thập lục đế

Phật Quang Đại Từ Điển

(十六諦) Cũng gọi Thập lục cú nghĩa (Phạm: Wođaza padàrthà#). Chỉ cho 16 phương pháp nhận thức và luận chứng suy lí do học phái Chính lí ở Ấn độ lập ra. Đó là: 1. Lượng (Phạm: Pramàịa): Phương pháp để đạt được chân trí, có 4 thứ là hiện lượng, tỉ lượng, thanh lượng và thí dụ lượng. 2. Sở lượng (Phạm: Prameya): Chỉ T cho đối tượng được nhận biết, gồm có 12 thứ: Ngã, thân, căn, cảnh, giác, ý, tác nghiệp, phiền não, bỉ hữu, quả, khổ và giải thoát. 3. Nghi (Phạm:Saôzaya): Đối với đặc tính của sự vật được thấy không có sự nhận biết rõ ràng, chính xác, đây là nhân cơ bản của luận chứng suy lí. 4. Dụng (Phạm: Prayojana): Chỉ cho tác dụng giải nghi. 5. Dụ(Phạm: Dfwỉànta): Chỉ cho căn cứ tiêu chuẩn của luận chứng suy lí mà người thường cũng như các học giả đều thừa nhận. 6. Tất đàm (Phạm:Siddhànta): Tức tông nghĩa, chủ trương của người lập luận. 7. Chi phần (Phạm: Svayava): Hình thức luận chứng, tức chỉ cho tác pháp 5 chi.8. Tư trạch (Phạm:Tarka): Để biết rõ chân tướng của sự vật, cần phải căn cứ vào nguyên nhân của nó mà suy tư sâu hơn. 9. Quyết (Phạm:Nirịaya): Chỉ cho sự quyết định về nghĩa lí. 10. Luận nghĩa (Phạm:Vàda). 11. Phân nghĩa(Phạm:Jalpa): Vì giữ vững luận thuyết của mình nên sử dụng các phương pháp không chính đáng như nạn nạn… 12. Hoại nghĩa (Phạm:Vitaịđà): Tự mình không lập luận, mà lại dùng các phương pháp bất chính để gây khó cho lập luận của người khác. 13. Tự nhân (Phạm: Hetv-àbhàsa): Chỉ cho Nhân dường như đúng nhưng thật ra là sai, gồm 5 thứ là bất định, tương vi, vấn đề tương tự, sở lập tương tự và quá thời.14. Nạn nạn (Phạm:Chala): Cố ý hiểu sai lời nói của đối phương để làm khó. 15. Tránh luận (Phạm: Jati): Đối phương đảo lộn đồng pháp, dị pháp để chỉ trích luận chứng chính xác của người lập luận, đây tương đương với 14 lỗi của Cổ nhân minh. 16. Đọa phụ(Phạm:Nigrahasthàna): Vì hiểu lầm mà người lập luận bị thất bại. [X. Bách luận sớ Q.thượng; Ấn độ lục phái triết học; Ấn độ triết học sử; Trung quán Phật giáo luận khảo (Sơn khẩu ích)].