THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 28

PHÁP Y THỨ 7 (Tiếp Theo)

Phật bảo các Tỳ kheo: “Được cúng dường có tám trường hợp:

– Một là Trong giới được cúng dường,

– Hai là Nương ở mà được cúng dường,

– Ba là Làm chế hạn được cúng dường,

– Bốn là cấp cho mà được cúng dường,

– Năm là Tăng được cúng dường,

– Sáu là Hiện tiền được cúng dường,

– Bảy là Hạ an cư được cúng dường,

– Tám là Chỉ định mà được cúng dường.

Sao gọi là trong giới được cúng dường?: Như có người nói y này cúng dường cho Tăng ở trú xứ này, đến tháng sau hạ Tăng thọ y Ca-hina thì ai thọ y này; Phật nói: “Tuy đến tháng sau hạ Tăng thọ y Ca-hi-na nhưng Tỳ kheo phải vào trong giới này mới được thọ”. Đây gọi là trong giới được cúng dường.

Sao gọi là nương ở mà được cúng dường? Như nhiều Tỳ kheo ở trong nhiều trú xứ đã kết nội giới hạ an cư, tự tứ xong liền xả giới cũ để kết lại giới mới bao gồm tường vách của Tăng phường. Trú xứ này có nhiều người mang y vật đến cúng cho Tăng hạ an cư nên chia thì ai thọ y vật này; Phật nói: “Tuy giới cũ đã xả nhưng các Tỳ kheo trong nhiều trú xứ đã kết nội giới hạ an cư thì y vật này nên chia cho các Tỳ kheo ấy”. Đây gọi là nương ở mà được cúng dường.

Sao gọi là làm chế hạn mà được cúng dường?: Như có trú xứ có hai bộ tăng, khi kiết hạ an cư có bộ chúng thọ pháp, có bộ chúng không thọ pháp. Chúng tăng thọ pháp an cư làm chế hạn như sau: “Dòng tộc này cúng dường thì chúng tôi thọ, dòng tộc khác cúng dường thì các vị thọ; nhà này cúng dường thì chúng tôi thọ, nhà khác cúng dường thì các vị thọ; chỗ này cúng dường thì chúng tôi thọ, chỗ khác cúng dường thì các vị thọ; tụ lạc trong chỗ này cúng thì chúng tôi thọ, tụ lạc trong chỗ khác cúng thì các vị thọ; hành xứ trong chỗ này cúng thì chúng tôi thọ, hành xứ trong chỗ khác cúng thì các vị thọ…”. Nếu những người trong trú xứ đó theo vị Thượng tòa cúng dường y vật cho Tăng an cư nên chia thì ai được thọ, Phật nói: “Theo vị Thượng tòa của bộ chúng nào thì y vật thuộc về bộ chúng ấy”. Nếu đàn việt theo hai vị Thượng tòa cúng dường y vật cho Tăng an cư nên chia thì ai được thọ, Phật nói: “Nếu hai Thượng tòa đều là Thượng tòa của một bộ chúng thì y vật thuộc về bộ chúng ấy. Nếu hai Thượng tòa mỗi vị là Thượng tòa của một bộ chúng thì y vật thuộc về cả hai bộ chúng”. Nếu như thế thì y vật nên chia như thế nào, Phật nói: “Thứ lớp nên chia đều làm bốn phần, phần thứ tư nên chia cho Sa di”. Đây gọi là Làm chế hạn được cúng dường.

Sao gọi là cấp cho mà được cúng dường? Nếu đàn việt vì người hay vì nhân duyên mà cúng dường thì vào những ngày như mồng tám, hai mươi ba, hai mươi bốn, hai mươi chín, mười lăm, ba mươi, mười sáu, mồng một hoặc ngày bố tát chỉ cần cấp một đồng tiền cho trú xứ nào thì y vật cúng dường thuộc về trú xứ ấy. Đây gọi là Cấp cho mà được cúng dường.

Sao gọi là Tăng được cúng dường? Như có đàn việt nói y này cúng dường cho Tăng ở trú xứ này, đến tháng sau hạ trú xứ này không thọ y Ca-hi-na thì y này ai được thọ; Phật nói: “Tháng sau hạ tuy trú xứ này không thọ y Ca-hi-na nhưng y này đã thuộc về các Tỳ kheo trong trú xứ này”. Đây gọi là Tăng được cúng dường.

Sao gọi là Hiện tiền tăng được cúng dường? Như có đàn việt nói y này cúng cho Hiện tiền tăng ở trú xứ này, đến tháng sau hạ trú xứ này thọ y Ca-hi-na thì y này ai được thọ; Phật nói: “Tuy tháng sau hạ trú xứ này thọ y Ca-hi-na nhưng y này đã thuộc về Hiện tiền tăng ở trú xứ này”. Đây gọi là Hiện tiền tăng được cúng dường.

Sao gọi là hạ an cư được cúng dường? Như có đàn việt nói y này cúng cho tăng hạ an cư ở trú xứ này, đến tháng sau hạ trú xứ này không thọ y chn thì y này ai được thọ; Phật nói: “Tuy tháng sau hạ trú xứ này không thọ y chn nhưng các Tỳ kheo trong trú xứ này đã hạ an cư xong nên được thọ y này”. Đây gọi là Hạ an cư được cúng dường.

Sao gọi là Chỉ định mà được cúng dường? Như có đàn việt nói y này cúng cho Tăng ở trong núi Kỳ-xà-quật hoặc Tăng ở trong núi Tỳ bà la bạt thủ, hoặc Tăng ở trong núi Tát-da-bà-na-cựu-hà… thì y này ai được thọ; Phật nói: “Họ chỉ định Tăng chỗ nào thì Tăng ở chỗ ấy được thọ”. Đây gọi là Chỉ định mà được cúng dường.”

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó vào tháng sau hạ Trưởng lão Ý sư cùng năm trăm Tỳ kheo du hành các nước, nhờ có Trưởng lão Ý sư nên Tăng được cúng dường đầy đủ thời thực Đát-bát-la, các món cháo và nhiều y vật. Các Tỳ kheo biết có được sự cúng dường này là nhờ Trưởng lão Ý sư nên đến bạch Trưởng lão rằng: “Nhờ có Trưởng lão nên chúng tăng mới được cúng dường đầy đủ như thế này, xin hỏi Trưởng lão y vật này ai được thọ?”, Trưởng lão Ý sư nói: “Như trong Tỳ-ni Phật đã nói: “Nếu một trụ xứ có một Tỳ kheo hạ an cư, nhiều người tuy vì Tỳ kheo khách nên cúng dường y vật cho chúng tăng, nhưng trú xứ này chỉ có một Tỳ kheo hạ an cư thì vị này được thọ. Trú xứ có hai, ba, bốn Tỳ kheo cũng giống như thế; có trú xứ hay không có trú xứ, nơi không có tụ lạc hay nơi A-lan-nhã cũng như thế”. Này các Trưởng lão, vì như thế nên Tỳ kheo kia được thọ y vật”. Không phải chỉ Trưởng lão Ý sư mà Trưởng lão Da xá, Trưởng lão Da thủ đà cũng nói như thế.

Lúc đó có nhiều Tỳ kheo Thượng tòa, Trưởng lão Đại Ca diếp là thượng thủ trụ trong một vườn rau thuộc thành Ba là lợi phất. Tại nước Ma-kiệt-đà có một trụ xứ có một Tỳ kheo an cư, nhiều người nơi đây mang nhiều y vật đến cúng cho Tăng an cư, Tỳ kheo này suy nghĩ: “Mọi người mang nhiều y vật cúng cho Tăng an cư, ta chỉ có một mình không phải tăng, ta nên đến hỏi Trưởng lão Đại Ca diếp và các Thượng tòa-Tỳ kheo y vật này ai được thọ”, nghĩ rồi liền đến hỏi, các Trưởng lão này nói: “Như trong Tỳ-ni Phật có dạy: Có trú xứ có một Tỳ kheo an cư, tuy mọi người nơi đây mang nhiều y vật cúng cho Tăng an cư, nhưng trú xứ này chỉ có một Tỳ kheo thì y vật này nên thuộc về Tỳ kheo này. Trú xứ có hai, ba, bốn Tỳ kheo cũng giống như thế; có trú xứ hay không có trú xứ, nơi không có tụ lạc và nơi A-lan-nhã cũng như thế. Vì vậy y vật này Tỳ kheo an cư được thọ”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó con của cư sĩ Cấp-cô-độctên là Tăng ca-la-xoa đến trong Kỳ hoàn thiết thực cúng dường chúng tăng. Trong đại hội có tới một ngàn hai trăm năm mươi Tỳ kheo, các cư sĩ thấy đại chúng tập họp đông đủ nên muốn cúng nhiều y vật cho Hiện tiền tăng. Cựu Tỳ kheo liền nói: “Tháng cuối hạ có thọ y Ca-hi-na”, đến lúc đó họ mang nhiều y vật đến cúng dường cho Tăng an cư nên chia, các Tỳ kheo không biết y vật này ai được thọ nên bạch Phật, Phật nói: “Tuy tháng cuối hạ trú xứ này thọ y Ca-hi-na, nhưng y vật này là y nhân duyên nên Hiện tiền tăng được chia”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có Tỳ kheo chứng A-la-hán bát niết bàn, có người vì Tỳ kheo này thiết thực cúng dường chúng tăng ở trong Kỳ hoàn. Trong đại hội có tới một ngàn hai trăm năm mươi Tỳ kheo, các cư sĩ thấy đại chúng tập họp đông đủ nên muốn cúng nhiều y vật cho Hiện tiền tăng. Cựu Tỳ kheo liền nói: “Tháng cuối hạ có thọ y Cahi-na”, đến lúc đó họ mang nhiều y vật đến cúng dường cho Tăng an cư nên chia, các Tỳ kheo không biết y vật này ai được thọ nên bạch Phật, Phật nói: “Tuy tháng cuối hạ trú xứ này thọ y Ca-hi-na, nhưng y vật này là y nhân duyên nên Hiện tiền tăng được chia”.

Lúc đó các Sa di đến xin chia y, các Tỳ kheo không cho, nói rằng: “Phật tuy cho đem y an cư và các vật cần dùng của-Tỳ kheo chia cho Sa di, nhưng Phật chưa cho đem y nhân duyên chia cho Sa di”, liền bạch Phật, Phật nói nên cho, các Tỳ kheo không biết nên cho bao nhiêu, Phật nói: “Các Sa di hoặc đứng hoặc ngồi theo thứ lớp để cho đàn việt tự tay cúng dường, ít hay nhiều đều thuộc về Sa di. Nếu đàn việt không phân biệt mà chia làm bốn phần thì phần thứ tư nên chia cho Sa di”.Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó cư sĩ Cấp-cô-độcđã qua đời nên tinh xá Kỳ hoàn cũng bị hư hoại theo, các Tỳ kheo không biết làm sao liền bạch Phật, Phật bảo: “Nếu trong chúng có Tỳ kheo nào tu bổ lại được thì nên như pháp tu bổ”. Các Tỳ kheo tuy cố gắng tu bổ nhưng vẫn không thể làm cho hết hư hoại liền bạch Phật, Phật nói: “Cư sĩ Cấp-côđộccó người con tên là Tăng ca-la-xoa, các thầy nên đến gặp người này nói rằng: “Tinh xá Kỳ hoàn là do cha ông kiến lập, nay bị hư hoại ông có thể trùng tu được không”, các Tỳ kheo vâng lời Phật dạy đến gặp Tăng ca-la-xoa nói như trên, Tăng-ca-la-xoa nói: “Các Đại-đức, tôi biết trước kia cha tôi đã bỏ ra mười tám vạn ức tiền vàng mua đất xây tinh xá cúng cho Phật và Tăng, nhưng nay bị hư hoại thì không phải là việc của tôi. Nếu Tăng giao tinh xá cho tôi thì tôi sẽ trùng tu”, các Tỳ kheo không biết làm sao liền trở về bạch Phật, Phật nói: “Tăng nên giao tinh xá cho Tăng ca-la-xoa. Này các Tỳ kheo, có hai hạng người thành tựu đại phước đức: Một là người kiến lập và hai là người trùng tu. Cả hai hạng người này đều được vô lượng phước đức.

Pháp giao tinh xá Kỳ hoàn cho Tăng ca-la-xoa như sau: Tăng cala-xoa nên vào trong giới, một Tỳ kheo trong Tăng xướng rằng:

Đại-đức Tăng lắng nghe, tinh xá Kỳ hoàn này nay vô chủ, Tăng ca-la-xoa muốn trùng tu. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay giao tinh xá Kỳ hoàn vô chủ này cho Tăng ca-la-xoa trùng tu. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-nhị-yết-ma cho đến câu Tăng nay giao tinh xá Kỳ hoàn vô chủ này cho Tăng ca-la-xoa trùng tu xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lạng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Tại nước Kiều-tát-la có một trụ xứ một Tỳ kheo, vào tháng xuân y Ca-hi-na đã xả, trú xứ này được cúng nhiều y vật, hiện tiền tăng nên chia. Tỳ kheo này suy nghĩ: “Trú xứ này được cúng nhiều y vật hiện tiền tăng nên chia, ta chỉ có một người, không phải tăng, ta nên đến hỏi Phật y vật này ai được thọ”, nghĩ rồi liền đến bạch Phật, Phật nói: “Vào tháng xuân y Ca-hi-na đã xả rồi”.

Tại nước Kiều-tát-la có một trụ xứ một Tỳ kheo, lúc đó trú xứ này được cúng nhiều y vật, hiện tiền tăng nên chia. Tỳ kheo này suy nghĩ: “Trú xứ này được cúng nhiều y vật hiện tiền tăng nên chia, ta chỉ có một người, không phải tăng, ta nên đến hỏi Phật y vật này ai được thọ”, nghĩ rồi liền đến bạch Phật, Phật nói: “Nếu trú xứ chỉ có một Tỳ kheo mà được cúng nhiều y vật hiện tiền tăng nên chia thì Tỳ kheo này được thọ y vật này. Khi thọ nên tâm niệm miệng nói rằng: “Y vật này do Tăng mà được, y vật nên chia này nay thuộc về tôi, tôi sẽ hộ trì và thọ dụng”. Làm như vậy gọi là được yết ma, sau đó nếu có Tỳ kheo khác đến thì không được gắng gượng đòi. Nếu không làm yết ma như thế thì Tỳ kheo không được thọ y vật này, nếu thọ thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ kheo này nên đem y vật này chia cho Tỳ kheo khác; nếu không làm như vậy thì khi xuất giới phạm Đột-kiết-la, cũng phải đem chia cho Tỳ kheo khác ”.

Nếu trú xứ có hai Tỳ kheo thì nên chia y vật theo hai cách: Một là triển chuyển chia và hai là tự thọ chia. Sao gọi là triển chuyển chia?: Một Tỳ kheo nên nói rằng: “Y vật này mọi người cúng cho tăng nên chia, phần bên này là phần của tôi, phần bên kia là phần của thầy, thầy nên hộ trì và thọ dụng”, Tỳ kheo kia cũng nên nói giống như vậy. Đây gọi là triển chuyển chia. Sao gọi là tự thọ chia?: Một Tỳ kheo nên nói rằng: “Y vật này mọi người cúng cho hiện tiền tăng nên chia, số y vật này thuộc về thầy, thầy nên nhận, nên hộ trì và thọ dụng”, Tỳ kheo kia cũng nên nói giống như vậy. Đây gọi là tự thọ chia. Làm như vậy gọi là được yết ma, sau đó nếu có Tỳ kheo khác đến thì không được gắng gượng đòi. Nếu không làm yết ma như thế thì Tỳ kheo không được thọ y vật này, nếu thọ thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ kheo này nên đem y vật này chia cho Tỳ kheo khác; nếu không làm như vậy thì khi xuất giới phạm Đột-kiết-la, cũng phải đem chia cho Tỳ kheo khác.

Nếu trú xứ có ba-Tỳ kheo thì nên chia y vật theo ba cách như sau: Một là triển chuyển chia, hai là tự thọ chia và Ba là để thẻ chia. Triển chuyển chia và tự thọ chia giống như trên đã nói. Sao gọi là để thẻ chia?: Y vật này nên chia làm hai phần nói rằng: “Phần này thuộc về Thượng tòa, phần kia thuộc về Hạ tòa hoặc phần này thuộc về Hạ tòa, phần kia thuộc về Thượng tòa”, nói rồi nên để xuống một thẻ. Làm như thế thì Tỳ kheo khác thấy không được để thẻ nữa, nếu để thẻ nữa thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ kheo này nên đem y vật chia cho Tỳ kheo khác, nếu không làm như thế thì khi xuất giới phạm Đột-kiết-la, cũng phải đem chia cho Tỳ kheo khác.

Nếu trú xứ có bốn Tỳ kheo thì nên chia y vật theo bốn cách như sau: Một là triển chuyển chia, hai là tự thọ chia, Ba là để thẻ chia và bốn là Tăng yết ma chia. Ba cách chia trên giống như các trường hợp trước đã nói, sao gọi là Tăng yết ma chia?: Tăng nên yết ma giao y vật này cho một Tỳ kheo, pháp giao như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng xướng rằng:

Đại-đức Tăng lắng nghe, trú xứ này được cúng dường y vật hiện tiền tăng nên chia. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay giao y vật này cho Tỳ kheo ………. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-nhị-yết-ma cho đến câu Tăng nay đã giao y vật cho Tỳ kheo ………. xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Nếu Tỳ kheo này nhận y vật rồi sau đó không chịu hoàn lại, nói rằng: “Đây là chơn thật thí, khéo cho, khéo thủ pháp, khéo đoán sự, tất cả đều từ trong Tăng, vì sao phải hoàn lại”, Phật nói: “Tăng nên bảo Tỳ kheo này rằng: “Vật thí này vốn vì làm tịnh nên thí, không phải là chơn thật thí”, nếu Tỳ kheo này hoàn lại thì tốt, nếu không hoàn lại thì Tăng nên cưỡng đoạt lại và bảo Tỳ kheo này sám tội Đột-kiết-la”.

Lúc đó có các Sa di đến xin chia y, các Tỳ kheo không cho, nói rằng: “Phật tuy cho đem y an cư, các vật cần dùng của-Tỳ kheo và y nhân duyên chia cho Sa di, nhưng Phật chưa cho đem y phi thời chia cho Sa di”, các Tỳ kheo không biết làm sao liền bạch Phật, Phật nói nên cho, các Tỳ kheo không biết nên cho bao nhiêu, Phật nói: “Các Sa di hoặc đứng hoặc ngồi theo thứ lớp để cho đàn việt tự tay cúng dường, ít hay nhiều đều thuộc về Sa di. Nếu đàn việt không phân biệt mà chia làm bốn phần thì phần thứ tư nên chia cho Sa di”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó tại nước Kiều-tát-la có một trụ xứ một Tỳ kheo qua đời, y bát của-Tỳ kheo này để lại, các Tỳ kheo không biết phải làm sao nên bạch Phật, Phật nói: “Tăng nên yết ma giao y bát này cho một Tỳ kheo”. Pháp giao như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong tăng xướng: Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo ………. qua đời, các khinh vật của-Tỳ kheo này để lại hoặc y hoặc phi y, hiện tiền tăng nên chia. Tăng nay yết ma giao các khinh vật này cho Tỳ kheo ………. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay giao các khinh vật này cho Tỳ kheo ……….. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-nhị-yết-ma cho đến câu Tăng nay đã giao các khinh vật của-Tỳ kheo chết để lại này cho Tỳ kheo ………. xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Tại nước Kiều-tát-la có một trụ xứ một Tỳ kheo qua đời, y bát của-Tỳ kheo này để lại hiện tiền tăng đã chia xong, sau đó hỏi các Tỳ kheo: “Ai là người đã khán bịnh cho Tỳ kheo đã chết”, có người đáp là tôi, Tăng nói: “Thầy hãy mang người chết này đi đi”, Tỳ kheo này đáp: “Tôi không phải là Chiên-đà-la, cũng không phải người bịnh hủi; hơn nữa các khinh vật của-Tỳ kheo chết này Tăng đã chia hết rồi, vì sao tôi phải mang người chết này đi chứ. Người chết khi còn sống tốt với tôi, tôi cũng đã báo đáp xong rồi, nay chết rồi ai muốn mang đi thì mang”. Các Tỳ kheo không biết làm sao liền bạch Phật, Phật nói: “Trong các khinh vật để lại (khinh vật là những vật cần dùng của một Tỳ kheo như y bát…) nên lấy sáu vật chia trước cho Tỳ kheo khán bịnh, các khinh vật còn lại Tăng nên chia, các trọng vật (trọng vật là vật thuộc về bất động sản như phòng xá, ruộng vườn …) thì không nên chia”. Pháp chia sáu vật cho Tỳ kheo khán bịnh như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng xướng rằng:

Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo ………. qua đời, các khinh vật của-Tỳ kheo chết để lại hiện tiền tăng nên chia. Tăng nay yết ma đem sáu vật chia cho Tỳ kheo khán bịnh. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay đem sáu vật chia cho Tỳ kheo khán bịnh. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-nhị-yết-ma cho đến câu Tăng nay đã đem sáu vật của-Tỳ kheo chết để lại chia cho Tỳ kheo khán bịnh xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Tại nước Kiều-tát-la có một trụ xứ một Tỳ kheo qua đời, y vật của-Tỳ kheo này trước đó đã gởi ở nhiều nơi. Y vật của-Tỳ kheo chết này để lại, hiện tiền tăng trong trú xứ này đã chia xong, kế hỏi trong Tăng: “Ai là người khán bịnh cho Tỳ kheo đã chết?”, có nhiều người đáp là tôi, Tăng nói: “những nơi mà Tỳ kheo đã chết gởi các khinh vật, các thầy nên đến đó đòi lấy về”, các Tỳ kheo này liền đến những nơi đó đòi về nhưng không được nên cùng nhau tranh cải. Các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: “Trong các khinh vật để lại (khinh vật là những vật cần dùng của một Tỳ kheo như y bát…) nên lấy sáu vật chia trước cho Tỳ kheo khán bịnh, các khinh vật còn lại Tăng nên chia, các trọng vật (trọng vật là vật thuộc về bất động sản như phòng xá, ruộng vườn…) thì không nên chia”.

Tại nước Kiều-tát-la có một trụ xứ một Tỳ kheo qua đời, Tỳ kheo này lúc còn sống cất chứa rất nhiều y vật, các Tỳ kheo không biết Tỳ kheo này đã thọ trì y Tăng-già-lê nào, y Uất-đa-la-tăng nào, y An-đàhội nào… liền bạch Phật, Phật nói: “Nên hỏi ai là người khán bịnh chủ yếu, người khán bịnh này trước đó nên hỏi người bịnh đã thọ trì y Tănggià-lê nào, y Uất-đa-la-tăng nào, y An-đà-hội nào… Hỏi xong biết rồi thì nên lấy sáu vật mà Tỳ kheo này khi còn sống đã thọ dụng chia cho người khán bịnh, các khinh vật còn lại hiện tiền tăng nên chia, các trọng vật thì không nên chia. Nếu người khán bịnh trước đó không có hỏi nên không biết thì Tăng nên chọn lấy sáu vật không tốt lắm, cũng không xấu lắm chia cho người khán bịnh, các khinh vật khác tăng nên chia, các trọng vật thì không nên chia”.

Tại nước Kiều-tát-la có một trụ xứ một Tỳ kheo qua đời, Tăng liền ở trước người chết chia y vật của người chết để lại, người chết liền cử động và ngồi dậy nói với các Tỳ kheo rằng: “Các thầy không được chia y vật của tôi”, các Tỳ kheo không biết làm sao liền bạch Phật, Phật nói: “Từ nay các thầy chớ nên ở trước người chết phân chia y vật, đợi sau khi đưa người chết đi hoặc Tăng nên ở chỗ khác phân chia”.

Tại nước Kiều-tát-la có một trụ một xứ Dữ học Sa di (Học hối Sa di) qua đời, y vật của vị này để lại các Tỳ kheo không biết phải làm sao liền bạch Phật, Phật nói: “Y vật này hiện tiền tăng nên chia”.

Tại nước Kiều-tát-la có một trụ một xứ Sa di qua đời, y vật của Sa di này để lại các Tỳ kheo không biết phải làm sao liền bạch Phật, Phật nói: “Nên lấy áo trong áo ngoài của Sa di đã mặc chia cho người khán bịnh, các khinh vật khác Tăng nên chia, các trong vật thì không nên chia”. Pháp chia như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng xướng rằng:

Đại-đức Tăng lắng nghe, Sa di ………. qua đời, các khinh vật của Sa di này để lại hiện tiền tăng nên chia, Tăng nay yết ma lấy áo trong áo ngoài của Sa di để lại chia cho người khán bịnh. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay đem áo trong áo ngoài của Sa di để lại chia cho người khán bịnh. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-nhị-yết-ma cho đến câu Tăng nay đã đem áo trong áo ngoài của Sa di để lại chia cho người khán bịnh xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Phật tại nước Xá-vệ, Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Thế tôn, có vật nên chia, có vật không nên chia, vậy vật gì nên chia, vật gì không nên chia?”, Phật nói: “Những vật không nên chia là ruộng vườn, đất đai, phòng xá, giường chõng, ngọa cụ cho đến các loại xe lớn nhỏ… Tất cả những vật bằng sắt không nên chia, trừ nồi chõ đựng hai đấu trở xuống cho đến bát vừa, bát nhỏ, kiền tư vừa và nhỏ, ống khóa cửa, dao cạo tóc, dao cắt móng tay, kim may… Tất cả những vật bằng đồng không nên chia, trừ nồi chõ đựng hai đấu trở xuống, chậu đựng nước, muỗng, ống kim…Tất cả những vật bằng đất đá không nên chia, trừ nồi chõ đựng hai đấu trở xuống, cối xay, vòi nước, bồn nước… Tất cả những vật bằng thủy tinh không nên chia, trừ chén bát, ly tách… Tất cả những vật bằng gốm sứ không nên chia, trừ bồn chứa hai đấu trở xuống, bình đựng nước, chậu đựng nước, bát vừa và nhỏ, kiền tư vừa và nhỏ… tất cả những vật bằng sò không nên chia, trừ muỗng, móc y, móc áo, móc treo bát… Tất cả những vật bằng sừng không nên chia, trừ bồn chứa nửa thăng trở xuống, móc y, móc treo bát, muỗng… Tất cả những vật bằng da không nên chia, trừ túi đựng dầu, tô, sữa nửa thăng trở xuống, giày dép… Tất cả những vật bằng cây không nên chia, trừ thùng đựng hai thăng trở xuống, nắp đậy, hộp đựng thuốc, đựng dao…Tất cả những vật bằng tre không nên chia, trừ rương, tráp, hộp, quạt, ghế ngồi… Như thế cho đến các loại màu nhuộm đã nấu hay chưa nấu đều không nên chia”.

Phật tại nước Xá-vệ, Phật bảo các Tỳ kheo:

Trong một trụ xứ có một Tỳ kheo giữ giới và một Tỳ kheo bị tẫn ở chung, nếu Tỳ kheo giữ giới qua đời thì y vật thuộc về Tỳ kheo bị tẫn; nếu Tỳ kheo bị tẫn qua đời thì y vật thuộc về Tỳ kheo giữ giới, Tỳ kheo bị tẫn khác đến thì không được cho.

Trong một trụ xứ có một Tỳ kheo giữ giới và hai hoặc ba, bốn Tỳ kheo bị tẫn ở chung, nếu Tỳ kheo giữ giới qua đời thì y vật thuộc về Tỳ kheo bị tẫn; nếu Tỳ kheo bị tẫn qua đời thì y vật thuộc về Tỳ kheo giữ giới, Tỳ kheo bị tẫn khác đến thì không được cho.

Trong một trụ xứ có hai Tỳ kheo giữ giới và một hoặc hai, ba, bốn Tỳ kheo bị tẫn ở chung, nếu Tỳ kheo giữ giới qua đời thì y vật thuộc về Tỳ kheo bị tẫn; nếu Tỳ kheo bị tẫn qua đời thì y vật thuộc về Tỳ kheo giữ giới, Tỳ kheo bị tẫn khác đến thì không được cho. Như thế cho đến trú xứ có bốn Tỳ kheo giữ giới và một hoặc hai, ba, bốn Tỳ kheo bị tẫn ở chung cũng giống như trên.

Trong một trụ xứ có một Tỳ kheo bị tẫn và một hoặc hai, ba, bốn Tỳ kheo giữ giới ở chung, nếu Tỳ kheo giữ giới qua đời thì y vật thuộc về Tỳ kheo bị tẫn; nếu Tỳ kheo bị tẫn qua đời thì y vật thuộc về Tỳ kheo giữ giới, Tỳ kheo bị tẫn khác đến thì không được cho.

Trong một trụ xứ có hai Tỳ kheo bị tẫn và một hoặc hai, ba, bốn Tỳ kheo giữ giới ở chung, nếu Tỳ kheo giữ giới qua đời thì y vật thuộc về Tỳ kheo bị tẫn; nếu Tỳ kheo bị tẫn qua đời thì y vật thuộc về Tỳ kheo giữ giới, Tỳ kheo bị tẫn khác đến thì không được cho. Như thế cho đến trú xứ có bốn Tỳ kheo bị tẫn và một hoặc hai, ba, bốn Tỳ kheo giữ giới ở chung cũng giống như trên.

Tại nước Kiều-tát-la, trong một trụ xứ có hai Tỳ kheo ở chung, một Tỳ kheo qua đời, Tỳ kheo kia suy nghĩ: “Trong Tỳ-ni Phật dạy rằng: Nếu Tỳ kheo qua đời, y vật để lại hiện tiền tăng nên chia. Ta chỉ có một người không phải là Tăng, ta nên đến hỏi Phật y vật này ai được thọ”, nghĩ rồi liền đến chỗ Phật đảnh lễ rồi đem việc trên bạch Phật, Phật nói: “Trong một trụ xứ có hai Tỳ kheo ở chung, một Tỳ kheo qua đời thì Tỳ kheo kia nên tâm niệm miệng nói rằng: “Tỳ kheo __ qua đời, y vật để lại hoặc y hoặc phi y hiện tiền tăng nên chia, y vật nên chia này nay thuộc về tôi, tôi sẽ hộ trì và thọ dụng”. Làm như vậy gọi là được yết ma, sau đó nếu có Tỳ kheo khác đến thì không được gắng gượng đòi. Nếu không làm yết ma như thế thì Tỳ kheo không được thọ y vật này, nếu thọ thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ kheo này nên đem y vật này chia cho Tỳ kheo khác; nếu không làm như vậy thì khi xuất giới phạm Đột-kiếtla, cũng phải đem chia cho Tỳ kheo khác”.

Nếu trú xứ có ba-Tỳ kheo ở chung, một Tỳ kheo qua đời, hai Tỳ kheo kia nên chia y vật của người chết để lại theo hai cách: Một là triển chuyển chia và hai là tự thọ chia. Sao gọi là triển chuyển chia?: Một Tỳ kheo nên nói rằng: “Tỳ kheo ………. qua đời, y vật để lại hoặc y hoặc phi y này hiện tiền tăng nên chia, phần bên này là phần của tôi, phần bên kia là phần của thầy, thầy nên hộ trì và thọ dụng”, Tỳ kheo kia cũng nên nói giống như vậy. Đây gọi là triển chuyển chia. Sao gọi là tự thọ chia?: Một Tỳ kheo nên nói rằng: “Tỳ kheo ………. qua đời, y vật đã để lại này hiện tiền tăng nên chia, số y vật này thuộc về thầy, thầy nên nhận, nên hộ trì và thọ dụng”, Tỳ kheo kia cũng nên nói giống như vậy. Đây gọi là tự thọ chia. Làm như vậy gọi là được yết ma, sau đó nếu có Tỳ kheo khác đến thì không được gắng gượng đòi. Nếu không làm yết ma như thế thì Tỳ kheo không được thọ y vật này, nếu thọ thì phạm

Đột-kiết-la. Tỳ kheo này nên đem y vật này chia cho Tỳ kheo khác; nếu không làm như vậy thì khi xuất giới phạm Đột-kiết-la, cũng phải đem chia cho Tỳ kheo khác.

Nếu trú xứ có bốn Tỳ kheo ở chung, một Tỳ kheo qua đời, ba-Tỳ kheo kia nên chia y vật của người chết để lại theo ba cách như sau: Một là triển chuyển chia, hai là tự thọ chia và Ba là để thẻ chia. Hai cách chia trên giống như trường hợp trước đã nói, Sao gọi là để thẻ chia?: Y vật này nên chia làm hai phần nói rằng: “Phần này thuộc về Thượng tòa, phần kia thuộc về Hạ tòa hoặc phần này thuộc về Hạ tòa, phần kia thuộc về Thượng tòa”, nói rồi nên để xuống một thẻ. Làm như thế thì Tỳ kheo khác thấy không được để thẻ nữa, nếu để thẻ nữa thì phạm Đột-kiết-la. Tỳ kheo này nên đem y vật chia cho Tỳ kheo khác, nếu không làm như thế thì khi xuất giới phạm Đột-kiết-la, cũng phải đem chia cho Tỳ kheo khác.

Nếu trú xứ có năm Tỳ kheo ở chung, một Tỳ kheo qua đời thì bốn Tỳ kheo kia nên chia y vật của người chết để lại theo bốn cách như sau: Một là triển chuyển chia, hai là tự thọ chia, Ba là để thẻ chia và bốn là Tăng yết ma chia. Ba cách chia trên giống như trường hợp trước đã nói, sao gọi là Tăng yết ma chia?: Tăng nên yết ma giao y vật này cho một Tỳ kheo, pháp giao như sau: Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng xướng rằng:

Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo ………. qua đời, y vật để lại gồm có y và phi y hiện tiền tăng nên chia. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay giao y vật này cho Tỳ kheo ………. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-nhị-yết-ma cho đến câu Tăng nay đã giao y vật cho Tỳ kheo ………. xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Nếu Tỳ kheo này nhận y vật rồi sau đó không chịu hoàn lại, nói rằng: “Đây là chơn thật thí, khéo cho, khéo thủ pháp, khéo đoán sự, tất cả đều từ trong Tăng, vì sao phải hoàn lại”, Phật nói: “Tăng nên bảo Tỳ kheo này rằng: “Vật thí này vốn vì làm tịnh nên thí, không phải là chơn thật thí”, nếu Tỳ kheo này hoàn lại thì tốt, nếu không hoàn lại thì Tăng nên cưỡng đoạt lại và bảo Tỳ kheo này sám tội Đột-kiết-la”.

Lúc đó có các Sa di đến xin chia y, các Tỳ kheo không cho, nói rằng: “Phật tuy cho đem y an cư, các vật cần dùng của-Tỳ kheo, y nhân duyên chia và y phi thời chia cho Sa di, nhưng Phật chưa cho đem y củaTỳ kheo đã chết để lại chia cho Sa di”, các Tỳ kheo không biết làm sao liền bạch Phật, Phật nói nên cho, các Tỳ kheo không biết nên cho bao nhiêu, Phật nói: “Nên chia làm bốn phần, phần thứ tư nên chia cho Sa di”

Trong một trụ xứ có Tỳ kheo thọ pháp và Tỳ kheo không thọ pháp ở chung, nếu Tỳ kheo thọ pháp qua đời thì Tỳ kheo không thọ pháp nên sai sứ đến chỗ các Tỳ kheo thọ pháp nói rằng: “Trong trú xứ kia có một Tỳ kheo thọ pháp qua đời, các thầy nên đến lấy y vật của người chết để lại”. Nếu các Tỳ kheo thọ pháp đến lấy đi thì tốt, nếu không đến lấy thì nên đem y vật đó dùng làm ngọa cụ hoặc bán lấy tiền để tu sửa phòng xá cho Tứ phương tăng.

Trong một trụ xứ có Tỳ kheo không thọ pháp và Tỳ kheo thọ pháp ở chung, nếu Tỳ kheo không thọ pháp qua đời thì Tỳ kheo thọ pháp nên sai sứ đến chỗ các Tỳ kheo không thọ pháp nói rằng: “Trong trú xứ kia có một Tỳ kheo không thọ pháp qua đời, các thầy nên đến lấy y vật của người chết để lại”. Nếu các Tỳ kheo không thọ pháp đến lấy đi thì tốt, nếu không đến lấy thì nên đem y vật đó dùng làm ngọa cụ hoặc bán lấy tiền để tu sửa phòng xá cho Tứ phương tăng.

Có các Tỳ kheo thọ pháp đuổi một Tỳ kheo, Tỳ kheo này đến chỗ Tỳ kheo không thọ pháp nói rằng: “Các Đại-đức hãy diệt trừ tội cho tôi để tôi được thanh tịnh, tôi sẽ làm Tỳ kheo không thọ pháp”. Nếu Tỳ kheo này tội chưa trừ mà chết thì y vật để lại nhiếp thuộc về các Tỳ kheo thọ pháp; nếu tội đã được trừ thì y vật để lại nhiếp thuộc về các Tỳ kheo không thọ pháp.

Có các Tỳ kheo không thọ pháp đuổi một Tỳ kheo, Tỳ kheo này đến chỗ Tỳ kheo thọ pháp nói rằng: “Các Đại-đức hãy diệt trừ tội cho tôi để tôi được thanh tịnh, tôi sẽ làm Tỳ kheo thọ pháp”. Nếu Tỳ kheo này tội chưa trừ mà chết thì y vật để lại nhiếp thuộc về các Tỳ kheo không thọ pháp, nếu tội đã trừ thì y vật nhiếp thuộc về các Tỳ kheo thọ pháp.

Có một Tỳ kheo có y nên xả (tịnh thí) liền đem đưa cho Lục quần Tỳ kheo để tác pháp tịnh thì, Lục quần Tỳ kheo lấy rồi tự thọ dụng không chịu đưa trả lại, Tỳ kheo này khổ não vì không có được Tỳ kheo thanh tịnh đáng tin. Tháng sau hạ, Phật du hành các nước, các Tỳ kheo đi theo đều mặc y mới, chỉ có Tỳ kheo này mặc y cũ rách, Phật liền hỏi nguyên do, Tỳ kheo này đem việc trên bạch Phật, Phật nói: “Nếu vì tịnh nên thí thì Tỳ kheo nên đưa trả lại, nếu đưa trả lại được thì tốt, nếu không đưa trả lại thì nên cưỡng đoạt lại và bảo Tỳ kheo kia sám tội Đột-kiết-la”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có cư sĩ thỉnh Phật và Tăng vào ngày mai thọ thực, Phật im lặng nhận lời, cư sĩ biết Phật đã nhận lời liền đảnh lễ Phật hữu nhiễu rồi ra về. Về đến nhà ngay trong đêm đó lo sửa soạn đủ các món ăn ngon, sáng sớm trải tòa rồi sai sứ đến bạch Phật: “Đã đến giờ thọ thực, xin Phật tự biết thời”, lúc đó các Tỳ kheo đến nhà cư sĩ, Phật ở lại tinh xá bảo A-nan lấy phần ăn mang về. Pháp thường của Phật, có năm nhân duyên Phật không đi thọ thỉnh thực: Một là muốn nhập định, hai là muốn thuyết pháp cho chư thiên, Ba là muốn đi xem xét Tăng phòng, bốn là muốn thăm Tỳ kheo bịnh, năm là chưa kết giới nay muốn kết giới. Lúc đó Phật cầm chìa khóa đi xem xét các phòng, đến một phòng thấy cửa mở, một Tỳ kheo bịnh khổ không có bạn chăm sóc nên đại tiểu tiện ngay trên giường, Phật hỏi Tỳ kheo bịnh: “Thầy bị bịnh gì mà nằm một mình không có ai chăm sóc, phải đại tiểu tiện ngay trên giường như thế?” Tỳ kheo này trung thực bạch Phật rằng: “Thế tôn, tánh con lười biếng, người khác gặp chuyện con không giúp đỡ nên nay con bịnh, người khác cũng không giúp đỡ”, Phật suy nghĩ: “Người này trung thực, ta nên đưa tay xoa lên người”, nghĩ rồi liền đưa tay xoa lên người Tỳ kheo bịnh, bịnh khổ của-Tỳ kheo liền dứt trừ. Phật đỡ Tỳ kheo bịnh ngồi dậy, mặc áo cho Tỳ kheo rồi dìu ra khỏi phòng, sau đó tắm rửa cho Tỳ kheo bịnh được sạch sẽ rồi mặc áo mới cho Tỳ kheo, đem áo dơ đi giặt sạch rồi phơi. Sáu đó trở vào phòng dọn dẹp sạch sẽ và đổ bô bất tịnh, trải nệm cỏ khác rồi dìu Tỳ kheo bịnh trở vào phòng ngồi trên nệm cỏ này và nói rằng: Thầy nếu không siêng cầu điều chưa được khiến cho được, điều chưa đến khiến cho đến, điều chưa biết khiến cho biết thì thầy sẽ tùy thuận ngần ấy thời gian mà chịu khổ não, thậm chí còn nặng hơn thế nữa”. Tỳ kheo bịnh suy nghĩ: “Nhờ oai lực của Phật nên Phật vừa đưa tay xoa lên người, bịnh của ta liền dứt trừ, thân tâm được an lạc”, do Tỳ kheo này nhớ nghĩ đại ân của Phật nên thiện tâm phát sanh, được lòng tin thanh tịnh liền lập nguyện, đối với công đức tôn trọng của Phật thành tâm nhất ý. Lúc đó Phật tùy thuận thiện ý của-Tỳ kheo bịnh này mà thuyết pháp khiến cho Tỳ kheo này ngay trên tòa ngồi không thọ tất cả pháp, chứng quả A-la-hán. Sau khi giúp cho Tỳ kheo này trụ trong đệ nhất lậu tận, Phật liền ra khỏi phòng, đóng cửa lại rồi trở về phòng mình, trải Ni-sư-đàn ngồi kiết già. Lúc đó ở nhà cư sĩ, cư sĩ thấy chúng tăng ngồi rồi liền tự tay dâng cúng các món ăn ngon cho chúng tăng đều được no đủ rồi lấy một cái ghế nhỏ ngồi trước Tăng muốn được nghe pháp, Thượng tọa thuyết pháp rồi cùng chư tăng đứng dậy ra về. Thường pháp của Phật là khi các Tỳ kheo thọ thỉnh thực xong trở về, Phật đều hỏi thăm ăn có no đủ không; lúc đó các Tỳ kheo đều đáp là no đủ, Phật bảo các Tỳ kheo: “Sau khi các thầy đi rồi, ta cầm chìa khóa đi kiểm tra phòng Tăng, thấy có một Tỳ kheo bịnh khổ không có ai chăm sóc nên đại tiểu tiện ngay trên giường. Các thầy đối xử với người bịnh như vậy là không đúng, vì sao các thầy lại không chăm sóc giúp đỡ và cung cấp cho nhau. Vào ở trong pháp ta, các thầy không có cha mẹ anh em, nếu các thầy không chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau thì ai sẽ chăm sóc giúp đỡ các thầy”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Từ nay nên chăm sóc cho người bịnh”. Trưởng lão Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Thế tôn, ai nên chăm sóc cho người bịnh?”, Phật nói: “Hòa thượng, A-xà-lê và đồng Hòa thượng, đồng A-xà-lê; nếu không có bốn người này thì Tăng nên cung cấp, nếu Tăng không cung cấp thì phạm Đột-kiết-la; nếu Tăng sai làm người khán bịnh mà không chịu làm thì phạm Đột-kiết-la. Từ nay kết pháp cho Tỳ kheo khán bịnh”.

Pháp của-Tỳ kheo khán bịnh là nên tùy theo ý muốn của người bịnh cần gì, tùy thời đến thăm hỏi bịnh tình của người bịnh. Biết được bịnh tình rồi thì nên đến hỏi thầy thuốc hoặc Tỳ kheo biết bịnh để biết người bịnh nên uống thuốc gì. Nếu thầy thuốc bảo nên uống thuốc đó thì qua ngày mai nên đến trong nhà bếp của Tăng xem nấu món gì, nếu thấy thức ăn hợp với bịnh thì nên lấy mang đến cho người bịnh ăn; nếu thấy thức ăn không hợp với bịnh thì nên xin Tăng cung cấp cho người bịnh. Nếu xin không được thì nên đến chỗ Tỳ kheo có đức để xin; nếu xin cũng không được thì nên đến chỗ Tỳ kheo quen biết để xin; nếu xin cũng không được thì trong số y vật của-Tỳ kheo bịnh, Tỳ kheo khán bịnh nên chừa lại sáu vật, lấy các khinh vật khác bán để mua những vật cần dùng cung cấp cho người bịnh. Nếu cũng không được thì nên lấy trọng vật đem bán để mau những vật cần dùng cung cấp cho người bịnh. Nếu cũng không được thì người khán bịnh nên tùy sức của mình mà cung cấp, nếu mình không có thì nên đến xin người thân quen, nếu không có ai thân quen thì nên đi khất thực, được thức ăn ngon cung cấp cho người bịnh. Tỳ kheo khán bịnh nên tùy thời nói pháp cho người bịnh nghe hiểu là đạo hay phi đạo để khai phát trí tuệ cho người bịnh. Nếu người bịnh là Tỳ kheo A-lan-nhã thì nên hiện tiền khen ngợi pháp Alan-nhã; nếu người bịnh thích học kinh thì nên hiện tiền khen ngợi việc học kinh; nếu người bịnh thích học Tỳ-ni thì nên hiện tiền khen ngợi việc học Tỳ-ni; nếu người bịnh là pháp sư thì nên hiện tiền khen ngợi A-tỳ-đàm; nếu người bịnh là người thích làm việc chúng thì nên hiện tiền khen ngợi hạnh này; nếu người bịnh là người có đức độ được nhiều người biết đến thì nên hỏi về tướng của các vị sơ địa, nhị địa, tam địa, tứ địa hoặc quả Tu-đà-hoàn cho đến quả A-la-hán. Nếu người bịnh qua đời thì người khán bịnh nên tùy theo công đức của người bịnh mà cúng dường cho hoàn mãn. Trong các y vật của người chết để lại, y dơ nên giặt sạch đem phơi rồi xếp lại, sau đó mang đến trong Tăng bạch rằng: “Tỳ kheo tên ………. đã qua đời, đây là y Tăng-già-lê, y Uất-đa-la-tăng, y An-đà-hội, bát, đãy lượt nước, Ni-sư-đàn… đều là các vật dụng của-Tỳ kheo chết để lại, vị ấy đã được cảnh giới thù thắng”.

Phật nói: “Có ba loại người bịnh:

Một là loại người bịnh được thức ăn thức uống hợp với bịnh hoặc không được, được uống thuốc hợp với bịnh hoặc không được, được người khán bịnh tùy ý hoặc không được, không thể lành bịnh.

Hai là loại người bịnh được thức ăn thức uống… cho đến được người khán bịnh tùy ý hoặc không được, bịnh được lành.

Ba là loại người bịnh nếu được thức ăn thức uống hợp với bịnh thì lạnh, nếu không được thì chết; được uống thuốc hớp với bịnh thì lành, không được thì chết; được người khán bịnh tùy ý thì lành, không được thì chết. Cho nên người bịnh nên nghe lời của người khán bịnh, người khán bịnh nên đối với ba loại người bịnh trên chăm sóc cho tốt”.

– Có năm pháp người bịnh khó chăm sóc:

Một là khó tánh không thể cùng nói chuyện.

Hai là người khán bịnh nói gì đều không tin không nghe.

Ba là đối với thức ăn hợp với bịnh (không chịu ăn)và thức ăn không hợp với bịnh (đòi ăn), không biết tự tiết lượng.

Bốn là không chịu uống thuốc.

Năm là không thể tự giữ tiết lượng.

– Có năm pháp ngược vớ năm pháp trên, người bịnh dễ chăm sóc:

Một là không khó tánh dễ cùng nói chuyện.

Hai là người khán bịnh nói gì đều tin nghe theo.

Ba là đối với thức ăn hợp với bịnh (chịu ăn)và thức ăn không hợp với bịnh (không ăn), biết tự tiết lượng.

Bốn là chịu uống thuốc.

Năm là có thể tự giữ tiết lượng.

– Có năm pháp người khán bịnh không thể chăm sóc người bịnh tốt:

Một là khó tánh không thể cùng nói chuyện.

Hai là người bịnh nói gì đều không tin không nghe.

Ba là không biết rõ thức ăn nào hợp với bịnh và thức ăn nào không hợp với bịnh.

Bốn là không thể vì người bịnh mà cầu xin người khác giúp đỡ hay xin thuốc.

Năm là không biết nhẫn nại.

– Có năm pháp ngước với năm pháp trên, người khán bịnh có thể cham sóc tốt cho người bịnh:

Một là không khó tánh dễ cùng nói chuyện.

Hai là người bịnh nói gì đều tin nghe theo.

Ba là biết rõ thức ăn nào hợp với bịnh và thức ăn nào không hợp với bịnh.

Bốn là có thể vì người bịnh cầu xin người khác giúp đỡ hay xin thuốc.

Năm là biết nhẫn nại.

– Lại có năm pháp người bịnh khiến người khán bịnh khó chăm sóc:

Một là khó tánh không thể cùng nói chuyện.

Hai là không nhận biết bịnh khởi diệt vô thường.

Ba là khi thân phát bịnh đau khổ không vui, không chịu đựng được.

Bốn là mọi việc thích ỷ lại người khác, một việc nhỏ cũng không thể tự làm.

Năm là không quán chiếu sự khởi diệt trong thọ ấm: Đây là sắc ấm, đây là sự tập khởi của sắc ấm, đây là sự diệt tận của sắc ấm. Thọ, tưởng hành thức cũng như vậy.

– Có năm pháp ngược với năm pháp trên, người bịnh khiến người khán bịnh dễ chăm sóc:

Một là không khó tánh dễ cùng nói chuyện.

Hai là nhận biết bịnh khởi diệt vô thường.

Ba là khi thân phát bịnh tuy đau khổ không vui nhưng chịu đựng được.

Bốn là mọi việc không thích ỷ lại người khác, việc gì làm được thì tự làm lấy.

Năm là có thể quán chiếu sự khởi diệt trong thọ ấm: Đây là sắc ấm, đây là sự tập khởi của sắc ấm, đây là sự diệt tận của sắc ấm. Thọ, tưởng hành thức cũng như vậy.

– Lại có năm pháp người khán bịnh không thể chăm sóc người bịnh tốt:

Một là khó tánh không thể cùng nói chuyện.

Hai là nhờm gớm người bịnh khi đại tiểu tiện khạc nhổ trong bô, khi đem đổ tâm không vui.

Ba là vì tài vật, y thực mà chăm sóc.

Bốn là không thể quán chiếu sự khởi diệt trong thọ ấm: Đây là sắc ấm… giống như đoạn văn trên.

Năm là không thể tùy thời đến nói pháp cho người bịnh nghe là đạo hay là phi đạo, không thể khai phát trí tuệ cho người bịnh.

Phật bảo các Tỳ kheo: “Nếu có Tỳ kheo sai Tỳ kheo làm sứ giả đem y của người chết cho Tỳ kheo khác, bổn chủ khi còn sống không có hứa cho người đó mà lấy đem cho thì người lấy gọi là ác thủ (bất tịnh lấy), người thọ gọi là ác thọ (bất tịnh thọ). Ngược lại nếu bổn chủ khi còn sống đã hứa cho người đó nay lấy đem cho thì người lấy gọi là hảo thủ (thanh tịnh lấy), người thọ gọi là hảo thọ (thanh tịnh thọ).

Nếu có Tỳ kheo sai Tỳ kheo làm sứ giả đem y của người chết cho Tỳ kheo khác, bổn chủ khi còn sống đã hứa cho người này y mà lại lấy đem cho người kia thì người lấy gọi là ác thủ (bất tịnh thọ), người thọ gọi là ác thọ (bất tịnh thọ). Ngược lại nếu bổn chủ khi còn sống đã hứa cho người nào y thì nay lấy đem cho người đó thì người lấy gọi là hảo thủ (thanh tịnh lấy), người thọ gọi là hảo thọ (thanh tịnh thọ).