THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 43

LUẬT NI (Tiếp Theo)

II – MƯỜI BẢY PHÁP TĂNG TÀN (Tiếp Theo)

8. Pháp Mười Một: Độ Tặc Nữ Xuất Gia

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó vua Ba-tư-nặc có ngàn tướng quân chiến đấu, một nữa là dòng Sát-đế-lỵ, một nữa là dòng Bà-la-môn; một bộ tên là Y-xá-la, một bộ tên là Đạt-đa-ma-na. Do ở biên cương có một nước nhỏ phản loạn nên vua sai ngàn tướng quân này đem binh đi đánh dẹp, dẹp loạn xong trở về bạch vua: “Chúng thần đã thắng lợi, nguyện cho vua thường thắng lợi”, vua vui mừng nói: “Các tướng quân có nguyện gì, ta sẽ cho được như nguyện”, một tướng quân nói: “Đại vương, vợ thần có tội tư thông, không theo ý thần, xin cho thần trị tội cô ta sáu ngày tử ẩm, đến ngày thứ bảy dùng dao lưỡi bò xẻ thân”, vua nói: “Cho khanh được như nguyện”. Lúc đó người vợ của vị tướng quân này tuy có nhiều người thân có thế lực đến ngăn cản pháp trị sáu ngày tử ẩm, nhưng pháp của các tướng quân là một người gặp việc thì tất cả đều ủng hộ trợ giúp nên người vợ phạm tội tư thông này phải chịu trị phạt đủ sáu ngày tử ẩm, ngày mai là ngày thứ bảy sẽ bị xẻ thân bằng dao lưỡi bò. Sáng sớm hôm đó Tỳ-kheo-ni tên là Tư-na là con gái của cư sĩ Ma-na thường ra vào nhà tướng quân này, khi vào nhà thấy những người vợ khác đều mặc y phục đẹp, trên thân trang sức chuỗi anh lạc trang nghiêm; còn người vợ này thì ngồi rầu rĩ liền đến hỏi nguyên do, người vợ này kể rõ nguyên do rồi nói: “Ngày mai là ngày thứ bảy tôi sẽ bị xẻ thân bằng dao lưỡi bò, cô có thể dẫn tôi đi được không?”, đáp là được, liền lấy ca sa khoát lên người của người vợ này rồi đưa đến trong Tăng phường cho xuất gia. Sáng hôm sau các tướng quân dòng Sát-đế-lỵ đến định dùng dao lưỡi bò xẻ thân người vợ tư thông này thì tìm không thấy đâu, liền hỏi gia nhân: “Ai đã ra vào nhà này”, đáp là Tỳ-kheo-ni Tư-na, các tướng dòng Sát-đế-lỵ đến bao vây Tăng phườn của tỳ-kheo-ni, có một vị tướng tuổi trẻ không biết tội phước liền nói: “Tất cả Tỳ-kheo-ni này đều nên dùng dao lưỡi bò xẻ thân ra làm hai”, vị trưởng lão dòng Sát-đế-lỵ nói: “Tỳ-kheo-ni được vua thủ hộ, không nên tự tiện làm nghiệp ác. Hãy đợi một lát, ta vào tâu vua, vua bảo thế nào chúng ta sẽ hành theo như thế ấy”. Lúc đó các Tỳ-kheo-ni đến chỗ phu nhân Mạt-lợi kể rõ sự việc, phu nhân tâu lại nhà vua, khi các tướng dòng Sát-đế-lỵ đến trước vua tâu rõ sự việc, vua liền nói: “Trước đây ta đã cho các tướng được nguyện, nay các tướng hãy cho ta được nguyện”, các tướng tâu: “Chúng thần sẽ làm theo nguyện của vua”, vua nói: “Người vợ tư thông kia nay đã xuất gia giống như được sống lại, không còn là vợ của tướng quân dòng Sát-đế-lỵ nữa”, các tướng nói: “Chúng thần sẽ thả cho cô ấy đi”. Sau đó vua sai sứ giả đến nói với các Tỳ-kheo-ni rằng: “Việc các cô làm là không đúng, tội tặc nữ này đáng chết, các cô biết vua không cho, các tướng dòng Sát-đế-lỵ không cho thì không nên cho xuất gia, nếu các tướng dòng Sát-đế-lỵ dùng dao lưỡi bò xẻ thân các cô ra làm hai thì làm sao. Phật nghe biết việc này sẽ kết giới, nếu Tỳ-kheo-ni biết tội của tặc nữ đáng phải chết, mọi người đều biết, vua và các tướng dòng Sát-đế-lỵ không cho thì không nên cho xuất gia”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni Tư-na: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni biết tặc nữ tội đáng chết mà lại độ cho xuất gia”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni biết tặc nữ tội đáng chết, mọi người đều biết, vua và các tướng dòng Sát-đế-lỵ không cho mà độ cho xuất gia thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Pháp này vừa làm liền phạm và được sám hối.

Biết là tự biết hay nghe từ người khác, hoặc Tặc nữ có tội tự nói. Tặc có hai loại: Một là trộm cướp tài vật, hai là trộm thân tức là tư thông vụng trộm. Đọa tử là phạm tội đáng xử chém. Mọi người đều biết là nhiều người thấy, biết, nghe. Không cho là không tha cho được sống. Tăng-già-bà-thi-Sa-là tội này thuộc Tăng, ở trong Tăng có dư tàn nên phải sám hối trước Tăng thì tội mới dứt trừ.

Tướng phạm trong giới này là nếu Hòa thượng ni biết, A-xà-lê ni biết, Tỳ-kheo-ni tăng biết thì Hòa thượng ni phạm Tăng-già-bà-thisa, A-xà-lê ni phạm Thâu-lan-giá, Ni tăng phạm Đột-kiết-la. Nếu Hòa thượng ni biết, A-xà-lê ni biết, Ni tăng không biết thì Hòa thượng ni phạm Tăng-già-bà-thi-sa, A-xà-lê ni phạm Thâu-lan-giá, Ni tăng không phạm. Nếu Hòa thượng ni biết, A-xà-lê ni không biết, Ni tăng không biết thì Hòa thượng ni phạm Tăng-già-bà-thi-sa, A-xà-lê ni và Ni tăng không phạm. Nếu tất cả đều không biết thì đều không phạm.

9. Pháp Mười Hai: Xuất Giới Giải Yết Ma Tẫn

Phật tại nước Câu-xá-di, lúc đó mẹ của trưởng lão Xa-nặc tên Ưubà-hòa có người em tên Xiển-đề đều xuất gia làm Tỳ-kheo-ni. Xiển-đề là người có tánh xấu thường làm hạnh bất thiện, xúc não các Tỳ-kheoni nên Ni tăng muốn tác pháp yết ma tẫn, nhưng Ưu-bà-hòa là người đoán sự trong Tăng đã ngăn không cho làm yết ma này. Thời gian sau nhân lúc Ưu-bà-hòa đi đến nơi khác, các Tỳ-kheo-ni liền đánh kiền chùy tác pháp yết ma tẫn ni Xiển-đề, khi Ưu-bà-hòa trở về đến viếng thăm thì Xiển-đề nói: “Chớ nói chuyện với tôi”, hỏi vì sao, đáp là đã bị Ni tăng làm yết ma tẫn, Ưu-bà-hòa suy nghĩ: “Ta là người đoán sự trong Tăng đi vắng nên họ mới gượng ép làm yết ma tẫn cho em ta. Nay ta không hỏi các Tỳ-kheo-ni, không lấy dục, xuất giới làm yết ma giải tẫn”, nghĩ rồi liền không hỏi các Tỳ-kheo-ni, không lấy dục, xuất giới làm yết ma giải tẫn cho Xiển-đề. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheoni Ưu-bà-hòa: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni biết Ni tăng đã như pháp làm yết ma tẫn, không hỏi Ni tăng, không lấy dục, xuất giới làm yết ma giải tẫn cho Tỳ-kheo-ni kia”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni biết Ni tăng đã như pháp làm yết ma Bất kiến tẫn cho Tỳ-kheo-ni kia, không hỏi Ni tăng, không lấy dục mà xuất giới làm yết ma giải tẫn cho Tỳ-kheo-ni kia, thì Tỳ-kheo-ni này phạm Tăng-giàbà-thi-sa. Pháp này vừa làm liền phạm và được sám hối.

Biết là tự biết hay nghe từ người khác, hoặc Tỳ-kheo-ni phạm tội tự nói. Như pháp là như pháp như luật, như lời Phật dạy làm yết ma tẫn. Không hỏi Ni tăng là không đem việc này bạch với Ni tăng. Không lấy dục là cho đến không lấy dục của bốn người. Xuất giới là ra ngoài hàng rào hay tường vách ngăn của Tăng phường. Giải yết ma tẫn là tự làm hay bảo người làm. Tăng-già-bà-thi-Sa-là tội này thuộc Tăng, ở trong Tăng có dư tàn nên phải sám hối trước Tăng thì tội mới dứt trừ.

Tướng phạm trong giới này là nếu Hòa thượng ni biết, người tác yết ma biết, Tỳ-kheo-ni tăng biết thì Hòa thượng ni phạm Tăng-già-bàthi-sa, người tác yết ma phạm Thâu-lan-giá, Ni tăng phạm Đột-kiết-la. Nếu Hòa thượng ni biết, người tác yết ma biết, Ni tăng không biết thì Hòa thượng ni phạm Tăng-già-bà-thi-sa, người tác yết ma phạm Thâulan-giá, Ni tăng không phạm. Nếu Hòa thượng ni biết, người tác yết ma không biết, Ni tăng không biết thì Hòa thượng ni phạm Tăng-già-bàthi-sa, người tác yết ma và Ni tăng không phạm. Nếu tất cả đều không biết thì đều không phạm.

10. Pháp Mười Bốn: Tự Nói Xả Phật Pháp…

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Tỳ-kheo-ni tên Ca-la vốn là ngoại đạo xuất gia, tánh ưa thích tranh cải, khi cùng các Tỳ-kheo-ni khác tranh cải liền nói rằng: “Tôi xả Phật, xả pháp, xả Tăng và xả giới. Không phải chỉ có một mình Sa-môn Thích tử mới tu phạm hạnh, các Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng có hổ thẹn, lành tốt, ưa thích trì giới. Tôi sẽ theo họ tu phạm hạnh”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni Ca-la: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni khi cùng các Tỳ-kheo-ni khác tranh cải lại nói rằng: “Tôi xả Phật, xả pháp, xả Tăng và xả giới. Không phải chỉ có một mình Sa-môn Thích tử mới tu phạm hạnh, các Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng có hổ thẹn, lành tốt, ưa thích trì giới. Tôi sẽ theo họ tu phạm hạnh”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau: Nếu Tỳ-kheo-ni khi cùng các Tỳ-kheo-ni khác tranh cải mà nói rằng: “Tôi xả Phật, xả pháp, xả Tăng và xả giới. Không phải chỉ có một mình Sa-môn Thích tử mới tu phạm hạnh, các Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng có hổ thẹn, lành tốt, ưa thích trì giới. Tôi sẽ theo họ tu phạm hạnh”. Các Tỳ-kheo-ni nên can ngăn Tỳ-kheo-ni này rằng: “Cô không được khi cùng với các Tỳ-kheo-ni tranh cải lại nói rằng: Tôi xả Phật, xả pháp, xả Tăng và xả giới. Không phải chỉ có một mình Sa-môn Thích tử mới tu phạm hạnh, các Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng có hổ thẹn, lành tốt, ưa thích trì giới. Tôi sẽ theo họ tu phạm hạnh. Cô nên ở trong Phật pháp ưa thích tu phạm hạnh, hãy xả bỏ tâm không vui này đi”. Khi các Tỳ-kheo-ni khuyên can như vậy mà Tỳ-kheo-ni này vẫn chấp chặt không bỏ thì nên khuyên can đến lần thứ ba cho bỏ việc này. Nếu Tỳkheo-ni này chịu bỏ thì tốt, nếu khuyên can đến lần thứ ba mà không chịu bỏ thì Tỳ-kheo-ni này phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Pháp này can ba lần mới phạm và được sám hối.

Tăng-già-bà-thi-Sa-là tội này thuộc Tăng, ở trong Tăng có dư tàn nên phải sám hối trước Tăng thì tội mới dứt trừ.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni nói tôi xả Phật thì phạm Thâu-lan-giá, nói tôi xả pháp cũng phạm Thâu-lan-giá, nói tôi xả Tăng cũng phạm Thâu-lan-giá, nói tôi xả giới cũng phạm Thâu-langiá. Nếu nói không phải chỉ có một mình Sa-môn Thích tử mới tu phạm hạnh, các Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng có hổ thẹn, lành tốt, ưa thích trì giới. Tôi sẽ theo họ tu phạm hạnh thì phạm Ba-dật-đề vì quở trách Tăng. Các Tỳ-kheo-ni trước nên dịu dàng khuyên can cho bỏ việc này, nếu chịu bỏ thì nên bảo sám hối bốn tội Thâu-lan-giá và một tội Ba-dậtđề. Nếu dịu dàng khuyên can mà không chịu bỏ thì Ni tăng nên bạch tứ yết ma can ngăn như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ-kheo-ni trong Tăng nên xướng như sau:

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Tỳ-kheo-ni Ca-la này là ngoại đạo xuất gia, khi cùng các Tỳ-kheo-ni tranh cải nói rằng: “Tôi xả Phật, xả pháp, xả Tăng và xả giới. Không phải chỉ có một mình Sa-môn Thích tử mới tu phạm hạnh, các Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng có hổ thẹn, lành tốt, ưa thích trì giới. Tôi sẽ theo họ tu phạm hạnh”. Các Tỳ-kheo-ni đã dịu dàng can ngăn nhưng không chịu bỏ ác tà kiến. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay yết ma can ngăn Tỳ-kheoni Ca-la: “Khi cùng các Tỳ-kheo-ni tranh cải, cô chớ nói rằng: Tôi xả Phật, xả pháp, xả Tăng và xả giới. Không phải chỉ có một mình Sa-môn Thích tử mới tu phạm hạnh, các Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng có hổ thẹn, lành tốt, ưa thích trì giới. Tôi sẽ theo họ tu phạm hạnh”. Bạch như vậy.

Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận yết ma can ngăn Tỳ-kheo-ni Ca-la xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Như trước Phật đã dạy các Tỳ-kheo-ni nên dịu dàng can ngăn cho đến ba lần, đây gọi là ước sắc, cũng gọi là giáo, cũng gọi là ước sắc giáo. Khi dịu dàng can ngăn mà không chịu bỏ cũng chưa phạm, yết ma can lần thứ nhất chưa xong hoặc xong, can lần thứ hai chưa xong hoặc xong, can lần thứ ba chưa xong mà phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, tợ pháp biệt chúng, tợ pháp hòa hợp chúng, như pháp biệt chúng, khác pháp khác luật, khác lời Phật dạy thì vẫn chưa phạm. Nếu như pháp như luật, như lời Phật dạy tác yết ma can ngăn ba lần rồi mà không chịu bỏ thì Tỳ-kheo-ni này mới phạm Tăng-già-bà-thi-sa .

11. Pháp Mười Lăm: Quở Trách Tăng

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Ca-la ưa thích tranh cải, sau khi tranh cải bị Ni tăng yết ma can ngăn liền nói rằng: “Ni tăng tùy ái hành, tùy sân hành, tùy bố hành, tùy si hành”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳkheo-ni Ca-la: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại ưa thích tranh cải, sau khi tranh cải bị Ni tăng yết ma can ngăn liền nói rằng: “Ni tăng tùy ái hành, tùy sân hành, tùy bố hành, tùy si hành”. quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheoni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni ưa thích tranh cải, sau khi tranh cải bị Ni tăng yết ma can ngăn liền nói rằng: “Ni tăng tùy ái hành, tùy sân hành, tùy bố hành, tùy si hành”. Các Tỳ-kheo-ni nên can ngăn Tỳ-kheo-ni này rằng: “Cô chớ nói: Ni tăng tùy ái hành, tùy sân hành, tùy bố hành, tùy si hành. Vì sao, vì Ni tăng không tùy ái hành, không tùy sân hành, không tùy bố hành, không tùy si hành”. Khi các Tỳ-kheo-ni khuyên can như vậy mà Tỳ-kheo-ni này vẫn chấp chặt không bỏ thì nên khuyên can đến lần thứ ba cho bỏ việc này. Nếu Tỳ-kheo-ni này chịu bỏ thì tốt, nếu khuyên can đến lần thứ ba mà không chịu bỏ thì Tỳ-kheo-ni này phạm Tăng-giàbà-thi-sa. Pháp này can ba lần mới phạm và được sám hối.

Tăng-già-bà-thi-Sa-là tội này thuộc Tăng, ở trong Tăng có dư tàn nên phải sám hối trước Tăng thì tội mới dứt trừ.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni nói Ni tăng tùy ái hành thì phạm Thâu-lan-giá, nói tùy sân hành thì phạm Thâu-lan-giá, nói tùy bố hành thì phạm Thâu-lan-giá, nói tùy si hành thì phạm Thâulan-giá. Các Tỳ-kheo-ni trước nên dịu dàng khuyên can cho bỏ việc này, nếu chịu bỏ thì nên bảo sám hối bốn tội Thâu-lan-giá. Nếu dịu dàng khuyên can mà không chịu bỏ thì Ni tăng nên bạch tứ yết ma can ngăn như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ-kheo-ni trong Tăng nên xướng như sau:

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Tỳ-kheo-ni Ca-la là ngoại đạo xuất gia, ưa thích tranh cải, sau khi tranh cải bị Ni tăng yết ma can ngăn liền nói rằng: “Ni tăng tùy ái hành, tùy sân hành, tùy bố hành, tùy si hành”.

Ni tăng đã dịu dàng can ngăn nhưng không chịu bỏ. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay yết ma can ngăn Tỳ-kheo-ni Ca-la rằng: “Cô chớ ưa thích tranh cải, sau khi tranh cải bị Ni tăng yết ma can ngăn liền nói rằng: Ni tăng tùy ái hành, tùy sân hành, tùy bố hành, tùy si hành.”. Bạch như vậy.

Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng đã chấp thuận yết ma can ngăn Tỳ-kheo-ni Ca-la xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Như trước Phật đã dạy các Tỳ-kheo-ni nên dịu dàng can ngăn cho đến ba lần, đây gọi là ước sắc, cũng gọi là giáo, cũng gọi là ước sắc giáo. Khi dịu dàng can ngăn mà không chịu bỏ cũng chưa phạm, yết ma can lần thứ nhất chưa xong hoặc xong, can lần thứ hai chưa xong hoặc xong, can lần thứ ba chưa xong mà phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, tợ pháp biệt chúng, tợ pháp hòa hợp chúng, như pháp biệt chúng, khác pháp khác luật, khác lời Phật dạy thì vẫn chưa phạm. Nếu như pháp như luật, như lời Phật dạy tác yết ma can ngăn ba lần rồi mà không chịu bỏ thì Tỳ-kheo-ni này mới phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

12. Pháp Mười Sáu: Làm Ác Hạnh Che Giấu Cho Nhau

Phật tại nước Xá-vệ, có hai Tỳ-kheo-ni tên là Đạt-ma và Đàm-di đồng tâm cùng làm ác hạnh, mang tiếng xấu, làm xúc não Ni tăng và che giấu tội cho nhau. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi hai Tỳ-kheo-ni này: “Các cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại đồng tâm cùng làm ác hạnh, mang tiếng xấu, làm xúc não Ni tăng và che giấu tội cho nhau”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau: Nếu có hai Tỳ-kheoni đồng tâm cùng làm ác hạnh, mang tiếng xấu, làm xúc não Ni tăng và che giấu tội cho nhau. Ni tăng nên can ngăn hai Tỳ-kheo-ni này rằng: “Các cô chớ đồng tâm cùng làm ác hạnh, mang tiếng xấu, làm xúc não Ni tăng và che giấu tội cho nhau. Các cô hãy bỏ việc làm này, nếu các cô bỏ việc làm này thì ở trong Phật pháp được tăng trưởng”. Khi các Tỳkheo-ni khuyên can như vậy mà Tỳ-kheo-ni này vẫn chấp chặt không bỏ thì nên khuyên can đến lần thứ ba cho bỏ việc này. Nếu Tỳ-kheo-ni này chịu bỏ thì tốt, nếu khuyên can đến lần thứ ba mà không chịu bỏ thì Tỳ-kheo-ni này phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Pháp này can ba lần mới phạm và được sám hối.

Hai Tỳ-kheo-ni cùng làm ác hạnh là thân khẩu ý cúng làm ác hạnh. Mang tiếng xấu là khắp nơi đều biết. Xúc não Ni tăng là cho đến xúc não bốn Tỳ-kheo-ni. Che giấu tội cho nhau là cùng làm việc xấu che giấu cho nhau, không cho người khác biết. Tăng-già-bà-thi-Sa-là tội này thuộc Tăng, ở trong Tăng có dư tàn nên phải sám hối trước Tăng thì tội mới dứt trừ.

Tướng phạm trong giới này là nếu hai Tỳ-kheo-ni cùng làm nhân duyên bất thiện thì phạm Thâu-lan-giá, mang tiếng xấu thì phạm Thâulan-giá, xúc não Ni tăng thì phạm Thâu-lan-giá, che giấu tội cho nhau thì phạm Thâu-lan-giá. Các Tỳ-kheo-ni trước nên dịu dàng khuyên can cho bỏ việc này, nếu chịu bỏ thì nên bảo sám hối bốn tội Thâu-lan-giá. Nếu dịu dàng khuyên can mà không chịu bỏ thì Ni tăng nên bạch tứ yết ma can ngăn như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ-kheo-ni trong Tăng nên xướng như sau:

Đại đức Ni tăng lắng nghe, hai Tỳ-kheo-ni tên Đạt-ma và Đàm-di này đồng tâm cùng làm ác hạnh, mang tiếng xấu, làm xúc não Ni tăng và che giấu tội cho nhau. Ni tăng đã dịu dàng can ngăn mà không chịu bỏ việc làm này. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay yết ma can ngăn hai Tỳ-kheo-ni này rằng: “Các cô chớ đồng tâm cùng làm ác hạnh, mang tiếng xấu, làm xúc não Ni tăng và che giấu tội cho nhau”. Bạch như vậy.

Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng nay đã chấp thuận yết ma can ngăn hai Tỳ-kheo-ni này xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Như trước Phật đã dạy các Tỳ-kheo-ni nên dịu dàng can ngăn cho đến ba lần, đây gọi là ước sắc, cũng gọi là giáo, cũng gọi là ước sắc giáo. Khi dịu dàng can ngăn mà không chịu bỏ cũng chưa phạm, yết ma can lần thứ nhất chưa xong hoặc xong, can lần thứ hai chưa xong hoặc xong, can lần thứ ba chưa xong mà phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, tợ pháp biệt chúng, tợ pháp hòa hợp chúng, như pháp biệt chúng, khác pháp khác luật, khác lời Phật dạy thì vẫn chưa phạm. Nếu như pháp như luật, như lời Phật dạy tác yết ma can ngăn ba lần rồi mà không chịu bỏ thì Tỳ-kheo-ni này mới phạm Tăng-già-bà-thi-sa.

13. Pháp Mười Bảy: Khuyên Cùng Đồng Tâm

Phật tại thành Vương xá, lúc đó các Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt đến nói với hai Tỳ-kheo-ni Đạt-ma và Đàm-di rằng: “Các cô chớ

làm hạnh biệt ly, hãy làm hạnh đồng tâm. Các cô bỏ làm hạnh biệt ly thì không được tăng trưởng, làm hạnh đồng tâm thì được tăng trưởng. Trong Ni tăng cũng có những người như các cô, chỉ vì Ni tăng tức giận nên mới bảo các cô chớ đồng tâm làm ác hạnh”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi các Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt: “Các cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại đến nói với hai Tỳ-kheo-ni Đạt-ma và Đàmdi rằng: “Các cô chớ làm hạnh biệt ly, hãy làm hạnh đồng tâm. Các cô bỏ làm hạnh biệt ly thì không được tăng trưởng, làm hạnh đồng tâm thì được tăng trưởng. Trong Ni tăng cũng có những người như các cô, chỉ vì Ni tăng tức giận nên mới bảo các cô chớ đồng tâm làm ác hạnh”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheoni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni đến khuyên bảo hai Tỳ-kheo-ni: “Các cô chớ làm hạnh biệt ly, hãy làm hạnh đồng tâm. Các cô bỏ làm hạnh biệt ly thì không được tăng trưởng, làm hạnh đồng tâm thì được tăng trưởng. Trong Ni tăng cũng có những người như các cô, chỉ vì Ni tăng tức giận nên mới bảo các cô chớ đồng tâm làm ác hạnh”. Các Tỳ-kheo-ni nên can ngăn Tỳ-kheo-ni này rằng: “Cô không được khuyên can hai Tỳkheo-ni này rằng: Các cô chớ làm hạnh biệt ly, hãy làm hạnh đồng tâm. Các cô bỏ làm hạnh biệt ly thì không được tăng trưởng, làm hạnh đồng tâm thì được tăng trưởng. Trong Ni tăng cũng có những người như các cô, chỉ vì Ni tăng tức giận nên mới bảo các cô chớ đồng tâm làm ác hạnh. Cô hãy bỏ việc khuyên người khác cùng làm ác hạnh này đi”. Khi các Tỳ-kheo-ni khuyên can như vậy mà Tỳ-kheo-ni này vẫn chấp chặt không bỏ thì nên khuyên can đến lần thứ ba cho bỏ việc này. Nếu Tỳ-kheo-ni này chịu bỏ thì tốt, nếu khuyên can đến lần thứ ba mà không chịu bỏ thì Tỳ-kheo-ni này phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Pháp này can ba lần mới phạm và được sám hối.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni khuyên can hai Tỳkheo-ni rằng: Các cô chớ làm hạnh biệt ly thì phạm Thâu-lan-giá, hãy làm hạnh đồng tâm cũng phạm Thâu-lan-giá. Các cô bỏ làm hạnh biệt ly thì không được tăng trưởng cũng phạm Thâu-lan-giá, làm hạnh đồng tâm thì được tăng trưởng cũng phạm Thâu-lan-giá. Trong Ni tăng cũng có những người như các cô, chỉ vì Ni tăng tức giận nên mới bảo các cô chớ đồng tâm làm ác hạnh thì phạm Ba-dật-đề vì quở trách Ni tăng. Các Tỳ-kheo-ni trước nên dịu dàng khuyên can cho bỏ việc này, nếu chịu bỏ thì nên bảo sám hối bốn tội Thâu-lan-giá và một tội Ba-dật-đề. Nếu dịu dàng khuyên can mà không chịu bỏ thì Ni tăng nên bạch tứ yết ma can ngăn như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ-kheo-ni trong Tăng nên xướng như sau:

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Tỳ-kheo-ni tên _____ đến khuyên bảo hai Tỳ-kheo-ni rằng: “Các cô chớ làm hạnh biệt ly, hãy làm hạnh đồng tâm. Các cô bỏ làm hạnh biệt ly thì không được tăng trưởng, làm hạnh đồng tâm thì được tăng trưởng. Trong Ni tăng cũng có những người như các cô, chỉ vì Ni tăng tức giận nên mới bảo các cô chớ đồng tâm làm ác hạnh”. Các Tỳ-kheo-ni đã dịu dàng can ngăn mà không chịu bỏ việc làm này. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay yết ma can ngăn Tỳ-kheo-ni này rằng: “Cô đừng đến khuyên can hai Tỳ-kheo-ni: Các cô chớ làm hạnh biệt ly, hãy làm hạnh đồng tâm. Các cô bỏ làm hạnh biệt ly thì không được tăng trưởng, làm hạnh đồng tâm thì được tăng trưởng. Trong Ni tăng cũng có những người như các cô, chỉ vì Ni tăng tức giận nên mới bảo các cô chớ đồng tâm làm ác hạnh.”. Bạch như vậy.

Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng nay đã chấp thuận yết ma can ngăn Tỳ-kheo-ni này xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Như trước Phật đã dạy các Tỳ-kheo-ni nên dịu dàng can ngăn cho đến ba lần, đây gọi là ước sắc, cũng gọi là giáo, cũng gọi là ước sắc giáo. Khi dịu dàng can ngăn mà không chịu bỏ cũng chưa phạm, yết ma can lần thứ nhất chưa xong hoặc xong, can lần thứ hai chưa xong hoặc xong, can lần thứ ba chưa xong mà phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, tợ pháp biệt chúng, tợ pháp hòa hợp chúng, như pháp biệt chúng, khác pháp khác luật, khác lời Phật dạy thì vẫn chưa phạm. Nếu như pháp như luật, như lời Phật dạy tác yết ma can ngăn ba lần rồi mà không chịu bỏ thì Tỳ-kheo-ni này mới phạm Tăng-già-bà-thi-sa .

III. BA MƯƠI PHÁP XẢ ĐỌA (Những pháp bất cọng)

1. Pháp Mười Chín: Chứa bát dư

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt chứa nhiều bát dư để hư hoại không dùng. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại chứa nhiều bát dư để hư hoại không dùng”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni chứa bát dư cho đến một đêm, chứa quá thời hạn này thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

Một đêm là từ khi mặt trời lặn cho đến hôm sau khi trời chưa sáng, trong khoảng thời gian này gọi là một đêm. Bát có ba loại là thượng trung và hạ. Bát thượng là bát thọ được ba bát cơm và một bát canh của người khác cúng, ngoài ra có thể thọ thêm vật thực và nữa bát canh. Bát hạ là bát thọ được một bát cơm và một bát canh của người khác cúng, ngoài ra có thể thọ thêm vật thực à nữa bát canh. Ở giữa hai loại bát trên gọi là bát trung, nếu lớn hơn bát thượng và nhỏ hơn bát hạ thì không gọi là bát. Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề là bát này nên xả, tội này nên sám.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni chứa bát dư quá một đêm thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

2. Pháp Hai Mươi: Lấy Thời Y Làm Phi Thời Y

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó cựu Tỳ-kheo-ni là thiện, khách Tỳkheo-ni thì trợ giúp Điều đạt, khi trú xứ này được y thí, Tăng an cư nên chia, cựu Tỳ-kheo-ni nói rằng: “Váo tháng cuối hạ, trong trú xứ này thọ y Ca-hi-na, đây là thời y, Tăng an cư nên chia”, Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt nói: “Các cô không biết rõ, tuy là vào tháng cuối hạ, trong trú xứ này thọ y Ca-hi-na, nhưng đây là phi thời y, Hiện tiền tăng nên chia”, nói rồi liền lấy Thời y này làm Phi thời y để chia. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi các khách Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại lấy Thời y làm Phi thời y để chia”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni lấy Thời y làm Phi thời y để chia thì phạm Ni-tátkỳ Ba-dật-đề.

Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề là y này nên xả, tội Ba-dật-đề nên sám hối. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni lấy Thời y làm Phi thời y để chia thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, tùy khi chia được bao nhiêu thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề bấy nhiêu.

3. Pháp Hai Mươi Mốt: Lấy Phi Thời Y Làm Thời Y

Phật tại thành Vương xá, lúc đó cựu Tỳ-kheo-ni thì trợ giúp Điều đạt cón khách Tỳ-kheo-ni là thiện, trú xứ này được y thí, Hiện tiền tăng nên chia, khách Tỳ-kheo-ni nói: “Đây không phải là tháng cuối hạ, trong trú xứ này không có thọ y Ca-hi-na, y này Hiện tiền tăng nên chia”, cựu Tỳ-kheo-ni nói: “Tuy không phải là tháng cuối hạ, trong trú xứ này không có thọ y Ca-hi-na, nhưng đây là Thời y, Tăng an cư nên chia”, nói rồi liền lấy Phi thời y làm Thời y để chia. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi các cựu Tỳ-kheo-ni này: “Các cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại lấy Phi thời y làm Thời y để chia”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheoni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni lấy Phi thời y làm Thời y để chia thì phạm Ni-tátkỳ Ba-dật-đề .

Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề là y này nên xả, tội Ba-dật-đề nên sám hối. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni lấy Phi thời y làm Thời y để chia thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, tùy khi chia được bao nhiêu thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề bấy nhiêu.

4. Pháp Hai Mươi Hai: Đổi Y Rồi Đòi Lại

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Thâu-la-nan-đà có đệ tử tên là Thiviệt sa, tốt lành có công đức. Thâu-la-nan-đà may cho đệ tử này một y cắt rọc quý giá, cô này liền mặc đi đến trong Kỳ-hoàn. Ni này với Bạt-nan-đà đã quen biết lâu, khi Bạt-nan-đà thấy cô mặc chiếc y này liền sanh tâm ưa thích nên khi ni này đến đảnh lễ, liền khen là y rất đẹp rồi hỏi: “Cô có thể thí cho tôi được không?”, đáp là không thể được, lại nói: “Tôi đem y khác đổi cho cô”, cũng đáp là không được. Bạt-nan-đà là đại pháp sư có biện tài, thuyết pháp lại hay nên sau khi nghe thuyết các pháp vi diệu, ni này sanh tâm hoan hỉ liền đem y cắt rọc quý giá này đổi cho Bạt-nan-đà để lấy y khác ít quý giá hơn rồi mặc trở về tinh xá. Thâu-la-nan-đà thấy liền hỏi y đâu, đáp là đã đổi, lại hỏi đổi cho ai, đáp là đổi cho Bạt-nan-đà, Thâu-la-nan-đa nói: “Bạt-nan-đà dối gạt cô rồi”, đáp: “Dù có dối gạt thì cũng đã đổi rồi”, Thâu-la-nan-đa nói: “Y kia rất quý giá, còn y này ít quý giá hơn”, đáp: “Dù quý giá hay ít quý giá hơn thì cũng đã đổi rồi”, Thâu-la-nan-đà nói: “Hãy đến đòi lại, nếu không đòi lại được thì suốt đời ta đuổi cô đi”. Đệ tử này sợ bị đuổi đi nên đến chỗ Bạt-nan-đà đòi lại y, Bạt-nan-đà nói: “Ta đã đổi rồi”, ni nói: “Thầy đã dối gạt tôi”, đáp: “Dù có dối gạt thì cũng đã đổi rồi, không thể đưa trả lại”, ni nói: “Nếu thầy không đưa trả lại thì Hòa thượng ni của tôi sẽ đuổi tôi đi”, đáp: “Dù có đuổi cô hay không đuổi thì y cũng đã đổi rồi”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni Thi viêt sa: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni đã đổi y cho Tỳkheo rồi, sau hối đến nói rằng: “Tôi trả lại y cho thầy, thầy trả lại y cho tôi”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni đã đổi y cho Tỳ-kheo, sau đến nói rằng: “Tôi trả y lại cho thầy, thầy trả lại y cho tôi”, thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề .

Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề là y này nên xả, tội Ba-dật-đề nên sám hối. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni đã đổi y cho Tỳ-kheo, sau đó đến nói rằng: “Tôi trả y lại cho thầy, thầy trả y lại cho tôi”, thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề; nếu đến nói rằng: “Y của thầy trả lại cho thầy, y của tôi tuy thầy chẳng chịu đổi, nhưng hãy cho tôi được lấy lại”, thì phạm Đột-kiết-la.

5. Pháp Hai Mươi Ba: Khuyên Cư Sĩ Hùn Mua Y Tốt Cúng

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có nhiều cư sĩ và vợ cư sĩ vì ni Thâula-nan-đà nên mỗi người lo liệu giá tiền y và nói rằng: “Chúng tôi sẽ đem số tiền này mua y như thế như thế cúng cho ni Thâu-la-nan-đà”, ni Thâu-la-nan-đà nghe tin này liền đến hỏi là có thật như vậy không, đáp là có thật như vậy, ni nói: “Tỳ-kheo-ni chúng tôi nghèo khổ, các vị lại không thể có tâm thường thí, các vị chớ từng người cúng riêng, hãy hùn chung lại mua y tốt như thế như thế cúng cho tôi”. Các cư sĩ này liền làm theo lời, không ngờ số tiền mà họ đã lo liệu trước đó để mua y, phải bỏ ra thêm gấp ba lần mới đủ mua y quý giá theo ý của Thâu-la-nan-đà. Sau khi mua y cúng xong, họ liền chê trách: “Các Tỳ-kheo-ni không biết thời, không biết lượng, nếu người thí không biết lượng thì người thọ nên biết lượng. Số tiền mà chúng tôi lo liệu trước đấy nay phải bỏ ra thêm gấp ba lần mới đủ, thật là mất lợi khi cúng cho người không biết đủ, khó nuôi này”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni Thâu-lanan-đà: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại khuyên số đông cư sĩ, vợ cư sĩ không phải là bà con, đồng tâm hùn chung mua y tốt cúng cho mình”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu vì Tỳ-kheo-ni nên số đông cư sĩ, vợ cư sĩ không phải là bà con, mỗi người lo liệu giá tiền y và nói rằng: “Mỗi người chúng tôi sẽ đem số tiền này mua y như thế như thế cúng cho Tỳ-kheo-ni tên ____”. Tỳ-kheo-ni này trước chưa được thỉnh liền đến chỗ họ nói rằng: “Các vị hãy đem số tiền này hùn chung lại mua y quý giá như thế như thế cúng cho tôi”, thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề .

Tỳ-kheo-ni là chỉ cho Thâu-la-nan-đà. Không phải bà con là ngoại trừ cha mẹ, anh em cho đến nhân duyên trong bảy đời. Cư sĩ là bạch y nam, vợ cư sĩ là bạch y nữ. Y bao gồm các loại vải gai trắng, vải gai đỏ, Sô-ma, Súy-di-la, Khâm-bà-la, Kiếp-bối, Kiều-thi-da. Giá tiền y là vàng, bạc, tiền… cho đến gạo thóc. Y như vậy, như vậy là giá như vậy, sắc như vậy, lượng như vậy. Cho Tỳ-kheo-ni tên _____ là cho Thâu-lanan-đà. Trước chưa được thỉnh là các cư sĩ, vợ cư sĩ chưa nói với ni là cô cần gì thì cứ đến nhà tôi lấy dùng. Đồng tâm là tin các cư sĩ này chiều theo yêu cầu của mình mà không tức giận. Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề là y này nên xả, tội Ba-dật-đề nên sám.

Tướng phạm trong giới này là y có ba loại: Giá tiền, sắc, lượng. Giá tiền là nếu Tỳ-kheo-ni đến chỗ các cư sĩ nói: “Các vị hãy hùn chung lại mua y giá một tiền (hoặc hai tiền, ba tiền cho đến một trăm tiền) cúng cho tôi”, nếu được y do đủ ba điều kể trên nên phạm Nitát-kỳ Ba-dật-đề, ba điều tức là nói cúng cho tôi y giá một tiền (hoặc hai tiền, ba tiền cho đến một trăm tiền), hãy hùn chung lại, hùn chung lại mua một y; nếu không được y thì phạm Đột-kiết-la. Sắc y là nếu Tỳ-kheo-ni nói với các cư sĩ rằng: “Hãy cúng y màu xanh (hoặc vàng, đỏ, trắng đen…; hoặc là loại vải gai trắng, vải gai đỏ, Sô-ma, Súy-di-la, Khâm-bà-la, Kiếp-bối, Kiều-thi-da)”, nếu được y và đủ ba điều: Hãy cúng y màu xanh (hoặc vàng đỏ… như trên), hãy cùng hùn chung lại, hãy hùn chung mua một y như thế, thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề; nếu không được y thì phạm Đột-kiết-la. Lượng y là nếu Tỳ-kheo-ni nói với các cư sĩ rằng: “Hãy cúng y dài bốn khuỷu tay (hoặc năm, sáu cho đến mười tám khuỷu tay)”, nếu được y và đủ ba điều: Hãy cúng y dài bốn khuỷu tay (hoặc năm, sáu cho đến mười tám khuỷu tay), hãy hùn chung lại, hãy hùn chung mua một y như thế, thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề; nếu không được y thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo-ni xin loại y này mà được loại y khác, xin y màu xanh lại được y màu vàng…, xin y vải gai mà được Kiếp bối… thì phạm Đột-kiết-la. Nếu xin từ người thân, bà con hoặc không xin mà tự cho, hoặc được thỉnh tùy ý thì không phạm.

6. Pháp Hai Mươi Bốn: Tự Xin Vàng Bạc

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt tự xin vàng bạc cho mình, các cư sĩ hỏi: “Cô là người xuất gia xin vàng bạc làm gì, pháp Tỳ-kheo-ni là xin cơm canh… “, ni nói: “Các vị không biết, nếu xin cơm canh… thì trên danh nghĩa tuy nhiều nhưng lại được lợi ít; nếu xin vàng bạc thì trên danh nghĩa tuy ít nhưng lại được lợi nhiều”, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích nữ tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại tự xin vàng bạc, giống như phu nhân của vua, vợ của đại thần”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni này: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại tự xin vàng bạc cho mình”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheoni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni tự xin vàng bạc cho mình thì phạm Ni-tát-kỳ Badật-đề .

Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề là vàng bạc này nên xả, tội Ba-dật-đề nên sám. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni tự xin vàng bạc cho mình thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, tùy xin được bao nhiêu thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề bấy nhiêu; nếu vì làm tượng Phật hay vì Tăng mà xin thì không phạm.

7. Pháp Hai Mươi Lăm: Xin Được Thứ Này Lại Đòi Thứ Khác

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Tỳ-kheo-ni tên Thi-việt có quen biết nhiều nên được cúng nhiều tô, dầu, mật, đường phèn. Có một thương nhân thỉnh ni Thi-việt: “Nếu cô cần tô, dầu, mật, đường phèn thì cứ đến nhà tôi lấy dùng”, ni liền thọ thỉnh. Sau đó Thi-việt đến nhà thương nhân nói là cần tô, cho tô rồi lại nói là cần dầu, cho dầu rồi lại nói là cần mật… khiến thương nhân này bực mình nói rằng: “Này cô, cô muốn tìm lỗi gì ở tôi, cô xin thứ này, tôi vừa cho thì cô lại đòi thứ khác. Cô cho là tôi chỉ thí một mình cô hay sao, nhiều người đang đợi tôi, vì cô mà làm trở ngại những người đang đợi đó”, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích nữ tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà vừa xin được thứ này lại đòi thứ khác, giống như phu nhân của vua, vợ của đại thần”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni Thi-việt: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni vừa xin được thứ này lại đòi thứ khác”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni vừa xin được thứ này lại đòi thứ khác thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề .

Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề là vật này nên xả, tội Ba-dật-đề nên sám. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni xin tô được tô, lại nói là không cần tô mà cần dầu (hoặc mật, đường phèn) thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Hoặc xin mật được mật lại nói là không cần mật mà cần đường phèn (hoặc tô, dầu) thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Dù xin rồi chưa thọ lại đòi thứ khác cũng phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề .

8. Pháp Hai Mươi Sáu: Xin Để Làm Tăng Phường Lại Làm Việc Khác.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có các Tỳ-kheo-ni xin tài vật muốn làm Tăng phường, các cư sĩ hỏi là muốn làm gì, đáp là muốn làm Tăng phường. Các cư sĩ, Bà-la-môn tín tâm cúng rất nhiều tài vật, các Tỳkheo-ni này nhận tài vật rồi, do lúc đó thời thế mất mùa đói kém nên tự nghĩ: “Nay thời buổi khó khăn, ai cũng lo cho mạng sống của mình, ta cũng phải lo mạng sống của mình trước rồi sau hãy làm Tăng phường”, nghĩ rồi liền ăn dùng hết số tài vật này. Thời gian sau được mùa, thời thế thịnh vượng, các Tỳ-kheo-ni này lại xin tài vật làm Tăng phường, các cư sĩ hỏi; “Những tài vật mà chúng tôi cúng trước đây đâu rồi”, các Tỳ-kheo-ni liền nói rõ nguyên do kể trên, các cư sĩ nghe rồi liền quở trách: “Sa-môn Thích nữ tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà xin được tài vật để làm việc này lại đem dùng vào việc khác, giống như phu nhân của vua, vợ của đại thần”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi các Tỳ-kheo-ni này: “Các cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni xin tài vật để làm việc này lại dùng làm việc khác”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau: Nếu Tỳ-kheo-ni xin tài vật để làm việc Tăng lại đem dùng làm việc khác thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề là tài vật này nên xả, tội Ba-dật-đề nên sám. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni xin tài vật để làm việc Tăng lại dùng vào việc khác; tùy xin được bao nhiêu, tùy dùng bao nhiêu thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề bấy nhiêu.

9. Pháp Hai Mươi Bảy: Xin Để Làm Phòng Cho Mình Lại Dùng Làm Việc Khác

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có các Tỳ-kheo-ni xin tài vật muốn làm phòng cho mình, các cư sĩ hỏi là muốn làm gì, đáp là muốn làm phòng cho mình. Các cư sĩ, Bà-la-môn tín tâm cúng rất nhiều tài vật, các Tỳ-kheo-ni này nhận tài vật rồi, do lúc đó thời thế mất mùa đói kém nên tự nghĩ: “Nay thời buổi khó khăn, ai cũng lo cho mạng sống của mình, ta cũng phải lo mạng sống của mình trước rồi sau hãy làm phòng cho mình”, nghĩ rồi liền ăn dùng hết số tài vật này. Thời gian sau được mùa, thời thế thịnh vượng, các Tỳ-kheo-ni này lại xin tài vật làm phòng cho mình, các cư sĩ hỏi; “Những tài vật mà chúng tôi cúng trước đây đâu rồi”, các Tỳ-kheo-ni liền nói rõ nguyên do kể trên, các cư sĩ nghe rồi liền quở trách: “Sa-môn Thích nữ tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà xin được tài vật để làm việc này lại đem dùng vào việc khác, giống như phu nhân của vua, vợ của đại thần”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi các Tỳ-kheo-ni này: “Các cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni xin tài vật để làm phòng cho mình lại đem dùng vào việc khác”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni xin tài vật để làm việc này lại đem dùng làm việc khác thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề là tài vật này nên xả, tội Ba-dật-đề nên sám. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni xin tài vật để làm việc này lại đem dùng vào việc khác; tùy xin được bao nhiêu, tùy dùng bao nhiêu thì phạm Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề bấy nhiêu.