Thập lục tâm là: 1. Khổ pháp trí nhẫn (Phạm:Du#khe dharma-jĩàna-kwànti): Hiện quán khổ đế cõi Dục, dứt trừ kiến hoặc của Khổ đế mê lầm. 2. Khổ pháp trí (Phạm: Du#khe dharma-jĩàna): Hiện quán Khổ đế của cõi Dục, ấn chứng lí Khổ đế. 3. Tập pháp trí nhẫn (Phạm: Samudaye dharma-jĩàna-kwànti): Hiện quán Tập đế của cõi Dục, đoạn trừ Kiến hoặc của Tập đế mê lầm. 4. Tập pháp trí (Phạm: Samudaye dharma-jĩàna): Hiện quán Tập đế của cõi Dục, ấn chứng lí Tập đế. 5. Diệt pháp trí nhẫn (Phạm:Nirodhe dharma-jĩàna-kwànti): Hiện quán Diệt đế của cõi Dục, đoạn trừ Kiến hoặc của Diệt đế mê lầm. 6. Diệt pháp trí (Phạm: Nirodhe dharma-jĩàna): Hiện quán Diệt đế của cõi Dục, ấn chứng lí Diệt đế. 7. Đạo pháp trí nhẫn (Phạm:Màrge dharma-jĩàna-kwànti): Hiện quán Đạo đế của cõi Dục, đoạn trừ Kiến hoặc của Đạo đế mê lầm. 8. Đạo pháp trí (Phạm: Màrge dharma-jĩàna): Hiện quán Đạo đế của cõi Dục, ấn chứng lí Đạo đế. 9. Khổ loại trí nhẫn (Phạm:Du#khe ’nvaya-jĩàna-kwànti): Hiện quán Khổ đế của 2 cõi Sắc, Vô sắc, đoạn trừ Kiến hoặc đối với Khổ đế. 10. Khổ loại trí (Phạm: Du#khe ’nvaya-jĩàna): Hiện quán Khổ đế của 2 cõi Sắc, Vô sắc, ấn chứng lí Khổ đế. 11. Tập loại trí nhẫn (Phạm: Samudaye ’nvaya-jĩàna-kwànti): Hiện quán Tập đế của 2 cõi Sắc, Vô sắc, đoạn trừ Kiến hoặc đối với Tập đế. 12. Tập loại trí (Phạm: Samudaye ’nvaya-jĩàna): Hiện quán Tập đế của 2 cõi Sắc, Vô sắc, ấn chứng líTập đế. 13. Diệt loại trí nhẫn(Phạm:Nirodhe ’nvaya-jĩàna-kwànti): Hiện quán Diệt đế của 2 cõi Sắc, Vô sắc, đoạn trừ Kiến hoặc đối với Diệt đế. 14. Diệt loại trí (Phạm: Nirodhe ’nvaya-jĩàna): Hiện quán Diệt đế của cõi Sắc, Vô sắc, ấn chứng lí Diệt đế. 15. Đạo loại trí nhẫn (Phạm:Màrge ’nvaya-jĩàna-kwànti): Hiện quán Đạo đế của 2 cõi Sắc, Vô sắc, đoạn trừ Kiến hoặc đối với Đạo đế. 16. Đạo loại trí(Phạm:Màrge ’nvaya- jĩàna): Hiện quán Đạo đế của 2 cõi Sắc, Vô sắc, ấn chứng lí Đạo đế. Nói một cách khái quát, trí hiện quán Tứ đế của cõi Dục gọi là Pháp trí; trí hiện quán Tứ đế của 2 cõi Sắc, Vô sắc gọi là Loại trí. Loại nghĩa là giống, tức là giống với pháp của cõi Dục đã nói ở trước. Pháp trí và Loại trí mỗi trí lại có Nhẫn và Trí, hợp chung là Bát nhẫn bát trí. Nhẫn tức là dùng Nhẫn(chấp nhận) để đoạn trừ phiền não, như Pháp nhẫn, Loại nhẫn đều thuộc về Vô gián đạo; còn Tríthìtức là dùng Trí để ấn chứng chân lí, như Pháp trí, Loại trí đều thuộc về Giải thoát đạo. Vô gián đạo và Giải thoát đạo đều là 1 trong 4 đạo để tu hành Phật đạo, cầu được niết bàn giải thoát. Ở trên cho Nhẫn thuộc về Vô gián đạo, là vì ở giai đoạn này đã chấp nhận lí Tứ đế mà không mảy may bị thể của Hoặc (phiền não) làm chướng ngại, gián cách; cho Trí thuộc về Giải thoát đạo, là vì đã rõ biết lí Tứ đế, liền tự nhiên dứt trừ thể của Hoặc mà được giải thoát. Còn trong 16 tâm thì 15 tâm trước thuộc Dự lưu hướng của quả vị tu hành Kiến đạo, cũng gọi là Thập ngũ sát na. Một tâm sau cùng thì thuộc về quả Dự lưu của quả vị Tu đạo. [X. luận Đại tì bà sa Q.196; luận Câu xá Q.25; luận Tạpa tì đàm tâm Q.5; luận Thành duy thức Q.9]. (xt. Kiến Đạo).