THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 57

TỲ KHEO TỤNG (Tiếp Theo)

3. Hành Pháp Của Tỳ-Kheo (Tiếp Theo):

Pháp Thượng tòa của Tăng: Khi Tăng xướng thời đáo hoặc đánh kiền chùy nên mau đến chỗ ngồi, nên nhìn ngó thượng, trung, hạ tòa có ai ngồi không như pháp không, chớ để mất thứ lớp. Nếu có ai ngồi không như pháp thì Thượng tòa nên chỉ bảo ngồi như pháp và theo thứ lớp, nên hiện tướng cho biết, nếu không biết thì khảy móng tay, nếu khảy móng tay mà cũng không biết thì nên nói với người ngồi gần bên, nên nói lời dịu dàng. Khi Tăng thọ thực, Thượng tòa nên bảo sớt thức ăn bình đẳng, phải đợi xướng Tăng bạt và tất cả Tăng phải thuận theo Thượng tòa.

Pháp Thượng tòa trong Tăng phường: Nếu Tăng phường bị hư hoại, Thượng tòa nên tự tu sửa hay bảo người tu sửa. Nếu không thấy Tỳ-kheo thì nên tìm, có Tỳ-kheo binh nên thăm hỏi, nếu không có người khán bịnh thì nên cho người khán bịnh. Nếu Tăng sai khán bịnh mà không chịu làm thì nên theo thứ lớp trong Tăng cắt đặt người khán bịnh. Tăng ở trong Tăng phường này được lợi thí, Thượng tòa nên làm phương tiện chớ để cho mất; nếu được lợi thí nên cắt đặt Tỳ-kheo có khả năng để xử phân. Nếu trong Tăng phường có làm việc gì thì Thượng tòa nên tự thân làm trước.

Pháp Thượng tòa ở trong phòng riêng: Nếu trong phòng riêng bị hư hoại, Thượng tòa nên tự tu sửa hay bảo người tu sửa. Nếu không thấy Tỳ-kheo thì nên tìm, có Tỳ-kheo binh nên thăm hỏi, nếu không có người khán bịnh thì nên cho người khán bịnh. Nếu Tăng sai khán bịnh mà không chịu làm thì nên theo thứ lớp trong Tăng cắt đặt người khán bịnh. Tăng ở trong Tăng phường này được lợi thí, Thượng tòa nên làm phương tiện chớ để cho mất; nếu được lợi thí nên cắt đặt Tỳ-kheo có khả năng để xử phân. Nếu trong Tăng phường có làm việc gì thì Thượng tòa nên tự thân làm trước.

A-lam: Là Tăng-già-lam, trong Tăng-già-lam có quy định hay chế hạn gì, nếu tùy pháp không làm cho mình và người khác phiền não thì nên tiếp nhận chế hạn này. Ngược lại nếu chế hạn này mất lợi, làm cho mình và người phiền não thì không nên tiếp nhận, nên bỏ đi nơi khác. Nếu Tỳ-kheo tự biết có thế lực đồng kiến, có thể như pháp diệt trừ được chế hạn này thì nên bạch Tăng để diệt trừ.

Pháp rừng cây: rừng có nhiều cây cành lá nối tiếp nhau, trong phạm vi một Câu-lô-xá được tùy ý không mất y.

Pháp phòng riêng trong Tăng-già-lam: Trong Tăng-già-lam có nhiều phòng riêng biệt, trong đây có những quy định hay chế hạn gì, nếu tùy pháp không làm cho mình và người khác phiền não thì nên tiếp nhận chế hạn này. Ngược lại nếu chế hạn này mất lợi, làm cho mình và người phiền não thì không nên tiếp nhận, nên bỏ đi nơi khác. Nếu Tỳ-kheo tự biết có thế lực đồng kiến, có thể như pháp diệt trừ được chế hạn này thì nên bạch Tăng để diệt trừ.

Pháp phòng xá: Trong phòng xá của mình ở, Tỳ-kheo nên tưới quét, tô trét cho bằng phẳng, sắp xếp lại ngọa cụ, nếu dơ thì đem giặt. Khi muốn đi ra ngoài thì nên giao trả ngọa cụ lại cho Tăng, đóng cửa phòng khóa lại rồi mới đi.

Pháp ngọa cụ: Nếu dùng ngọa cụ của Tăng thì được mang ra ngoài cửa Tăng phường trong khoảng bốn mươi chín tầm, không được quá, nếu quá cho đến sáng hôm sau thì phạm Đột-kiết-la.

Pháp cửa: Cửa là chỗ ra vào, khi đóng cửa không được đóng mạnh quá, khi mở cửa cũng không được đẩy mạnh quá. Lúc đóng cửa phải nhẹ nhàng, lúc ra vào cửa cũng phải thư thả, không được để y vướng vào hai bên cửa.

Pháp cài đóng cửa: Khi đi ra nên cài đóng cửa lại để giữ gìn Tăng phường và cũng để giữ tự thân.

Pháp Tăng phường trống: Khi Tỳ-kheo vào trong Tăng phường trống không, nên tưới quét cho sạch, nếu trong đó có khí cụ cần dùng thì nên rửa sạch đem cất. Nếu có tịnh nhân thì nên bảo họ nhổ sạch cỏ trong Tăng phường, nếu không có tịnh nhân thì Tỳ-kheo như pháp thấy có việc gì nên làm thì làm, không nên chỉ ra vào ở trong Tăng phường trống.

Pháp bát: Tỳ-kheo nên xem bát như mắt của mình, không nên để trên đất, trên đá, ở chỗ cao, chỗ bị mưa dột hay ở đầu tường, cũng không được để ở chỗ đại tiểu tiện và chỗ rửa và trong nhà tắm. Nếu rửa bát, chưa khô thì không nên đem cất, cũng không được phơi quá khô, không được cố ý làm cho bể, nên khéo ái hộ chớ làm cho bể hay mất, vì nhân duyên tìm cầu sẽ trở ngại việc hành đạo.

Pháp y: Phải ái hộ y như da của mình, khi mặc y Tăng-già-lê không được khiêng đá cỏ bùn, không được tưới quét và dùng tay lấy bùn tô trét vách…; không được giẫm chân trên Tăng-già-lê, không được trải Tăng-già-lê ngồi, nằm; không được lấy Tăng-già-lê mặc làm áo trong. Tỳ-kheo nên mặc y Tăng-già-lê như pháp, mặc y Uất-đa-la-tăng như pháp, mặc y An-đà-hội như pháp; nên dùng ba màu làm cho hoại sắc để tác tịnh, không được mặc y có năm màu thuần sắc, trừ nạp y. Nếu Tỳkheo nghèo, thiếu vải may y thì trên y nên điệp điều lá hoặc năm điều, bảy điều, chín điều…; nếu đủ vải thì nên cắt rọc may thành y Tăng-giàlê, Uất-đa-la-tăng, An-đà-hội gọi là y như pháp.

Pháp Ni-sư-đàn: Tỳ-kheo không nên thọ Ni-sư-đàn đơn, Ni-sưđàn đã thọ trước thì không nên xa lìa, nếu xả thì phạm Đột-kiết-la.

Pháp cháo: Phật cho dùng cháo vì có năm lợi ích, đó là trừ đói, trừ khát, hạ khí, trừ lạnh dưới rốn và tiêu hóa thức ăn.

Pháp ăn: Tỳ-kheo khi ăn năm loại thức ăn thuộc Thời nên quán là thức ăn này khó được, khó làm thành, khi ăn vào miệng thì nằm trong ruột già, ruột non; khi đi ra cũng quán như vậy. Do nhân duyên ăn nên khởi các phiền não, tội nghiệp phải chịu quả báo khổ.

Pháp chỗ ăn: Tỳ-kheo khi đến chỗ ăn nên im lặng nhất tâm, nhiếp giữ oai nghi để người khác thấy sanh tâm thanh tịnh; khi vào ngồi đều phải thư thả từ tốn.

Pháp cho thức ăn: Tỳ-kheo chưa thọ thực không nên đem cho người khác, trước thọ cho mình sau mới cho tới người. Những người nào nên cho, đó là cha, mẹ, người bị giam cầm, người cần ăn gấp và phụ nữ mang thai; nên xem xét thức ăn mà cho nhiều hay ít; nếu có nuôi súc sanh thì nên cho nó phần ăn.

Pháp xin thức ăn: Tỳ-kheo khi đến chỗ đàn việt thọ lấy thức ăn nên nhất tâm, không để cho tâm tán loạn, không nghĩ đến thức ăn ngon hay dở, phải xem thời giờ sớm hay muộn để mang thức ăn đi.

Pháp A-lan-nhã: Tỳ-kheo ở A-lan-nhã khi thấy có người đến chỗ A-lan-nhã, nên cùng thăm hỏi, nhớ nghĩ chơn chánh, sắc mặt vui vẻ, không được cúi đầu, nên chào hỏi thiện lai. Nơi A-lan-nhã nên chứa củi lửa, đồ dùi lửa, thức ăn, đồ đựng thức ăn, nước, đồ lấy nước, đồ đựng nước; chậu nước rửa chân và bình nước thường dùng nên thường đầy nước. Tỳ-kheo nên biết rõ ngày giờ, thời tiết, xem sao; nên biết tụng

Tu-đa-la, Tỳ-ni, A-tỳ-đàm; nên biết Sơ thiền… Tứ thiền; Sơ quả cho đến Tứ quả, nếu chưa biết thì nên học cho biết. Không được chứa nhật châu, nguyệt châu, được chứa thiền trượng… như trong Tu-đa-la Cù-sa ni có nói rõ.

Pháp Thượng tòa nơi A-lan-nhã: Khi các Tỳ-kheo ra ngoài giới, Thượng tòa nơi A-lan-nhã nên chỉ bảo Tỳ-kheo hạ tòa, nên nói nghi pháp ở A-lan-nhã, chỉ dạy cho được lợi hỉ. Tỳ-kheo hạ tòa nên vâng theo lời Thượng tòa đã dạy bảo mà làm theo. Nếu có cư sĩ đến A-lannhã, Thượng tòa nên thuyết pháp sâu xa, chỉ dạy cho họ phân biệt chánh đạo và tà đạo, nên nói về tri kiến. Nếu cư sĩ ra về thì tốt, nếu không ra về thì nên cho họ thức ăn và nói rằng: Nơi đây chỉ có thức ăn này.

Pháp ở gần tụ lạc: Tỳ-kheo ở gần tụ lạc nên nhất tâm, khi thấy có người đến, nên cùng nói chuyện thăm hỏi, nhớ nghĩ chơn chánh, sắc mặt vui vẻ, không được cúi đầu, nên chào hỏi thiện lai. Nơi A-lan-nhã nên chứa củi lửa, đồ dùi lửa, thức ăn, đồ đựng thức ăn, nước, đồ lấy nước, đồ đựng nước; chậu nước rửa chân và bình nước thường dùng nên thường đầy nước. Tỳ-kheo nên biết rõ ngày giờ, thời tiết, xem sao; nên biết tụng Tu-đa-la, Tỳ-ni, A-tỳ-đàm; nên biết Sơ thiền… Tứ thiền; Sơ quả cho đến Tứ quả, nếu chưa biết thì nên học cho biết. Không được chứa nhật châu, nguyệt châu, được chứa thiền trượng… như trong Tu-đala Cù sa ni có nói rõ.

Pháp Thượng tòa ở gần tụ lạc: Khi các Tỳ-kheo ra ngoài giới, Thượng tòa ở gần tụ lạc nên chỉ bảo Tỳ-kheo hạ tòa, nên nói nghi pháp ở gần tụ lạc, chỉ dạy cho được lợi hỉ. Tỳ-kheo hạ tòa nên vâng theo lời Thượng tòa đã dạy bảo mà làm theo. Nếu có cư sĩ đến A-lan-nhã, Thượng tòa nên thuyết pháp sâu xa, chỉ dạy cho họ phân biệt chánh đạo và tà đạo, nên nói về tri kiến và dạy họ hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, khéo cho họ thọ tám giới.

Pháp bồn nước rửa chân: Tỳ-kheo khi thấy nước trong bồn rửa chân hết, nên tự lấy nước đổ cho đầy hay bảo người đổ đầy. Pháp Thượng tòa rửa chân: Nếu Thượng tòa thấy hạ tòa rửa chân rồi thì không nên sai bảo, nếu sai bảo thì phạm Đột-kiết-la. Pháp khách: Nếu Tỳ-kheo khách đến trong Tăng phường nên đắp y trịch bày vai hữu, mặc Nê-hoàn-tăng trên dưới tương xứng nhau, túi đựng y bên vai phải nên chuyển qua bên vai trái; tích trượng, túi dầu, túi giày da, ống kim ở trong tay phải nên chuyển qua trong tay trái. Nếu muốn đại tiểu tiện thì nên đi ở ngoài trước rồi mới vào trong Tăng phường, nếu không có nước rửa chân thì dùng cỏ lá lau chân, nếu cửa đóng thì kêu gọi, nếu cửa mở thì cứ vào. Nếu thấy cựu Tỳ-kheo thì nên hỏi: “Trong Tăng phường có phòng dành cho khách Tỳ-kheo ____ tuổi hạ hay không?”, nếu nói có thì nên xin phép cho vào; Lại hỏi trong Tăng phường có người không, nếu nói không thì nên hỏi dùng nước gì, nếu nói là nước giếng thì nên xin dây gàu để múc lấy nước; khi mở cửa phòng nên khảy móng tay, nếu có rắn rít nên gây ra tiếng để nó bò đi chỗ khác, sau đó đập giũ mền chiếu, quét dọn sạch sẽ trong phòng. Chậu nước rửa chân và bình nước dùng để sẵn, nếu chậu nước bên tay trái thì tay trái múc nước, tay phải rửa chân; nếu chậu nước bên tay phải thì tay phải múc nước, tay trái rửa chân. Rửa chân xong mang giày da vào phòng, đóng cửa rồi lên giường ngồi kiết già tư duy quán chiếu các pháp. Sáng hôm sau hỏi cựu Tỳkheo: “Trong Tăng có ăn sáng, ăn trưa hay không, trong thôn chỗ nào có chó dữ, nhà nào có đồng nữ, quả phụ, nhà nào Tăng đã yết ma Học gia, nhà nào Tăng đã yết ma phú bát, chỗ nào nên đi, chỗ nào không nên đi”, hỏi xong rồi mới đi khất thực. Khi đi Tỳ-kheo khách nên đưa trả lại dây gàu, chổi, thu xếp cất ngọa cụ, đóng cửa phòng rồi mới đi.

Pháp Thượng tòa Tỳ-kheo khách: Thượng tòa Tỳ-kheo khách nên ước tính có bao nhiêu khách Tỳ-kheo để báo cho cựu Tỳ-kheo biết, cựu Tỳ-kheo tùy số khách Tỳ-kheo đến mà cung cấp ngọa cụ. Pháp Tỳ-kheo sắp đi: Nếu Tỳ-kheo muốn vào sáng ngày mai đi thì ngày nay nên đến từ biệt Hòa thượng, A-xà-lê. Hòa thượng, A-xà-lê cho đi thì mới được đi, nếu không cho đi thì đừng miễn cưỡng đi. Nếu Tỳ-kheo biết ở trong đây không thể tăng trưởng thiện pháp thì nên rời khỏi Tăng phường này. Khi đi nên xem xét các phương tìm bạn lành, nên xét người này có chân thật không, có đồng tâm không, trên đường đi nếu có bịnh đau thì sẽ không bỏ rơi mà đi trước. Xét lường như thế rồi mới nên đi, nếu không xét lường như thế mà đi thì phạm Đột-kiết-la.

Pháp Thượng tòa Tỳ-kheo sắp đi: Khi sắp đi, Thượng tòa nên đi sau cùng để giao trả lại ngọa cụ cho Tăng. Khi ra khỏi Tăng phường nên nhắc nhở các bạn đồng hành là có quên vật gì không, nếu có quên thì nên đứng ở chỗ không xa trên đường để đợi; nên khuyên nhắc các bạn không được làm việc phi pháp, đùa giỡn mất chánh niệm.

Pháp đi phi thời: Nếu Tỳ-kheo muốn đi phi thời, nên bạch Hòa thượng, A-xà-lê là con muốn đến nhà của ____ tại tụ lạc ____ thuộc thành ấp ____. Nếu Hòa thượng, A-xà-lê cho đi thì mới được đi, nếu không cho đi thì đừng miễn cưỡng đi.

Pháp nhóm họp phi thời: Trừ sáu ngày trai, những ngày khác đều là phi thời nhóm họp, việc phi thời và ngồi phi thời. Nếu nghe xướng báo giờ hay đánh kiền chùy thì hãy mau đi đến và ngồi theo thứ lớp, như pháp, như luật, như lời Phật dạy mà làm, không được khinh mạn Thượng trung hạ tòa.

Pháp Thượng tòa ngồi họp trong Tăng: sáu ngày trai trong tháng là ngày mồng tám, mười bốn, mười lăm, hai mươi ba, hai mươi chín và ba mươi; nếu Tỳ-kheo không bịnh nên hòa hợp một chỗ thuyết pháp. Nếu có luận sư ngoại đạo đến với tâm ghen tị để phá thuyết pháp thì Tỳ-kheo nên như pháp cật vấn để chiết phục họ, không được tức giận ác khẩu. Khi Thượng tòa đến chỗ ngồi họp thấy hạ tòa đã ngồi trước rồi thì không nên bảo đứng dậy, nếu bảo đứng dậy thì phạm Đột-kiết-la.

Pháp của người thuyết pháp: Người thuyết pháp nên nhất tâm thuyết pháp, sanh tâm từ bi tạo lợi ích cho người nghe pháp. Nên nói lời rõ ràng trang nghiêm tao nhã, như pháp thuyết pháp theo thứ lớp, biện tài vô tận, thuyết pháp như thế mới tùy thuận thật tướng của các pháp, vì pháp mà nói, không vì lợi dưỡng.

Pháp của Thượng tòa thuyết pháp: Nếu hạ tòa là pháp sư thuyết pháp, pháp sư Thượng tòa nên xem xét điều mà Hạ tòa nói là nói theo thứ lớp hay không theo thứ lớp, là nói như pháp hay nói phi pháp. Nếu thấy vị đó nói như pháp và nói theo thứ lớp thì nên khen ngợi ủng hộ; nếu nói phi pháp và không theo thứ lớp thì nên ngăn lại.

Có các Phạm chí ngoại đạo vào sáu ngày trai hòa hợp một chỗ thuyết pháp, được nhiều lợi dưỡng và tăng thêm đồ chúng. Vua Bình sa vốn tín kính Phật pháp, lúc đó suy nghĩ: “Mong các Tỳ-kheo vào sáu ngày trai hòa hợp một chỗ thuyết pháp, ta sẽ dẫn đại chúng đến nghe pháp để các Tỳ-kheo nhờ nhân duyên này được nhiều lợi dưỡng và tăng thêm đồ chúng”, nghĩ rồi liền bạch Phật, Phật chấp thuận cho các Tỳ-kheo vào sáu ngày trai hòa hợp một chỗ thuyết pháp. Các Tỳkheo vâng lời Phật dạy thuyết pháp, quốc vương và quần thần đều đến nghe pháp, vì ngồi trên đất thuyết pháp nên tiếng không vang xa, liền suy nghĩ: “Nếu Phật cho đứng thuyết pháp thì tốt”, bạch Phật, Phật cho đứng thuyết pháp. Lúc đó các Tỳ-kheo rộng thuyết về đại kinh nên người nói mệt nhọc mà người nghe cũng mệt nhọc, Phật bảo: “Đến lúc nên nghỉ thì nên nghỉ”. Lúc đó các Tỳ-kheo lấy nghĩa của kinh Phật, tự dùng tâm phân biệt rộng nói rồi liền sanh nghi không biết là có hoại pháp không, liền bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay cho được lấy nghĩa của kinh Phật, dùng ngôn từ trang nghiêm để giải nói theo thứ lớp”. Kinh Phật vốn để trực tiếp đọc tụng, không nên bàn luận tạp, lúc đó các Tỳkheo ở khắp nơi loạn tụng, Phật bảo không nên; lúc đó có hai Tỳ-kheo ở một chỗ cùng hợp tán, Phật bảo không nên hợp tán, nếu hợp tán thì phạm Đột-kiết-la. Lúc đó các Tỳ-kheo thuyết pháp và tán tụng để được tài lợi, Phật bảo: “Không nên thuyết pháp vì tài lợi, nếu vì tài lợi thì phạm Đột-kiết-la”. Lúc đó người thuyết pháp tán tụng ẫn đại chúng đến chỗ khác để thuyết pháp và tán tụng, tự bỏ đồ chúng, Phật bảo không nên. Lúc đó các Tỳ-kheo lại sai người một mắt, không mắt, không tay, kiễng chân, lưng gù lên thuyết pháp tán tụng. Ngoại đạo thấy người thuyết pháp như vậy liền chê cười và trêu chọc các Hiền giả rằng: “Đây là thầy thuyết pháp của các ông sao, là tháp của các ông, được các ông tôn kính thọ cúng dường trước, ăn trước và đi trước đây sao”, các Hiền giả nghe rồi sanh hổ thẹn, đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Từ này không nên thỉnh những người như người một mắt, không mắt, không tay, kiễng chân, lưng gù lên thuyết pháp tán tụng; nếu thỉnh thì phạm Đột-kiết-la”. Các Tỳ-kheo lại sai những người phá giới, phá chánh kiến thuyết pháp, những người này do nhân duyên thuyết pháp nên được nhiều lợi dưỡng và thế lực đồ chúng ngày càng lớn mạnh, làm những việc phi pháp không thể ngăn cản được. Phật bảo: “Từ nay không nên thỉnh người phá giới, phá chánh kiến thuyết pháp, nếu thỉnh thì phạm Đột-kiết-la”. Lúc đó các Tỳ-kheo không biết thỉnh ai thuyết pháp, Phật bảo: “Người được thỉnh phải tập thuyết pháp và tán tụng trước”, nếu không có người đã tập thuyết pháp trước thì nên theo thứ lớp trong Tăng lên thuyết pháp và tán tụng. Nếu trong Tăng không có người tập thuyết pháp trước, cũng không theo thứ lớp lên thuyết pháp thì các Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la.

Pháp an cư: Tỳ-kheo muốn an cư, trước phải xem xét trú xứ, nếu chỗ ra vào an ổn, nơi đây có đủ rừng cây và nước sạch, ngày đêm yên tĩnh, ít muỗi mòng, ít gió, ít nóng, ít các loại trùng độc… Trong đó có Tỳ-kheo chân thật và Tỳ-kheo đồng ý để cùng ngồi thiền, thuyết pháp và nghe pháp; nếu có bịnh sẽ có được thuốc uống đúng bịnh, thức ăn uống đúng bịnh và có người khán bịnh. Xét lường như thế rồi mới nên an cư, nếu không xét lường như thế mà an cư thì phạm Đột-kiết-la. Pháp trong an cư: Tỳ-kheo trong an cư, nếu không có nhân duyên mà Phật khai cho thì không được xuất giới ngủ đêm bên ngoài cho đến một đêm. Như vương tử Ca-thi xuất gia làm Tỳ-kheo, vua cha muốn cất chùa nên sai sứ gọi Tỳ-kheo về lo việc xây cất, Tỳ-kheo nói: “Phật chưa cho vì việc xây cất chùa mà phá an cư”, đem việc này bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay, nếu vì việc xây cất chùa thì được đi”.

Pháp Thượng tòa an cư: Thượng tòa an cư nên xem xét các phòng

xá, phòng nào đã tu sửa, phòng nào chưa tu sửa; nếu đã tu sửa tốt thì nên khen ngợi, nếu chưa thì nên đốc thúc tu sửa.

Pháp an cư xong: Tỳ-kheo an cư xong nên làm ba việc: Xướng lại phần giới, nếu có thọ y Ca-hi-na thì tùy vật được thí đều nhiếp thuộc về y Ca-hi-na; tùy ở phòng nào nên tưới quét cho sạch, đập giũ ngọa cụ, nếu dơ thì nên giặt sạch rồi xếp để lại chỗ cũ, ra khỏi phòng khỏa cửa lại rồi tùy ý đi.

Pháp thọ chúng: Tỳ-kheo nên tìm hiểu chúng thích thuyết pháp hay im lặng, nếu thích thuyết pháp thì nên thuyết pháp, nếu thích im lặng thì thôi.

Pháp đến chúng hội: Tỳ-kheo nên phân biệt rõ nếu đến trong chúng Sát-đế-lỵ thì nên như thế, như thế; nếu đến trong chúng Bà-lamôn thì nên như thế như thế; đến trong chúng cư sĩ thì nên như thế như thế; đến trong chúng Tỳ-kheo thì nên như thế như thế… ra vào ngồi đứng nên như thế như thế, hoặc nên thăm hỏi hoặc nên im lặng.

Pháp thọ chúng: Tỳ-kheo thọ chúng nên xem xét chúng này là thiện hạnh hay là bất thiện hạnh. Nếu là thiện hạnh thì nên khéo xem xét rồi như pháp cung cấp cho họ y bát thuốc thang và những vật cần dùng, nếu họ có phạm tội nên giúp đỡ để họ được xuất tội. Nếu là bất thiện hạnh thì nên như pháp quở trách để tâm họ được chiết phục. Pháp Thượng tòa thọ chúng: Thượng tòa thọ chúng nên như pháp chỉ dạy chúng, không để cho chúng làm việc phi pháp, đùa cợt làm cho tán loạn.

Pháp nói Ba-la-đề-mộc-xoa: Có năm cách

– Một là nói tựa giới, phần còn lại như Tăng thường nghe cho đến câu Tăng đã thuyết giới bố tát xong.

– Hai là nói tựa giới, bốn pháp Ba-la-di, phần còn lại như Tăng thường nghe cho đến câu Tăng đã thuyết giới bố tát xong.

– Ba là nói tựa giới, bốn pháp Ba-la-di, mười ba pháp Tăng-giàbà-thi-sa, phần còn lại như Tăng thường nghe cho đến câu Tăng đã thuyết giới bố tát xong.

– Bốn là nói tựa giới, bốn pháp Ba-la-di, mười ba pháp Tăng-giàbà-thi-sa, hai pháp bất định, phần còn lại như Tăng thường nghe cho đến câu Tăng đã thuyết giới bố tát xong.

– Năm là nói đầy đủ.

Pháp của người nói Ba-la-đề-mộc-xoa: Tỳ-kheo nói Ba-la-đềmộc-xoa nên tụng trước cho thông suốt, đừng để khi vào trong Tăng nói có sai sót.

Pháp tăng hội họp: Trừ sáu ngày trai trong tháng, những lúc khác Tăng hội họp, Tăng hành sự, Tăng tọa xứ, Nếu nghe xướng báo giờ hay đánh kiền chùy thì Tỳ-kheo hãy mau đi đến và ngồi theo thứ lớp, như pháp, như luật, như lời Phật dạy, không được khinh mạn Thượng, trung, hạ tòa.

Pháp Thượng tòa hội họp giống như pháp Thượng tòa phi thời hội họp.

Pháp trung tòa: Tỳ-kheo trung hạ tòa khi vào nhà bạch y nên đi sau Thượng tòa và cung kính Thượng tòa; nếu Thượng tòa đi tiện lợi nên chờ đợi, không được bỏ đi xa. Nếu bạch y mời vào trước thì nên nói: “Hãy đợi một lát, Thượng tòa sẽ đến”; nếu bạch y đốc thúc vào trước thì nên chừa chỗ cho Thượng tòa rồi mới ngồi; nếu bạch y mời nước nên nói: “Chờ một chút, Thượng tòa sẽ vào “.

Pháp hạ tòa: Tỳ-kheo hạ tòa nên tưới quét điện Phật, giảng đường, chỗ bố tát, tháp Phật, chỗ chúng tăng hội họp, nên theo thứ lớp trải tọa cụ, lo liệu đèm lửa, đổ đầy nước trong bồn nước rửa chân và trong bồn nước của nhà vệ sinh. Hạ tòa nên nên nhưng việc của tăng như thế.

Pháp Thượng trung hạ tòa: Tỳ-kheo thượng trung hạ tòa nên thọ trì đầy đủ lời Phật dạy, như pháp hành trì.

Pháp nhà tắm: Tỳ-kheo vào nhà tắmphải nhất tâm nói nhỏ, khéo giữ oai nghi và thu nhiếp các căn.

Pháp rửa trong nhà tắm: rửa trong nhà tắm có năm lợi ích: Sạch sẽ, da trên thân được cùng một màu, phá trừ lạnh nóng, trừ khí gió và ít bịnh đau.

Pháp Thượng tòa nơi nhà tắm: Khi Thượng tòa đến trong nhà tắm, thấy hạ tòa đã vào tắm trước rồi thì không nên bảo đứng dậy đi ra, nếu bảo đứng dậy đi rathì phạm Đột-kiết-la.

Pháp Hòa thượng: Hòa thượng nên dạy bảo đệ tử cọng hành xa lìa ác tri thức, thân gần thiện tri thức; nên cung cấp cho đệ tử y bát, thuốc thang và vật cần dùng; nếu đệ tử có phạm tội nên giúp đỡ để được xuất tội.

Pháp đệ tử cọng hành: Đệ tử không nên khinh mạn Hòa thượng, muốn đi đâu nên bạch Hòa thượng; khi đi nên đi theo sau Hòa thượng để cung cấp những vật cần dùng, thường đi theo sau không xa lìa, như pháp phụng sự không có ý trái nghịch. Làm việc gì cũng phải bạch Hòa thượng, trừ đại tiểu tiện, xỉa răng và đảnh lễ Phật, pháp, tăng. Nếu đệ tử cọng hành ở bên Hòa thượng biết không thể tăng trưởng thiện pháp thì nên bạch Hòa thượng: “Xin gởi con cho Tỳ-kheo ____”, Hòa thượng nên suy xét Tỳ-kheo ____ giáo hóa pháp gì, chúng đệ tử như thế nào; nếu thấy Tỳ-kheo ____ đó có đầy đủ pháp thiện thì nên gởi đệ tử, nếu không đầy đủ pháp thiện thì nên gởi cho Tỳ-kheo khác. Nếu đệ tử cọng hành thấy Hòa thượng hạnh không tốt thì nên bỏ đi.

Pháp A-xà-lê: A-xà-lê nên dạy bảo đệ tử cận hành xa lìa ác tri thức, thân gần thiện tri thức; nên cung cấp cho đệ tử y bát, thuốc thang và vật cần dùng; nếu đệ tử có phạm tội nên giúp đỡ để được xuất tội .

Pháp đệ tử cận hành: Đệ tử cận hành không nên khinh mạn Axà-lê, muốn đi đâu nên bạch A-xà-lê; khi đi nên đi theo sau A-xà-lê để cung cấp những vật cần dùng, thường đi theo sau không xa lìa, như pháp phụng sự không có ý trái nghịch. Làm việc gì cũng phải bạch A-xà-lê, trừ đại tiểu tiện, xỉa răng và đảnh lễ Phật, pháp, tăng. Nếu đệ tử cận hành ở bên A-xà-lê biết không thể tăng trưởng thiện pháp thì nên bạch rằng: “Xin gởi con cho Tỳ-kheo ____”, A-xà-lê nên suy xét Tỳ-kheo ____ giáo hóa pháp gì, chúng đệ tử như thế nào; nếu thấy Tỳ-kheo ____ đó có đầy đủ pháp thiện thì nên gởi đệ tử, nếu không đầy đủ pháp thiện thì nên gởi cho Tỳ-kheo khác. Nếu đệ tử cận hành thấy A-xà-lê hạnh không tốt thì nên bỏ đi.

Pháp Sa-di: Sa-di không nên khinh mạn Hòa thượng, muốn đi đâu nên bạch Hòa thượng, khi đi nên đi theo sau Hòa thượng để cung cấp những vật cần dùng, thường đi theo sau không xa lìa, như pháp phụng sự không có ý trái nghịch. Làm việc gì cũng phải bạch Hòa thượng, trừ đại tiểu tiện, xỉa răng và đảnh lễ Phật, pháp, tăng. Nếu Sa-di ở bên Hòa thượng biết không thể tăng trưởng thiện pháp thì nên bạch Hòa thượng: “Xin gởi con cho Tỳ-kheo ____“, Hòa thượng nên suy xét Tỳ-kheo ___ giáo hóa pháp gì, chúng đệ tử như thế nào; nếu thấy Tỳ-kheo ____ đó có đầy đủ pháp thiện thì nên gởi Sa-di, nếu không đầy đủ pháp thiện thì nên gởi cho Tỳ-kheo khác. Nếu Sa-di thấy Hòa thượng hạnh không tốt thì nên bỏ đi. Hòa thượng nên bảo Sa-di lấy đưa thức ăn, trái cây, thuốc thang và tăm xỉa răng, nên bảo Sa-di nhổ cỏ trong Tăng phường, quét dọn sạch sẽ.

Pháp xuất lực (hiện oai lực): Nếu bạch y ở trong chùa muốn làm việc ác xâm não Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo nên dùng lời cứng rắn để chiết phục họ, nếu không chiết phục được thì không nên bạch vua, nên nói trước cho tri thức của người ác này biết, sau đó mới nói cho phu nhân của vua, vương tử hay đại thần; nếu người ác này chịu dừng lại thì thôi.

Pháp Tỳ-kheo theo sau: Tỳ-kheo theo sau là không được đi trước, không được đi quá xa ở phía sau, không được đi ngang hàng, không nói trước cũng không nói nhiều, không hỏi thì không nói; nếu hỏi thì nên trả lới ngay. Nếu Tỳ-kheo đi trước nói phi pháp, Tỳ-kheo đi sau nên ngăn lại, nếu nói như pháp thì nên tùy hỉ, nếu như pháp được vật thí thì nên thọ lấy.

Pháp Tỳ-kheo thường ra vào nhà: Tỳ-kheo khi ra vào nhà nên thu nhiếp các căn, không nên đúa cợt, nên giữ oai nghi thanh tịnh như pháp để đàn việt thấy sanh tâm thiện.

Pháp đến nhà: Nếu Tỳ-kheo với tâm tán loạn, tâm không biết nhàm chán mà đến nhà đàn việt thì thường phạm năm lỗi: Một là không mời mà tự vào, hai là ngồi ở chỗ khuất, ba là gượng ngồi, bốn là thường thường ăn, năm là khi không có người nam bên cạnh lại nói chuyện với người nữ quá năm, sáu lời.

Pháp ở nhà bạch y: Tỳ-kheo ở nhà bạch y nên khéo biết chỗ ngồi và pháp ngồi sai khác, nên nói pháp sâu xa, chỉ dạy cho bạch y biết chánh đạo và tà đạo, nên nói về tri kiến và dạy họ hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, khéo cho họ thọ tám giới.

Pháp Thượng tòa ở nhà: Thượng tòa ở nhà bạch y nên xem xét đồ chúng của mình đừng làm việc phi pháp, các căn tán loạn, đùa giỡn buông lung, nên giữ oai nghi thanh tịnh để đàn việt thấy sanh tâm thiện.

Pháp nói năng: Tỳ-kheo khách khi mới đến trong Tăng phường, cựu Tỳ-kheo không nên vội trao cho ngọa cụ, trước phải nói chuyện hỏi thăm, sau đó mới tùy khách Tỳ-kheo là thượng trung hay hạ tòa mà trao cho ngọa cụ.

Pháp nghỉ ngơi: Tỳ-kheo khách khi mới đến, không nên vội tới chỗ cựu Tỳ-kheo hỏi xin ngọa cụ, trước nên đứng một chỗ nhiếp giữ oai nghi và các căn, sau đó mới đến cựu Tỳ-kheo hỏi xin phòng xá và ngọa cụ.

Pháp đãy lượt nước: Tỳ-kheo không có đãy lượt nước thì không nên đi xa, nếu đi đến chỗ có nước sạch, hay nước sông nước suối hoặc cách khoảng hai mươi dặm có trú xứ thì không cần phải có đãy lượt nước.

Pháp kinh hành: Tỳ-kheo khi kinh hành nên đi thẳng, không chậm không mau, nếu không đi thẳng được thì nên kẻ đường trên đất làm tướng để đi noi theo.

Pháp ở trên hư không: Hư không không có ranh giới, người ở dưới đất hướng tới người ở trên hư không, hay người ở trên hư không hướng tới người ở dưới đất thì không đươc ngăn yết ma hay làm yết ma.

Pháp tiện lợi: Tỳ-kheo sắp vào nhà xí nên khảy móng tay trước, nếu có người vào trước thì nên đợi họ ra; khi người kia ra rồi, mình nên cởi y phục để một bênrồi mới vào, nên ngôi chồm hổm từ từ tiện lợi, không nên cố rặn cho mau ra.

Pháp gần nhà xí: Tỳ-kheo không nên ở gần nhà xí đọc tụng kinh, nghị luận và thuyết pháp; cũng không nên ở gần nhà xí cắt may, giặt nhuộm y. Tất cả mọi việc đều không nên làm, trừ tiện lợi. Pháp ván bệ cầu: Tỳ-kheo ở trên ván bệ cầu tiện lợi không nên làm dơ ván.

Pháp Thượng tòa nơi nhà xí: Nếu thấy hạ tòa vào nhà xí trước rồi thì Thượng tòa không nên đuổi đi ra, nếu đuổi đi ra thì phạm Đột-kiếtla.

Pháp lau: Không nên dùng vật bén để lau chùi.

Pháp chỗ rửa: Tỳ-kheo đại tiểu tiện xong, nếu không rửa chỗ đại tiểu tiện thì không được ngồi nằm trên ngọa cụ của tăng, nếu ngồi nằm thì phạm Đột-kiết-la. Nếu không có nước hay bạch y thờ nước hay bỏ thuốc vào nước thì không được rửa. Những trường hợp như vậy không rửa thì không phạm.

Pháp gần chỗ rửa: Tỳ-kheo không nên ở gần chỗ rửa đọc tụng kinh, nghị luận và thuyết pháp; cũng không nên ở gần chỗ rửa cắt may, giặt nhuộm y. Tất cả mọi việc đều không nên làm.

Pháp ván chỗ rửa: Tỳ-kheo ở trên tấm ván chỗ rửa khi rửa chớ làm ướt ván.

Pháp Thượng tòa ở chỗ rửa: Nếu thấy hạ tòa đến ngồi ở chỗ rửa trước rồi thì Thượng tòa không nên đuổi đi ra, nếu đuổi đi ra thì phạm Đột-kiết-la.

Pháp chỗ tiểu tiện: Tỳ-kheo không được tiểu tiện lung tung, nên đi ở chỗ thường đi.

Pháp gần chỗ tiểu tiện: Tỳ-kheo không nên ở gần chỗ tiểu tiện đọc tụng kinh, nghị luận và thuyết pháp; cũng không nên ở gần chỗ tiểu tiện cắt may, giặt nhuộm y. Tất cả mọi việc đều không nên làm, trừ tiểu tiện.

Pháp ván chỗ tiểu tiện: Tỳ-kheo ở trên tấm ván chỗ tiểu tiện, khi tiểu tiện không nên làm ướt ván.

Pháp Thượng tòa ở chỗ tiểu tiện: Nếu thấy hạ tòa vào tiểu tiện trước rồi thì Thượng tòa không nên đuổi đi ra, nếu đuổi đi ra thì phạm Đột-kiết-la.

Pháp khạc nhổ: Tỳ-kheo không được khạc nhổ lớn tiếng, không được nhổ nơi đất sạch.

Pháp dùng ống nhổ: Phật cho dùng hai loại ống nhổ bằng gốm sành hay đồng, nên khéo ái hộ chớ làm cho bể hay mất, vì nhân duyên tìm cầu sẽ trở ngại việc hành đạo.

Pháp bát chi: Phật cho dùng du thạch, đồng, sắt, chì, thiếc… để kê đở bát, nên khéo ái hộ chớ làm cho bể hay mất, vì nhân duyên tìm cầu sẽ trở ngại việc hành đạo.

Pháp tăm xỉa răng: Phật cho dùng ba loại tăm xỉa răng là thượng trung và hạ. Tăm thượng dài một thước hai, tăm hạ dài sáu tấc, ở giữa là tăm trung.

Pháp nạo lưỡi: Không nên dùng vật bén để nạo lưỡi sẽ làm cho lưỡi bị thương.

Pháp ngoái tai: Không nên dùng vật bén nhọn ngoái tai, không được ngoái mạnh sẽ làm trầy xước lỗ tai. Các hành pháp của tỳ-kheo như thế, Tỳ-kheo nên thọ trì, ngược với các hành pháp trên thì gọi là phi pháp.

4. Hai Loại Tỳ-Ni Và Tạp Tụng

Ba việc quyết định biết tướng Tỳ-ni, đó là bổn khởi, kết giới và tùy kết. Lại có hai loại Tỳ-ni, đó là Tránh Tỳ-ni và Phạm Tỳ-ni. Lại có hai loại Tỳ-ni, đó là Tỳ-ni thanh tịnh và Tỳ-ni phiền não. Lại có hai loại Tỳ-ni, đó là Tỳ-kheo Tỳ-ni và Tỳ-kheo-ni Tỳ-ni. Lại có hai loại Tỳ-ni, đó là Tỳ-ni phổ biến khắp và Tỳ-ni không phổ biến khắp. Tránh Tỳ-ni là tranh cãi chỉ trích nhau, đấu tranh chia rẽ nhau; các Tỳ-kheo nên xem xét việc tranh cãi này do nhân duyên gì sanh khởi và làm sao diệt được. Nhân duyên sanh khởi việc đấu tranh là do mười bốn việc phá Tăng, sáu nguồn gốc đấu tranh cũng là nhân duyên sanh khởi đấu tranh, nên dùng hai Tỳ-ni là Hiện tiền Tỳ-ni và Đa mích Tỳ-ni để diệt tránh. Phạm Tỳ-ni là năm chúng phạm, định phạm nhiếp thuộc về Phạm Tỳ-ni, tức là phạm Ba-la-di, Tăng-già-bà-thi-sa, Ba-dật-đề, Ba-la-đề-đề-xá-ni và Đột-kiết-la. Nên tìm cầu bổn khởi và nguồn gốc sanh khởi của năm loại tội này để trừ diệt.

Bổn khởi là nhân duyên khởi ra các tội, hoặc do thân phạm, không phải do khẩu và ý; hoặc do khẩu phạm, không phải do thân và ý; hoặc do thân và ý phạm, không phải do khẩu; hoặc do khẩu và ý phạm, không phải do thân; hoặc do cả thân, khẩu, ý cùng phạm; hoặc không phải do thân, khẩu, chỉ do nơi ý. Nếu phạm tội nhẹ chỉ cần tâm niệm sám liền có thể trừ diệt; nếu phạm tội vừa thì phải đối thú sám mới được

trừ diệt; nếu phạm tội trọng thì cần phải tác yết ma cho xuất tội, nhưng cũng có loại phạm tội không thể trừ diệt được. Loại phạm tội cần cho yết ma xuất tội có hai: Che giấu và không che giấu, nếu che giấu thì tùy che giấu bao nhiêu ngày thì cho hành biệt trụ bấy nhiêu ngày; nếu không che giấu thì cho hành sáu ngày sáu đêm Ma-na-đỏa. Nếu phạm tội không thể trừ diệt thì không thể sám hối trừ diệt.

Tỳ-ni phiền não: Nên tìm nhân duyên sanh khởi và nhân duyên diệt. Nhân duyên sanh khởi là bị hệ phược ở trong pháp, sanh tâm tham đắm, thấy vị lợi nên sanh phiền não. Nhân duyên diệt là khi bị hệ phược ở trong pháp nên quán vô thường sanh diệt, nhàm lìa xả diệt, tâm khéo trụ trong các thiền định tam muội địa, hòa hợp các hạnh, hệ tâm trong duyên, thể nhập ba môn giải thoát, có thể đoạn trừ các kiết sử do kiến đế và tư duy (kiến hoặc và tư hoặc). Đoạn được hai kiết sử này thì chứng được quả Sa-môn, tùy theo quả đã chứng đắc nên có Thánh nhân sai khác.

Tỳ-kheo Tỳ-ni có thanh tịnh hay không thanh tịnh, Tỳ-kheo-ni Tỳni có thanh tịnh hay không thanh tịnh; phổ biến cùng khắp hay không phổ biến cùng khắp.

Thời thanh tịnh là đầu đêm thọ nước ép trái cây uống.

Hai sai thời thanh tịnh là phần đầu đêm và cuối đêm nên ngồi thiền tụng kinh.

Một đêm thanh tịnh là Tỳ-kheo-ni được chứa bát dư một đêm.

Hai đêm thanh tịnh là được cùng ngủ hai đêm với người chưa thọ giới cụ túc .

Ba đêm thanh tịnh là đến đêm thứ ba thì người chưa thọ giới cụ túc nên chuyển qua chỗ khác ngủ đêm.

Năm đêm thanh tịnh là Phật cho lâu nhất đến năm đêm không thọ y chỉ.

Sáu đêm thanh tịnh là nơi A-lan-nhã chỗ có sợ hãi thì Tỳ-kheo được sáu đêm lìa y ngủ.

Bảy đêm thanh tịnh là Phật cho Tỳ-kheo bịnh được chứa loại tàn dược lâu nhất đến bảy đêm để dùng.

Mười đêm thanh tịnh là Tỳ-kheo được chứa bát dư lâu nhất đến mười ngày.

Nữa tháng thanh tịnh là mỗi nữa tháng nên hòa hợp lại một chỗ để thuyết giới bố tát .

Một tháng thanh tịnh là Tỳ-kheo được chứa y phi thời lâu nhất là một tháng.

Hai tháng thanh tịnh là Phật cho Tỳ-kheo được hai tháng không y chỉ.

Ba tháng thanh tịnh là Tỳ-kheo nên an cư ba tháng.

Bốn tháng thanh tịnh là Tỳ-kheo tu hành đầu đà ngồi nơi đất trống ở đất nước có nhiều mưa, được bốn tháng ngồi nơi đất trống và tám tháng ở chỗ có che ngăn.

Năm tháng thanh tịnh là Tỳ-kheo được năm tháng thọ y Ca-hina.

Tám tháng thanh tịnh là Tỳ-kheo tu hạnh đầu đà ở quốc độ ít mưa thì nên tám tháng ở ngoài đất trống, bốn tháng ở trong chỗ có che ngăn.

Chín tháng thanh tịnh: Tỳ-kheo có công việc chưa xử lý xong được lâu nhất là chín tháng.

Một năm thanh tịnh là Tỳ-kheo được thọ y Ca-hi-na trong một năm.

Hai năm thanh tịnh là Tỳ-kheo-ni nên hai năm thường theo Hòa thượng ni.

Ba tuổi hạ thanh tịnh: Tỳ-kheo cách nhau ba tuổi hạ được cùng ngồi trên giường dây lớn, hai người được ngồi trên giường dây nhỏ, giường độc tọa thì chỉ được một người ngồi.

Năm tuổi hạ thanh tịnh: Tỳ-kheo chưa đủ năm tuổi hạ nên y chỉ người khác, nếu đủ năm tuổi hạ thì được lìa y chỉ ngủ.

Sáu tuổi hạ thanh tịnh: Tỳ-kheo-ni chưa đủ sáu tuổi hạ nên y chỉ người khác, nểu đủ sáu tuổi hạ thì được lìa y chỉ ngủ.

Bảy tuổi thanh tịnh: Phật cho Sa-di nhỏ nhất là bảy tuổi.

Chín tuổi hạ thanh tịnh: Tỳ-kheo chín tuổi hạ nên theo Tăng làm việc.

Mười tuổi hạ thanh tịnh: Tỳ-kheo đủ mười tuổi hạ được nuôi đệ tử. Lại nữa Sa-di-ni đã từng gả ít nhất là mười tuổi được thọ sáu pháp.

Mười hai tuổi thanh tịnh: Thức-xoa-ma-na đã từng gả đủ mười hai tuổi được thọ giới cụ túc. Lại nữA-tỳ-kheo-ni đủ mười hai tuổi hạ được nuôi đệ tử.

Mười tám tuổi thanh tịnh: Sa-di đồng nữ mười tám tuổi được thọ sáu pháp. hai mươi tuổi thanh tịnh: Sa-di hai mươi tuổi được thọ giới cụ túc; đồng nữa Thức-xoa-ma-na đủ hai mươi tuổi được thọ giới cụ túc.

Lại nữa Tỳ-kheo đủ hai mươi tuổi hạ nên sai giáo giới Tỳ-kheo-ni.

Một người thanh tịnh: Một Tỳ-kheo làm A-địa-đàn để bố tát.

Hai người thanh tịnh: Hai Tỳ-kheo nên cùng nhau chia vật, lần lượt chia.

Ba người thanh tịnh: Nên nói ba lần bố tát.

Bốn người thanh tịnh: Nên nói Ba-la-đề-mộc-xoa.

Năm người thanh tịnh: Nên sai người tự tứ.

Tám người thanh tịnh: Nên thọ pháp đại chúng nhóm họp.

Mười người thanh tịnh: Được truyền thọ giới cụ túc.

Hai mươi người thanh tịnh: Được làm yết ma Xuất tội.

Bát thanh tịnh: Phật cho dùng hai loại bát bằng gốm sứ và bằng sắt, tám loại bát khác không nên dùng.

Y thanh tịnh: Có bảy loại y không cần tác tịnh được dùng, đó là Tăng-già-lê, Uất-đa-la-tăng, An-đà-hội, y tắm mưa, y che phủ ghẻ, Nisư-đàn và các vật cần dùng khác.

Dao thanh tịnh: Phật cho chứa loại dao nhỏ để cắt rọc y trong một tháng. Kim thanh tịnh: Phật cho chứa hai loại kim bằng đồng và bằng sắt, có mũi nhọn, tròn và như hạt đậu nhỏ.

Nhuộm thanh tịnh: Có Tỳ-kheo bạch Phật nên dùng vật gì nhuộm y, Phật bảo nên dùng nhựa của rễ cây, thân cây, lá cây, hoa, quả và nước phân của con trâu đực mới sanh để nhuộm y.

Hoại sắc thanh tịnh: Tỳ-kheo được vải mới nên dùng ba loại màu nhuộm cho hoại sắc, đó là màu xanh, bùn và cỏ thiến.

Lượng thanh tịnh: May y không được bằng kích lương y của Phật, nên may theo kích lượng của thân mình.

Những việc thanh tịnh trên, Tỳ-kheo nên hết sức suy tư quán sát, cho đến hai bộ Ba-la-đề-mộc-xoa, nghĩa giải Tỳ-ni, Tăng nhất, không có nhân duyên bổn khởi, Tỳ-ni chung và không chung. Việc này thanh tịnh thì không nên ngăn, việc không thanh tịnh thì nên ngăn, như các màu thuần sắc xanh, vàng, đỏ trắng là bất tịnh thì nên ngăn; không phải thuần sắc là thanh tịnh thì không nên ngăn. Như rượu nếu sắc rượu, hương rượu và vị rượu, lực rượu là bất tịnh thì nên ngăn; ngược lại không có sắc, hương vị và lực rượu là thanh tịnh thì không nên ngăn. Lại nữa, nếu Tỳ-kheo đã tác tịnh rồi thì được dùng, năm loại hạt giống sống nếu Tỳ-kheo dùng năm loại tác tịnh thì được ăn. Như tám loại nước ép trái cây, nếu dùng nước tác tịnh thì được uống; như mười loại y nếu dùng ba màu làm cho hoại sắc thì được mặc. Việc này tịnh thì Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni được dùng; nếu việc này bất tịnh thì Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni không nên dùng. Lại nữa việc này vào thời ____, nơi ____là thanh tịnh thì Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni nên dùng; nếu vào lúc ____, nơi ____ là bất tịnh thì Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni không nên dùng. Nếu việc này vào thời____ như thời đói kém hay già bịnh thì Tỳ-kheo nên dùng; nếu vào thời sung túc được mùa hay trẻ tuổi không bịnh thì Tỳ-kheo không nên dùng. Những việc như thế, Tỳ-kheo nên suy xét khinh trọng, ngọn ngành rồi mới dùng.

 

TỲ NI TỤNG

PHÁP BA LA DI

1. Giới Dâm Thứ Nhất:

Phật tại Tỳ-da-ly, lúc đó Tu-đề-na Ca-lan-đà tử suy nghĩ: “Phật kết giới đoạn dâm dục, nhưng nếu làm trước thì không tội. Ta đã làm nhiều việc dâm, không biết chỗ nào là trước hay không phải trước”, nghĩ rồi liền sanh nghi, bạch Phật, Phật bảo: “Tỳ-kheo Tu-đề-na này trước khi chưa kết giới, tất cả việc dâm đã làm đều không phạm”. Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Như Phật đã nói người điên cuồng không phạm, như thế nào gọi là điên cuồng?”, Phật bảo: “Có năm tướng gọi là người điên cuồng: Một là người thân chết hết nên điên cuồng, hai là tài sản mất hết nên điên cuồng, ba là ruộng vườn và nhân dân mất hết nên điên cuồng, bốn là bốn đại rối loạn nên điên cuồng, năm là đo nghiệp báo đời trước nên điên cuồng. Tỳ-kheo Có năm tướng điên cuồng này, nếu tự biết mình là Tỳ-kheo mà làm việc dâm thì phạm Ba-la-di; nếu không tự biết thì không phạm”.

Lại hỏi: Như Phật đã nói người tâm tán loạn thì không phạm, như thế nào gọi là tâm tán loạn?

Đáp: Có năm nguyên nhân làm cho tâm tán loạn: Một là bị phi nhân đánh nên tâm tán loạn, hai là phi nhân làm cho tâm tán loạn, ba là phi nhân ăn tinh khí nơi tâm nên tâm tán loạn, bốn là bốn đại rối loạn nên điên cuồng, năm là đo nghiệp báo đời trước nên điên cuồng. Tỳkheo Có năm tướng điên cuồng này, nếu tự biết mình là Tỳ-kheo mà làm việc dâm thì phạm Ba-la-di; nếu không tự biết thì không phạm.

Lại hỏi: Như Phật đã nói người tâm bịnh hoại thì không phạm, như thế nào gọi là tâm bịnh hoại?

Đáp: Có năm loại tâm bịnh hoại: Một là bị trúng gió nên tâm bịnh hoại, hai là bị nóng sốt nên tâm bịnh hoại, ba là bị cảm lạnh nên tâm bịnh hoại, bốn là ba trường hợp trên cùng phát nên tâm bịnh hoại, năm là khí trời, thời tiết phát khởi nên tâm bịnh hoại. Tỳ-kheo có năm loại tâm bịnh hoại này nếu tự biết mình là Tỳ-kheo thì phạm Ba-la-di, nếu không tự biết thì không phạm.

Phật ở nước Xá-vệ, có một Tỳ-kheo tên là Bạt-kỳ tử không xả giới, giới suy kém, không nói ra mà về nhà hành pháp dâm, sau đó muốn xuất gia lại, tự nghĩ: “Ta nên đến hỏi các Tỳ-kheo trước, nếu được xuất gia thọ giới trở lại thì ta sẽ xuất gia làm Tỳ-kheo, nếu không được thì thôi”, nghĩ rồi đến hỏi các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Nếu có người không xả giới, giới suy kém, không nói ra mà trở về nhà làm việc dâm thì không được cho xuất gia lại. Từ nay giới này nên nói lại như sau:

Nếu Tỳ-kheo đã đồng vào pháp học của tỳ-kheo, không xả giới, giới suy kém, không nói ra mà về nhà làm việc dâm thì Tỳ-kheo này phạm Ba-la-di không được ở chung.”

Lại có Tỳ-kheo hành dâm dục trong đường hành dâm mà tưởng là không phải đường hành dâm, sanh tâm nghi không biết có phạm Ba-ladi hay không, liền bạch Phật, Phật bảo: “Trong đường hành dâm tưởng là đường hành dâm mà làm việc dâm thì phạm Ba-la-di; trong đường hành dâm tưởng không phải là đường hành dâm cũng phạm Ba-la-di; trong đường hành dâm mà sanh nghi cũng phạm Ba-la-di. Trong đường không phải đường hành dâm tưởng không phải đường hành dâm thì phạm Thâu-lan-giá; không phải đường hành dâm tưởng là đường hành dâm cũng phạm Thâu-lan-giá; không phải đường hành dâm mà sanh nghi cũng phạm Thâu-lan-giá. Đạo là chỉ cho đường hành dâm có ba là đường tiểu tiện, đường đại tiện và trong miệng. Nếu Tỳ-kheo hành dâm với súc sanh như voi ngựa, bò dê… xúc chạm vào trong thịt thì phạm Bala-di; nếu không xúc chạm vào trong thịt thì phạm Thâu-lan-giá; nếu không xúc chạm mà xuất tịnh thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa”.

Có một Tỳ-kheo thường khởi tâm dâm, nói với thiện tri thức rằng: “Tôi thường khởi dâm nên rất phiền não, không thể tự chế, nếu cùng người nữ làm việc dâm mới hết được”, Tỳ-kheo tri thức nói: “Hãy làm đi”, Tỳ-kheo kia nghe theo lời của tri thức liền làm việc dâm, Tỳ-kheo tri thức sanh tâm nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch phật, Phật nói chỉ phạm Thâu-lan-giá. Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Tội Thâu-lan-giá nên sám hối như thế nào để được trừ diêt?”, Phật bảo: “Có bốn loại Thâu-lan-giá: Một là tội Thâu-lan-giá từ Ba-la-di sanh là trọng, hai là tội Thâu-lan-giá từ Ba-la-di sanh là khinh, ba là tội Thâulan-giá từ Tăng-già-bà-thi-sa sanh là trọng, bốn là tội Thâu-lan-giá từ Tăng-già-bà-thi-sa sanh là khinh. Trọng Thâu-lan-giá sanh từ Ba-la-di nên sám hối trước tất cả Tăng, tội mới được trừ diệt; khinh Thâu-langiá từ Ba-la-di sanh nên ra ngoài giới đối trước bốn Tỳ-kheo sám, tội mới được trừ diệt. Trọng Thâu-lan-giá từ Tăng-già-bà-thi-sa sanh cũng phải ra ngoài giới đối trước bốn Tỳ-kheo sám, tội mới được trừ diệt; Khinh Thâu-lan-giá từ Tăng-già-bà-thi-sa sanh thì đối trước một Tỳ-kheo sám, tội liền được trừ diệt”.

Phật ở nước Xá-vệ, có một Tỳ-kheo khất thực tên là Nan-đề sáng sớm đắp y mang bát vào thành khất thực, thọ thực xong vắt Ni-sư-đàn lên vai trái rồi đi vào rừng An-đà, ở dưới một gốc cây trải Ni-sư-đàn chánh thân đoan tọa. Lúc đó có thiên ma muốn phá Tam muội của tỳkheo này nên hóa làm người nữ đoan chánh đứng trước mặt Tỳ-kheo. Tỳ-kheo vừa xuất định, nhìn thấy người nữ liền sanh tâm đắm nhiễm, do thiền định của thế tục không thể kiên cố nên trong giây phút đó thối thất, muốn xúc chạm thân người nữ đó. Người nữ lùi dần ra xa, Tỳ-kheo liền đứng dậy đi theo muốn nắm lấy người nữ. Lúc đó trong rừng có một con ngựa chết, người nữ đi đến chỗ xác con ngựa liền biến mất, Tỳ-kheo do lửa dục hừng thạnh nên cùng xác con ngựa hành dâm. Hành dâm rồi lửa dục liền tắt, Tỳ-kheo sanh tâm hối hận nghĩ rằng: “Ta đã thối đọa, chẳng phải là Tỳ-kheo, chẳng phải là Thích tử, các Tỳ-kheo ắt sẽ xa lánh ta, không ở chung với ta nữa, ta không nên đem thân bất tịnh mà mặc pháp y này”, nghĩ rồi liền cởi ca sa xếp cất vào trong túi vải, vác lên vai đi đến chỗ Phật. Lúc đó Phật đang thuyết pháp cho trăm ngàn vạn chúng vây quanh, từ xa trông thấy Nan-đề đi đến liền suy nghĩ: “Nếu ta không dùng lời dịu dàng han hỏi, thầy ấy sẽ vỡ tim và hộc máu ra”. Khi Nan-đề vừa đến, Phật liền hỏi: “Lành thay Nan-đề, thầy có muốn học lại pháp Tỳ-kheo đã học hay không?”, Nan-đề nghe rồi liền sanh tâm hoan hỉ suy nghĩ: “Ta sẽ được cùng ở chung, các Tỳ-kheo sẽ không đuổi ta”, nghĩ rồi liền đáp: “Thế tôn, con muốn học lại pháp học Tỳ-kheo”. Phật liền bảo các Tỳ-kheo: “Các thầy hãy tác pháp cho Nan-đề học lại pháp học Tỳ-kheo, nếu có ai khác giống như Nan-đề cũng nên tác pháp cho học lại như sau: Tăng nên nhất tâm hòa hợp, Tỳkheo Nan-đề trịch bày vai hữu quỳ gối chắp tay bạch rằng:

Đại đức tăng lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo Nan-đề không xả giới, giới không suy kém, không nói ra mà hành pháp dâm, tôi nay theo Tăng xin

học lại pháp học Tỳ-kheo, xin thương xót. (3 lần) Một Tỳ-kheo trong Tăng xướng rằng:

Đại đức tăng lắng nghe, Tỳ-kheo Nan-đề không xả giới, giới không suy kém, không nói ra mà hành pháp dâm, nay theo Tăng xin học lại pháp học Tỳ-kheo, Tăng thương xót cho Tỳ-kheo Nan-đề học lại pháp học. Nếu Tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận cho Tỳ-kheo Nan-đề học lại pháp học Tỳ-kheo. Bạch như vậy.

Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đã cho Tỳ-kheo Nan-đề học lại pháp học Tỳ-kheo xong, Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Hành pháp của Sa-di cho học lại pháp học Tỳ-kheo là đối với tất cả giới Tỳ-kheo mà Phật đã kết đều phải thọ hành lại hết, người này ngồi ở dưới các Tỳ-kheo, nên trao thức ăn uống và thuốc thang cho các Tỳ-kheo, tự theo Sa-di và bạch y thọ thức ăn uống; không được cùng đại Tỳ-kheo ở chung phòng quá hai đêm, cũng không được cùng Sa-di và bạch y ở chung quá hai đêm; được cùng Tỳ-kheo thọ cụ túc giới làm hai pháp bố tát và tự tứ, nhưng không được xếp vào trong Túc số tăng làm yết ma bố tát và tự tứ, tất cả yết ma đều không được làm.

Lúc đó ở nước Kiều-tát-la, có một Tỳ-kheo ở một mình trong rừng núi sâu, một phi nhân nữ đến nói với Tỳ-kheo: “Hãy cùng làm việc dâm dục”, Tỳ-kheo nói: “Chớ nói lời này, tôi là người đoạn dâm dục”, nữ phi nhân nói: “Nếu không cùng làm, ta sẽ quấy nhiễu làm cho thầy suy não”, Tỳ-kheo nói: “Tùy ý cô, tôi sẽ không không cùng cô làm việc dâm”. Trong đêm đó, Tỳ-kheo đang ngủ, nữ phi nhân bọc Tỳkheo trong nội y mang đến trong cung vua để nằm bên cạnh phu nhân của vua, khi vua thức dậy thấy liền hỏi là ai, đáp là Sa-môn, lại hỏi là Sa-môn nào, đáp là Sa-môn Thích tử, vua hỏi vì sao đến trong đây, Tỳkheo liền đem việc trên kể lại cho vua nghe, vua nói: “Thầy hãy đi đi, ta biết Phật pháp nên không trách tội”. Tỳ-kheo được thoát tội liền đem việc trên kể lại cho các Tỳ-kheo nghe, các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay, trong rừng núi sâu, chỗ không người đáng sợ như thế thì không nên ở”.

Ở nước Kiều-tát-la, có một Tỳ-kheo ở nơi A-lan-nhã, một quỷ nữ Tỳ-xá-già đến nói với Tỳ-kheo: “Hãy cùng làm việc dâm dục”, Tỳ-kheo nói: “Chớ nói lời này, tôi là người đoạn dâm dục”, nữ quỷ nói: “Nếu không cùng làm, ta sẽ quấy nhiễu làm cho thầy suy não”, Tỳ-kheo nói: “Tùy ý cô, tôi nhất định không không cùng cô làm việc dâm”. Trong đêm đó, Tỳ-kheo đang ngủ, nữ quỷ bọc Tỳ-kheo trong nội y mang đến trong quán rượu bỏ trong một chum rượu, sáng hôm sau người trong quán rượu thấy liền hỏi là ai, đáp là Sa-môn, lại hỏi là Samôn nào, đáp là Sa-môn Thích tử, lại hỏi vì sao đến trong đây, Tỳ-kheo liền đem việc trên kể lại cho chủ quán nghe, chủ quán nói: “Thầy hãy đi đi”. Tỳ-kheo được thoát liền đem việc trên kể lại cho các Tỳ-kheo nghe, các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật bảo: “Từ nay, trong rừng núi sâu, chỗ không người đáng sợ như thế thì không nên ở”.

Có một Tỳ-kheo đi giữa bầy bò dữ, bò dữ chạy tới muốn húc Tỳkheo, kế chạy đến chỗ người nữ, người nữ ôm chầm Tỳ-kheo, Tỳ-kheo dùng tay đẩy ra rồi sanh tâm nghi không biết có phạm Ba-la-di hay không, liền bạch Phật, Phật bảo: “Không phạm, từ nay ở giữa bầy bò thì nên đi thong thả”.

Có một Tỳ-kheo nhìn xuống giếng, không may rớt xuống giếng, trong giếng đã có một người rớt xuống trước rồi, thấy Tỳ-kheo rớt xuống liền ôm chầm Tỳ-kheo, Tỳ-kheo lấy tay đẩy ra. Sau đó có một cư sĩ trong Tăng phường nhìn xuống giếng thấy Tỳ-kheo liền kéo lên, người nữ cũng theo lên. Cư sĩ hỏi: “Tỳ-kheo và người nữ làm gì ở trong giếng?”, Tỳ-kheo nói: “Người nữ này rớt xuống trước, tội rớt xxuống sau”, nói rồi không biết có phạm Ba-la-di hay không, liền bạch Phật, Phật bảo: “Không phạm, từ nay khi nhìn xuống giếng nên nhất tâm đừng để cho rớt xuống”.

Có một Tỳ-kheo khất thực, trước ngọ đắp y mang bát vào thành khất thực, đến trước một cửa nhỏ muốn vào, vừa lúc đó có một người nữ muốn ra, vai của hai người chạm nhau, Tỳ-kheo sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di hay không, liền bạch Phật, Phật bảo: “Nếu vô tâm thì không phạm, từ nay khi khất thực nên đi thong thả”.

Có một Tỳ-kheo đi chung thuyền với một người nữ qua sông, thuyền bị chìm, người nữ ôm chầm Tỳ-kheo, Tỳ-kheo đưa tay đẩy ra rồi sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di hay không, liền bạch Phật, Phật bảo: “Không phạm, từ nay ngồi trên thuyền nên thư thả”.

Có một người nam tên là Ca-tỳ-la khẩn độ, dáng vẻ như người nữ, thích việc người nữ nên đến chỗ Tỳ-kheo-ni cầu xin xuất gia. Các Tỳkheo-ni không suy xét liền cho xuất gia, người này sờ mó Tỳ-kheo-ni bị Tỳ-kheo-ni đuổi ra, lại đến sờ mó Thức-xoa-ma-na bị txmn đuổi ra, lại đến sờ mó Sa-di-ni bị sd ni đuổi ra. Lúc đó Tỳ-kheo-ni không biết có phạm Ba-la-di không nên bạch Phật, Phật bảo: “Không phạm, từ nay nên suy xét kỹ rồi mới độ cho xuất gia”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó trong thành có vợ của một thương nhân, người chồng đi xa buôn bán, người vợ ở nhà tư thông với người nam khác có thai, bụng càng ngày càng lớn, người vợ sợ chồng biết nên tự trục thai rồi suy nghĩ: “Không có ai đồng tình mang thai nhi này vứt bỏ giùm ta”. Lúc người vợ này đang lo buồn về thai nhi chết này thì có một Tỳ-kheo-ni đến nhà, ni này vốn thường qua lại nhà này và quen biết người vợ này nên khi thấy bà ta buồn rầu liền hỏi nguyên do, đáp: “Chồng tôi đi xa, tôi ở nhà tư thông với… nên tự trục thai ra, nhưng không tìm được ai đồng tình đem vứt bỏ thai nhi chết này giùm tôi. Cô có thể đem vứt nó giùm tôi không?”, ni đáp: “Được, nếu tôi đem vứt thì đâu ai biết”, nói rồi bỏ thai nhi chết vào trong cái chậu, đậy lên rồi đem đến chỗ khuất bỏ. Lúc đó có một đám trẻ đang chơi đùa ở gần đó, thấy Tỳ-kheo-ni bỏ cái chậu, muốn biết là vật gì trong đó nên đến giở xem, liền thấy một thai nhi đã chết, cùng nói kháo lên rằng: “Sa-môn Thích tử dâm dục, làm cho Tỳ-kheo-ni sanh con rồi giết bỏ”, một người nói cho hai người dần dần tiếng đồn vang khắp trong thành Xá-vệ. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại đi bỏ giùm thai chết cho người khác, từ nay Tỳ-kheo-ni nếu làm thế thì phạm tội”.

Vua Ba-tư-nặc nước Câu-tát-la nghe tin Bạt-đà Ca-tỳ-la xuất gia liền thỉnh vào vuơng cung, trong bốn tháng ở cùng một chỗ. Sau đó vua có việc muốn đi nên bảo người giữ cửa cung chớ để Tỳ-kheo-ni ra ngoài, người giữ cửa vâng lời vua dặn, nhưng vì có việc nên để cho Tỳ-kheo-ni mặc đồ phu nhân đi ra ngoài, đến tinh xá Kỳ-hoàn. Lúc đó Phật đang thuyết pháp cho đại chúng, từ xa trông thấy Tỳ-kheo-ni này, Phật liền bảo: “Thiện lai Bạt-đà Ca-tỳ-la”, Phật vừa nói dứt, y phục phu nhân trên người liền biến mất, tóc trên đầu tự rụng, ca sa hiện trên thân liền trở thành Tỳ-kheo-ni. Tỳ-kheo-ni này liền đến đảnh lễ Phật, Phật vì nói đạo thần thông như ý túc, vừa nghe xong Tỳ-kheo-ni này liền chứng được thần thông lực. Lúc đó vua hay tin Bạt-đà Ca-tỳ-la bỏ đi liền dẫn bốn binh đến bao vây tinh xá Vương viên, Tỳ-kheo-ni này liền bay lên hư không, vua nhìn lên trông thấy liền sanh tâm hối hận: “Tại sao ta lại làm ô nhục Tỳ-kheo-ni A-la-hán này”, nghĩ rồi liền ngất xỉu ngã xuống đất, quần thần tưới nước cho tỉnh lại, vua liền đến trước Tỳkheo-ni sám hối. Lúc đó các Tỳ-kheo biết chuyện liền đuổi Tỳ-kheo-ni này và nói: “Cô đã làm việc dâm dục, cô hãy đi đi”, Tỳ-kheo-ni này nói: “Tôi không có thọ dâm dục”, các Tỳ-kheo-ni nói: “Cô đã ở cùng vua suốt trong bốn tháng, sao nói là không thọ dâm dục”, Tỳ-kheo-ni này không biết làm sao, đem việc này bạch Phật, Phật hỏi: “Cô thật có thọ xúc lạc dục hay không?, đáp: “Thế tôn, con không có thọ xúc lạc dục, con cảm thấy như sắt nóng vào thân”, Phật bảo: “Nếu không có tâm thọ xúc lạc dục thì không phạm”, lúc đó Phật bảo các Tỳ-kheo-ni: “Các cô chớ nói Tỳ-kheo-ni làm việc dâm dục, người nữ này do nhân duyên nghiệp báo nên có nữ căn và bị người khác cưỡng bức làm việc dâm. Nếu có Tỳ-kheo-ni khác giống như vậy bị người khác cưỡng bức hành dâm mà tâm không thọ xúc lạc dục thì không phạm”

Có một Tỳ-kheo-ni tên Thiện sanh, dung mạo đoan chánh đáng yêu, Ca-tỳ-la khẩn độ vừa thấy liền sanh tâm ái nhiễm sờ mó Tỳ-kheoni và bị đuổi ra, Tỳ-kheo-ni sanh tâm nghi không biết có phạm Ba-la-di không liền bạch Phật, Phật bảo: “Nếu không có tâm thọ dục thì không phạm”.

Có Tỳ-kheo-ni tên là Đà-ni dung mạo đoan chánh đáng yêu, trước giờ ngọ đắp y mang bát vào thành khất thực, giữa đường gặp kẻ xấu bắt dẫn vào trong rừng cưỡng bức hành dâm rồi thả về. Các Tỳ-kheo-ni biết chuyện liền đuổi ra và nói: “Cô đã làm việc dâm dục, hãy đi đi”, Tỳ-kheo-ni này nói: “Tôi không có thọ xúc lạc dục”, các Tỳ-kheo-ni nói: “Cô bị kẻ xấu bắt vào trong rừng cưỡng bức hành dâm, sao nói là không có thọ xúc lạc dục”, Tỳ-kheo-ni này không biết làm sao, đem việc này bạch Phật, Phật hỏi: “Cô thật có thọ xúc lạc dục hay không?, đáp: “Thế tôn, con không có thọ xúc lạc dục, con đã dùng tay chân xô đạp nhưng không thoát được”, Phật bảo: “Nếu không có tậm thọ xúc lạc dục thì không phạm”, lúc đó Phật bảo các Tỳ-kheo-ni: “Các cô chớ nói Tỳ-kheo-ni làm việc dâm dục, người nữ này do nhân duyên nghiệp báo nên có nữ căn và bị người khác cưỡng bức làm việc dâm. Nếu có Tỳ-kheo-ni khác giống như vậy bị người khác cưỡng bức hành dâm mà tâm không thọ xúc lạc dục thì không phạm”.

Có Tỳ-kheo-ni tên là Thủ viên trước giờ ngọ đắp y mang bát vào thành khất thực, bị kẻ xấu bắt dẫn vào trong rừng cưỡng bức hành dâm rồi thả về. Các Tỳ-kheo-ni biết chuyện liền đuổi đi, Tỳ-kheo-ni này nói: “Tôi không có thọ xúc lạc dục”, các Tỳ-kheo-ni nói: “Cô bị kẻ xấu bắt dẫn vào trong rừng cưỡng bức hành dâm, sao nói là không thọ xúc lạc dục”. Vừa lúc đó có trưởng lão A-nan đến, các Tỳ-kheo-ni nói: “Nay có trưởng lão A-nan ở đây”, A-nan liền hỏi nguyên do sự việc, Tỳ-kheo-ni này vì kính sợ A-nan nên không trả lời, A-nan bực tức vì cô không chịu trả lời. Tỳ-kheo-ni suy nghĩ: “Các Tỳ-kheo-ni đuổi ta, trưởng lão A-nan giận ta, ta sống làm chi nữa”, nghĩ rồi liền đến trong sông A-kỳ-La-bà tự vẫn, khi thân nổi trên nước, những người đùa giỡn trên bờ nhìn thấy liền vớt lên, xốc nước cho tỉnh lại rồi dẫn vào trong rừng cưỡng bức hành dâm rồi thả về. Tỳ-kheo-ni này trở về chùa lại bị các Tỳ-kheo-ni đuổi ra và nói: “Trước cô nói là không thọ xúc lạc dục, sao nay lại cùng họ vào trong rừng hành dâm”, Tỳ-kheo-ni này không biết làm sao, đem việc này bạch Phật, Phật hỏi: “Cô thật có thọ xúc lạc dục hay không?, đáp: “Thế tôn, con không có thọ xúc lạc dục, con đã kêu gào thảm thiết nhưng không thoát được”, Phật bảo: “Nếu không có tậm thọ xúc lạc dục thì không phạm”, lúc đó Phật bảo các Tỳ-kheo-ni:

“Các cô chớ nói Tỳ-kheo-ni làm việc dâm dục, người nữ này do nhân duyên nghiệp báo nên có nữ căn và bị người khác cưỡng bức làm việc dâm. Nếu có Tỳ-kheo-ni khác giống như vậy bị người khác cưỡng bức hành dâm mà tâm không thọ xúc lạc dục thì không phạm”.

2. Giới Trộm Thứ Hai:

Phật tại thành Vương xá, do nhân duyên Tỳ-kheo Đạt-ni-ca con của người thợ gốm nên Phật kết giới trộm, nói là làm trước khi kết giới thì không phạm. Tỳ-kheo này sanh tâm nghi: “Ta nhiều lần trộm lấy cây gỗ, không biết lần nào là trước hay không phải là trước”, bạch Phật, Phật nói: “Trước khi kết giới thì tất cả thời lấy cây gỗ đều không phạm, đó gọi là làm trước thì không phạm”.

Có một Tỳ-kheo ở chỗ trống lấy vật vô chủ mang đi, sau đó sanh tâm nghi không biết có phạm Ba-la-di không, liền bạch Phật, Phật nói: “Nếu biết vật này là có chủ khởi tưởng là có chủ mà lấy thì phạm Ba-ladi; nếu vật có chủ khởi tưởng là không chủ mà lấy cũng phạm Ba-la-di; nếu vật có chủ sanh nghi mà lấy cũng phạm Ba-la-di. Nếu vật vô chủ khởi tưởng là có chủ mà lấy thì phạm Thâu-lan-giá; nếu vật không chủ sanh nghi mà lấy cũng phạm Thâu-lan-giá; nếu vật vô chủ khởi tưởng là vô chủ mà lấy thì không phạm”.

Người khác không cho cơm ăn mà Tỳ-kheo tự lấy mang đi, sau đó sanh tâm nghi không biết có phạm Ba-la-di không, liền bạch Phật, Phật nói: “Nên tính theo giá tiền cơm đã ăn mà kết phạm. Các loại thức ăn khác như bún, mì, cá, thịt… cũng như vậy, tính theo giá mà kết phạm”.

Có một Tỳ-kheo không được thỉnh mà đến thọ thực, sau đó sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, bạch Phật, Phật nói: “Không phạm, từ nay nếu không được thỉnh thì không nên đến thọ thực, nếu đến thọ thực thì phạm Đột-kiết-la”.

Có Tỳ-kheo cựu trụ đến tụ lạc, Tỳ-kheo tri thức lấy giùm phần ăn, khi trở về, Tỳ-kheo tri thức đưa phần thức ăn này và nói: “Tôi lấy giùm phần thức ăn cho thầy”, Tỳ-kheo này nói: “Tôi không bảo thầy lấy giùm, cớ sao thầy lại lấy”, Tỳ-kheo tri thức sanh nghi không biết có phạm Ba-la-di không, liền bạch Phật, Phật nói: “Không phạm, từ nay nếu người khác không nhờ lấy giùm thì không nên lấy giùm phần thức ăn, nếu lấy giùm thì phạm Đột-kiết-la”.

Có một Tỳ-kheo đến tụ lạc, Tỳ-kheo này có hai đệ tử cọng hành khi Tăng chia cơm, cả hai đệ tử đều cùng lấy phần cơm cho thầy, sau đó mới biết nên nói với nhau: “Thầy đã lấy một phần, tôi lại lấy thêm một phần, không biết chúng ta có phạm Ba-la-di không”, liền bạch Phật, Phật nói: “Không phạm, từ nay nên nói với nhau để một người lấy, khi lấy nên nói là tôi lấy phần ăn này cho Tỳ-kheo tên ____”.

Có một Tỳ-kheo bịnh, khi Tăng chia cơm, Tỳ-kheo khán bịnh lấy phần cơm cho Tỳ-kheo bịnh, Tỳ-kheo binh chết, Tỳ-kheo khán bịnh không biết làm sao liền bạch Phật, Phật nói: “Nếu người bịnh chết trước, lấy phần cơm sau thì nên trả lại phần cơm; nếu lấy phần cơm rồi Tỳ-kheo bịnh mới chết thì phần cơm này giống như phần vật khác của tỳ-kheo chết để lại”.