THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 42

TỤNG THỨ BẢY

LUẬT NI

I. TÁM PHÁP BA LA DI: (BỐN PHÁP BẤT CỌNG)

1. Pháp Thứ Năm: Xúc chạm

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó trong tinh xá Tỳ-kheo-ni Vương viên có một Tỳ-kheo-ni tên là Châu-na-nan-đa trẻ tuổi đoan chánh, lại có con trai của cư sĩ tên Lộc tử cũng trẻ tuổi đoan chánh, cả hai người trẻ tuổi này sanh tâm ái trước nhau. Lộc tử suy nghĩ: “Nếu ta nói với Tỳ-kheo-ni này là muốn làm việc đó thì bản thân ta phạm tội, vua sẽ trừng trị ta và tiếng xấu lan truyền khắp nơi, sau khi chết sẽ đọa vào địa ngục”; Châu-na-nan-đà cũng suy nghĩ: “Nếu ta nói với người nam này là muốn làm việc đó thì bản thân ta phạm tội, cũng làm cho người kia phạm tội, tiếng xấu sẽ lan truyền khắp nơi. Các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni sẽ dùng pháp trị ta; các thiện thần cũng sẽ không thủ hộ ta nữa, sau khi chết sẽ đọa vào địa ngục”. Do Châu-na-nan-đà thường nhớ thương Lộc tử, không được toại ý nên sanh bịnh, ốm gầy nằm trên giường không thể đi lại được. Lộc tử hay tin này rồi liền suy nghĩ: “Tỳ-kheo-ni vốn không có bịnh, vì nhớ thương ta nên sanh bịnh, khổ não nằm trên giường không thể đi lại được. Sao ta không đến thăm, không chừng nói rõ việc này có thể trừ được bịnh cho cô ấy”, nghĩ rồi liền đến trong Vương viên hỏi thăm các Tỳ-kheo-ni: “Tỳ-kheo-ni Châu-na-nan-đà hiện đang ở đâu?”, đáp là đang nằm trong phòng. Lộc tử vào phòng đến bên giường Châu-na-nan-đà vuốt ve thăm hỏi: “Bịnh của cô có đỡ được chút nào không, có nhẫn chịu được không, khổ não có giảm bớt không?”, đáp: “Bịnh không lành, không thể nhẫn chịu được, khổ não ngày càng tăng”, kế buông lời trách móc Lộc tử rằng: “Đây là phần số của tôi, người ta không nhớ thương tội, chỉ có tôi thương nhớ người ta”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Châu-na-nan-đà: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại có lậu tâm (tâm dục) thuận cho người nam cũng có lậu tâm xúc chạm vuốt ve”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni:

– Một là, vì nhiếp Tăng,

– Hai là, vì nhiếp thủ thật tốt,

– Ba là, vì Tăng được an lạc trụ,

– Bốn là, vì nhiếp phục người có tâm cao ngạo,

– Năm là, khiến cho người có lòng hổ thẹn được an lạc,

– Sáu là, khiến cho người chưa tin được tịnh tín,

– Bảy là, khiến cho người đã tin được tăng trưởng lòng tin,

– Tám là, ngăn được phiền não lậu hoặc trong đời này,

– Chín là dứt hẳn ác đạo ở đời sau,

– Mười là, khiến cho phạm hạnh được trụ lâu.

Từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni có lậu tâm thuận cho người nam có lậu tâm xúc chạm vuốt ve thuận hay nghịch từ đầu tóc trở xuống, từ đầu gối trở lên, từ cổ tay trở ra, bỏ y, hoặc kéo hoặc đẩy hoặc đè hoặc bóp, hoặc nâng lên hoặc để xuống, thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di, không được ở chung.

Lậu tâm là đối với người này sanh ái kết sâu nặng, người nam có lậu tâm cũng như vậy. Người nam là người có thể làm việc dâm. Bala-di là tội xấu xa cực trọng, thối đọa không như ý. Tỳ-kheo-ni phạm tội này không còn gọi là Sa-môn ni, không phải là Thích chủng nữ, mất pháp Tỳ-kheo-ni. Không cùng ở chung là các Tỳ-kheo-ni không cùng Tỳ-kheo-ni chung làm pháp sự như Đơn bạch yết ma, bạch nhị yết ma,

bạch tứ yết ma, bố tát, tự tứ, yết ma cử mười ba hạng người…

Tướng phạm trong giới này: Có tám trường hợp

Một là nếu Tỳ-kheo-ni có lậu tâm thuận cho người nam có lậu tâm, bỏ y, thuận xúc chạm vuốt ve từ trên mặt, cổ, ngực… xuống cho đến đầu gối; hoặc theo chiều ngược lại, hoặc kéo lôi, đè bóp đều phạm Ba-la-di. Nếu vuốt ve từ đầu tóc trở lên hoặc từ đầu gối trở xuống, bỏ y, thì phạm Thâu-lan-giá .

Hai là Nếu Tỳ-kheo-ni có lậu tâm thuận cho người nam có lậu tâm, bỏ y, ôm nâng từ dưới đất đặt lên ghế, hoặc từ ghế đặt xuống giường độc tọa, hoặc từ giường độc tọa đặt lên giường lớn, hoặc từ giường lớn đặt lên kiệu, hoặc từ kiệu lên xe, hoặc từ xe đặt lên mình ngựa… đều phạm Ba-la-di .

Ba là Nếu Tỳ-kheo-ni có lậu tâm thuận cho người nam có lậu tâm, bỏ y, ôm nâng từ lưng voi đặt lên mình ngựa, hoặc từ mình ngựa đặt lên xe, hoặc từ trên xe đặt lên kiệu, hoặc từ trên kiệu đặt trên giường lớn, hoặc tự giường lớn đặt trên giường độc tọa, hoặc từ giường độc tọa đặt trên ghế, hoặc từ trên ghế ôm để xuống đất đều phạm Ba-la-di. Nếu xúc chạm vuốt ve từ đầu tóc trở lên, từ đầu gối trở xuống, từ cổ tay trở ra, bỏ y thì phạm Thâu-lan-giá.

Bốn là nếu Tỳ-kheo-ni có lậu tâm thuận cho người nam có lậu tâm, với y, thuận xúc chạm vuốt ve từ trên mặt, cổ, ngực… xuống cho đến đầu gối; hoặc theo chiều ngược lại, hoặc kéo lôi, đè bóp đều phạm Thâu-lan-giá. Nếu vuốt ve từ đầu tóc trở lên hoặc từ đầu gối trở xuống, với y, thì phạm Đột-kiết-la .

Năm là Nếu Tỳ-kheo-ni có lậu tâm thuận cho người nam có lậu tâm, với y, ôm nâng từ dưới đất đặt lên ghế, hoặc từ ghế đặt xuống giường độc tọa, hoặc từ giường độc tọa đặt lên giường lớn, hoặc từ giường lớn đặt lên kiệu, hoặc từ kiệu lên xe, hoặc từ xe đặt lên mình ngựa… đều phạm Thâu-lan-giá .

Sáu là Nếu Tỳ-kheo-ni có lậu tâm thuận cho người nam có lậu tâm, với y, ôm nâng từ lưng voi đặt lên mình ngựa, hoặc từ mình ngựa đặt lên xe, hoặc từ trên xe đặt lên kiệu, hoặc từ trên kiệu đặt trên giường lớn, hoặc tự giường lớn đặt trên giường độc tọa, hoặc từ giường độc tọa đặt trên ghế, hoặc từ trên ghế ôm để xuống đất đều phạm Thâulan-giá. Nếu xúc chạm vuốt ve từ đầu tóc trở lên, từ đầu gối trở xuống, từ cổ tay trở ra, với y thì phạm Đột-kiết-la.

Không phạm là tưởng cha, tưởng anh em, tưởng trẻ con, hoặc bị nước cuốn trôi, lửa cháy, nạn dao kiếm giáo cung, hoặc sắp rơi xuống hầm hố, hoặc nạn thú dữ, quỷ dữ. Tất cả không có tâm tham nhiễm thì không phạm.

2. Pháp Thứ Sáu: Phạm Tám Việc

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt thuận cho Lục quần Tỳ-kheo nắm tay, nắm y, cùng đứng, cùng nói chuyện, cùng hẹn hò, vào chỗ khuất, đợi người nam đến, tất cả giống như người nữ bạch y. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật 2 do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni trợ giúp Điều đạt: “Các cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại có lậu tâm thuận cho người nam có lậu tâm nắm tay, nắm y, cùng đứng, cùng nói chuyện, cùng hẹn hò, vào chỗ khuất, đợi người nam đến, tất cả giống như người nữ bạch y”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni có lậu tâm thuận cho người nam có lậu tâm nắm tay, nắm y, cùng đứng, cùng nói chuyện, cùng hẹn hò, vào chỗ khuất, đợi người nam đến, tất cả giống như người nữ bạch y. Do đủ tám việc này hiển lộ tướng tham nhiễm nên Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di, không được ở chung.

Lậu tâm là đối với người này sanh ái kết sâu nặng, người nam có lậu tâm cũng như vậy. Người nAm-là người có thể làm việc dâm. Nắm tay là nắm từ cổ tay trở ra. Nắm y là nắm y đang mặc trên người. Cùng đứng là đứng ở chỗ có thể nói lời bất tịnh. Cùng nói chuyện là nói những lời bất tịnh. Cùng hẹn hò là hẹn ở chỗ có thể làm việc xấu. Vào chỗ khuất là chỗ có che ngăn như vải màn ngăn. Đợi người nam đến là đến chỗ có thể cùng làm việc xấu. Tất cả giống như người nữ bạch y là những việc như nắm tay… đều thuận theo ý của người nam. Ba-la-di là tội xấu xa cực trọng, thối đọa không như ý. Tỳ-kheo-ni phạm tội này không còn gọi là Sa-môn ni, không phải là Thích chủng nữ, mất pháp Tỳ-kheo-ni. Không cùng ở chung là các Tỳ-kheo-ni không cùng Tỳkheo-ni chung làm pháp sự như Đơn bạch yết ma, bạch nhị yết ma, bạch tứ yết ma, bố tát, tự tứ, yết ma cử mười ba hạng người…

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni có lậu tâm thuận cho người nam có lậu tâm nắm tay thì phạm Thâu-lan-giá, nắm y cũng phạm Thâu-lan-giá, cùng đứng cũng phạm Thâu-lan-giá, cùng nói chuyện cũng phạm Thâu-lan-giá, cùng hẹn hò cũng phạm Thâu-langiá, vào chỗ khuất cũng phạm Thâu-lan-giá, đợi người nam đến cũng phạm Thâu-lan-giá, đủ tám việc trên thì phạm Ba-la-di.

3. Pháp Thứ Bảy: Che Giấu Tội Thô

Phật tại thành Vương xá, lúc đó có hai Tỳ-kheo-ni vốn là chị em, người chị tên là Di-đa-la, người em tên là Di-đế-lệ. Di-đa-la làm hạnh bất tịnh phạm dâm dục, còn Di-đế-lệ thì trong sạch không phạm. Thời gian sau Di-đa-la phản giới hoàn tục làm bạch y, các Tỳ-kheo-ni đến nói với Di-đế-lệ: “Chị cô phản giới hoàn tục làm bạch y, điều này có tốt không?”, đáp: “Trước đây tôi cũng biết Tỳ-kheo-ni này phạm hạnh bất tịnh như thế như thế, nhưng tôi không muốn nêu ra, cũng không muốn bạch cho Tăng biết. Vì sợ có người nói rằng em bêu xấu chị”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni Di-đế-lệ: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni biết Tỳ-kheo-ni khác phạm tội Thô lại che giấu”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni biết Tỳ-kheo khác phạm tội Thô mà che giấu cho đến một đêm. Tỳ-kheo-ni này biết Tỳ-kheo-ni kia hoặc đã thối thất, hoặc đang trụ, hoặc bị tẫn, hoặc bỏ đi; sau đó mới nói rằng: “Trước đây tôi cũng biết Tỳ-kheo-ni này phạm hạnh bất tịnh như thế như thế, nhưng tôi không muốn nêu ra, cũng không muốn bạch cho Tăng biết. Vì sợ có người nói rằng em bêu xấu chị”, thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di, không được ở chung.

Biết là tự biết hay nghe từ người khác, hoặc Tỳ-kheo-ni phạm tội tự nói. Tội Thô là tôi Ba-la-di hoặc Tăng-già-bà-thi-sa. Tất cả tội gọi chung là tội Thô nhưngchỉ có hai loại tội trên mới gọi là tội Thô.Một đêm là từ lúc mặt trời lặn cho đến sáng hôm sau. Thối thất là thối thất pháp Tỳ-kheo-ni. Đang trụ là đang trụ trong pháp bạch y. Bị tẫn là Tăng như pháp như luật, như lời Phật dạy cho yết ma Khu xuất. Bỏ đi là đi vào ngoại đạo. Sau đó nói rằng: “Trước đây tôi cũng biết Tỳ-kheo-ni này phạm hạnh bất tịnh như thế như thế, nhưng tôi không muốn nêu ra, cũng không muốn bạch cho Tăng biết. Vì sợ có người nói rằng em bêu xấu chị”, thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di, không được ở chung. Bala-di là tội xấu xa cực trọng, thối đọa không như ý. Tỳ-kheo-ni phạm tội này không còn gọi là Sa-môn ni, không phải là Thích chủng nữ, mất pháp Tỳ-kheo-ni. Không cùng ở chung là các Tỳ-kheo-ni không cùng Tỳ-kheo-ni chung làm pháp sự như Đơn bạch yết ma, bạch nhị yết ma, bạch tứ yết ma, bố tát, tự tứ, yết ma cử mười ba hạng người…

Tướng phạm trong giới này là

Nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo-ni khác vào sáng sớm phạm Ba-ladi, ở trong pháp Ba-la-di tưởng là Ba-la-di, che giấu đến sáng hôm sau thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo-ni này Tăng đã cho yết ma Bất kiến tẫn, yết ma Bất tác tẫn, yết ma Bất xả ác tà kiến tẫn, điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại, lúc đó che giấu thì không phạm.

26

Nhưng khi Tăng đã giải các yết ma trên, bịnh thống khổ đã dứt, trở lại được bổn tâm mà che giấu tội cho Tỳ-kheo-ni kia đến sáng hôm sau thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di.

Nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo-ni khác vào sáng sớm, mặt trời đã mọc, trong buổi sáng, vào giờ ngọ, xế trưa, trong buổi chiều, mặt trời lặn, phần đầu của đầu đêm, phần giữa của đầu đêm, phần sau của đầu đêm, phần đầu của giữa đêm, phần giữa của giữa đêm, phần sau của giữa đêm, phần đầu của cuối đêm, phần giữa của cuối đêm, phần sau của cuối đêm, mặt trời vừa mọc phạm Ba-la-di, ở trong pháp Ba-la-di tưởng là Ba-la-di, che giấu đến sáng hôm sau thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo-ni này Tăng đã cho yết ma Bất kiến tẫn, yết ma Bất tác tẫn, yết ma Bất xả ác tà kiến tẫn, điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại, lúc đó che giấu thì không phạm. Nhưng khi Tăng đã giải các yết ma trên, bịnh thống khổ đã dứt, trở lại được bổn tâm mà che giấu tội cho Tỳ-kheo-ni kia đến sáng hôm sau thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di.

Nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo-ni khác vào sáng sớm phạm Ba-ladi, ở trong pháp Ba-la-di tưởng là Ba-la-di, hoặc tưởng là Tăng-già-bàthi-sa, hoặc tưởng là Ba-dật-đề, hoặc tưởng là Ba-la-đề-đề-xá-ni, hoặc tưởng là Đột-kiết-la. Trong tội Ba-la-di này tưởng là tội Tăng-già-bàthi-sa che giấu đến sáng hôm sau thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo-ni khác vào sáng sớm, mặt trời đã mọc, trong buổi sáng, vào giờ ngọ, xế trưa, trong buổi chiều, mặt trời lặn, phần đầu của đầu đêm, phần giữa của đầu đêm, phần sau của đầu đêm, phần đầu của giữa đêm, phần giữa của giữa đêm, phần sau của giữa đêm, phần đầu của cuối đêm, phần giữa của cuối đêm, phần sau của cuối đêm, mặt trời vừa mọc phạm Ba-la-di, ở trong pháp Ba-la-di tưởng là Ba-la-di, hoặc tưởng là Tăng-già-bà-thi-sa, hoặc tưởng là Ba-dật-đề, hoặc tưởng là Ba-la-đề-đề-xá-ni, hoặc tưởng là Đột-kiết-la. Trong tội Ba-la-di tưởng là tội Tăng-già-bà-thi-sa mà che giấu đến sáng hôm sau thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di. Tưởng là tội Ba-dật-đề, Ba-la-đềđề-xá-ni, Đột-kiết-la cũng như vậy. Nếu Tỳ-kheo-ni này Tăng đã cho yết ma Bất kiến tẫn, yết ma Bất tác tẫn, yết ma Bất xả ác tà kiến tẫn, điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại, lúc đó che giấu thì không phạm. Nhưng khi Tăng đã giải các yết ma trên, bịnh thống khổ đã dứt, trở lại được bổn tâm mà che giấu tội cho Tỳ-kheo-ni kia đến sáng hôm sau thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di.

Nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo-ni khác vào sáng sớm phạm Bala-di, ở trong pháp Ba-la-di nghi không biết là Ba-la-di hay không phải Ba-la-di, sau đó dứt nghi, ở trong pháp Ba-la-di khởi tưởng là Ba-la-di, che giấu đến sáng hôm sau thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo-ni vào sáng sớm, mặt trời đã mọc, trong buổi sáng, vào giờ ngọ, xế trưa, trong buổi chiều, mặt trời lặn, phần đầu của đầu đêm, phần giữa của đầu đêm, phần sau của đầu đêm, phần đầu của giữa đêm, phần giữa của giữa đêm, phần sau của giữa đêm, phần đầu của cuối đêm, phần giữa của cuối đêm, phần sau của cuối đêm, mặt trời vừa mọc phạm Ba-la-di, ở trong pháp Ba-la-di nghi không biết là Ba-la-di hay không phải Ba-la-di, sau đó dứt nghi, ở trong pháp Ba-la-di tưởng là Ba-la-di, che giấu đến sáng hôm sau thì phạm Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo-ni này Tăng đã cho yết ma Bất kiến tẫn, yết ma Bất tác tẫn, yết ma Bất xả ác tà kiến tẫn, điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại, lúc đó che giấu thì không phạm. Nhưng khi Tăng đã giải các yết ma trên, bịnh thống khổ đã dứt, trở lại được bổn tâm mà che giấu tội cho Tỳ-kheo-ni kia đến sáng hôm sau thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di.

Nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo-ni khác vào sáng sớm phạm Bala-di, ở trong pháp Ba-la-di nghi không biết là Ba-la-di hay là Tănggià-bà-thi-sa, là Ba-la-di hay là Ba-dật-đề, là Ba-la-di hay là Ba-la-đềđề-xá-ni, là Ba-la-di hay là Đột-kiết-la, sau đó dứt nghi, ở trong pháp Ba-la-di tưởng là Ba-la-di, che giấu đến sáng hôm sau thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo-ni vào sáng sớm, mặt trời đã mọc, trong buổi sáng, vào giờ ngọ, xế trưa, trong buổi chiều, mặt trời lặn, phần đầu của đầu đêm, phần giữa của đầu đêm, phần sau của đầu đêm, phần đầu của giữa đêm, phần giữa của giữa đêm, phần sau của giữa đêm, phần đầu của cuối đêm, phần giữa của cuối đêm, phần sau của cuối đêm, mặt trời vừa mọc phạm Ba-la-di, ở trong pháp Ba-la-di nghi không biết là Ba-la-di hay là Tăng-già-bà-thi-sa, là Bala-di hay là Ba-dật-đề, là Ba-la-di hay là Ba-la-đề-đề-xá-ni, là Ba-la-di hay là Đột-kiết-la, sau đó dứt nghi, ở trong pháp Ba-la-di tưởng là Bala-di, che giấu cho đến sáng hôm sau thì phạm Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheoni này Tăng đã cho yết ma Bất kiến tẫn, yết ma Bất tác tẫn, yết ma Bất xả ác tà kiến tẫn, điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại, lúc đó che giấu thì không phạm. Nhưng khi Tăng đã giải các yết ma trên, bịnh thống khổ đã dứt, trở lại được bổn tâm mà che giấu tội cho Tỳ-kheo-ni kia đến sáng hôm sau thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di.

Nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo-ni khác vào sáng sớm phạm Ba-ladi, ở trong pháp Ba-la-di nghi không biết là Ba-la-di hay là Tăng-giàbà-thi-sa, Ba-dật-đề, Ba-la-đề-đề-xá-ni, Đột-kiết-la, sau đó dứt nghi, ở trong Ba-la-di khởi tưởng là Tăng-già-bà-thi-sa, che giấu cho đến sáng hôm sau thì phạm Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo-ni vào sáng sớm, mặt trời đã mọc, trong buổi sáng, vào giờ ngọ, xế trưa, trong buổi chiều, mặt trời lặn, phần đầu của đầu đêm, phần giữa của đầu đêm, phần sau của đầu đêm, phần đầu của giữa đêm, phần giữa của giữa đêm, phần sau của giữa đêm, phần đầu của cuối đêm, phần giữa của cuối đêm, phần sau của cuối đêm, mặt trời vừa mọc phạm Ba-la-di, ở trong pháp Ba-la-di nghi không biết là Ba-la-di hay là Tăng-già-bà-thisa, là Ba-la-di hay là Ba-dật-đề, là Ba-la-di hay là Ba-la-đề-đề-xá-ni, là Ba-la-di hay là Đột-kiết-la, sau đó dứt nghi, ở trong pháp Ba-la-di tưởng là Tăng-già-bà-thi-sa, che giấu đến sáng hôm sau thì phạm Bala-di. Nếu Tỳ-kheo-ni này Tăng đã cho yết ma Bất kiến tẫn, yết ma Bất tác tẫn, yết ma Bất xả ác tà kiến tẫn, điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại, lúc đó che giấu thì không phạm. Nhưng khi Tăng đã giải các yết ma trên, bịnh thống khổ đã dứt, trở lại được bổn tâm mà che giấu tội cho Tỳ-kheo-ni kia đến sáng hôm sau thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di .

Nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo-ni khác vào sáng sớm phạm Bala-di, ở trong pháp Ba-la-di nghi không biết là Ba-la-di hay là Tănggià-bà-thi-sa, là Ba-la-di hay là Ba-dật-đề, là Ba-la-di hay là Ba-la-đềđề-xá-ni, là Ba-la-di hay là Đột-kiết-la, sau đó dứt nghi, ở trong pháp Ba-la-di tưởng là Ba-dật-đề, che giấu đến sáng hôm sau thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo-ni vào sáng sớm, mặt trời đã mọc, trong buổi sáng, vào giờ ngọ, xế trưa, trong buổi chiều, mặt trời lặn, phần đầu của đầu đêm, phần giữa của đầu đêm, phần sau của đầu đêm, phần đầu của giữa đêm, phần giữa của giữa đêm, phần sau của giữa đêm, phần đầu của cuối đêm, phần giữa của cuối đêm, phần sau của cuối đêm, mặt trời vừa mọc phạm Ba-la-di, ở trong pháp Ba-la-di nghi không biết là Ba-la-di hay là Tăng-già-bà-thi-sa, là Bala-di hay là Ba-dật-đề, là Ba-la-di hay là Ba-la-đề-đề-xá-ni, là Ba-la-di hay là Đột-kiết-la, sau đó dứt nghi, ở trong pháp Ba-la-di tưởng là Badật-đề, che giấu đến sáng hôm sau thì phạm Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo-ni này Tăng đã cho yết ma Bất kiến tẫn, yết ma Bất tác tẫn, yết ma Bất xả ác tà kiến tẫn, điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại, lúc đó che giấu thì không phạm. Nhưng khi Tăng đã giải các yết ma trên, bịnh thống khổ đã dứt, trở lại được bổn tâm mà che giấu tội cho Tỳ-kheo-ni kia đến sáng hôm sau thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di.

Nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo-ni khác vào sáng sớm phạm Bala-di, ở trong pháp Ba-la-di nghi không biết là Ba-la-di hay là Tăng-già-bà-thi-sa, là Ba-la-di hay là Ba-dật-đề, là Ba-la-di hay là Ba-la-đềđề-xá-ni, là Ba-la-di hay là Đột-kiết-la, sau đó dứt nghi, ở trong pháp Ba-la-di tưởng là Ba-la-đề-đề-xá-ni, che giấu đến sáng hôm sau thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo-ni vào sáng sớm, mặt trời đã mọc, trong buổi sáng, vào giờ ngọ, xế trưa, trong buổi chiều, mặt trời lặn, phần đầu của đầu đêm, phần giữa của đầu đêm, phần sau của đầu đêm, phần đầu của giữa đêm, phần giữa của giữa đêm, phần sau của giữa đêm, phần đầu của cuối đêm, phần giữa của cuối đêm, phần sau của cuối đêm, mặt trời vừa mọc phạm Ba-la-di, ở trong pháp Ba-la-di nghi không biết là Ba-la-di hay là Tăng-già-bàthi-sa, là Ba-la-di hay là Ba-dật-đề, là Ba-la-di hay là Ba-la-đề-đề-xáni, là Ba-la-di hay là Đột-kiết-la, sau đó dứt nghi, ở trong pháp Ba-la-di tưởng là Ba-la-đề-đề-xá-ni, che giấu đến sáng hôm sau thì phạm Ba-ladi. Nếu Tỳ-kheo-ni này Tăng đã cho yết ma Bất kiến tẫn, yết ma Bất tác tẫn, yết ma Bất xả ác tà kiến tẫn, điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại, lúc đó che giấu thì không phạm. Nhưng khi Tăng đã giải các yết ma trên, bịnh thống khổ đã dứt, trở lại được bổn tâm mà che giấu tội cho Tỳ-kheo-ni kia đến sáng hôm sau thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di.

Nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo-ni khác vào sáng sớm phạm Bala-di, ở trong pháp Ba-la-di nghi không biết là Ba-la-di hay là Tănggià-bà-thi-sa, là Ba-la-di hay là Ba-dật-đề, là Ba-la-di hay là Ba-la-đềđề-xá-ni, là Ba-la-di hay là Đột-kiết-la, sau đó dứt nghi, ở trong pháp Ba-la-di tưởng là Đột-kiết-la, che giấu đến sáng hôm sau thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo-ni vào sáng sớm, mặt trời đã mọc, trong buổi sáng, vào giờ ngọ, xế trưa, trong buổi chiều, mặt trời lặn, phần đầu của đầu đêm, phần giữa của đầu đêm, phần sau của đầu đêm, phần đầu của giữa đêm, phần giữa của giữa đêm, phần sau của giữa đêm, phần đầu của cuối đêm, phần giữa của cuối đêm, phần sau của cuối đêm, mặt trời vừa mọc phạm Ba-la-di, ở trong pháp Ba-la-di nghi không biết là Ba-la-di hay là Tăng-già-bà-thi-sa, là Bala-di hay là Ba-dật-đề, là Ba-la-di hay là Ba-la-đề-đề-xá-ni, là Ba-la-di hay là Đột-kiết-la, sau đó dứt nghi, ở trong pháp Ba-la-di tưởng là Độtkiết-la, che giấu đến sáng hôm sau thì phạm Ba-la-di. Nếu Tỳ-kheo-ni này Tăng đã cho yết ma Bất kiến tẫn, yết ma Bất tác tẫn, yết ma Bất xả ác tà kiến tẫn, điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại, lúc đó che giấu thì không phạm. Nhưng khi Tăng đã giải các yết ma trên, bịnh thống khổ đã dứt, trở lại được bổn tâm mà che giấu tội cho Tỳ-kheo-ni kia đến sáng hôm sau thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di .

4. Pháp Thứ Tám: Tùy Cử

Phật tại nước Câu-xá-di, lúc đó Tăng nhất tâm hòa hợp như pháp cho Tỳ-kheo Ca-lưu-la-đề-xa yết ma Bất kiến tẫn, Tỳ-kheo này có bảy chị em là Tỳ-kheo-ni là Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà, Châu-na-nan-đà, Đề xá, Ưu-ba-đề-xa, Thành-đa-đề-xa. Ba-la-na-đề-xá và Lặc-xoa-đa đề-xá. Các Tỳ-kheo-ni này nghe tin liền đến chỗ Ca-lưu-la-đề-xa hỏi rằng: “Tăng thật đã cho thầy yết ma Bất kiến tẫn phải không?”, đáp là đã cho, các Tỳ-kheo-ni này nói: “Thầy chớ hạ ý nhún nhường chiết phục, chúng tôi sẽ cúng dường cho thầy tài vật, y bát, bốn loại dược: Thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược. Nếu muốn đọc tụng kinh hay hỏi nghi, chúng tôi sẽ chỉ dạy cho thầy, thầy cần gì phải chiết phục”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi các Tỳ-kheo-ni này: “Các cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni biết Tỳ-kheo này, Tăng nhất tâm hòa hợp đã như pháp tác yết ma Bất kiến tẫn, một mình không có hai, không bè bạn, không thôi dứt mà còn làm hạnh tùy thuận”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni biết Tỳ-kheo này, Tăng nhất tâm hòa hợp đã như pháp tác yết ma Bất kiến tẫn, một mình không có hai, không bè bạn, không thôi dứt mà còn làm hạnh tùy thuận. Các Tỳ-kheo-ni nên can ngăn Tỳ-kheo-ni này rằng: “Tỳ-kheo này, Tăng nhất tâm hòa hợp đã như pháp tác yết ma Bất kiến tẫn, một mình không có hai, không bè bạn, không thôi dứt. Cô không được làm hạnh tùy thuận”. Khi các Tỳkheo-ni can ngăn như vậy mà Tỳ-kheo-ni này vẫn chấp chặt không chịu bỏ việc làm này thì các Tỳ-kheo-ni nên can ngăn đến lần thứ ba, nếu chịu bỏ thì tốt; nếu không chịu bỏ thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di, không được ở chung.

Biết là tự biết hay nghe từ người khác, hoặc Tỳ-kheo-ni phạm tội tự nói. Như pháp là như pháp như luật, như lời Phật dạy tẫn xuất. một mình không có hai, không bè bạn là bị tẫn, tất cả chúng tăng đều đuổi. Không thôi dứt là không hạ ý chiết phục, không bỏ ác tà kiến. Tùy thuận có hai là cho tài và cho pháp. Các Tỳ-kheo-ni kia nên nói với Tỳ-kheo này rằng: “Thầy nên đến trong Tăng hạ ý chiết phục, nếu thầy không hạ ý chiết phục thì Ni tăng sẽ tác pháp yết ma không lễ bái, không cùng nói chuyện, không cúng dường”. Nếu Tỳ-kheo này nghe rồi

chịu hạ ý chiết phục thì tốt, nếu không chịu thì Ni tăng nên nhất tâm hòa hợp tác pháp yết ma không lễ bái, không cùng nói chuyện, không cúng dường cho Tỳ-kheo này.

Tác pháp yết ma như sau: Ni tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳkheo-ni trong Tăng xướng rằng:

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Tỳ-kheo-ni biết Tỳ-kheo tên _____, Tăng nhất tâm hòa hợp đã tác yết ma Bất kiến tẫn, một mình không có hai, không bè bạn, không thôi dứt. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Ni tăng nay tác pháp yết ma không lễ bái, không cùng nói chuyện, không cúng dường cho Tỳ-kheo tên _____. Bạch như vậy.

Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Ni tăng đã tác pháp yết ma không lễ bái, không cùng nói chuyện, không cúng dường cho Tỳ-kheo tên _____ xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Tỳ-kheo-ni tăng cũng nên nói với các Tỳ-kheo-ni tùy thuận trợ giúp này rằng: “Các cô nên biết Tỳ-kheo này, Tăng nhất tâm hòa hợp đã tác yết ma Bất kiến tẫn, một mình không có hai, không bè bạn, không thôi dứt. Các cô không được làm hạnh tùy thuận”. Khi các Tỳkheo-ni can ngăn như vậy mà Tỳ-kheo-ni này vẫn chấp chặt không chịu bỏ việc làm này thì các Tỳ-kheo-ni nên can ngăn đến lần thứ ba, nếu chịu bỏ thì tốt; nếu không chịu bỏ thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-ladi, không được ở chung. Ba-la-di là tội xấu xa cực trọng, thối đọa không như ý. Tỳ-kheo-ni phạm tội này không còn gọi là Sa-môn ni, không phải là Thích chủng nữ, mất pháp Tỳ-kheo-ni. Không cùng ở chung là các Tỳ-kheo-ni không cùng Tỳ-kheo-ni chung làm pháp sự như Đơn bạch yết ma, bạch nhị yết ma, bạch tứ yết ma, bố tát, tự tứ, yết ma cử mười ba hạng người…

Tướng phạm trong giới này là nếu Ni tăng chưa tác pháp yết ma không lễ bái, không cùng nói chuyện, không cúng dường; các Tỳ-kheoni tùy thuận dạy kinh cho Tỳ-kheo bị tẫn này thì khi nói mỗi câu kệ đều phạm Đột-kiết-la, khi nói mỗi chương cú đều phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo bị tẫn dạy cho các Tỳ-kheo-ni tùy thuận đọc tụng kinh, nếu Tỳ-kheo-ni lãnh thọ thì mỗi câu kệ đều phạm Đột-kiết-la, mỗi chương cú đều phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo-ni cúng dường tài vật như y bát, bốn loại dược thì mỗi mỗi đều phạm Đột-kiết-la; nếu Tỳ-kheo bị tẫn cung cấp tài vật cho các Tỳ-kheo-ni tùy thuận mà thọ nhận thì mỗi mỗi đều phạm Đột-kiết-la.

Nếu Ni tăng đã tác pháp yết ma không lễ bái, không cùng nói chuyện, không cúng dường; các Tỳ-kheo-ni tùy thuận dạy kinh cho Tỳkheo bị tẫn này thì khi nói mỗi câu kệ đều phạm Thâu-lan-giá, khi nói mỗi chương cú đều phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo bị tẫn dạy cho các Tỳ-kheo-ni tùy thuận đọc tụng kinh, nếu Tỳ-kheo-ni lãnh thọ thì mỗi câu kệ đều phạm Thâu-lan-giá, mỗi chương cú đều phạm Thâulan-giá. Nếu Tỳ-kheo-ni cúng dường tài vật như y bát, bốn loại dược thì mỗi mỗi đều phạm Thâu-lan-giá; nếu Tỳ-kheo bị tẫn cung cấp tài vật cho các Tỳ-kheo-ni tùy thuận mà thọ nhận thì mỗi mỗi đều phạm Thâu-lan-giá.

Các Tỳ-kheo-ni trước nên dùng lời dịu dàng can ngăn các ni tùy thuận trợ giúp này rằng: “Các cô chớ tùy thuận trợ giúp Tỳ-kheo bị tẫn này, chớ làm hạnh tùy thuận”, nếu lúc này chịu bỏ thì Ni tăng nên bảo sám hối các tội Đột-kiết-la và các tội Thâu-lan-giá. Nếu dịu dàng can ngăn mà không chịu bỏ, Ni tăng nên bạch tứ yết ma can ngăn như sau: Ni tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ-kheo-ni trong Tăng xướng rằng:

Đại đức Ni tăng lắng nghe, Tỳ-kheo tên _____, Tăng nhất tâm hòa hợp đã tác yết ma Bất kiến tẫn, một mình không có hai, không bè bạn, không thôi dứt. Các Tỳ-kheo-ni tên _____ làm hạnh tùy thuận trợ giúp Tỳ-kheo bị tẫn này. Ni tăng đã dùng lời dịu dàng can ngăn mà không chịu bỏ. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay yết ma can ngăn các Tỳ-kheo-ni tên _____ rằng: “Tỳ-kheo tên _____, Tăng nhất tâm hòa hợp đã tác yết ma Bất kiến tẫn, một mình không có hai, không bè bạn, không thôi dứt. Các cô không được làm hạnh tùy thuận”. Bạch như vậy.

Như thế bạch tứ yết ma cho đến câu Tăng nay đã yết ma can ngăn các Tỳ-kheo-ni làm hạnh tùy thuận này rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Như trước Phật đã dạy các Tỳ-kheo-ni nên dịu dàng can ngăn cho đến ba lần, đây gọi là ước sắc, cũng gọi là giáo, cũng gọi là ước sắc giáo. Khi dịu dàng can ngăn mà không chịu bỏ cũng chưa phạm, yết ma can lần thứ nhất chưa xong hoặc xong, can lần thứ hai chưa xong hoặc xong, can lần thứ ba chưa xong mà phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, tợ pháp biệt chúng, tợ pháp hòa hợp chúng, như pháp biệt chúng, khác pháp khác luật, khác lời Phật dạy thì vẫn chưa phạm. Nếu như pháp như luật, như lời Phật dạy tác yết ma can ngăn ba lần rồi mà không chịu bỏ thì Tỳ-kheo-ni này mới phạm Ba-la-di .

II. MƯỜI BẢY PHÁP TĂNG TÀN (Mười Pháp Bất Cọng) 1. Pháp Thứ Tư: Tự Tay Thọ Thức Ăn.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có một Tỳ-kheo-ni tên là Thi-việt trẻ tuổi đoan chánh, một thương nhân vừa nhìn thấy liền sanh lậu tâm (tâm ái nhiễm) nên suy nghĩ: “Tỳ-kheo-ni được vua bảo hộ, không thể cưỡng bức làm việc bất tịnh, ta nên thỉnh cúng dường những vật cô ấy cần dùng”, nghĩ rồi liền đến nói với ni Thi-việt: “Nếu cô có cần gì những thứ cần dùng như y thực, thuốc thang, ngọa cụ… tôi đều sẽ cung cấp cho cô”, Thi-việt nói: “Tôi sẽ thọ ông thỉnh”. Sau đó ni Thi-việt theo lời thỉnh đến lấy dùng những vật cần dùng kể trên, khi thương nhân biết ni này tâm chuyển (xiêu lòng) liền nói với ni: “Hãy đến làm việc dâm dục”, ni nói: “Chớ nói lời này vì tôi là người trì giới đoạn dục”, thương nhân tức giận nói: “Này cô, nếu cô là người trì giới đoạn dục, tại sao lại thọ y thực của tôi cúng dường”, nói rồi liền muốn cưỡng bức Thiviệt, Thi-việt lớn tiếng kêu la. Lúc đó nhiều người tụ đến hỏi nguyên do, thương nhân nói: “Cô ấy thọ y thực của tôi lại không chìu theo ý tôi”, các cư sĩ hỏi ni: “Cô đã thọ y thực của người, vì sao lại không chìu theo ý người”, Thi-việt nói: “Tôi không vì việc dâm mà thọ y thực của người ấy, ông đến nói với tôi: “Nếu cô có cần gì những vật cần dùng như y thực, thuốc thang, ngọa cụ, tôi đều sẽ cung cấp cho cô”. Vì thế tôi thọ mà không biết ông ấy cho với dụng ý này”, các cư sĩ hỏi: “Thương nhân này có phải là bà con bên cha hay bên mẹ của cô không?”, đáp là không phải, các cư sĩ nói: “Nếu không phải là bà con bên cha bên mẹ của cô, lại không phải là bậc hiền thiện cầu phước đức thì tại sao cô nói là không biết ông cho y thực là với dụng ý này. Cho cô như thế tức là muốn làm việc dâm rồi”, các cư sĩ quở trách: “Sa-môn Thích nữ tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại thọ tài vật của người khác như pháp của dâm nữ”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni Thi-việt: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại có lậu tâm đến thọ y thực của người có lậu tâm”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni có lậu tâm đến nười nam có lậu tâm tự tay thọ thức ăn thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Pháp này vừa làm liền phạm và được sám hối.

Lậu tâm là đối với người này sanh ái kết sâu nặng, người nam có lậu tâm cũng như vậy. Người nAm-là người có thể làm việc dâm. Thức ăn bao gồm năm loại thức ăn Khư-đà-ni (củ, thân, hoa, lá, quả), năm loại thức ăn Bồ-xà-ni (cơm, bún, miến, cá và thịt) và năm loại thức ăn tương tợ (lúa tẻ, lúa nếp, lúa mạch, bo bo và thức ăn Ca sư). Tăng-giàbà-thi-Sa-là tội này thuộc Tăng, ở trong Tăng có dư tàn nên phải sám hối trước Tăng thì tội mới dứt trừ.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni có lậu tâm đến người nam có lậu tâm tự tay thọ các loại thức ăn kể trên thì đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu có cư sĩ vì Tỳ-kheo-ni nên cúng dường thức ăn cho các Tỳ-kheo-ni, nhưng riêng tư cúng nhiều cho cô ni mà mình yêu mến, nếu cô ni này thọ thì phạm Thâu-lan-giá.

2. Pháp Thứ Năm: Khuyên Đến Thọ Thức Ăn

Phật tại thành Vương xá, lúc đó có một ni đến nói với ni Thi-việt: “Nếu cô không có lậu tâm, chỉ riêng người nam có lậu tâm thì đến tự tay thọ thức ăn hoặc tùy ý lấy dùng thì đâu có việc gì”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni kia: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại đến khuyên ni khác rằng: “Nếu cô không có lậu tâm, chỉ riêng người nam có lậu tâm thì đến tự tay thọ thức ăn hoặc tùy ý lấy dùng thì đâu có việc gì”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni nói với Tỳ-kheo-ni khác rằng: “Nếu cô không có lậu tâm, chỉ riêng người nam có lậu tâm thì đến tự tay thọ thức ăn hoặc tùy ý lấy dùng thì đâu có việc gì”, thì Tỳ-kheo-ni này phạm Tăng-giàbà-thi-sa. Pháp này vừa làm liền phạm và được sám hối.

Tăng-già-bà-thi-Sa-là tội này thuộc Tăng, ở trong Tăng có dư tàn nên phải sám hối trước Tăng thì tội mới dứt trừ.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni nói với ni khác rằng: “Nếu cô không có lậu tâm, chỉ riêng người nam có lậu tâm thì đến tự tay thọ thức ăn hoặc tùy ý lấy dùng thì đâu có việc gì” thì Tỳ-kheoni này phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ-kheo-ni nói với ni khác rằng: “Nếu cô không có lậu tâm, chỉ riêng người nam có lậu tâm cho cô thức ăn, cô chỉ lấy ăn và tùy ý thọ dụng thì đâu có việc gì”, thì Tỳ-kheo-ni này phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu Tỳ-kheo-ni nói với ni khác rằng: “Cô không có lậu tâm, dù người nam có lậu tâm cũng đâu có việc gì, cô chớ đến tự tay thọ thức ăn và chớ tùy ý thọ dụng”, thì Tỳ-kheo-ni này phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo-ni nói với ni khác rằng: “Cô không có lậu tâm, dù người nam có lậu tâm cũng đâu có việc gì, chỉ cần cô không tự tay thọ thức ăn và không tùy ý thọ dụng”, thì Tỳ-kheo-ni này phạm Thâu-lan-giá.

3. Pháp Thứ Sáu: Một Mình Ngủ Lại Đêm

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có Tỳ-kheo-ni tên là Bạt-đà là con gái của Bà-la-môn Ca-tỳ-la, chị của cô chết nên cô đến nhà chị, nhân đó thuyết pháp cho người chồng của chị nghe đến lúc mặt trời lặn. Lúc đó cô nghĩ: “Nếu giờ này trở về tinh xá thì sợ trên đường đi gặp giặc cướp”, nghĩ rồi bèn ở lại nhà, người anh rễ này suy nghĩ: “Tỳ-kheo-ni này không trở về tinh xá chắc là muốn phản giới hoàn tục. Ta nên cầu hôn để cô ấy thay vào chỗ chị”, nghĩ rồi liền nói với ni rằng: “Tôi có rất nhiều tài bảo, những đồ nữ trang mà chị cô đã trang sức đều vẫn còn đây. Nếu tôi lấy người khác làm vợ thì sợ người đó sẽ không chăm sóc con tôi tốt, con của tôi cũng không thích người lạ. Nếu cô muốn phản giới hoàn tục thì hãy làm mẹ của con tôi, cô xem nó như con ruột, nó cũng xem cô như mẹ ruột”, ni Bạt-đà liền suy nghĩ: “Nếu ta trái lời thì sợ người này cưỡng bức, ta nên im lặng cho yên”, nghĩ rồi liền im lặng. Người anh rễ này cho là cô đồng ý nhưng vì người chị vừa mới chết nên im lặng, vì thế đến nữa đêm nói lời cầu hôn lại lần thứ hai, cuối đêm nói lại lần thứ ba. Đến trời sáng Bạt-đà vội thoát khỏi chỗ xúc não này trở về tinh xá và kể lại cho các Tỳ-kheo-ni nghe. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi các Tỳ-kheo-ni Bạt-đà: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại một mình ngủ qua đêm ở chỗ khác”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni một mình ngủ lại đêm ở chỗ khác, cho đến một đêm thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Pháp này vừa làm liền phạm và được sám hối.

Đêm là từ khi mặt trời lặn cho đến hôm sau lúc trời chưa sáng, trong khoảng giữa này gọi là đêm. Tăng-già-bà-thi-Sa-là tội này thuộc Tăng, ở trong Tăng có dư tàn nên phải sám hối trước Tăng thì tội mới dứt trừ.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni từ lúc mặt trời lặn một mình ngủ lại đêm ở chỗ khác thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Mặt trời đã lặn, phần đầu của đầu đêm, phần giữa của đầu đêm, phần sau của đầu đêm, phần đầu của giữa đêm, phần giữa của giữa đêm, phần sau của giữa đêm, phần đầu của cuối đêm, phần giữa của cuối đêm, phần sau của cuối đêm cũng như vậy. Lại nữA-tỳ-kheo-ni từ lúc mặt trời vừa mọc một mình ở lại chỗ khác ngủ qua đêm cho đến sáng hôm sau thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu có Tỳ-kheo-ni đi cùng hoặc phản giới hoàn tục, hoặc chết hoặc vào ngoại đạo hoặc có một trong tám nạn xảy ra thì không phạm.

4. Pháp Thứ Bảy: Đi Một Mình Đến Nhà Cư Sĩ

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà quen biết nhiều nên thường ra vào các nhà ấy. Sáng hôm đó, cô đắp y mang bát đi đến một nhà, ra khỏi nhà này lại đi đến nhà khác… cứ như vậy cho đến xế trưa mới trở về, bơ phờ mệt mõi nằm trong phòng tự nói: “Bàn chân, gót chân, đầu gối, lưng đều đau nhức”, nói rồi bảo các ni: “Các cô hãy đấm bóp cho tôi”, các ni hỏi: “Cô đi đâu giờ này mới trở về?”, đáp: “Tôi đến một nhà, sau đó lại đến nhà khác… cứ như vậy đến giờ này mới trở về”, lại hỏi: “Cô đi như vậy là vì Phật sự hay Tăng sự?”, đáp là không vì việc gì cả, các ni nói: “Nếu cô không vì Phật sự cũng không vì Tăng sự thì đi như vậy làm chi, đến nỗi bơ phờ mệt mõi”. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại vào ban ngày một mình đi đến các nhà bạch y”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni vào ban đêm hay ban ngày một mình đi đến các nhà bạch ythì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Pháp này vừa làm liền phạm và được sám hối.

Ban ngày là từ trời sáng cho đến lúa mặt trời chưa lặn, trong khoảng thời gian này gọi là ban ngày.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni một mình đi đến nhà bạch y từ lúc trời vừa sáng cho đến khi mặt trời vừa lặn mới trở về thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Vào sáng sớm, mặt trời đã mọc, trong buổi sáng, vào giờ ngọ, xế trưa, trong buổi chiều, mặt trời lặn mới trở về đều phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu có Tỳ-kheo-ni đi cùng hoặc phản giới hoàn tục, hoặc chết hoặc vào ngoại đạo hoặc có một trong tám nạn xảy ra thì không phạm.

5. Pháp Thứ Tám: Một Mình Đến Các Tụ Lạc

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ni Thâu-la-nan-đà thích nhìn người nam nên mới sáng sớm ra đứng ở cửa thành nhìn ngắm nam tử ra vào ai đẹp ai xấu, bỗng thấy có một người nam từ trong thành đi ra dung mạo đoan chánh liền sanh tâm ái nhiễm, đến hỏi người nAm-là muốn đi đâu, đáp là muốn đến tụ lạc _____, liền nói: “Ông cho tôi đi cùng”, đáp là tùy ý. Trên đường đi, Thâu-la-nan-đà nói cười với người nam rất vui vẻ, người này có việc nên đi vào trong tụ lạc _____, Thâu-la-nanđà không có việc nên đứng bên ngoài chờ, người nAm-lại đi vào tụ lạc khác, Thâu-la-nan-đà lại đứng bên ngoài chờ… cứ như thế cho đến xế trưa mới trở về, bơ phờ mệt mõi nằm trong phòng tự nói: “Bàn chân, gót chân, đầu gối, lưng đều đau nhức”, nói rồi bảo các ni: “Các cô hãy đấm bóp cho tôi”, các ni hỏi: “Cô đi đâu giờ này mới trở về?”, đáp: “Tôi đến một tụ lạc, sau đó lại đến một tụ lạc khác… cứ như vậy đến giờ này mới trở về”, lại hỏi: “Cô đi như vậy là vì Phật sự hay Tăng sự?”, đáp là không vì việc gì cả, các ni nói: “Nếu cô không vì Phật sự cũng không vì Tăng sự thì đi như vậy làm chi, đến nỗi bơ phờ mệt mõi”. Có Tỳ-kheoni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại một mình đi đến các tụ lạc”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni vào ban ngày hay ban đêm một mình đi đến các tụ lạc thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Pháp này vừa làm liền phạm và được sám hối.

Đi có hai: Đi đường bộ và đi đường thủy.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni một mình đi đường bộ đến các tụ lạc thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa, giữa đường trở về thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu không có tụ lạc, đi đến chỗ đồng trống cho đến một Câu-lô-xá thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa, giữa đường trở về thì phạm Thâu-lan-giá. Đi đường thủy cũng như vậy. Nếu có Tỳ-kheo-ni đi cùng hoặc phản giới hoàn tục, hoặc chết hoặc vào ngoại đạo hoặc có một trong tám nạn xảy ra thì không phạm.

6. Pháp Thứ Chín: Một Mình Lội Qua Bờ Kia Ngủ Đêm

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có các Tỳ-kheo-ni từ nước Kiều-tátla du hành đến nước Xá-vệ, khi đi đến bên bờ sông đứng nói với nhau:

“Ai có thể lội vào nước trước, xem thử sâu cạn thế nào”. Trong số ni có ni tên Tu-mục-khư, người khỏe mạnh thuộc dòng Bà-la-môn nói: “Để tôi lội vào nước trước”, nói rồi xuống nước, lội qua bờ kia nhưng lúc đó nước thủy triều dâng cao nên không thể lội trở qua được, phải một mình ở bên bờ kia ngủ lại đêm, ban đêm gặp giặc cướp lột hết y phục. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni Tu-mục-khư: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại một mình ngủ đêm bên bờ kia”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳkheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni vào ban đêm hay ban ngày ở tụ lạc khác, giới khác mà lội qua bờ kia, một mình ngủ lại đêm thì phạm Tăng-già-bàthi-sa. Pháp này vừa làm liền phạm và được sám hối.

Sông có hai: Một là cởi y lội qua được, hai là không cởi y lội qua được. Có hai bên bờ, ở giữa hai bên bờ có nước chảy tới lui theo dòng, gọi là sông.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni một mình cởi y lội qua sông thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa, giữa đường trở lại thì phạm Thâu-lan-giá. Nếu hai Tỳ-kheo-ni cùng lội qua sông, một người lội qua bờ kia, một người quay trở lại bờ này thì người lội qua phạm Tănggià-bà-thi-sa, người quay lại phạm Thâu-lan-giá. Nếu Tỳ-kheo-ni một mình cởi y lội qua ao nước thì phạm Thâu-lan-giá, giữa đường quay trở lại thì phạm Đột-kiết-la. Nếu hai Tỳ-kheo-ni cùng lội qua ao nước, người lội qua bờ ao kia thì phạm Thâu-lan-giá, người quay trở lại thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo-ni một mình vén y lội qua sông thì phạm Thâu-lan-giá, giữa đường trở lại thì phạm Đột-kiết-la. Nếu hai Tỳ-kheo-ni cùng lội qua sông, một người lội qua bờ kia, một người quay trở lại bờ này thì người lội qua phạm Thâu-lan-giá, người quay lại phạm Đột-kiết-la . Nếu Tỳ-kheo-ni một mình vén y lội qua ao nước thì phạm Đột-kiết-la, giữa đường quay trở lại thì cũng phạm Đột-kiết-la. Nếu hai Tỳ-kheo-ni cùng lội qua ao nước, người lội qua bờ ao kia thì phạm Đột-kiết-la, người quay trở lại thì cũng phạm Đột-kiết-la. Nếu đi qua cầu hoặc đi thuyền qua thì không phạm. Nếu có Tỳ-kheo-ni cùng lội qua hoặc phản giới hoàn tục, hoặc chết hoặc vào ngoại đạo hoặc có một trong tám nạn xảy ra thì không phạm.

7. Pháp Thứ Mười: Thưa Kiện Cư Sĩ

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó các Tỳ-kheo cất Tăng phường ở gần thành Bà Kỳ-đà, thành dần dần đông đúc với nhiều nhà cư sĩ xung quanh, các Tỳ-kheo bị tiếng voi ngựa, tiếng nói cười của nam nữ làm trở ngại việc tụng kinh ngồi thiền. Trong thành có một cư sĩ tên là An-xà-na có oai đức, nhiều của báu, đầy đủ tướng giàu sang thành tựu nên các Tỳ-kheo bảo ông xây cất Tăng phường ở chỗ khác. Cư sĩ này bèn cất Tăng phường khác ở trong rừng An-xà-na cho các Tỳ-kheo rời bỏ Tăng phường gần thành đến ở. Lúc đó có các Tỳ-kheo-ni từ nước Kiều-tát-la du hành đến nước Xá-vệ, khi đến thành Bà Kỳ-đà ghé lại Tăng phường gần thành ngủ qua đêm, thấy trong Tăng phường này có đầy đủ vật dụng cần dùng như giường chõng, ngọa cụ… nên muốn dừng lại đây ở, liền đến nói với các Tỳ-kheo: “Các đại đức bỏ Tăng phường đó, chúng tôi muốn dừng lại ở trong đó, có được không?”, đáp tùy ý. Thời gian sau người chủ của Tăng phường này qua đời, các con của ông phân chia tài sản, trong đó có Tăng phường. Người con được chia phần Tăng phường liền đến bảo các Tỳ-kheo-ni ra đi, các ni hỏi vì sao, đáp: “Tăng phường này là phần tài sản được chia của tôi”, các ni nói: “Tăng phường này chúng tôi không phải nhận được từ ông mà là nhận được từ các Tỳ-kheo, nếu các Tỳ-kheo bảo chúng tôi đi thì chúng tôi sẽ đi, ông bảo thì chúng tôi không đi đâu”. Trong số ni có ni Tu mục khư thuộc dòng Bà-la-môn là người khỏe mạnh liền cùng người con của cư sĩ này tranh cải, người này tức giận đánh ni, ni này liền đến quan xử đoán kiện người con của cư sĩ đã đánh mình, quan xử đoán hỏi nguyên do, Tu mục khư kể lại sự việc trên, quan xử đoán nói: “Sa-môn Thích nữ không nên để mất Tăng phường này, vì sao, vì cha cho mà con đoạt, con cho mà cha đoạt thì không thể được”. Nói rồi liền cho gọi người con đó đến hỏi là có đánh Tỳ-kheo không, đáp là có đánh, quan xử đoán liền hỏi quan pháp chế: “Người đánh Tỳ-kheo-ni phạm tội gì?”, đáp: “Pháp quy định nếu dùng chi phần nào đánh thì chặt bỏ chi phần đó”, quan xử đoán hỏi người con đó đã dùng chi phần nào đánh, đáp là dùng tay phải, quan xử đoán liền chặt bỏ tay phải của người con cư sĩ. Lúc đó dân chúng trong thành đều nghe biết việc Sa-môn Thích nữ thưa kiện khiến người con của cư sĩ bị chặt tay, tiếng xấu lan ra khắp thành Xávệ. Có Tỳ-kheo-ni thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp hai bộ Tăng rồi hỏi Tỳ-kheo-ni Tu-mục-khư: “Cô thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ-kheo-ni lại đi kiện thưa khiến người khác bị chặt tay”, quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ-kheo-ni, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ-kheo-ni đến chỗ vua, quan, Bà-la-môn và cư sĩ, dựa vào thế lực để thưa kiện người khác thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Pháp này vừa làm liền phạm và được sám hối.

Vua dòng Sát-đế-lỵ thọ vương vị làm pháp quán đảnh rưới nước trên đảnh đầu được gọi là vua; Bà-la-môn, cư sĩ hay người nữ nếu thọ vương vị được làm lễ quán đảnh cũng được gọi là vua. Quan là người hưởng lộc quan. Bà-la-môn là người thuộc dòng Bà-la-môn. Cư sĩ là trừ vua, Bà-la-môn và những người xuất gia khác. Dựa vào thế lực là dựa vào thế lực người khác thích đấu tranh để thưa kiện. Tăng-già-bà-thiSa-là tội này thuộc Tăng, ở trong Tăng có dư tàn nên phải sám hối trước Tăng thì tội mới dứt trừ.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo-ni đến chỗ vua quan, Bà-la-môn, cư sĩ, dựa vào thế lực của người xửa đoàn để thưa kiện thì phạm Tăng-già-bà-thi-sa. Nếu sự việc đã được xử đoán xong, ở trước người xử đoán tức giận chửi mắng người đã đánh mình thì phạm Tănggià-bà-thi-sa. Nếu đến người khác tức giận chửi mắng người đã đánh mình thì phạm Thâu-lan-giá; ở chỗ khuất chửi mắng hoặc không thưa kiện thì không phạm.