THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 30

PHÁP CÂU XÁ DI THỨ HAI

Phật tại nước Câu-xá-di (Câu-diệm-di), lúc đó có một Tỳ kheo phạm tội nên sám hối, các Tỳ kheo thương xót muốn người này được lợi ích an lạc nên nói tội và bảo như pháp sám hối. Tỳ kheo này nói: “Tôi không biết mình đã phạm tội, đã không biết thì thấy tội gì mà sám hối”, các Tỳ kheo suy nghĩ: “Tỳ kheo này không nghe lời chánh, chúng ta nên tác pháp yết ma Bất-kiến-tẫn”, nghĩ rồi liền tác pháp yết ma Bấtkiến-tẫn cho Tỳ kheo này. Tỳ kheo này ưa thích trì giới, có tàm quý, quen biết nhiều và có nhiều thế lực, được nhiều ủng hộ. Ở bốn phía chung quanh trú xứ có nhiều Tỳ kheo quen thân nên Tỳ kheo này sai sứ đến nói với họ rằng: “Tôi không có tội, các Tỳ kheo kia lại không như pháp yết ma tẫn tôi, yết ma tẫn này nên phá, các thầy hãy tụ họp đến giúp tôi”. Các Tỳ kheo này liền tụ họp đông đủ muốn dứt diệt việc này, Tỳ kheo bị tẫn nói với các Tỳ kheo này rằng: “Tôi không có tội… yết ma tẫn này nên phá”, các Tỳ kheo này nghe rồi không nhẫn nổi nên chuyền nói với nhau: “Tỳ kheo này thật không có tội, Tăng đã không như pháp, miễn cưỡng tác pháp yết ma Bất-kiến-tẫn cho Tỳ kheo này, việc này nên phá”, nói rồi quyết định tùy thuận Tỳ kheo bị tẫn và cùng các Tỳ kheo tác pháp yết ma tẫn chống trái nhau. Do nhân duyên này phát sanh tranh cải khiến Tăng bị phá, Tăng tranh cải, Tăng chia rẽ, bất đồng, chia thành hai bộ Tăng. Bộ này nói: “Tỳ kheo này có tội”, Bộ kia nói: “Tỳ kheo này không có tội”; Bộ này nói là như pháp tẫn, Bộ kia nói là không như pháp tẫn; Bô này nói: “Tẫn không như pháp nên phá”, Bộ kia nói: “Tẫn như pháp không nên phá”, cứ như thế tranh cãi mãi không dứt khiến Tăng bị phá làm hai bộ. Các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo Tỳ kheo bị tẫn và các Tỳ kheo tũy thuận đi ra xa một chút rồi nói với các Tỳ kheo tác yết ma tẫn rằng: “Nếu sự việc không có nhân duyên căn cứ và người kia không tự thú thì các thầy không nên tác pháp yết ma tẫn, vì sao, vì có Tỳ kheo phạm tội nên sám hối, các Tỳ kheo thương xót muốn người này được lợi ích an lạc nên nói tội và bảo như pháp sám hối; nhưng người này ưa thích trì giới, có tàm quý, quen biết nhiều và có nhiều thế lực, được nhiều ủng hộ thì Tăng nên suy xét trước, nếu có năm pháp thì không nên tác pháp yết ma tẫn. Suy xét như sau: “Nếu chúng ta tác pháp yết ma Bất-kiến-tẫn cho Tỳ kheo này thì không cùng thuyết giới và Tăng yết ma, không cùng thọ thực Đát-bát-na, không cùng ngọ trai, không theo Thượng tòa làm lễ, nghinh đón và tiễn đưa. Do nhân duyên này sẽ phát sanh tranh cải khiến tăng bị phá, Tăng tranh cải, Tăng chia rẽ, bất đồng”. Lại nữa, nếu có Tỳ kheo phạm tội nên sám hối, các Tỳ kheo thương xót muốn người này được lợi ích an lạc nên nói tội và bảo như pháp sám hối; người này ưa thích trì giới, có tàm quý nhưng quen biết ít, không có thế lực lớn, không được nhiều người ủng hộ, bốn phía chung quanh trú xứ ít người quen biết để cùng nói chuyện và cùng làm việc chung thì Tăng nên suy xét nếu có năm pháp thì nên tác pháp yết ma tẫn. Suy xét như sau: “Nếu chúng ta tác pháp yết ma tẫn cho Tỳ kheo này… tiễn đưa. Do nhân duyên này trong tăng không phát sanh tranh cải, Tăng hòa hợp, không tranh cải, không chia rẽ, không bất đồng”. Phật dạy bảo xong rồi liền bảo các Tỳ kheo tác yết ma tẫn đi ra xa một chút rồi bảo Tỳ kheo bị tẫn và các Tỳ kheo tùy thuận người bị tẫn đến, nói với họ rằng: “Các thầy chớ tùy thuận người phạm tội mà không tự thấy tội, vì sao, vì có Tỳ kheo phạm tội nên sám hối, các Tỳ kheo thương xót muốn người này được lợi ích an lạc nên nói tội và bảo như pháp sám hối. Tỳ kheo phạm tội nên tư duy năm pháp để như pháp thấy tội như sau: Nếu ta không như pháp thấy tội này thì Tăng sẽ làm yết ma Bất-kiến-tẫn cho ta, ta không được cùng Tăng thuyết giới và tăng yết ma, không được cùng thọ thực Đát-bát-na, không được cùng ngọ trai thực, không được theo Thượng tòa làm lễ, nghinh đón và tiễn đưa. Vì sao, vì các Tỳ kheo ưa thích trì giới, có tàm quý không thể vì ta mà tùy ái hành, tùy sân hành, tùy bố hành, tùy si hành”.

Phật tại nước Câu-xá-di, lúc đó các Tỳ kheo tác pháp yết ma tẫn nước Câu-xá-di liền ở trong nội giới thuyết giới và Tăng yết ma, theo pháp yết ma mà Phật đã cho làm; các Tỳ kheo tùy thuận người bị tẫn và Tỳ kheo bị tẫn ra ngoài giới thuyết giới và Tăng yết ma, theo pháp yết ma mà Phật đã cho làm. Các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật bảo các Tỳ kheo tùy thuận người bị tẫn và Tỳ kheo bị tẫn đi ra xa một chút rồi hỏi các Tỳ kheo tác yết ma tẫn rằng: “Các thầy thật đã ở trong nội giới thuyết giới và Tăng yết ma, theo pháp yết ma mà Phật đã cho làm, phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật nói: “Hay thay, nếu các thầy cùng với các Tỳ kheo tùy thuận người bị tẫn và Tỳ kheo bị tẫn ở trong nội giới để thuyết giới và Tăng yết ma, theo pháp yết ma mà Phật đã cho làm, thì các yết ma này đều gọi là phi pháp. Vì sao, vì các thầy cùng với họ khác biệt nhau, các thầy không thể cùng họ ở chung và cọng sự. Nếu họ cùng các thầy ở trong nội giới để thuyết giới và Tăng yết ma, theo pháp yết ma mà Phật đã cho làm, thì các yết ma này cũng gọi là phi pháp. Vì sao, vì họ cùng các thầy khác biệt nhau, họ không thể cùng các thầy ở chung và cọng sự. Có hai loại Không ở chung (Bất cọng trụ):

Một là bản thân Tỳ kheo tự làm pháp Không ở chung (phạm tội Bất cọng trụ).

Hai là Tăng hòa hợp như pháp cùng tác pháp yết ma Không ở chung (yết ma tẫn).

Lại có hai loại yết ma Ở chung:

Một là bản thân Tỳ kheo tự làm pháp Ở chung (không phạm tội Bất cọng trụ).

Hai là Tăng hòa hợp như pháp cùng làm yết ma Ở chung (tác pháp giải tẫn cho được cùng thuyết giới và tăng yết ma).

Nếu Tỳ kheo bị khổ-thiết (bị trị phạt) tẫn liền bỏ bộ Tăng kia vào trong bộ Tăng này thì nên cho ở chung; nếu bị cho yết ma y-chỉ, yết ma khu-xuất, yết ma hạ-ý mà bỏ bộ chúng kia vào trong bộ chúng này thì nên cho ở chung. Nếu người bị tẫn, chiết phục, hạ-y ra ngoài giới được chúng khác cho giải tẫn, thì người này được ở chung với chúng đã giải tẫn đó”.

Lúc đó Phật bảo các Tỳ kheo tác yết ma tẫn đi ra xa một chút rồi kêu các Tỳ kheo tùy thuận người bị tẫn và Tỳ kheo bị tẫn đến hỏi: “Các thầy thật đã ở ngoài giới thuyết giới và Tăng yết ma, theo pháp yết ma mà Phật đã cho làm, phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật nói: “Hay thay, nếu các thầy cùng với các Tỳ kheo tác yết ma tẫn ở ngoài giới để thuyết giới và Tăng yết ma, theo pháp yết ma mà Phật đã cho làm, thì các yết ma này đều gọi là phi pháp. Vì sao, vì các thầy cùng với họ khác biệt nhau, các thầy không thể cùng họ ở chung và cọng sự. Nếu các thầy cùng với họ ở ngoài giới để thuyết giới và Tăng yết ma, theo pháp yết ma mà Phật đã cho làm, thì các yết ma này đều gọi là phi pháp. Vì sao, vì các thầy cùng họ khác biệt nhau, họ không thể cùng các thầy ở chung và cọng sự. Có hai loại Không ở chung (Bất cọng trụ):

Một là bản thân Tỳ kheo tự làm pháp Không ở chung (phạm tội Bất cọng trụ).

Hai là Tăng hòa hợp như pháp cùng tác pháp yết ma Không ở chung (yết ma tẫn).

Lại có hai loại yết ma Ở chung:

Một là bản thân Tỳ kheo tự làm pháp Ở chung (không phạm tội Bất cọng trụ).

Hai là Tăng hòa hợp như pháp cùng làm yết ma Ở chung (tác pháp giải tẫn cho được cùng thuyết giới và tăng yết ma).

Nếu Tỳ kheo bị khổ-thiết (bị trị phạt) tẫn liền bỏ bộ Tăng kia vào trong bộ Tăng này thì nên cho ở chung; nếu bị cho yết ma y chỉ, yết ma khu-xuất, yết ma hạ-y mà bỏ bộ chúng kia vào trong bộ chúng này thì nên cho ở chung. Nếu người bị tẫn, chiết phục, hạ-y ra ngoài giới được chúng khác cho giải tẫn, thì người này được ở chung với chúng đã giải tẫn đó”.

Phật tại nước Câu-xá-di, lúc đó có cư sĩ thỉnh Phật và Tăng vào ngày mai thọ thực, Phật im lặng nhận lời,cư sĩ biết Phật đã nhận lời liền đảnh lễ Phật hữu nhiễu rồi ra về. Về đến nhà ngay trong đêm đó lo sửa soạn đủ các món ăn ngon, sáng sớm trải tòa rồi sai sứ đến bạch Phật: “Đã đến giờ thọ thực, xin Phật tự biết thời”. Phật ở lại tinh xá bảo thị giả nhận phần ăn mang về, các Tỳ kheo đều đi đến nhà cư sĩ, khi vào trong nhà cư sĩ liền phát khởi việc đấu tranh, cùng cải cọ nhau và thân khởi ác nghiệp là điều mà người xuất gia không nên làm. Cư sĩ này nói với các Tỳ kheo: “Các Đại-đức hãy dừng lại và ngồi xuống thọ thực”, cư sĩ đợi các Tỳ kheo ngồi xong rồi, tự tay dâng thức ăn lên cùng dường cho tất cả đều được no đủ rồi, sau đó lấy chiếc ghế nhỏ ngồi trước tăng để nghe thuyết pháp, Thượng tòa thuyết pháp xong cùng chúng tăng ra về. Về đến chỗ Phật đảnh lễ rồi ngồi một bên, thường pháp của Phật là khi các Tỳ kheo thọ thỉnh thực xong trở về, Phật đều hỏi thăm ăn có no đủ không; lúc đó các Tỳ kheo đều đáp là no đủ rồi đem việc trên bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng rồi quở trách các Tỳ kheo: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại ở trong nhà cư sĩ phát khởi việc đấu tranh, cùng cải cọ nhau và thân khởi ác nghiệp là điều mà người xuất gia không nên làm”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Từ nay nếu là bộ chúng khác nhau thì không nên ngồi gần nhau khiến thân khởi ra ác nghiệp. Như thế khi bộ chúng khác đến cùng tụ họp thì Tỳ kheo biết pháp nên bảo họ ngồi cách xa ra, khi trải tòa ngồi nên chừa ở giữa một chỗ trống, sau đó mới cùng thuyết giới và tăng yết ma cho đến giáo giới Tỳ kheo ni”.

Phật tại nước Câu-xá-di, lúc đó các Tỳ kheo nước Câu-xá-di ưa thích tranh cải với nhau, Phật khuyên bảo các Tỳ kheo này rằng: “Các thầy chớ cùng tranh cải với nhau như thế, vì sao, vì lấy sân hận thì không thể diệt trừ được sân hận, chỉ có lấy sức nhẫn nhục mới diệt trừ được sân hận”, trong chúng này có một Tỳ kheo bạch Phật: “Thế tôn, người kia xúc não con thì con làm sao không đáp trả cho được”. Lúc đó Phật lùi ra xa một chút rồi suy nghĩ: “Ta nay nên lìa xa sở hành oai nghi pháp tắc của các Tỳ kheo ưa thích đấu tranh cải cọ này”, nghĩ rồi liền rộng nói kinh Trường thọ vương cho họ nghe, sau đó du hành đến nước Chi đề và dần dần đến nước Xá-vệ. Lúc đó các Hiền giả ở nước Câu-xá-di nghe biết Phật không vui về sở hành oai nghi pháp tắc của các Tỳ kheo ưa thích đấu tranh cải cọ này, đã rời bỏ nước Câu-xá-di du hành đến nước khác, họ liền suy nghĩ: “Chúng ta nên coi thường và ít cung kính các Tỳ kheo này”, nghĩ rồi cùng nói với nhau là sẽ cùng coi thường, không tôn trọng, cúng dường, tán thán và ít cung kính các Tỳ kheo nước Câuxá-di. Lúc đó các Tỳ kheo này suy nghĩ: “Các cư sĩ ở đây đã cùng coi thường, không tôn trọng, cúng dường, tán thán và ít cung kính chúng ta, tại sao chúng ta không đến chỗ Phật ở nước Xá-vệ”, làm lễ Tùy ý xong các Tỳ kheo này đắp y mang bát đi đến chỗ Phật ở nước Xá-vệ. Lúc đó Trưởng lão Xá-lợi-phất nghe tin các Tỳ kheo nước Câu-xá-di ưa thích đấu tranh cải cọ bị các Hiền giả nước đó không tôn trọng, cúng dường, tán thán nên cùng nhau đi đến nước Xá-vệ; Trưởng lão liền đến chỗ Phật đảnh lễ rồi ngồi một bên bạch Phật rằng: “Thế tôn, các Tỳ kheo nước Câu-xá-di ưa thích đấu tranh cải cọ bị các hiền giả nước đó không tôn trọng, cúng dường và tán thán sắp đến nước này, chúng con nên đối xử với họ như thế nào?”. Phật bảo Xá-lợi-phất: “Trong các Tỳ kheo ấy nếu có người nào nói phi pháp thì không nên tôn trọng cúng dường và tán thán; người nào nói như pháp thì nên tôn trọng cúng dường và tán thán”, Xá-lợi-phất hỏi Phật: “Thế tôn, làm sao phân biệt được người nói như pháp và người nói phi pháp?”, Phật nói: “Tỳ kheo nói phi pháp là: Phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp, phi luật nói là luật, luật nói là phi luật, phạm nói là không phạm, không phạm nói là phạm, tội khinh nói là trọng, tội trọng nói là khinh, tội vô tàn nói là tội hữu tàn, tội hữu tàn nói là vô tàn, pháp thường sở hành nói không phải là pháp thường sở hành, pháp không phải thường sở hành nói là pháp thường sở hành, thuyết nói là phi thuyết, phi thuyết nói là thuyết. Tỳ kheo nói như thế là người nói phi pháp, các thầy không nên tôn trọng cúng dường và tán thán; không nên dạy họ đọc tụng kinh pháp và giải đáp mối nghi hối cho họ; không nên theo họ thọ học đọc tụng kinh pháp và hỏi điều nghi hối; không nên cung cấp cho họ y bát, phòng xá và bốn loại dược: Thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược. Này Xá-lợi-phất, Tỳ kheo nói như pháp là: Pháp nói là pháp, phi pháp nói là phi pháp, luật nói là luật, phi luật nói là phi luật, phạm nói là phạm, không phạm nói là không phạm, tội khinh nói là khinh, tội trọng nói là trọng, tội vô tàn nói là Vô tàn, tội hữu tàn nói là Hữu tàn, pháp thường sở hành nói là pháp thường sở hành, pháp không phải thường sở hành nói là không phải pháp thường sở hành, thuyết nói là thuyết, phi thuyết nói là phi thuyết. Tỳ kheo nói như thế là người nói như pháp, các thầy nên tôn trong cúng dường và tán thán; nên dạy họ đọc tụng kinh pháp và giải đáp mối nghi hối cho họ; nên theo họ thọ học đọc tụng kinh pháp và hỏi điều nghi hối; nên cung cấp cho họ y bát, phòng xá và bốn loại dược: Thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược. Tất cả đều nên cho giường nằm, tọa cụ…”. Lúc đó Trưởng lão Đại Mục-kiền-liên, A-na-luật, Nan-đề, Kim-tỳ-la… cũng đến hỏi Phật như vậy.

Lúc đó Tỳ kheo ni Ma-ha-ba-xà-ba-đề nghe tin các Tỳ kheo nước Câu-xá-di ưa thích đấu tranh cải cọ nhau nên bị các Hiền giả nước đó không tôn trọng, cúng dường, tán thán sắp đến nước Xá-vệ; bà liền đến chỗ Phật đảnh lễ rồi đứng một bên bạch Phật: “Thế tôn, các Tỳ kheo nước Câu-xá-di ưa thích đấu tranh cải cọ bị các hiền giả nước đó không tôn trọng, cúng dường và tán thán sắp đến nước này, chúng con nên đối xử với họ như thế nào?”. Phật bảo Ma-ha-ba-xà-ba-đề: “Trong các Tỳ kheo ấy nếu có người nào nói phi pháp thì không nên tôn trọng cúng dường và tán thán; người nào nói như pháp thì nên tôn trọng cúng dường và tán thán”, Ma-ha-ba-xà-ba-đề hỏi Phật: “Thế tôn, làm sao phân biệt được người nói như pháp và người nói phi pháp?”, Phật nói: “Này Cùđàm-di, Tỳ kheo nói phi pháp là: Phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp, phi luật nói là luật, luật nói là phi luật, phạm nói là không phạm, không phạm nói là phạm, tội khinh nói là trọng, tội trọng nói là khinh, tội vô tàn nói là tội hữu tàn, tội hữu tàn nói là vô tàn, pháp thường sở hành nói không phải là pháp thường sở hành, pháp không phải thường sở hành nói là pháp thường sở hành, thuyết nói là phi thuyết, phi thuyết nói là thuyết. Tỳ kheo nói như thế là người nói phi pháp, các thầy không nên tôn trọng cúng dường và tán thán; không nên dạy họ đọc tụng kinh pháp và giải đáp mối nghi hối cho họ; không nên theo họ thọ học đọc tụng kinh pháp và hỏi điều nghi hối; không nên cung cấp cho họ y bát, phòng xá và bốn loại dược: Thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược; không nên theo họ thọ giáo giới mỗi nửa tháng. Này Cù-đàm-di, Tỳ kheo nói như pháp là: Pháp nói là pháp, phi pháp nói là phi pháp, luật nói là luật, phi luật nói là phi luật, phạm nói là phạm, không phạm nói là không phạm, tội khinh nói là khinh, tội trọng nói là trọng, tội vô tàn nói là Vô tàn, tội hữu tàn nói là Hữu tàn, pháp thường sở hành nói là pháp thường sở hành, pháp không phải thường sở hành nói là không phải pháp thường sở hành, thuyết nói là thuyết, phi thuyết nói là phi thuyết. Tỳ kheo nói như thế là người nói như pháp, các thầy nên tôn trong cúng dường và tán thán; nên dạy họ đọc tụng kinh pháp và giải đáp mối nghi hối cho họ; nên theo họ thọ học đọc tụng kinh pháp và hỏi điều nghi hối; nên cung cấp cho họ y bát, phòng xá và bốn loại dược: Thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược; nên theo họ thọ giáo giới mỗi nửa tháng”. Lúc đó các Tỳ kheo ni như Sí-xá Cù-đàm-di, Ưu-bát-la-hoa-sắc, Châu-na-Nan-đà, Tân-đầu, Sa-di-ni Chỉ lê cũng đến hỏi Phật như thế.

Lúc đó vua Ba-tư-nặc nước Kiều-tát-la nghe tin các Tỳ kheo nước Câu-xá-di ưa thích đấu tranh cải cọ nhau nên bị các Hiền giả nước này không tôn trọng, cúng dường và tán thán sắp đến nước Xá-vệ; vua liền đến chỗ Phật đảnh lễ rồi ngồi một bên bạch Phật: Thế tôn, các Tỳ kheo nước Câu-xá-di ưa thích đấu tranh cải cọ bị các hiền giả nước đó không tôn trọng, cúng dường và tán thán sắp đến nước này, chúng con nên đối xử với họ như thế nào?”. Phật bảo vua Ba-tư-nặc: “Đại vương, trong các Tỳ kheo ấy nếu có người nào nói phi pháp thì không nên tôn trọng cúng dường và tán thán; người nào nói như pháp thì nên tôn trọng cúng dường và tán thán”, vua Ba-tư-nặc hỏi Phật: “Thế tôn, làm sao phân biệt được người nói như pháp và người nói phi pháp?”, Phật nói: “Đại vương, Tỳ kheo nói phi pháp là: Phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp, phi luật nói là luật, luật nói là phi luật, phạm nói là không phạm, không phạm nói là phạm, tội khinh nói là trọng, tội trọng nói là khinh, tội vô tàn nói là tội hữu tàn, tội hữu tàn nói là vô tàn, pháp thường sở hành nói không phải là pháp thường sở hành, pháp không phải thường sở hành nói là pháp thường sở hành, thuyết nói là phi thuyết, phi thuyết nói là thuyết. Tỳ kheo nói như thế là người nói phi pháp, các thầy không nên tôn trong cúng dường và tán thán; không nên dạy họ đọc tùng kinh pháp và giải đáp mối nghi hối cho họ; không nên theo họ thọ học đọc tụng kinh pháp và hỏi điều nghi hối; không nên cung cấp cho họ y bát, phòng xá và bốn loại dược: Thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược.

Đại vương, Tỳ kheo nói như pháp là: Pháp nói là pháp, phi pháp nói là phi pháp, luật nói là luật, phi luật nói là phi luật, phạm nói là phạm, không phạm nói là không phạm, tội khinh nói là khinh, tội trọng nói là trọng, tội vô tàn nói là Vô tàn, tội hữu tàn nói là Hữu tàn, pháp thường sở hành nói là pháp thường sở hành, pháp không phải thường sở hành nói là không phải pháp thường sở hành, thuyết nói là thuyết, phi thuyết nói là phi thuyết. Tỳ kheo nói như thế là người nói như pháp, các thầy nên tôn trong cúng dường và tán thán; nên dạy họ đọc tụng kinh pháp và giải đáp mối nghi hối cho họ; nên theo họ thọ học đọc tụng kinh pháp và hỏi điều nghi hối; nên cung cấp cho họ y bát, phòng xá và bốn loại dược: Thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược. Đại vương nên cúng dường tất cả thức ăn thức uống”. Lúc đó các cư sĩ như Tu-đạt đa, A-nan bàn-để-lê-sư-đạt-đa, Phú-lâu-na… cũng đến hỏi như thế; Phật đáp cũng giống như thế.

Lúc đó Mạt-lợi phu nhân nghe tin các Tỳ kheo nước Câu-xá-di ưa thích đấu tranh cải cọ nhau nên bị các hiền giả nước đó không tôn trọng, cúng dường và tán thán sắp đến nước này; bà liền đến chỗ Phật đảnh lễ rồi ngồi một bên bạch Phật: “Thế tôn, các Tỳ kheo nước Câu-xá-di ưa thích đấu tranh cải cọ bị các hiền giả nước đó không tôn trọng, cúng dường và tán thán sắp đến nước này, chúng con nên đối xử với họ như thế nào?”. Phật bảo phu nhân Mạt-lợi: “Này Mạt-lợi, trong các Tỳ kheo ấy nếu có người nào nói phi pháp thì không nên tôn trọng cúng dường và tán thán; người nào nói như pháp thì nên tôn trong cúng dường và tán thán”, phu nhân Mạt-lợi hỏi Phật: “Thế tôn, làm sao phân biệt được người nói như pháp và người nói phi pháp?”, Phật nói: “Này Mạt-lợi, Tỳ kheo nói phi pháp là: Phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp, phi luật nói là luật, luật nói là phi luật, phạm nói là không phạm, không phạm nói là phạm, tội khinh nói là trọng, tội trọng nói là khinh, tội vô tàn nói là tội hữu tàn, tội hữu tàn nói là vô tàn, pháp thường sở hành nói không phải là pháp thường sở hành, pháp không phải thường sở hành nói là pháp thường sở hành, thuyết nói là phi thuyết, phi thuyết nói là thuyết. Tỳ kheo nói như thế là người nói phi pháp, các thầy không nên tôn trong cúng dường và tán thán; không nên dạy họ đọc tùng kinh pháp và giải đáp mối nghi hối cho họ; không nên theo họ thọ học đọc tụng kinh pháp và hỏi điều nghi hối; không nên cung cấp cho họ y bát, phòng xá và bốn loại dược: Thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược. Này Mạt-lợi, Tỳ kheo nói như pháp là: Pháp nói là pháp, phi pháp nói là phi pháp, luật nói là luật, phi luật nói là phi luật, phạm nói là phạm, không phạm nói là không phạm, tội khinh nói là khinh, tội trọng nói là trọng, tội vô tàn nói là Vô tàn, tội hữu tàn nói là Hữu tàn, pháp thường sở hành nói là pháp thường sở hành, pháp không phải thường sở hành nói là không phải pháp thường sở hành, thuyết nói là thuyết, phi thuyết nói là phi thuyết. Tỳ kheo nói như thế là người nói như pháp, các thầy nên tôn trong cúng dường và tán thán; nên dạy họ đọc tụng kinh pháp và giải đáp mối nghi hối cho họ; nên theo họ thọ học đọc tụng kinh pháp và hỏi điều nghi hối; nên cung cấp cho họ y bát, phòng xá và bốn loại dược: Thời dược, thời phần dược, thất nhật dược và tận hình dược. Phu nhân nên cúng dường tất cả thức ăn thức uống”. Lúc đó các Ưu-bàdi như Tỳ-xá-khư, vợ của cư sĩ Bố-tát-đa, vợ của cư sĩ Tu-xà-đa cùng đến hỏi Phật giống như thế, Phật cũng đáp giống như thế.

Lúc đó Trưởng lão Xá-lợi-phất nghe các Tỳ kheo nước Câu-xá-di ưa thích đấu tranh cãi cọ nhau đã đến nước Xá-vệ, liền đến bạch Phật: “Thế tôn, các Tỳ kheo nước Câu-xá-di ưa thích đấu tranh đã vào trong giới, chúng con nên chia ngọa cụ như thế nào?”, Phật nói: “Ta trước có nói nên chia ngọa cụ, hãy chia ngọa cụ cho Thượng tòa của bộ chúng đó trước”, Xá-lợi-phất vâng lời Phật dạy chia ngọa cụ cho Thượng tòa của bộ chúng đó trước.

Phật tại nước Câu-xá-di, lúc đó Tỳ kheo bị tẫn đi một mình, ở một mình liền suy nghĩ: “Do ta nên phát sanh tranh cải khiến Tăng bị phá, Tăng tranh cải, Tăng chia rẽ, bất đồng. Bộ này nói: “Tỳ kheo này có tội”, Bộ kia nói: “Tỳ kheo này không có tội”; Bộ này nói là như pháp tẫn, Bộ kia nói là không như pháp tẫn; Bộ này nói: “Tẫn không như pháp nên phá”, Bộ kia nói: “Tẫn như pháp không nên phá”. Tất cả đều do ta, ta thật sự phạm tội, các Tỳ kheo đã như pháp tẫn, nay ta phải làm sao”, nghĩ rồi liền đến chỗ các Tỳ kheo tùy thuận mình nói rằng: “Các Trưởng lão, tôi đi một mình, ở một mình liền suy nghĩ: “Do tôi nên phát sanh tranh cải khiến Tăng bị phá, Tăng tranh cải, Tăng chia rẽ, bất đồng. Bộ này nói: “Tỳ kheo này có tội”, Bộ kia nói: “Tỳ kheo này không có tội”; Bộ này nói là như pháp tẫn, Bộ kia nói là không như pháp tẫn; Bô này nói: “Tẫn không như pháp nên phá”, Bộ kia nói: “Tẫn như pháp không nên phá”. Tôi thật sự phạm tội, các Tỳ kheo đã như pháp tẫn, nay tôi phải làm sao?”. Các Tỳ kheo tùy thuận này liền dẫn Tỳ kheo bị tẫn đến chỗ các Tỳ kheo làm yết ma tẫn nói rằng: “Tỳ kheo bị tẫn đến nói với chúng tôi rằng: “Tôi đi một mình, ở một mình liền suy nghĩ: “Do tôi nên phát sanh tranh cải khiến Tăng bị phá, Tăng tranh cải, Tăng chia rẽ, bất đồng. Bộ này nói: “Tỳ kheo này có tội”, Bộ kia nói:

“Tỳ kheo này không có tội”; Bộ này nói là như pháp tẫn, Bộ kia nói là không như pháp tẫn; Bô này nói: “Tẫn không như pháp nên phá”, Bộ kia nói: “Tẫn như pháp không nên phá”. Tất cả đều do tôi, các Tỳ kheo đã như pháp tẫn, nay tôi phải làm sao”, các Tỳ kheo làm yết ma tẫn liền dẫn Tỳ kheo bị tẫn và các Tỳ kheo tùy thuận đến chỗ Phật, đảnh lễ rồi ngồi một bên bạch Phật: “Thế tôn, các Tỳ kheo tùy thuận này dẫn Tỳ kheo bị tẫn đến chỗ chúng con nói Tỳ kheo này nói rằng: “Tôi đi một mình, ở một mình liền suy nghĩ: “Do tôi nên phát sanh tranh cải khiến Tăng bị phá, Tăng tranh cải, Tăng chia rẽ, bất đồng. Bộ này nói: “Tỳ kheo này có tội”, Bộ kia nói: “Tỳ kheo này không có tội”; Bộ này nói là như pháp tẫn, Bộ kia nói là không như pháp tẫn; Bộ này nói: “Tẫn không như pháp nên phá”, Bộ kia nói: “Tẫn như pháp không nên phá”. Tất cả đều do tôi, tôi thật sự phạm tội, các Tỳ kheo đã như pháp tẫn, nay tôi phải làm sao”. Phật nói: “Tỳ kheo này thật sự phạm tội, Tăng đã như pháp tẫn không thể phá. Nếu Tỳ kheo này tâm hối cải, chiết phục, tự thú thì Tăng nên cho giải tẫn. Yết ma giải tẫn như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, Tỳ kheo bị tẫn này nên từ chỗ ngồi đứng dậy trịch bày vai hữu quỳ gối chắp tay bạch Tăng:

Đại-đức Tăng nhớ nghĩ, Do con nên phát sanh tranh cải khiến Tăng bị phá, Tăng tranh cải, Tăng chia rẽ, bất đồng. Bộ này nói: “Tỳ kheo này có tội”, Bộ kia nói: “Tỳ kheo này không có tội”; Bộ này nói là như pháp tẫn, Bộ kia nói là không như pháp tẫn; Bô này nói: “Tẫn không như pháp nên phá”, Bộ kia nói: “Tẫn như pháp không nên phá”. Tất cả đầu do con, con Tỳ kheo ………. thật sự phạm tội, Tăng đã như pháp tẫn không thể phá. Con thành tâm hối cải, chiết phục, tự thú nay theo Tăng xin giải tẫn, cúi xin Tăng giải tẫn cho con, xin thương xót. (3 lần)

Một Tỳ kheo trong Tăng xướng yết ma như sau:

Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo bị tẫn tên ………. nói rằng: do con nên phát sanh tranh cải khiến tăng bị phá, Tăng tranh cải, Tăng chia rẽ, bất đồng. Bộ này nói: “Tỳ kheo này có tội”, Bộ kia nói: “Tỳ kheo này không có tội”; Bộ này nói là như pháp tẫn, Bộ kia nói là không như pháp tẫn; Bô này nói: “Tẫn không như pháp nên phá”, Bộ kia nói: “Tẫn như pháp không nên phá”. Tất cả đều do con, con thật sự phạm tội, Tăng đã như pháp tẫn không thể phá. Tỳ kheo bị tẫn này thành tâm hối cải tự thú, nay theo Tăng xin giải tẫn. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay giải tẫn cho Tỳ kheo bị tẫn tên ……….. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu Tăng nay đã giải tẫn cho Tỳ kheo bị tẫn tên ………. xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Phật tại nước Câu-xá-di, lúc đó Tỳ kheo bị tẫn đi một mình, ở một mình liền suy nghĩ: “Do ta nên phát sanh tranh cải khiến Tăng bị phá, Tăng tranh cải, Tăng chia rẽ, bất đồng. Bộ này nói: “Tỳ kheo này có tội”, Bộ kia nói: “Tỳ kheo này không có tội”; Bộ này nói là như pháp tẫn, Bộ kia nói là không như pháp tẫn; Bộ này nói: “Tẫn không như pháp nên phá”, Bộ kia nói: “Tẫn như pháp không nên phá”. Tất cả đều do ta, ta thật sự phạm tội, Tăng đã như pháp tẫn, nay ta thành tâm hối cải, chiết phục, tự thú nên Tăng đã giải tẫn cho ta, nay ta nên vào trong Tăng làm hòa hợp”, nghĩ rồi liền đến chỗ các Tỳ kheo tùy thuận mình nói rằng: “Các Trưởng lão, tôi đi một mình, ở một mình liền suy nghĩ: “Do tôi nên phát sanh tranh cải khiến Tăng bị phá, Tăng tranh cải, Tăng chia rẽ, bất đồng. Bộ này nói: “Tỳ kheo này có tội”, Bộ kia nói: “Tỳ kheo này không có tội”; Bộ này nói là như pháp tẫn, Bộ kia nói là không như pháp tẫn; Bô này nói: “Tẫn không như pháp nên phá”, Bộ kia nói: “Tẫn như pháp không nên phá”. Tất cả đều do tôi, tôi thật sự phạm tội, Tăng đã như pháp tẫn, nay tôi thành tâm hối cải, chiết phục, tự thú nên Tăng đã giải tẫn cho tôi, nay tôi muốn vào trong Tăng làm hòa hợp”. Các Tỳ kheo tùy thuận này liền dẫn Tỳ kheo bị tẫn này đến chỗ các Tỳ kheo làm yết ma tẫn trước kia nói rằng: “Tỳ kheo này đến nói với chúng tôi rằng: “Tôi đi một mình, ở một mình liền suy nghĩ: “Do tôi nên phát sanh tranh cải khiến Tăng bị phá, Tăng tranh cải, Tăng chia rẽ, bất đồng. Bộ này nói: “Tỳ kheo này có tội”, Bộ kia nói: “Tỳ kheo này không có tội”; Bộ này nói là như pháp tẫn, Bộ kia nói là không như pháp tẫn; Bô này nói: “Tẫn không như pháp nên phá”, Bộ kia nói: “Tẫn như pháp không nên phá”. Tất cả đều do tôi, tôi thật sự phạm tội, Tăng đã như pháp tẫn, nay tôi thành tâm hối cải, chiết phục, tự thú nên Tăng đã giải tẫn cho tôi, nay tôi muốn vào trong Tăng làm hòa hợp”. Các Tỳ kheo làm yết ma tẫn trước kia liền dẫn các Tỳ kheo tùy thuận và Tỳ kheo này đến chỗ Phật, đảnh lễ rồi ngồi một bên bạch Phật: “Thế tôn, các Tỳ kheo tùy thuận và Tỳ kheo này đến chộ chúng con nói Tỳ kheo này nói rằng: tôi đi một mình, ở một mình liền suy nghĩ: “Do tôi nên phát sanh tranh cải khiến Tăng bị phá, Tăng tranh cải, Tăng chia rẽ, bất đồng. Bộ này nói: “Tỳ kheo này có tội”, Bộ kia nói: “Tỳ kheo này không có tội”; Bộ này nói là như pháp tẫn, Bộ kia nói là không như pháp tẫn; Bộ này nói: “Tẫn không như pháp nên phá”, Bộ kia nói: “Tẫn như pháp không nên phá”. Tất cả đều do tôi, tôi thật sự phạm tội, Tăng đã như pháp tẫn, nay tôi thành tâm hối cải, chiết phục, tự thú nên Tăng đã giải tẫn cho tôi, nay tôi muốn vào trong Tăng làm hòa hợp”, Phật nói: “Lành thay các Tỳ kheo, các thầy vì nhân duyên hòa hợp nên đến cầu xin việc này. Các thầy nên cùng nhau làm hòa hợp, nếu kỳ bố tát chưa đến thì nên vào trong Tăng xướng rằng:

Đại-đức Tăng lắng nghe, nay Tăng làm hòa hợp. Nếu Tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, nay chưa đến kỳ bố tát nhưng Tăng làm bố tát thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa vì chúng tăng hòa hợp. Bạch như vậy.

Bạch như vậy rồi Tăng liền bố tát thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa”

PHÁP CHIÊM BA THỨ BA

Phật tại nước Chiêm-ba, lúc đó Lục quần Tỳ kheo làm yết ma phi pháp khắp nơi: Một người tẫn một người, một người tẫn hai, ba, bốn người; hai người tẫn hai người, hai người tẫn ba, bốn, một người; ba người tẫn ba người, ba người tẫn bốn, một, hai người; bốn người tẫn bốn người, bốn người tẫn một, hai, ba người. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Lục quần Tỳ kheo: “Các thầy thật đã làm việc này phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại làm yết ma phi pháp khắp nơi… bốn người tẫn một, hai, ba người như trên”, lúc đó Phật chỉ quở trách chứ chưa kết giới.

Phật tại nước Chiêm-ba, lúc đó ở nước A-diệp-ma-già có tụ lạc Vương tác bà, trong tụ lạc này có một cựu Tỳ kheo tên là Cộng kim làm Ma-ha-đế-đế-đế-đà-la. Khi Lục quần Tỳ kheo tự nước Ca thi du hành đến nước Chiêm-ba vào tụ lạc Vương-tát-bà, Tỳ kheo này từ xa trông thấy liền ra nghinh đón, cầm lấy y bát, mời vào chỉ cho phòng xá và nói rằng: “Đây là phòng xá, ngọa cụ, mền gối… đấy là vật dụng tắm rửa… các thầy tùy ý lấy dùng”. Tỳ kheo này sáng sớm hôm sau vào trong tụ lạc đến các nhà giàu có khen ngợi Lục quần Tỳ kheo rằng: “Các Tỳ kheo này là đệ tử của phật, đa văn, thuyết pháp hay, biện tài vô ngại. Các vị nên cúng dường thức ăn Đát-bát-la và bữa ăn ngọ”, các cư sĩ Bà-la-môn tín tâm liền cúng dường thức ăn Đát-bát-la và bữa ăn ngọ, Lục quần Tỳ kheo nhờ nhân duyên này mà được mập khỏe và sắc lực, liền nói với nhau: “Người này rất tốt, có thể tôn trọng khen ngợi chúng ta để được cúng dường thức ăn ngon như vậy”, nhưng chỉ vài ngày sau thì không còn được cúng dường nữa, Lục quần Tỳ kheo nói với nhau: “Người này chuyển ý không còn tôn trọng tán thán chúng ta nữa, chúng ta nên gọi đến hỏi”, nói rồi liền gọi đến hỏi rằng: “Vì sao thầy không còn tôn trọng tán thán chúng tôi nữa?”, Tỳ kheo Ma-ma-đế nói: “Các cư sĩ Bàla-môn trong tụ lạc này tin lời tôi nói nên cúng dường, nhưng thế lực của tôi chỉ có thể làm được chừn ấy thôi”, Lục quần Tỳ kheo nói: “Thầy có thấy tội không?”, đáp: “Tôi có tội gì?”, Lục quần Tỳ kheo nói: “Thầy không tôn trong tán thán chúng tôi nữa”, đáp: “Tôi không thấy tội”, Lục quần Tỳ kheo nói với nhau: “Người này nói không thấy tội, chúng ta nên làm yết ma Bất-kiến-tẫn”, nói rồi liền làm yết ma Bất-kiến-tẫn cho Tỳ kheo này, Tỳ kheo này suy nghĩ: “Ta không thấy tội mà Lục quần Tỳ kheo không có duyên cớ gì lại miễn cưỡng làm yết ma Bất-kiến-tẫn cho ta, tại sao ta không đến chỗ Phật ở nước Chiêm-ba”. Tỳ kheo này làm lễ Tùy ý xong liền đắp y mang bát đến nước Chiêm-ba, đến chỗ Phật đảnh lễ rồi đứng một bên, pháp thường của Phật là khi có khách Tỳ kheo đến đều hỏi thăm có nhẫn đủ không, có an lạc trụ không, khất thực có dễ không, đi đường có nhọc mệt không. Tỳ kheo này đáp là nhẫn đủ, khất thực không khó, đi đường không nhọc mệt, rồi đem việc trên bạch Phật. Phật hỏi: “Lục quần Tỳ kheo có duyên cớ gì mà làm yết ma Bất-kiến-tẫn cho thầy?”, đáp: “Thế tôn, con không thấy tội, Lục quần Tỳ kheo không có duyên cớ gì lại miễn cưỡng làm yết ma Bấtkiến-tẫn cho con”, Phật nói: “Nếu thầy không thấy tội mà Lục quần lại không duyên cớ miễn cưỡng làm yết ma Bất-kiến-tẫn cho thầy, thì ta sẽ cho làm yết ma trợ giúp thầy”. Lúc đó lục quần Tỳ kheo nghe Tỳ kheo bị tẫn này đã đến nước Chiêm-ba gặp Phật liền suy nghĩ: “Chúng ta cũng phải đến nước Chiêm-ba gặp Phật”, sau khi làm lễ Tùy ý xong, Lục quần Tỳ kheo liền du hành đến nước Chiêm-ba gặp Phật, đến nơi đảnh lễ Phật rồi ngồi một bên. Pháp thường của Phật là khi có khách Tỳ kheo đến đều hỏi thăm có nhẫn đủ không, có an lạc trụ không, khất thực có dễ không, đi đường có nhọc mệt không; Lục quần Tỳ kheo đều đáp là nhẫn đủ, được an lạc trụ, khất thực không khó, đi đường không nhọc mệt. Phật liền hỏi Lục quần Tỳ kheo: “Các thầy ở trong tụ lạc Vương tác bà đã làm yết ma Bất-kiến-tẫn cho một Tỳ kheo phải không?”, đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật hỏi: “Vì duyên cớ gì mà các thầy lại làm yết ma Bất-kiến-tẫn cho Tỳ kheo ấy?”, đáp: “Người ấy không thấy tội, chúng con miễn cưỡng cho làm yết ma Bất-kiến-tẫn”. Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng rồi quở trách Lục quần Tỳ kheo: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại không có duyên cớ miễn cưỡng làm yết ma Bấtkiến-tẫn cho Tỳ kheo không thấy tội. Tại sao gọi là Tỳ kheo lại làm yết ma phi pháp khắp nơi: Một người tẫn một người, một người tẫn hai, ba, bốn người; hai người tẫn hai người, hai người tẫn ba, bốn, một người; ba người tẫn ba người, ba người tẫn bốn, một, hai người; bốn người tẫn bốn người, bốn người tẫn một, hai, ba người”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Từ nay nếu Tỳ kheo làm yết ma phi pháp: Một người tẫn một người thì phạm một tội Đột-kiết-la, một người tẫn hai người thì phạm hai tội Đột-kiết-la, một người tẫn ba người thì phạm ba tội Đột-kiết-la, một người tẫn bốn người thì phạm bốn tội Đột-kiết-la; hai người tẫn hai người thì phạm hai tội Đột-kiết-la, hai người tẫn ba người thì phạm ba tội Đột-kiết-la, hai người tẫn bốn người thì phạm bốn tội Đột-kiết-la, hai người tẫn một người thì phạm một tội Đột-kiết-la; ba người tẫn ba người thì phạm ba tội Đột-kiết-la, ba người tẫn bốn người thì phạm bốn tội Đột-kiết-la, ba người tẫn một người thì phạm một tội Đột-kiết-la, ba người tẫn hai người thì phạm hai tội Đột-kiết-la; bốn người tẫn bốn người thì phạm Thâu-lan-giá vì làm nhân duyên phá tăng.

Lại nữa một người tẫn một người là yết ma phi pháp không nên làm, một người tẫn hai, ba, bốn người cũng là yết ma phi pháp không nên làm. Như vậy cho đến hai người tẫn hai người, hai người tẫn ba, bốn, một người; ba người tẫn ba người, ba người tẫn bốn, một, hai người; bốn người tẫn bốn người, bốn người tẫn một, hai, ba người đều là yết ma phi pháp không nên làm.

Lại nữa, một người tẫn một người thì không thành yết ma, một người tẫn hai, ba, bốn người đều không thành yết ma. Như vậy cho đến hai người tẫn hai người, hai người tẫn ba, bốn, một người; ba người tẫn ba người, ba người tẫn bốn, một, hai người; bốn người tẫn bốn người, bốn người tẫn một, hai, ba người đều không thành yết ma.

Nếu loại yết ma cần bốn người thì phải đủ bốn Tỳ kheo mới thành yết ma; loại yết ma cần năm người thì phải đủ năm Tỳ kheo mới thành yết ma; loại yết ma cần mười người thì phải đủ mười Tỳ kheo mới thành yết ma; loại yết ma cần hai mươi người thì phải đủ hai mươi Tỳ kheo mới thành yết ma. Nếu loại yết ma cần bốn người mà không đủ bốn Tỳ kheo thì yết ma ấy là phi pháp không nên làm, nếu bạch y làm người thứ tư cho đủ số bốn người thì yết ma ấy là phi pháp không nên làm. Như thế cho đến Sa di, dị đạo, không phải Tỳ kheo; người bị tẫn về không thấy tội, không sám tội, không bỏ ác tà kiến và tội bất cọng trụ; người phạm các tội bất cọng trụ, phạm biên tội, người vốn là bạch y, bất năng nam, người ô nhục Tỳ kheo ni, người việt-tế (tặc trụ); người giết cha mẹ, A-la-hán, người phá tăng, người ác tâm làm cho Phật bị thương… tất cả hạng người này làm người thứ tư cho đủ số bốn người thì yết ma ấy là phi pháp không nên làm.

Nếu loại yết ma cần năm người mà không đủ năm Tỳ kheo thì yết ma ấy là phi pháp không nên làm, nếu bạch y làm người thứ năm cho đủ số năm người thì yết ma ấy là phi pháp không nên làm. Như thế cho đến Sa di, dị đạo, không phải Tỳ kheo; người bị tẫn về không thấy tội, không sám tội, không bỏ ác tà kiến và tội bất cọng trụ; người phạm các tội bất cọng trụ, phạm biên tội, người vốn là bạch y, bất năng nam, người ô nhục Tỳ kheo ni, người việt-tế (tặc trụ); người giết cha mẹ, A-la-hán, người phá tăng, người ác tâm làm cho Phật bị thương… tất cả hạng người này làm người thứ năm cho đủ số năm người thì yết ma ấy là phi pháp không nên làm.

Nếu loại yết ma cần mười người mà không đủ mười Tỳ kheo thì yết ma ấy là phi pháp không nên làm, nếu bạch y làm người thứ mười cho đủ số mười người thì yết ma ấy là phi pháp không nên làm. Như thế cho đến Sa di, dị đạo, không phải Tỳ kheo; người bị tẫn về không thấy tội, không sám tội, không bỏ ác tà kiến và tội bất cọng trụ; người phạm các tội bất cọng trụ, phạm biên tội, người vốn là bạch y, bất năng nam, người ô nhục Tỳ kheo ni, người việt-tế (tặc trụ); người giết cha mẹ, A-la-hán, người phá tăng, người ác tâm làm cho Phật bị thương… tất cả hạng người này làm người thứ mười cho đủ số mười người thì yết ma ấy là phi pháp không nên làm.

Nếu loại yết ma cần hai mươi người mà không đủ hai mươi Tỳ kheo thì yết ma ấy là phi pháp không nên làm, nếu bạch y làm người thứ hai mươi cho đủ số hai mươi người thì yết ma ấy là phi pháp không nên làm. Như thế cho đến Sa di, dị đạo, không phải Tỳ kheo; người bị tẫn về không thấy tội, không sám tội, không bỏ ác tà kiến và tội bất cọng trụ; người phạm các tội bất cọng trụ, phạm biên tội, người vốn là bạch y, bất năng nam, người ô nhục Tỳ kheo ni, người việt-tế (tặc trụ); người giết cha mẹ, A-la-hán, người phá tăng, người ác tâm làm cho Phật bị thương… tất cả hạng người này làm người thứ hai mươi cho đủ số hai mươi người thì yết ma ấy là phi pháp không nên làm”.

Phật bảo các Tỳ kheo: “Từ nay người bị biệt trụ làm người thứ tư trong túc số bốn người thì không được làm yết ma Biệt trụ. Nếu người hành biệt trụ xong làm người thứ tư trong túc số bốn người thì không được làm yết ma Biệt trụ. Người đang hành Ma-na-đỏa làm người thứ tư trong túc số bốn người thì không được làm yết ma Biệt trụ. Người đã hành Ma-na-đỏa xong làm người thứ tư trong túc số bốn người thì không được làm yết ma Biệt trụ. Người phạm bất cọng trụ làm người thứ tư trong túc số bốn người thì không được làm yết ma Biệt trụ. Phải ít nhất bốn Tỳ kheo thanh tịnh đồng kiến mới được làm yết ma Biệt trụ.

Từ nay người bị biệt trụ làm người thứ tư trong túc số bốn người thì không được làm yết ma Ma-na-đỏa. Nếu người hành biệt trụ xong làm người thứ tư trong túc số bốn người thì không được làm yết ma Mana-đỏa. Người đang hành Ma-na-đỏa làm người thứ tư trong túc số bốn người thì không được làm yết ma Ma-na-đỏa. Người đã hành Ma-nađỏa xong làm người thứ tư trong túc số bốn người thì không được làm yết ma Ma-na-đỏa. Người phạm bất cọng trụ làm người thứ tư trong túc số bốn người thì không được làm yết ma Ma-na-đỏa. Phải ít nhất bốn Tỳ kheo thanh tịnh đồng kiến mới được làm yết ma Ma-na-đỏa.

Từ nay người bị biệt trụ làm người thứ tư trong túc số bốn người thì không được làm yết ma Bổn-nhật-trị. Nếu người hành biệt trụ xong làm người thứ tư trong túc số bốn người thì không được làm yết ma Bổnnhật-trị. Người đang hành Ma-na-đỏa làm người thứ tư trong túc số bốn người thì không được làm yết ma Bổn-nhật-trị. Người đã hành Ma-nađỏa xong làm người thứ tư trong túc số bốn người thì không được làm yết ma Bổn-nhật-trị. Người phạm bất cọng trụ làm người thứ tư trong túc số bốn người thì không được làm yết ma Bổn-nhật-trị. Phải ít nhất bốn Tỳ kheo thanh tịnh đồng kiến mới được làm yết ma Bổn-nhật-trị.

Từ nay người bị biệt trụ làm người thứ hai mươi trong túc số hai mươi người thì không được làm yết ma Xuất tội. Nếu người hành biệt trụ xong làm người thứ hai mươi trong túc số hai mươi người thì không được làm yết ma Xuất tội. Người đang hành Ma-na-đỏa làm người thứ hai mươi trong túc số hai mươi người thì không được làm yết ma Xuất tội. Người đã hành Ma-na-đỏa xong làm người thứ hai mươi trong túc số hai mươi người thì không được làm yết ma Xuất tội. Người phạm bất cọng trụ làm người thứ hai mươi trong túc số hai mươi người thì không được làm yết ma Xuất tội. Phải ít nhất hai mươi Tỳ kheo thanh tịnh đồng kiến mới được làm yết ma Xuất tội”.

Phật bảo các Tỳ kheo: “Phải có ít nhất bốn Tỳ kheo thanh tịnh đồng kiến mới gọi là Tăng chúng, phải có ít nhất năm Tỳ kheo thanh tịnh đồng kiến mới gọi là Tăng chúng, phải có ít nhất mười Tỳ kheo thanh tịnh đồng kiến mới gọi là Tăng chúng, phải có ít nhất hai mươi Tỳ kheo thanh tịnh đồng kiến mới gọi là Tăng chúng. Trong Tăng có bốn Tỳ kheo thanh tịnh đồng kiến mới có thể như pháp làm các loại yết ma, trừ yết ma Tự tứ, yết ma thọ đại giới và yết ma Xuất tội. Trong Tăng có năm Tỳ kheo thanh tịnh đồng kiến mới có thể như pháp làm các loại yết ma, trừ yết ma thọ đại giới và yết ma Xuất tội. Trong Tăng có mười Tỳ kheo thanh tịnh đồng kiến mới có thể làm các loại yết ma, trừ yết ma Xuất tội. Trong Tăng có hai mươi Tỳ kheo thanh tịnh đồng kiến trở lên có thể làm tất cả các loại yết ma”.

Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Thế tôn, những loại Tăng nào là không như pháp làm yết ma?”, Phật nói: “Có năm loại Tăng, trong năm loại Tăng này có loại không như pháp làm yết ma, có loại như pháp làm yết ma:

Một là loại Tăng không biết hổ thẹn, đây là chỉ cho các Tỳ kheo thường hay phá giới.

Hai là loại Tăng như dê câm, đây là chỉ cho các Tỳ kheo phàm phu độn căn không có trí tuệ, không biết bố tát và không biết yết ma bố tát, không biết thuyết giới, không biết pháp hội giống như dê câm.

Ba là loại Tăng biệt chúng, đây là chỉ cho các Tỳ kheo tuy ở trong một giới, nhưng lại đi khắp nơi riêng làm các pháp yết ma.

Bốn là loại Tăng thanh tịnh, đây là chỉ cho các Tỳ kheo phàm phu trì giới và phàm phu thắng giả.

Năm là loại Tăng chơn thật, đây là chỉ cho các bậc Hữu học và Vô học. Trong năm loại Tăng này, ba loại Tăng đầu hay làm yết ma phi pháp (không như pháp làm yết ma), hai loại Tăng sau hay làm yết ma như pháp.

Này Ưu-ba-ly, có bốn loại yết ma là yết ma phi pháp, yết ma như pháp, yết ma biệt chúng và yết ma hòa hợp.

Sao gọi là yết ma phi pháp?: Nếu mọi việc phát sanh trong Tăng mà không như pháp, như luật, như lời Phật dạy làm cho dứt diệt thì gọi là làm yết ma phi pháp. Nếu là Đơn-bạch-yết-ma mà không tác bạch; nếu là Bạch-nhị-yết-ma mà không tác bạch, hoặc có tác bạch mà không xướng yết ma, hoặc có xướng yết ma mà không tác bạch. Nếu là Bạchtứ-yết-ma mà không tác bạch, hoặc có tác bạch mà không xướng Balần yết ma, hoặc có xướng Ba-lần yết ma mà không tác bạch.

Hoặc đáng cho Hiện tiền Tỳ-ni lại cho Ức niệm Tỳ-ni, đáng cho Ức niệm Tỳ-ni lại cho Hiện tiền Tỳ-ni, đáng cho Ức niệm Tỳ-ni lại cho Bất si Tỳ-ni, đáng cho Bất si Tỳ-ni lại cho Hiện tiền Tỳ-ni, đáng cho Bất si Tỳ-ni lại cho Tự ngôn Tỳ-ni, đáng cho Tự ngôn Tỳ-ni lại cho Bất si Tỳ-ni, đáng cho Tự ngôn Tỳ-ni lại cho Thật mích Tỳ-ni, đáng cho Thật mích Tỳ-ni lại cho Tự ngôn Tỳ-ni, đáng cho Thật mích Tỳ-ni lại cho yết ma Khổ-thiết, đáng cho yết ma Khổ-thiết lại cho Thật mích Tỳ-ni, đáng cho yết ma Khổ-thiết lại cho yết ma Y chỉ, đáng cho yết ma Y chỉ lại cho yết ma Khổ-thiết, đáng cho yết ma Y chỉ lại cho yết ma Khu-xuất, đáng cho yết ma Khu-xuất lại cho yết ma Y chỉ, đáng cho yết ma Khu-xuất lại cho yết ma Hạ-ý, đáng cho yết ma Hạ-ý lại cho yết ma Khu-xuất, đáng cho yết ma Hạ-ý lại cho yết ma Biệt trụ, đáng cho yết ma Biệt trụ lại cho yết ma Hạ-ý, đáng cho yết ma Biệt trụ lại cho yết ma Ma-na-đỏa, đáng cho yết ma Ma-na-đỏa lại cho yết ma Bổn-nhật-trị, đáng cho yết ma Xuất tội lại cho yết ma Bổn-nhật-trị, đáng cho yết ma Xuất tội lại cho yết ma Ma-na-đỏa.

Sao gọi là yết ma như pháp?: Nếu mọi việc phát sanh trong Tăng mà như pháp, như luật, như lời Phật dạy làm cho dứt diệt thì gọi là làm yết ma như pháp.

Nếu là Đơn-bạch-yết-ma thì nên tác bạch; nếu là Bạch-nhị-yếtma thì nên tác bạch rồi xướng một lần yết ma; nếu là Bạch-tứ-yết-ma thì nên tác bạch rồi xướng Ba-lần yết ma.

Nếu đáng cho Hiện tiền Tỳ-ni thì nên cho Hiện tiền Tỳ-ni; đáng cho Ức niệm Tỳ-ni thì nên cho Ức niệm Tỳ-ni; đáng cho Bất si Tỳ-ni thì nên cho Bất si Tỳ-ni; đáng cho Mích tội tướng Tỳ-ni thì nên cho Thật mích Tỳ-ni; đáng cho Đa mích Tỳ-ni thì nên cho Đa mích Tỳ-ni; đáng cho yết ma trị phạt (yết ma Khổ-thiết) thì nên cho yết ma Khổ-thiết; đáng cho yết ma Y chỉ thì nên cho yết ma Y chỉ; đáng cho yết ma tẫn xuất (yết ma Khu-xuất) thì nên cho yết ma Khu-xuất; đáng cho yết ma Hạ-ý thì nên cho yết ma Hạ-ý; đáng cho yết ma Bất-kiến-tẫn thì nên cho yết ma Bất-kiến-tẫn; đáng cho yết ma Bất-tác-tẫn thì nên cho yết ma Bất-tác-tẫn; đáng cho yết ma Tà kiến bất trừ tẫn thì nên cho yết ma Tà kiến bất trừ tẫn; đáng cho yết ma Biệt trụ thì nên cho yết ma Biệt trụ; đáng cho yết ma hành Ma-na-đỏa, Bổn-nhật-trị, xuất tội thì nên cho yết ma Ma-na-đỏa, yết ma Bổn-nhật-trị, yết ma Xuất tội.

Sao gọi là yết ma biệt chúng? Nếu khi Tăng yết ma, có Tỳ kheo không hòa hợp một chỗ, người nên gởi dục lại không gởi dục, Tỳ kheo hiện tiền ngăn thì thành ngăn. Hoặc khi Tăng yết ma có Tỳ kheo hòa hợp một chỗ, người nên gởi dục lại không gởi dục, Tỳ kheo hiện tiền ngăn thì thành ngăn. Hoặc khi Tăng yết ma có Tỳ kheo hòa hợp một chỗ, người nên gởi dục thì gởi dục,Tỳ kheo hiện tiền ngăn thì thành ngăn.

Sao gọi là yết ma hòa hợp?: Nếu khi Tăng yết ma có Tỳ kheo hòa hợp một chỗ, người nên gởi dục thì gởi dục, Tỳ kheo hiện tiền có thể ngăn mà không ngăn”.

Lúc đó Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Thế tôn, Tỳ kheo nào ngăn thì nên thọ nhận, Tỳ kheo nào ngăn thì không nên thọ nhận?”, Phật nói: “Nếu Tăng như pháp làm yết ma mà có Tỳ kheo ngăn thì không nên thọ nhận, hoặc có bạch y, Sa di, dị đạo, không phải Tỳ kheo; người bị tẫn về không thấy tội, không sám tội, không bỏ ác tà kiến và tội bất cọng trụ; người phạm các tội bất cọng trụ, phạm biên tội, người vốn là bạch y, bất năng nam, người ô nhục Tỳ kheo ni, người việt-tế (tặc trụ); người giết cha mẹ, A-la-hán, người phá tăng, người ác tâm làm cho Phật bị thương… những hạng người này ngăn thì không nên thọ nhận. Nếu người ở trong giới ngăn người ở ngoài giới làm yết ma thì không nên thọ nhận; nếu người ở ngoài giới ngăn người ở trong giới làm yết ma thì không nên thọ nhận; nếu người ở chỗ thấp ngăn người ở chỗ cao làm yết ma thì không nên thọ nhận; nếu người ở chỗ cao ngăn người ở chỗ thấp làm yết ma thì không nên thọ nhận. Nếu người ngăn không đến chỗ Tăng đang làm yết ma hoặc có đến nhưng không xin Tăng cho thì không nên thọ nhận; nếu người phá giới đến ngăn hoặc đem tâm ngăn đều không nên thọ nhận. Ngược lại nếu Tăng làm yết ma phi pháp mà có Tỳ kheo ngăn thì nên thọ nhận; nếu Tăng ở trong giới làm yết ma phi pháp, Tỳ kheo ở trong giới ngăn thì nên thọ nhận; nếu Tỳ kheo đến trong Tăng xin Tăng cho rồi mới ngăn thì nên thọ nhận; nếu là Tỳ kheo trì giới ngăn thì nên thọ nhận.

Lại có các Tỳ kheo phi pháp biệt chúng tẫn Tỳ kheo và có Tỳ kheo tăng đến giải tẫn, phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, tợ pháp biệt chúng, tợ pháp hòa hợp chúng, như pháp biệt chúng, như pháp hòa hợp chúng. Lại có các Tỳ kheo phi pháp hòa hợp chúng tẫn Tỳ kheo và có Tỳ kheo tăng đến giải tẫn, phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, tợ pháp biệt chúng, tợ pháp hòa hợp chúng, như pháp biệt chúng, như pháp hòa hợp chúng. Lại có các Tỳ kheo tợ pháp biệt chúng tẫn Tỳ kheo và có Tỳ kheo tăng đến giải tẫn, phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, tợ pháp biệt chúng, tợ pháp hòa hợp chúng, như pháp biệt chúng, như pháp hòa hợp chúng. Lại có các Tỳ kheo tợ pháp hòa hợp chúng tẫn Tỳ kheo và có Tỳ kheo tăng đến giải tẫn, phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, tợ pháp biệt chúng, tợ pháp hòa hợp chúng, như pháp biệt chúng, như pháp hòa hợp chúng. Lại có các Tỳ kheo như pháp biệt chúng tẫn Tỳ kheo và có Tỳ kheo tăng đến giải tẫn, phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, tợ pháp biệt chúng, tợ pháp hòa hợp chúng, như pháp biệt chúng, như pháp hòa hợp chúng. Lại có các Tỳ kheo như pháp hòa hợp chúng tẫn Tỳ kheo và có Tỳ kheo tăng đến giải tẫn, phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, tợ pháp biệt chúng, tợ pháp hòa hợp chúng, như pháp biệt chúng, như pháp hòa hợp chúng. Trong các loại chúng này chỉ có một chúng gọi là chơn thật làm yết ma tẫn, đó là như pháp hòa hợp chúng và một chúng gọi là chơn thật giải tẫn, đó là như pháp hòa hợp chúng.