THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 31

CÁC PHÁP YẾT MA TRỊ PHẠT THỨ TƯ

I. YẾT MA KHỔ THIẾT (Yết-ma trị phạt):

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có hai Tỳ kheo tên Bát-trà và Lư-già đều ưa thích tranh cải, sau khi tranh cải với các Tỳ kheo rồi, biết đây là các Tỳ kheo tranh cải liền đến chỗ của một bộ nói rằng: “Các thầy nhất định chấp chặt việc này, chớ để bị công kích, các thầy giành phần thắng thì tôi sẽ trợ giúp”, sau đó đến chỗ của bộ thứ hai nói giống như trên. Do nhân duyên này Tăng chưa bị phá liền bị phá, Tăng đã bị phá thì không thể hòa hợp, trong tăng chưa khởi tranh cải liền khởi tranh cải, trong Tăng đã khởi tranh cải thì không thể trừ diệt. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi hai Tỳ kheo này: “Các thầy thật đã làm việc này phải không ?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại ưa thích tranh cải, sau khi tranh cải với các Tỳ kheo rồi, biết đây là các Tỳ kheo tranh cải liền đến chỗ của một bộ nói rằng: “Các thầy nhất định chấp chặt việc này, chớ để bị công kích, các thầy giành phần thắng thì tôi sẽ trợ giúp”, sau đó đến chỗ của bộ thứ hai nói giống như trên. Do nhân duyên này Tăng chưa bị phá liền bị phá, Tăng đã bị phá thì không thể hòa hợp, trong tăng chưa khởi tranh cải liền khởi tranh cải, trong Tăng đã khởi tranh cải thì không thể trừ diệt”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo : “Các thầy hãy làm yết ma Khổ-thiết cho hai Tỳ kheo Bát-trà và Lư-gia, nếu có ai giống như thế thì cũng nên cho làm yết ma Khổ-thiết. Nếu Tỳ kheo có phạm trong ba việc: Phá giới, phá kiến, phá oai nghi thì nên cho làm yết ma Khổ-thiết; nếu có ba việc: Ưa đấu tranh, thích cải cọ, nói xấu nhau cũng nên cho làm yết ma Khổthiết. Có ba loại yết ma phi pháp, phi Tỳ-ni có thể phá: Một là người không hiện tiền mà làm, hai là không nói trước việc đó mà làm và Ba là không khiến cho nhớ nghĩ mà làm. Lại có ba loại yết ma như pháp như Tỳ-ni không thể phá: Một là người hiện tiền, hai là nói trước việc đó rồi mới làm và Ba là khiến cho nhớ nghĩ rồi mới làm. Lại có ba loại yết ma có thể phá: Một là phi pháp mà làm, hai là biệt chúng mà làm và Ba là người không hiện tiền. Lại có ba loại yết ma không thể phá: Một là như pháp mà làm, hòa hợp mà làm và Ba là người hiện tiền. Lại có ba loại yết ma có thể phá: Một là phi pháp mà làm, hai là biệt chúng mà làm và Ba là không nói trước việc ấy mà làm. Lại có ba loại yết ma không thể phá: Một là như pháp mà làm, hai là hòa hợp mà làm và ba là nói trước việc đó rồi mới làm. Lại có ba loại yết ma có thể phá: Một là phi pháp mà làm, hai là biệt chúng mà làm và Ba là không khiến cho nhớ nghĩ mà làm. Lại có ba loại yết ma không thể phá: Một là như pháp mà làm, hai là hòa hợp mà làm và Ba là khiến cho nhớ nghĩ rồi mới làm. Lại có ba loại yết ma phi pháp phi Tỳ-ni có thể phá: Một là cho người không phạm tội mà làm, hai là cho người phạm tội không thể sám hối mà làm và Ba là cho người đã sám hối tội mà làm. Lại có ba loại yết ma như pháp như luật không thể phá: Một là cho người phạm tội mà làm, hai là cho người phạm tội có thể sám mà làm và Ba là cho người chưa sám tội mà làm. Lại có ba loại yết ma có thể phá: Một là không như pháp mà làm, hai là biệt chúng mà làm và Ba là cho người không phạm tội mà làm. Lại có ba loại yết ma không thể phá: Một là như pháp mà làm, hai là hòa hợp mà làm và Ba là cho người phạm tội mà làm. Lại có ba loại yết ma có thể phá: Một là phi pháp mà làm, hai là biệt chúng mà làm và Ba là cho người phạm tội không thể sám hối mà làm. Lại có ba loại yết ma không thể phá: Một là như pháp mà làm, hai là hòa hợp mà làm và Ba là cho người phạm tội có thể sám hối mà làm. Lại có ba loại yết ma có thể phá: Một là phi pháp mà làm, hai là biệt chúng mà làm và Ba là cho người đã sám hối tội rồi mà làm. Lại có ba loại yết ma không thể phá: Một là như pháp mà làm, hai là hòa hợp mà làm và Ba là cho người chưa sám hối tội mà làm”.

Tác pháp yết ma Khổ-thiết như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng xướng:

Đại-đức tăng lắng nghe, hai Tỳ kheo tên Bát-trà và Lư-già đều ưa thích tranh cải, sau khi tranh cải với các Tỳ kheo rồi, biết đây là các Tỳ kheo tranh cải liền đến chỗ của một bộ nói rằng: “Các thầy nhất định chấp chặt việc này, chớ để bị công kích, các thầy giành phần thắng thì tôi sẽ trợ giúp”, sau đó đến chỗ của bộ thứ hai nói giống như trên. Do nhân duyên này Tăng chưa bị phá liền bị phá, Tăng đã bị phá thì không thể hòa hợp, trong tăng chưa khởi tranh cải liền khởi tranh cải, trong Tăng đã khởi tranh cải thì không thể trừ diệt. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay làm yết ma Khổ-thiết cho hai Tỳ kheo Bát-trà và Lư-già, chừng nào hai Tỳ kheo này còn làm hạnh không thanh tịnh thì Tăng cho yết ma Khổ-thiết chừng ấy. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu Tăng nay đã cho hai Tỳ kheo Bát-trà và Lư-già yết ma Khổ-thiết xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Hành pháp của-Tỳ kheo được cho yết ma Khổ-thiết là:

– Không được truyền đại giới cho người.

– Không được thọ người khác y chỉ.

– Không được nuôi Sa di.

– Không được thọ Tăng sai giáo giới Tỳ kheo ni.

– Nếu đã được Tăng sai cũng không được đến giáo giới Tỳ kheo ni.

– Không được tái phạm tội đã cho yết ma Khổ-thiết .

– Không được phạm tội tương tợ.

– Không được phạm tội nặng hơn tội này.

– Không được quở trách các yết ma.

– Không được quở trách người làm yết ma.

– Không được xuất tội Tỳ kheo thanh tịnh.

– Không được theo người khác xin cho xuất tội.

– Không được nói tôi sẽ xuất tội thầy.

– Không được ngăn Bố tát, Tự tứ.

– Không được chống trái Tỳ kheo thanh tịnh, phải điều phục tâm, như pháp cung kính.

Nếu Tỳ kheo bị yết ma Khổ-thiết không tuân theo những hành pháp trên thì trọn đời không được lìa yết ma này.

Lúc đó các Tỳ kheo vâng lời Phật dạy lui qua một bên làm yết ma Khổ-thiết cho hai Tỳ kheo Bát-trà và Lư-già, hai Tỳ kheo này thọ hành theo yết ma này rồi, tâm hối cải, chiết phục, cung kính điều nhu nên theo Tăng xin giải yết ma Khổ-thiết. Các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ kheo : “Nếu hai Tỳ kheo Bát-trà và Lư-già tâm hối cải, chiết phục, cung kính thì Tăng nên cho giải yết ma; nếu có người nào giống như thế cũng nên cho giải yết ma. Nếu Tỳ kheo không tuân theo những hành pháp đã chế thì không nên cho giải yết ma, tức là truyền đại giới cho người, thọ người y chỉ… cho đến chống trái Tỳ kheo thanh tịnh, tâm không hối cải chiết phục thì không nên cho giải yết ma. Ngược lại nếu tuân theo những hành pháp đã chế thì nên cho giải yết ma, tức là không truyền đại giới cho người, không thọ người y chỉ… cho đến không chống trái Tỳ kheo thanh tịnh, tâm điều phục cung kính thì nên cho giải yết ma”.

Tác pháp giải yết ma Khổ-thiết như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, hai Tỳ kheo Bát-trà và Lư-già từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng:

Đại-đức tăng nhớ nghĩ, chúng con là hai Tỳ kheo tên Bát-trà và Lư-già đều ưa thích tranh cải, sau khi tranh cải với các Tỳ kheo rồi, biết đây là các Tỳ kheo tranh cải liền đến chỗ của một bộ nói rằng: “Các thầy nhất định chấp chặt việc này, chớ để bị công kích, các thầy giành phần thắng thì tôi sẽ trợ giúp”, sau đó đến chỗ của bộ thứ hai nói giống như trên. Do nhân duyên này Tăng chưa bị phá liền bị phá, Tăng đã bị phá thì không thể hòa hợp, trong tăng chưa khởi tranh cải liền khởi tranh cải, trong Tăng đã khởi tranh cải thì không thể trừ diệt. Tăng đã cho làm yết ma Khổ-thiết, chúng con thọ hành theo yết ma Khổ-thiết nay tâm hối cải, chiết phục, cung kính theo tăng xin giải yết ma Khổ-thiết.

Xin Tăng thương xót giải yết ma Khổ-thiết cho chúng con. (3 lần) Một Tỳ kheo trong Tăng tác bạch yết ma như sau:

Đại-đức tăng lắng nghe, hai Tỳ kheo tên Bát-trà và Lư-già đều ưa thích tranh cải, sau khi tranh cải với các Tỳ kheo rồi, biết đây là các Tỳ kheo tranh cải liền đến chỗ của một bộ nói rằng: “Các thầy nhất định chấp chặt việc này, chớ để bị công kích, các thầy giành phần thắng thì tôi sẽ trợ giúp”, sau đó đến chỗ của bộ thứ hai nói giống như trên. Do nhân duyên này Tăng chưa bị phá liền bị phá, Tăng đã bị phá thì không thể hòa hợp, trong tăng chưa khởi tranh cải liền khởi tranh cải, trong Tăng đã khởi tranh cải thì không thể trừ diệt. Tăng đã cho làm yết ma Khổ-thiết, hai Tỳ kheo này thọ hành theo yết ma Khổ-thiết nay tâm đã hối cải chiết phục theo Tăng xin giải yết ma Khổ-thiết. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay giải yết ma Khổ-thiết cho hai Tỳ kheo Bát-trà và Lư-già. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu Tăng nay đã giải yết ma Khổ-thiết cho hai Tỳ kheo Bát-trà và Lư-già xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

II. YẾT MA Y CHỈ:

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có Tỳ kheo Thi-việt thường hay phạm tội, thường hay sám tội không có chừng hạn nên các Tỳ kheo bạch Phật, Phật nói: “Các thầy hãy làm yết ma Y chỉ cho Tỳ kheo Thi-việt, nếu có Tỳ kheo nào giống như thế, Tăng cũng nên cho làm yết ma Y chỉ. Nếu Tỳ kheo có phạm trong ba việc: Phá giới, phá kiến, phá oai nghi thì nên cho làm yết ma Y chỉ; nếu có ba việc: Ưa đấu tranh, thích cải cọ, nói xấu nhau cũng nên cho làm yết ma Y chỉ. Có ba loại yết ma phi pháp, phi Tỳ-ni có thể phá: Một là người không hiện tiền mà làm, hai là không nói trước việc đó mà làm và ba là không khiến cho nhớ nghĩ mà làm. Lại có ba loại yết ma như pháp như Tỳ-ni không thể phá: Một là người hiện tiền, hai là nói trước việc đó rồi mới làm và ba là khiến cho nhớ nghĩ rồi mới làm. Lại có ba loại yết ma có thể phá: Một là phi pháp mà làm, hai là biệt chúng mà làm và ba là người không hiện tiền. Lại có ba loại yết ma không thể phá: Một là như pháp mà làm, hòa hợp mà làm và Ba là người hiện tiền. Lại có ba loại yết ma có thể phá: Một là phi pháp mà làm, hai là biệt chúng mà làm và ba là không nói trước việc ấy mà làm. Lại có ba loại yết ma không thể phá: Một là như pháp mà làm, hai là hòa hợp mà làm và ba là nói trước việc đó rồi mới làm. Lại có ba loại yết ma có thể phá: Một là phi pháp mà làm, hai là biệt chúng mà làm và ba là không khiến cho nhớ nghĩ mà làm. Lại có ba loại yết ma không thể phá: Một là như pháp mà làm, hai là hòa hợp mà làm và Ba là khiến cho nhớ nghĩ rồi mới làm. Lại có ba loại yết ma phi pháp phi Tỳ-ni có thể phá: Một là cho người không phạm tội mà làm, hai là cho người phạm tội không thể sám hối mà làm và ba là cho người đã sám hối tội mà làm. Lại có ba loại yết ma như pháp như luật không thể phá: Một là cho người phạm tội mà làm, hai là cho người phạm tội có thể sám mà làm và ba là cho người chưa sám tội mà làm. Lại có ba loại yết ma có thể phá: Một là không như pháp mà làm, hai là biệt chúng mà làm và ba là cho người không phạm tội mà làm. Lại có ba loại yết ma không thể phá: Một là như pháp mà làm, hai là hòa hợp mà làm và ba là cho người phạm tội mà làm. Lại có ba loại yết ma có thể phá: Một là phi pháp mà làm, hai là biệt chúng mà làm và ba là cho người phạm tội không thể sám hối mà làm. Lại có ba loại yết ma không thể phá: Một là như pháp mà làm, hai là hòa hợp mà làm và ba là cho người phạm tội có thể sám hối mà làm. Lại có ba loại yết ma có thể phá: Một là phi pháp mà làm, hai là biệt chúng mà làm và ba là cho người đã sám hối tội rồi mà làm. Lại có ba loại yết ma không thể phá: Một là như pháp mà làm, hai là hòa hợp mà làm và ba là cho người chưa sám hối tội mà làm. Yết ma Y chỉ có hai việc: Một là bảo người này nên y chỉ vị nào đó nương ở, hai là bảo tuân theo hành pháp của yết ma Y chỉ”. Tác pháp yết ma Y chỉ như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng xướng rằng:

Đại-đức tăng lắng nghe, Tỳ kheo Thi-việt thường hay phạm tội, thường hay sám tội không có chừng hạn. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay làm yết ma Y chỉ cho Tỳ kheo Thi-việt, chừng nào Tỳ kheo Thi-việt này còn làm hạnh không thanh tịnh thì Tăng cho làm yết ma Y chỉ chừng ấy. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu Tăng nay đã cho Tỳ kheo Thi-việt yết ma Y chỉ xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Hành pháp của-Tỳ kheo được cho yết ma Y chỉ là:

– Không được truyền đại giới cho người.

– Không được thọ người khác y chỉ.

– Không được nuôi Sa di.

– Không được thọ Tăng sai giáo giới Tỳ kheo ni.

– Nếu đã được Tăng sai cũng không được đến giáo giới Tỳ kheo ni.

– Không được tái phạm tội đã cho yết ma Khổ-thiết .

– Không được phạm tội tương tợ.

– Không được phạm tội nặng hơn tội này.

– Không được quở trách các yết ma.

– Không được quở trách người làm yết ma.

– Không được xuất tội Tỳ kheo thanh tịnh.

– Không được theo người khác xin cho xuất tội.

– Không được nói tôi sẽ xuất tội thầy.

– Không được ngăn Bố tát, Tự tứ.

– Không được chống trái Tỳ kheo thanh tịnh, phải điều phục tâm, như pháp cung kính.

Nếu Tỳ kheo được cho yết ma Y chỉ mà không tuân theo những hành pháp trên thì trọn đời không được lìa yết ma này. Lúc đó các Tỳ kheo vâng theo lời Phật dạy lui qua một bên làm yết ma Y chỉ cho Tỳ kheo Thi-việt, Tỳ kheo này thọ hành theo yết ma Y chỉ nay tâm hối cải, chiết phục, điều nhu theo Tăng xin giải yết ma Y chỉ. Các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Nếu Tỳ kheo Thi-việt tâm đã hối cải chiết phục thì tăng nên cho giải yết ma, nếu có người nào giống như vậy, Tăng cũng nên cho giải yết ma. Nếu Tỳ kheo không tuân theo những hành pháp đã chế thì tăng không nên cho giải yết ma, tức là truyền đại giới cho người, thọ người khác y chỉ… cho đến chống trái Tỳ kheo thanh tịnh thì Tăng không nên cho giải yết ma Y chỉ. Ngược lại nếu Tỳ kheo tuân theo những hành pháp đã chế, tức là không truyền đại giới cho người, không thọ người khác y chỉ… cho đến không chống trái Tỳ kheo thanh tịnh thì tăng nên cho giải yết ma Y chỉ”.

Tác pháp giải yết ma Y chỉ như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, Tỳ kheo Thi-việt từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng:

Đại-đức tăng nhớ nghĩ, con là Tỳ kheo Thi-việt thường hay phạm tội, thường hay sám tội không có chừng hạn. Tăng đã cho làm yết ma Y chỉ, con thọ hành theo yết ma Y chỉ nay tâm hối cải, chiết phục theo Tăng xin giải yết ma Y chỉ. Xin Tăng thương xót giải yết ma Y chỉ cho con. (3 lần)

Một Tỳ kheo trong Tăng tác bạch yết ma như sau:

Đại-đức tăng lắng nghe, Tỳ kheo Thi-việt thường hay phạm tội, thường hay sám tội không có chừng hạn. Tăng đã cho làm yết ma Y chỉ, Tỳ kheo Thi viết này thọ hành theo yết ma Y chỉ nay tâm hối cải chiết phục theo Tăng xin giải yết ma Y chỉ. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay giải yết ma Y chỉ cho Tỳ kheo Thi-việt. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu Tăng nay đã giải yết ma Y chỉ cho Tỳ kheo Thi-việt xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

III. YẾT MA KHU XUẤT (Yết ma tẫn xuất):

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó ở tại Hắc sơn có hai Tỳ kheo tên Mãn-túc và Mã-túc ở nơi này làm hạnh xấu, làm nhơ nhà người, ai cũng thấy cũng nghe cũng biết. Tỳ kheo này cùng người nữ ngồi chung một giường, ăn chung một mâm, uống chung một bát, quá ngọ ăn, chứa thức ăn cùng ngủ (nội túc), ăn thức ăn cách đêm, không thọ mà ăn, không làm pháp dư thực mà ăn, đánh đàn đánh trống, huýt gió thành nhạc, thổi lá cây Đa la thành tiếng nhạc…, ca múa, đeo chuỗi anh lạc, lấy hương thơm thoa thân, mặc áo ướp mùi thơm… tự dắt vợ và con gái của người hoặc bảo người dắt, khiến voi ngựa đấu nhau, trâu bò đấu nhau, nam nữ đấu nhau, bản thân cũng đấu, tay đánh chân đạp, đuổi chạy nhau bốn phía… tung đồ vật lên hư không rồi ở dưới đón lấy, đi cùng người nữ trên thuyền làm các kỷ nhạc, hoặc cởi voi, cởi ngựa, đi kiệu với nhiều người thổi ốc đi trước dẫn đường vào trong vườn rừng… làm đủ những việc xấu xa như thế nên các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Các thầy hãy làm yết ma Khu-xuất cho hai Tỳ kheo Mã-túc và Mãn- túc, nếu có Tỳ kheo nào giống như thế, Tăng cũng nên cho làm yết ma Khu-xuất. Nếu Tỳ kheo có phạm trong ba việc: Phá giới, phá kiến, phá oai nghi thì nên cho làm yết ma Khu-xuất; nếu có ba việc: Ưa đấu tranh, thích cải cọ, nói xấu nhau cũng nên cho làm yết ma Khu-xuất. Có ba loại yết ma phi pháp, phi Tỳ-ni có thể phá: Một là người không hiện tiền mà làm, hai là không nói trước việc đó mà làm và ba là không khiến cho nhớ nghĩ mà làm. Lại có ba loại yết ma như pháp như Tỳ-ni không thể phá: Một là người hiện tiền, hai là nói trước việc đó rồi mới làm và ba là khiến cho nhớ nghĩ rồi mới làm. Lại có ba loại yết ma có thể phá: Một là phi pháp mà làm, hai là biệt chúng mà làm và Ba là người không hiện tiền. Lại có ba loại yết ma không thể phá: Một là như pháp mà làm, hòa hợp mà làm và ba là người hiện tiền. Lại có ba loại yết ma có thể phá: Một là phi pháp mà làm, hai là biệt chúng mà làm và ba là không nói trước việc ấy mà làm. Lại có ba loại yết ma không thể phá: Một là như pháp mà làm, hai là hòa hợp mà làm và ba là nói trước việc đó rồi mới làm. Lại có ba loại yết ma có thể phá: Một là phi pháp mà làm, hai là biệt chúng mà làm và ba là không khiến cho nhớ nghĩ mà làm. Lại có ba loại yết ma không thể phá: Một là như pháp mà làm, hai là hòa hợp mà làm và ba là khiến cho nhớ nghĩ rồi mới làm. Lại có ba loại yết ma phi pháp phi Tỳ-ni có thể phá: Một là cho người không phạm tội mà làm, hai là cho người phạm tội không thể sám hối mà làm và ba là cho người đã sám hối tội mà làm. Lại có ba loại yết ma như pháp như luật không thể phá: Một là cho người phạm tội mà làm, hai là cho người phạm tội có thể sám mà làm và ba là cho người chưa sám tội mà làm. Lại có ba loại yết ma có thể phá: Một là không như pháp mà làm, hai là biệt chúng mà làm và ba là cho người không phạm tội mà làm. Lại có ba loại yết ma không thể phá: Một là như pháp mà làm, hai là hòa hợp mà làm và ba là cho người phạm tội mà làm. Lại có ba loại yết ma có thể phá: Một là phi pháp mà làm, hai là biệt chúng mà làm và ba là cho người phạm tội không thể sám hối mà làm. Lại có ba loại yết ma không thể phá: Một là như pháp mà làm, hai là hòa hợp mà làm và ba là cho người phạm tội có thể sám hối mà làm. Lại có ba loại yết ma có thể phá: Một là phi pháp mà làm, hai là biệt chúng mà làm và ba là cho người đã sám hối tội rồi mà làm. Lại có ba loại yết ma không thể phá: Một là như pháp mà làm, hai là hòa hợp mà làm và ba là cho người chưa sám hối tội mà làm”.

Tác pháp yết ma Khu-xuất như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng xướng rằng:

Đại-đức tăng lắng nghe, hai Tỳ kheo Mã-túc và Mãn-túc làm hạnh xấu, làm nhơ nhà người, ai cũng thấy nghe hay biết. Tăng nay làm yết ma Khu-xuất cho hai Tỳ kheo Mã-túc và Mãn-túc. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay làm yết ma Khuxuất cho hai Tỳ kheo này, chừng nào hai Tỳ kheo này còn làm hạnh không thanh tịnh thì Tăng còn cho yết ma Khu-xuất chừng ấy. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu Tăng nay đã cho hai Tỳ kheo Mã-túc và Mãn-túc yết ma Khu-xuất xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Hành pháp của-Tỳ kheo bị yết ma Khu-xuất là:

– Không được truyền đại giới cho người.

– Không được thọ người khác y chỉ.

– Không được nuôi Sa di.

– Không được thọ Tăng sai giáo giới Tỳ kheo ni.

– Nếu đã được Tăng sai cũng không được đến giáo giới Tỳ kheo ni.

– Không được tái phạm tội đã cho yết ma Khổ-thiết .

– Không được phạm tội tương tợ.

– Không được phạm tội nặng hơn tội này.

– Không được quở trách các yết ma.

– Không được quở trách người làm yết ma.

– Không được xuất tội Tỳ kheo thanh tịnh.

– Không được theo người khác xin cho xuất tội.

– Không được nói tôi sẽ xuất tội thầy.

– Không được ngăn Bố tát, Tự tứ.

– Không được chống trái Tỳ kheo thanh tịnh, phải điều phục tâm, như pháp cung kính.

Nếu Tỳ kheo bị yết ma Khu-xuất không tuân theo những hành pháp trên thì trọn đời không được lìa yết ma này.

Lúc đó các Tỳ kheo vâng lời Phật dạy lui qua một bên làm yết ma Khu-xuất cho hai Tỳ kheo Mã-túc và Mãn-túc, hai Tỳ kheo bị tẫn xuất nên tâm hối cải, chiết phục, tự thú đến trong Tăng xin giải yết ma. Các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Nếu hai Tỳ kheo này tâm hối cải, chiết phục, tự thú thì Tăng nên cho giải yết ma Khu-xuất; nếu có Tỳ kheo nào giống như thế, Tăng cũng nên cho giải yết ma Khu-xuất. Nếu Tỳ kheo không tuân theo hành pháp của yết ma Khu-xuất, tức là truyền đại giới cho người, thọ người khác y chỉ… cho đến chống trái Tỳ kheo thanh tịnh, thì Tăng không nên cho giải yết ma Khu-xuất. Ngược lại nên tuân theo hành pháp của yết ma Khu-xuất, tức là không truyền đại giới cho người, không thọ người khác y chỉ… cho đến không chống trái Tỳ kheo thanh tịnh, thì Tăng nên cho giải yết ma Khu-xuất”.

Tác pháp giải yết ma Khu-xuất như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, hai Tỳ kheo Mã-túc và Mãn-túc từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng:

Đại-đức tăng nhớ nghĩ, hai chúng con là Tỳ kheo Mã-túc và Mãntúc làm hạnh xấu, làm nhơ nhà người, ai cũng thấy nghe hay biết. Tăng đã cho làm yết ma Khu-xuất, chúng con bị tẫn xuất nay tâm hối cải, chiết phục, tự thú theo Tăng xin giải yết ma Khu-xuất. Xin Tăng thương xót giải yết ma Khu-xuất cho chúng con. (3 lần)

Một Tỳ kheo trong Tăng tác bạch yết ma như sau:

Đại-đức tăng lắng nghe, hai Tỳ kheo Mã-túc và Mãn-túc này đã làm hạnh xấu, làm nhơ nhà người, ai cũng thấy nghe hay biết. Tăng đã cho làm yết ma Khu-xuất, hai Tỳ kheo này bị tẫn xuất tâm hối cải, chiết phục, tự thú theo Tăng xin giải yết ma Khu-xuất. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay giải yết ma Khu-xuất cho hai Tỳ kheo Mã-túc và Mãn-túc. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu Tăng nay đã giải yết ma Khu-xuất cho hai Tỳ kheo Mã-túc và Mãn-túc xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

IV. YẾT MA HẠ Ý:

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó trong tụ lạc Ma-xoa-chỉ-đà tại nước Ca thi có một cư sĩ tên là Chất-đa-la, nhà rất giàu có, nhiều châu báu của cải, ruộng vườn… và nhiều quyến thuộc, tôi tớ. Người này đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng không có nghi ngờ, đối với Khổ tập diệt đạo đã được Kiến đế đắc đạo. Ở trong vườn Yêm-la thuộc tụ lạc Maxoa-chỉ-đà, cư sĩ này cho xây Tăng phòng rồi đến trong Tỳ kheo tăng thỉnh rằng: “Các Đại-đức hãy đến thọ Tăng phòng trong vườn Yêm-la, con sẽ cúng dường y bát, ngọa cụ… và bốn loại dược: Thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược. Các Đại-đức có thể dạy con đọc tụng kinh pháp và giải đáp những nghi vấn cho con, trừ Tỳ-ni”. Lúc đó có Tỳ kheo tên Uất-đa-la đến ở trong Tăng phòng tại vườn Yêm-la này làm Ma-ha-đế-đế-đế-đà-la (chủ Tăng phòng), lại có Tỳ kheo tên là Ưu-ba-tư-na đàn đề tử cùng năm trăm đại Tỳ kheo trụ nơi A-lan-nhã, mặc y phấn tảo, khất thực tự sống, ưa thích yên tĩnh, đi đứng nằm ngồi, tới lui, ăn uống, đắp y, mang bát… thảy đều thanh tịnh khiến người nhìn thấy đều sanh tâm cung kính. Các vị này khi đi đến trong tụ lạc Maxoa-chỉ-đà, cư sĩ Chất-đa-la vừa nhìn thấy liền sanh tâm cung kính liền nhân nơi khách Tỳ kheo này mà thỉnh Tăng ngày mai đến nhà thọ thực. Tỳ kheo Uất-đa-la, chủ Tăng phòng nghe biết cư sĩ Chất-đa-la không nói gì với mình mà nhân nơi khách Tỳ kheo thỉnh Tăng ngày mai đến nhà thọ thực, liền suy nghĩ: “Ta là chủ Tăng phòng trong vườn Yêm-la này mà cư sĩ Chất-đa-la không nói gì với ta, lại nhân nơi khách Tỳ kheo thỉnh Tăng ngày mai đến nhà thọ thực, sáng mai ta sẽ đến cùng cư sĩ nói chuyện”, nghĩ rồi sáng sớm hôm sau đắp y mang bát đến nhà của cư sĩ, thấy cư sĩ đã sửa soan đầy đủ các món ăn ngon và trải đủ các loại tọa cụ tạp sắc, thấy rồi liền hỏi cư sĩ: “Vì sao không có viên hồ ma hoan hỉ ?”, Chất-đa-la nói: “Đại-đức, tôi muốn nói một ví dụ, nếu thầy nghe thì tôi sẽ nói. Ở phương Bắc có các thương nhơn đem gà mái đến trong chợ ở phương Đông bán, lúc đó có con quạ đáp xuống cùng gà mái này cọng hợp, gà mái này sanh con, con chim con này khi kêu không thể kêu được tiếng gà cũng không kêu được tiếng quạ, mà kêu thành tiếng nửa gà nửa quạ. Thầy cũng như vậy, tuy nói đủ các lời lành về Phật pháp nhưng nay lại nói lời thô ác”, Tỳ kheo Uất-đa-la liền trách: “Cư sĩ đã mắng tôi, nay tôi giao trả lại Tăng phòng trong vườn Yêm-la của cư sĩ, tôi sẽ đến chỗ Phật ở phương Đông để thân cận cúng dường”, Chất-đala liền nói: “Đại-đức hãy ở lại làm chủ Tăng phòng trong vườn Yêm-la, con sẽ cúng dường y bát, ngọa cụ… và bốn loại dược: Thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược. Các Đại-đức có thể dạy con đọc tụng kinh pháp và giải đáp những nghi vấn cho con, trừ Tỳ-ni”, cư sĩ thỉnh như thế đến lần thứ ba và Tỳ kheo Uất-đa-la cũng trách như thế đến lần thứ ba. Lúc đó Chất-đa-la nói: “Nếu Đại-đức nhất quyết muốn đi đến chỗ Phật thì xin hãy thuật lại đầy đủ những lời tôi và thầy đã nói, chớ có thêm bớt. Hôm nay Đại-đức không thọ tôi thỉnh ở lại, sau này chắc chắn cũng sẽ trở lại”, Tỳ kheo Uất-đa-la liền đi đến chỗ Phật ở nước Xá-vệ, đảnh lễ Phật rồi ngồi một bên, pháp thường của Phật là khi có khách Tỳ kheo đến đều hỏi thăm có nhẫn đủ không, có được an lạc trụ không, khất thực có dễ không, đi đường có nhọc mệt không. Tỳ kheo đều đáp là nhẫn đủ, được an lạc trụ, khất thực không khó, đi đường không nhọc mệt, rồi đem việc trên bạch Phật, Phật nghe rồi liền bảo các Tỳ kheo : “Các thầy hãy làm yết ma Hạ-ý cho Tỳ kheo Uất-đa-la rồi bảo Tỳ kheo này đến chỗ cư sĩ Chất-đa-la hạ mình sám tạ, nếu có Tỳ kheo nào giống như thế, Tăng cũng nên cho làm yết ma Hạ-ý. Nếu

Tỳ kheo có phạm trong ba việc: Phá giới, phá kiến, phá oai nghi thì nên cho làm yết ma Hạ-ý; nếu có ba việc: Ưa đấu tranh, thích cải cọ, nói xấu nhau cũng nên cho làm yết ma Hạ-ý. Nếu Tỳ kheo có có năm pháp: Chê bai Phật, chê bai pháp, chê bai Tăng, phá giới, phá oai nghi thì tăng nên cho làm yết ma Hạ-ý. Lại có có năm pháp: Nói lời thô ác với cư sĩ, hoặc quở mắng cư sĩ, chê bai nhà cư sĩ, hoặc làm cho nhà cư sĩ bị chia lìa, hoặc tìm phương tiện đuổi cư sĩ đi khiến cho bị suy não thì Tăng nên cho làm yết ma Hạ-ý. Lại có có năm pháp: Nói lời thô ác với Tỳ kheo khác, mạ nhục Tỳ kheo, chê bai Tỳ kheo, phá lợi dưỡng của-Tỳ kheo, tìm phương tiện đuổi Tỳ kheo đi khiến cho bị suy não thì Tăng nên cho làm yết ma Hạ-ý. Lại có có năm pháp: Xúi giục cư sĩ tranh chấp với cư sĩ, xúi giục cư sĩ tranh chấp với Tỳ kheo, xúi giục Tỳ kheo tranh cải với Tỳ kheo, xúi giục Tỳ kheo tranh cải với cư sĩ, nói điều mà cư sĩ không thích thì tăng nên cho làm yết ma Hạ-ý.

Trước khi Tăng cho làm yết ma Hạ-ý, nên tư duy ba điều:

Một là điều cư sĩ nói ra là thật hay không thật.

Hai là Tỳ kheo này có thể làm việc đó hay không.

Ba là Tỳ kheo này có thể khiến Hạ-ý không. Tư duy như vậy rồi mới cho làm yết ma Hạ-ý”.

Tác pháp yết ma Hạ-ý như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng xướng rằng:

Đại-đức tăng lắng nghe, cư sĩ Chất-đa-la cúng dường chúng tăng như phụng sự Đại gia, Tỳ kheo Uất-đa-la này lại hiện tiền nói lời thô ác quở mắng cư sĩ. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay làm yết ma Hạ-ý cho Tỳ kheo Uất-đa-la, bảo Tỳ kheo này đến chỗ cư sĩ Chất-đa-la sám tạ. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu Tăng đã cho làm yết ma Hạ-ý, bảo Tỳ kheo Uất-đa-la đến chỗ cư sĩ Chất-đa-la sám tạ xong rồi.

Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Lúc đó Tăng nên sai một Tỳ kheo có khả năng dẫn Tỳ kheo Uấtđa-la đến chỗ cư sĩ Chất-đa-la, nói với cư sĩ rằng: “Tỳ kheo này hiện tiền nói lời thô ác, quở mắng ông, Tăng đã như pháp trị phạt, ông nên cho Tỳ kheo này sám tạ”, nếu cư sĩ cho sám tạ thì nên bảo cư sĩ đến chỗ chỉ thấy mà không nghe được, lúc đó Tỳ kheo Uất-đa-la đối trước Tỳ kheo hướng dẫn này sám tội Đột-kiết-la. Nếu cư sĩ không cho sám tạ thì Tăng nên sai Tỳ kheo thứ hai có khả năng đến nói với cư sĩ giống như trên, nếu cư sĩ cho sám tạ thì cũng giống như trên, Tỳ kheo Uất-đa-la đối trước hai Tỳ kheo hướng dẫn này sám tội Đột-kiết-la. Nếu cư sĩ vẫn không cho sám tạ thì Tăng nên sai Tỳ kheo thứ ba, thứ bốn có khả năng đến nói với cư sĩ giống như trên, nếu cư sĩ cho sám tạ thì cũng giống như trên, Tỳ kheo Uất-đa-la đối trước các Tỳ kheo này sám tội Đột-kiết-la. Nếu cư sĩ vẫn không cho sám tạ, cư sĩ lại là người có quen biết nhiều, có thế lực lớn hoặc thế lực của vua, hoặc của quan, của giặc cướp có thể tự làm việc ác não loạn chúng tăng hoặc sai bảo người khác làm, thì Tăng nên bảo Tỳ kheo phạm lỗi này rằng: “Cư sĩ này có nhiều quen biết, có thế lực lớn… hoặc sai bảo người khác làm. Vì vậy thầy nên rời khỏi chỗ này”, nếu Tỳ kheo này gượng ở lại thì Tăng không tội.

V. YẾT MA BẤT KIẾN TẪN (Yết ma không thấy tội):

Phật tại nước Câu-xá-di, lúc đó Tỳ kheo Xa-nặc phạm tội nên sám hối, các Tỳ kheo thương xót muốn người này được lợi ích an lạc nên nói tội và bảo như pháp sám hối chớ có che giấu. Xa-nặc nói: “Tôi không thấy tội, vì sao phải sám hối”, các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Các thầy hãy làm yết ma Bất-kiến-tẫn cho Tỳ kheo Xa-nặc, nếu có Tỳ kheo nào giống như thế, Tăng cũng nên cho làm yết ma Bất-kiến-tẫn. Nếu Tỳ kheo có phạm trong ba việc: Phá giới, phá kiến, phá oai nghi thì nên cho làm yết ma Bất-kiến-tẫn; nếu có ba việc: Ưa đấu tranh, thích cải cọ, nói xấu nhau cũng nên cho làm yết ma Bấtkiến-tẫn. Trước khi Tăng cho làm yết ma Bất-kiến-tẫn, Tăng nên tư duy có năm pháp: “Nếu chúng ta cho làm yết ma Bất-kiến-tẫn thì Tỳ kheo này không được cùng thuyết giới và Tăng yết ma, không được cùng thọ thực Đát-bát-na, không được cùng ngọ trai, không được từ bậc Thượng tòa thọ lễ kính, nghinh đón và tiễn đưa”. Do nhân duyên này phát sanh tranh cải khiến Tăng bị phá, Tăng tranh cải, Tăng chia rẽ bất đồng thì Tăng không nên cho làm yết ma Bất-kiến-tẫn. Ngược lại nếu do nhân duyên này không phát sanh tranh cải khiến Tăng hòa hợp, Tăng không tranh cải, Tăng không chia rẽ bất đồng thì Tăng nên cho làm yết ma Bất-kiến-tẫn. Tỳ kheo phạm tội cũng nên tư duy có năm pháp để như pháp thấy tội như sau: “Nếu ta không như pháp thấy tội này thì Tăng sẽ làm yết ma Bất-kiến-tẫn cho ta, ta không được cùng Tăng thuyết giới và tăng yết ma, không được cùng thọ thực Đát-bát-na, không được cùng ngọ trai thực, không được từ bậc Thượng tòa thọ lễ kính, nghinh đón và tiễn đưa. Vì sao, vì các Tỳ kheo ưa thích trì giới, có tàm quý không thể vì ta mà tùy ái hành, tùy sân hành, tùy bố hành, tùy si hành”, suy nghĩ như vậy rồi Tỳ kheo này nên thọ yết ma Bất-kiến-tẫn”.

Tác pháp yết ma Bất-kiến-tẫn như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng xướng rằng:

Đại-đức tăng lắng nghe, Tỳ kheo Xa-nặc này phạm tội mà không như pháp thấy tội. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay làm yết ma Bất-kiến-tẫn cho Tỳ kheo Xa-nặc, chừng nào mà Tỳ kheo này không như pháp thấy tội thì Tăng cho làm yết ma Bất-kiến-tẫn chừng ấy. Các Tỳ kheo không cùng thầy chung làm yết ma, không cùng thầy chung làm Tăng sự hoặc là Đơn-bạch, Bạch-nhị, Bạch-tứ-yết-ma, Bố tát, Tự tứ; thầy không được xếp vào trong số mười bốn hạng người, không cùng với thầy cọng sự và ở chung vì thầy xấu ác như Chiên-đà-la. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu Tăng đã làm yết ma Bấtkiến-tẫn cho Tỳ kheo Xa-nặc xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Hành pháp của-Tỳ kheo bị yết ma Bất-kiến-tẫn là:

– Không được truyền đại giới cho người.

– Không được thọ người khác y chỉ.

– Không được nuôi Sa di.

– Không được thọ Tăng sai giáo giới Tỳ kheo ni.

– Nếu đã được Tăng sai cũng không được đến giáo giới Tỳ kheo ni.

– Không được tái phạm tội đã cho yết ma Khổ-thiết .

– Không được phạm tội tương tợ.

– Không được phạm tội nặng hơn tội này.

– Không được quở trách các yết ma.

– Không được quở trách người làm yết ma.

– Không được thọ Tỳ kheo thanh tịnh làm lễ, nghinh đón; cúng dường y bát, ngọa cụ… cho đến xoa bóp chân tay. Nếu không bịnh thì không được thọ người khác xoa bóp, tâm phải hối cải chiết phục.

Nếu Tỳ kheo bị yết ma Bất-kiến-tẫn không tuân theo những hành pháp trên thì trọn đời không được lìa yết ma này.

Lúc đó các Tỳ kheo vâng lời Phật dạy lui qua một bên làm yết ma Bất-kiến-tẫn cho Tỳ kheo Xa-nặc. Tỳ kheo này bị tẫn tâm không chiết phục, nói rằng: “Tôi đâu cần dự vào việc của các thầy, tôi cũng không đếm xỉa đến các thầy”, nói rồi mang bát đi đến các nước như nước Ương-già, nước Ma-kiệt-đà, nước ca thi, nước Kiều-tát-la, nước Cưulưu, nước Bát-xà-la, nước A-thấp-Ma-già-a-bàn-đề… hết chỗ này đến chỗ khác. Tỳ kheo ở các nước này nghe biết Xa-nặc bị tẫn nên không cùng thầy chung làm yết ma, không cùng thầy chung làm Tăng sự hoặc là Đơn-bạch, Bạch-nhị, Bạch-tứ-yết-ma, Bố tát, Tự tứ; thầy không được xếp vào trong số mười bốn hạng người, không cùng với thầy cọng sự và ở chung vì thầy xấu ác như Chiên-đà-la. Tỳ kheo Xa-nặc lúc đó tâm hối cải, chiết phục, tự thú trở về nước Câu-xá-di đến trong Tăng xin giải tẫn, các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Các thầy nên giải yết ma Bất-kiến-tẫn cho Tỳ kheo Xa-nặc, nếu có người nào giống như thế, Tăng cũng nên cho giải tẫn. Nếu Tỳ kheo không tuân theo những hành pháp đã chế, tức là truyền đại giới cho người, thọ người khác y chỉ… cho đến nếu không bịnh thì không tho người khác xoa bóp, thì Tăng không nên cho giải tẫn. Hoặc làm hình tướng cư sĩ, hoặc làm hình tướng ngoại đạo, làm việc chung với ngoại đạo, hoặc việc không nên làm mà làm, không học giới Tỳ kheo, nhục mạ Tỳ kheo, nói lời thô ác với Tỳ kheo, chê bai Tỳ kheo, tìm cách làm cho Tỳ kheo mất chỗ ở, mất sự cúng dường, muốn chiết phục Tỳ kheo ở trong giới và ở ngoài giới, thích đấu tranh, cải cọ và nói xấu nhau, tâm không chiết phục, không cung kính điều nhu, thì Tăng không nên cho giải tẫn. Ngược lại nếu Tỳ kheo tuân theo những hành pháp đã chế, tức là không truyền đại giới cho người, không thọ người khác y chỉ… cho đến tâm hối cải điều nhu, thì Tăng nên cho giải tẫn”.

Tác pháp giải yết ma Bất-kiến-tẫn như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, Tỳ kheo Xa-nặc từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng:

Đại-đức tăng nhớ nghĩ, con là Tỳ kheo Xa-nặc phạm tội nên sám hối, vì không như pháp thấy tội nên Tăng làm yết ma Bất-kiến-tẫn cho con. Các Tỳ kheo không cùng con chung làm yết ma, không cùng con chung làm Tăng sự hoặc là Đơn-bạch, Bạch-nhị, Bạch-tứ-yết-ma, Bố tát, Tự tứ; con không được xếp vào trong số mười bốn hạng người, không cùng với con cọng sự và ở chung vì con xấu ác như Chiên-đà-la. Con nay tâm hối cải, chiết phục, tự thú đến trong Tăng xin giải yết ma Bất-kiến-tẫn, xin Tăng thương xót giải yết ma Bất-kiến-tẫn cho con. (3 lần)

Một Tỳ kheo trong Tăng tác bạch yết ma như sau:

Đại-đức tăng lắng nghe, Tỳ kheo Xa-nặc này phạm tội mà không như pháp thấy tội nên Tăng đã cho làm yết ma Bất-kiến-tẫn. Các Tỳ kheo không cùng thầy chung làm yết ma, không cùng thầy chung làm Tăng sự hoặc là Đơn-bạch, Bạch-nhị, Bạch-tứ-yết-ma, Bố tát, Tự tứ; thầy không được xếp vào trong số mười bốn hạng người, không cùng với thầy cọng sự và ở chung vì thầy xấu ác như Chiên-đà-la. Tỳ kheo này tâm hối cải, chiết phục, tự thú nay theo Tăng xin giải yết ma Bấtkiến-tẫn. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay giải yết ma Bất-kiến-tẫn cho Tỳ kheo Xa-nặc. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu Tăng đã giải yết ma Bấtkiến-tẫn cho Tỳ kheo Xa-nặc xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

VI. YẾT MA BẤT TÁC TẨN (Yết ma không sám tội):

Phật tại nước Câu-xá-di, lúc đó Tỳ kheo Xa-nặc phạm tội nên sám hối, các Tỳ kheo thương xót muốn người này được lợi ích an lạc nên nói tội và bảo như pháp sám hối, Xa-nặc nói: “Tôi không thể như pháp sám hối”, các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Các thầy hãy làm pháp yết ma Bất-tác-tẫn cho Tỳ kheo Xa-nặc, nếu có người nào giống như thế, Tăng cũng nên cho yết ma Bất-tác-tẫn. Nếu Tỳ kheo có phạm trong ba việc: Phá giới, phá kiến, phá oai nghi thì nên cho làm yết ma Bất-tác-tẫn; nếu có ba việc: Ưa đấu tranh, thích cải cọ, nói xấu nhau cũng nên cho làm yết ma Bất-tác-tẫn. Trước khi làm yết ma Bất-táctẫn, Tăng nên suy nghĩ có năm pháp: “Nếu chúng ta tác pháp yết ma Bất-tác-tẫn thì Tỳ kheo này không được cùng thuyết giới và Tăng yết ma, không được cùng thọ thực Đát-bát-na, không được cùng ngọ trai, không được từ bậc Thượng tòa thọ lễ kính, nghinh đón và tiễn đưa’. Do nhân duyên này phát sanh tranh cải khiến tăng bị phá, Tăng tranh cải, Tăng chia rẽ, bất đồng thì Tăng không nên cho làm yết ma Bất-tác-tẫn. Ngược lại nếu do nhân duyên này mà Tăng không sanh khởi tranh cải, Tăng hòa hợp, Tăng không chia rẽ bất đồng thì Tăng nên cho làm yết ma Bất-tác-tẫn. Tỳ kheo phạm tội cũng nên tư duy có năm pháp để như pháp thấy tội như sau: “Nếu ta không như pháp thấy tội này thì Tăng sẽ làm yết ma Bất-tác-tẫn cho ta, ta không được cùng Tăng thuyết giới và tăng yết ma, không được cùng thọ thực Đát-bát-na, không được cùng ngọ trai thực, không được từ bậc Thượng tòa thọ lễ kính, nghinh đón và tiễn đưa. Vì sao, vì các Tỳ kheo ưa thích trì giới, có tàm quý không thể vì ta mà tùy ái hành, tùy sân hành, tùy bố hành, tùy si hành”, suy nghĩ như thế rồi, Tỳ kheo phạm tội nên thọ yết ma Bất-tác-tẫn”.

Tác pháp yết ma Bất-tác-tẫn như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng xướng rằng:

Đại-đức tăng lắng nghe, Tỳ kheo Xa-nặc phạm tội tuy thấy tội, nhưng không như pháp sám hối. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay làm yết ma Bất-tác-tẫn cho Tỳ kheo Xa-nặc, chừng nào Tỳ kheo này phạm tội thấy tội mà không như pháp sám hối thì Tăng còn cho làm yết ma Bất-tác-tẫn chừng ấy. Các Tỳ kheo không cùng thầy chung làm yết ma, không cùng thầy chung làm Tăng sự hoặc là Đơn-bạch, Bạch-nhị, Bạch-tứ-yết-ma, Bố tát, Tự tứ; thầy không được xếp vào trong số mười bốn hạng người, không cùng với thầy cọng sự và ở chung vì thầy xấu ác như Chiên-đà-la. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu Tăng đã cho Tỳ kheo Xanặc yết ma Bất-tác-tẫn xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Hành pháp của-Tỳ kheo được cho yết ma Khổ-thiết là:

– Không được truyền đại giới cho người.

– Không được thọ người khác y chỉ.

– Không được nuôi Sa di.

– Không được thọ Tăng sai giáo giới Tỳ kheo ni.

– Nếu đã được Tăng sai cũng không được đến giáo giới Tỳ kheo ni.

– Không được tái phạm tội đã cho yết ma Khổ-thiết .

– Không được phạm tội tương tợ.

– Không được phạm tội nặng hơn tội này.

– Không được quở trách các yết ma.

– Không được quở trách người làm yết ma.

– Không được thọ Tỳ kheo thanh tịnh làm lễ, nghinh đón; cúng dường y bát, ngọa cụ… cho đến xoa bóp chân tay. Nếu không bịnh thì không được thọ người khác xoa bóp, tâm phải hối cải chiết phục.

Nếu Tỳ kheo bị yết ma Bất-tác-tẫn không tuân theo những hành pháp trên thì trọn đời không được lìa yết ma này.

Lúc đó các Tỳ kheo vâng lời Phật dạy lui qua một bên làm yết ma Bất-tác-tẫn cho Tỳ kheo Xa-nặc, Tỳ kheo này bị tẫn tâm không chiết phục, nói rằng: “Tôi đâu cần dự vào việc của các thầy, tôi cũng không đếm xỉa đến các thầy”, nói rồi mang bát đi đến các nước như nước Ương-già, nước Ma-kiệt-đà, nước ca thi, nước Kiều-tát-la, nước Cưulưu, nước Bát-xà-la, nước A-thấp-Ma-già-a-bàn-đề… hết chỗ này đến chỗ khác. Tỳ kheo ở các nước này nghe biết Xa-nặc bị tẫn nên không cùng thầy chung làm yết ma, không cùng thầy chung làm Tăng sự hoặc là Đơn-bạch, Bạch-nhị, Bạch-tứ-yết-ma, Bố tát, Tự tứ; thầy không được xếp vào trong số mười bốn hạng người, không cùng với thầy cọng sự và ở chung vì thầy xấu ác như Chiên-đà-la. Tỳ kheo Xa-nặc lúc đó tâm hối cải, chiết phục, tự thú trở về nước Câu-xá-di đến trong Tăng xin giải tẫn, các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Các thầy nên giải yết ma Bất-tác-tẫn cho Tỳ kheo Xa-nặc, nếu có người nào giống như thế, Tăng cũng nên cho giải yết ma Bất-tác-tẫn. Nếu Tỳ kheo không tuân theo những hành pháp đã chế, tức là truyền thọ đại giới cho người, thọ người khác y chỉ… cho đến không bịnh mà thọ người khác xoa bóp. Hoặc làm hình tướng cư sĩ, hoặc làm hình tướng ngoại đạo, làm việc chung với ngoại đạo, hoặc việc không nên làm mà làm, không học giới Tỳ kheo, nhục mạ Tỳ kheo, nói lời thô ác với Tỳ kheo, chê bai Tỳ kheo, tìm cách làm cho Tỳ kheo mất chỗ ở, mất sự cúng dường, muốn chiết phục Tỳ kheo ở trong giới và ở ngoài giới, thích đấu tranh, cải cọ và nói xấu nhau, tâm không chiết phục, không cung kính điều nhu. Tỳ kheo như thế thì Tăng không nên cho giải yết ma Bất-tác-tẫn. Ngược lại nếu Tỳ kheo tuân theo những hành pháp đã chế, tức là không truyền thọ đại giới cho người, không thọ người khác y chỉ… cho đến tâm chiết phục điều nhu, thì Tăng nên cho giải yết ma Bất-tác-tẫn”.

Tác pháp giải yết ma Bất-tác-tẫn như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, Tỳ kheo Xa-nặc từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng:

Đại-đức tăng nhớ nghĩ, con là Tỳ kheo Xa-nặc phạm tội thấy tội nhưng không như pháp sám hối nên Tăng đã làm yết ma Bất-tác-tẫn cho con. Các Tỳ kheo không cùng con chung làm yết ma, không cùng con chung làm Tăng sự hoặc là Đơn-bạch, Bạch-nhị, Bạch-tứ-yết-ma, Bố tát, Tự tứ; con không được xếp vào trong số mười bốn hạng người, không cùng với con cọng sự và ở chung vì con xấu ác như Chiên-đà-la. Con nay tâm hối cải, chiết phục, tự thú theo Tăng xin giải yết ma Bấttác-tẫn. Xin Tăng thương xót giải yết ma Bất-tác-tẫn cho con. (3 lần) Một Tỳ kheo trong Tăng tác bạch yết ma như sau:

Đại-đức tăng lắng nghe, Tỳ kheo Xa-nặc này phạm tội thấy tội nhưng không như pháp sám hối nên Tăng đã cho làm yết ma Bất-táctẫn. Các Tỳ kheo không cùng thầy chung làm yết ma, không cùng thầy chung làm Tăng sự hoặc là Đơn-bạch, Bạch-nhị, Bạch-tứ-yết-ma, Bố tát, Tự tứ; thầy không được xếp vào trong số mười bốn hạng người, không cùng với thầy cọng sự và ở chung vì thầy xấu ác như Chiên-đàla. Tỳ kheo Xa-nặc này tâm hối cải, chiết phục, tự thú nên theo Tăng xin giải yết ma Bất-tác-tẫn. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay giải yết ma Bất-tác-tẫn cho Tỳ kheo Xa-nặc.

Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu Tăng đã giải yết ma Bấttác-tẫn cho Tỳ kheo Xa-nặc xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

VII. YẾT MA BẤT XẢ ÁC TÀ KIẾN TẨN:

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Tỳ kheo A-lợi-tra sanh ác tà kiến nói rằng: “Tôi hiểu nghĩa của pháp Phật đã nói là làm pháp chướng ngại không thể chướng ngại đạo”, các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Các thầy nên làm yết ma Bất-xả-ác-tà-kiến-tẫn cho Tỳ kheo A-lợi-tra, nếu có Tỳ kheo nào giống như thế, Tăng cũng nên cho làm yết ma Bất xả ác tà kiến. Nếu Tỳ kheo có phạm trong ba việc: Phá giới, phá kiến, phá oai nghi thì nên cho làm yết ma Bất-xả-ác-tà-kiếntẫn; nếu có ba việc: Ưa đấu tranh, thích cải cọ, nói xấu nhau cũng nên cho làm yết ma Bất-xả-ác-tà-kiến-tẫn. Trước khi Tăng cho làm yết ma Bất-xả-ác-tà-kiến-tẫn, Tăng nên suy nghĩ có năm pháp: “Nếu chúng ta tác pháp yết ma Bất-xả-ác-tà-kiến-tẫn thì Tỳ kheo này không được cùng thuyết giới và Tăng yết ma, không được cùng thọ thực Đát-bát-na, không được cùng ngọ trai, không được từ bậc Thượng tòa thọ lễ kính, nghinh đón và tiễn đưa”. Do nhân duyên này phát sanh tranh cải khiến tăng bị phá, Tăng tranh cải, Tăng chia rẽ, bất đồng thì Tăng không nên cho làm yết ma Bất-xả-ác-tà-kiến-tẫn. Ngược lại nếu do nhân duyên này Tăng không phát sanh tranh cải, Tăng hòa hợp, Tăng không chia rẽ bất đồng thì Tăng nên cho làm yết ma Bất-xả-ác-tà-kiến-tẫn. Tỳ kheo phạm tội cũng nên tư duy có năm pháp để như pháp thấy tội như sau: “Nếu ta không như pháp thấy tội này thì Tăng sẽ làm yết ma Bất-xả-áctà-kiến-tẫn cho ta, ta không được cùng Tăng thuyết giới và tăng yết ma, không được cùng thọ thực Đát-bát-na, không được cùng ngọ trai thực, không được từ bậc Thượng tòa thọ lễ kính, nghinh đón và tiễn đưa. Vì sao, vì các Tỳ kheo ưa thích trì giới, có tàm quý không thể vì ta mà tùy ái hành, tùy sân hành, tùy bố hành, tùy si hành”, suy nghĩ như thế rồi, Tỳ kheo phạm tội nên thọ yết ma Bất-xả-ác-tà-kiến-tẫn”.

Tác pháp yết ma Bất-xả-ác-tà-kiến-tẫn như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng xướng rằng:

Đại-đức tăng lắng nghe, Tỳ kheo A-lợi-tra sanh ác tà kiến nói rằng: “Tôi hiểu nghĩa của pháp Phật đã nói là làm pháp chướng ngại không thể chướng ngại đạo”. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay làm yết ma Bất-xả-ác-tà-kiến-tẫn cho Tỳ kheo A-lợi-tra, chừng nào Tỳ kheo sanh ác tà kiến này chưa như pháp sám hối thì Tăng còn cho làm yết ma Bất-xả-ác-tà-kiến-tẫn chứng ấy. Các Tỳ kheo không cùng thầy chung làm yết ma, không cùng thầy chung làm Tăng sự hoặc là Đơn-bạch, Bạch-nhị, Bạch-tứ-yết-ma, Bố tát, Tự tứ; thầy không được xếp vào trong số mười bốn hạng người, không cùng với thầy cọng sự và ở chung vì thầy xấu ác như Chiên-đà-la. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu Tăng đã làm yết ma Bất-xảác-tà-kiến-tẫn cho Tỳ kheo A-lợi-tra xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Hành pháp của-Tỳ kheo được cho yết ma Khổ-thiết là:

– Không được truyền đại giới cho người.

– Không được thọ người khác y chỉ.

– Không được nuôi Sa di.

– Không được thọ Tăng sai giáo giới Tỳ kheo ni.

– Nếu đã được Tăng sai cũng không được đến giáo giới Tỳ kheo ni.

– Không được tái phạm tội đã cho yết ma Khổ-thiết .

– Không được phạm tội tương tợ.

– Không được phạm tội nặng hơn tội này.

– Không được quở trách các yết ma.

– Không được quở trách người làm yết ma.

– Không được thọ Tỳ kheo thanh tịnh làm lễ, nghinh đón; cúng dường y bát, ngọa cụ… cho đến xoa bóp chân tay. Nếu không bịnh thì không được thọ người khác xoa bóp, tâm phải hối cải chiết phục.

Nếu Tỳ kheo bị yết ma Bất-xả-ác-tà-kiến-tẫn mà không tuân theo những hành pháp trên thì trọn đời không được lìa yết ma này.

Lúc đó các Tỳ kheo vâng lời Phật dạy lui qua một bên làm yết ma Bất-xả-ác-tà-kiến-tẫn cho Tỳ kheo A-lợi-tra, thời gian sau, Tỳ kheo này tâm hối cải, chiết phục, tự thú đến trong Tăng xin giải tẫn, các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Các thầy nên giải yết ma Bấtxả-ác-tà-kiến-tẫn cho Tỳ kheo A-lợi-tra, nếu có người nào giống như thế, Tăng cũng nên cho giải tẫn. Nếu Tỳ kheo không tuân theo những hành pháp đã chế, tức là truyền thọ đại giới cho người, thọ người khác y chỉ… cho đến không bịnh mà thọ người khác xoa bóp. Hoặc làm hình tướng cư sĩ, hoặc làm hình tướng ngoại đạo, làm việc chung với ngoại đạo, hoặc việc không nên làm mà làm, không học giới Tỳ kheo, nhục mạ Tỳ kheo, nói lời thô ác với Tỳ kheo, chê bai Tỳ kheo, tìm cách làm cho Tỳ kheo mất chỗ ở, mất sự cúng dường, muốn chiết phục Tỳ kheo ở trong giới và ở ngoài giới, thích đấu tranh, cải cọ và nói xấu nhau, tâm không chiết phục, không cung kính điều nhu. Tỳ kheo như thế thì Tăng không nên cho giải yết ma Bất-xả-ác-tà-kiến-tẫn. Ngược lại nếu Tỳ kheo tuân theo những hành pháp đã chế, tức là không truyền thọ đại giới cho người, không thọ người khác y chỉ… cho đến tâm chiết phục điều nhu thì Tăng nên cho giải yết ma Bất-xả-ác-tà-kiến-tẫn”.

Tác pháp giải yết ma Bất-xả-ác-tà-kiến-tẫn như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, Tỳ kheo A-lợi-tra từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch bày vai hữu chắp tay bạch Tăng:

Đại-đức tăng nhớ nghĩ, con Tỳ kheo A-lợi-tra sanh ác tà kiến nói rằng: “Tôi hiểu nghĩa của pháp Phật đã nói là làm pháp chướng ngại không thể chướng ngại đạo”nên Tăng đã làm yết ma Bất-xả-áctà-kiến-tẫn cho con. Các Tỳ kheo không cùng con chung làm yết ma, không cùng con chung làm Tăng sự hoặc là Đơn-bạch, Bạch-nhị, Bạchtứ-yết-ma, Bố tát, Tự tứ; không xếp con vào trong số mười bốn hạng người, không cùng với con cọng sự và ở chung vì con xấu ác như Chiênđà-la. Con nay tâm hối cải, chiết phục, tự thú theo Tăng xin giải yết ma Bất-xả-ác-tà-kiến-tẫn. Xin Tăng thương xót giải yết ma Bất-xả-ác-tàkiến-tẫn cho con. (3 lần)

Một Tỳ kheo trong Tăng tác bạch yết ma như sau:

Đại-đức tăng lắng nghe, Tỳ kheo A-lợi-tra sanh ác tà kiến nói rằng: “Tôi hiểu nghĩa của pháp Phật đã nói là làm pháp chướng ngại không thể chướng ngại đạo”nên Tăng đã cho làm yết ma Bất-xả-ác-tàkiến-tẫn. Các Tỳ kheo không cùng thầy chung làm yết ma, không cùng thầy chung làm Tăng sự hoặc là Đơn-bạch, Bạch-nhị, Bạch-tứ-yết-ma, Bố tát, Tự tứ; thầy không được xếp vào trong số mười bốn hạng người, không cùng với thầy cọng sự và ở chung vì thầy xấu ác như Chiên-đàla. Tỳ kheo A-lợi-tra này tâm hối cải, chiết phục, tự thú theo Tăng xin giải yết ma Bất-xả-ác-tà-kiến-tẫn. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay giải yết ma Bất-xả-ác-tà-kiến-tẫn cho Tỳ kheo A-lợi-tra. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu Tăng đã giải yết ma Bất-xảác-tà-kiến-tẫn cho Tỳ kheo A-lợi-tra xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.