THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 12

V. CHÍN MƯƠI PHÁP BA DẬT ĐỀ (Tiếp Theo)

25. Giới Hẹn Với Tỳ Kheo Ni Đi Chung Thuyền

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Lục quần Tỳ kheo hẹn với Tỳ kheo ni Trợ Đề-bà-đạt-đa đi chung thuyền rồi nói cười đùa giỡn và làm việc bất tịnh khiến cho cư sĩ ở hai bên bờ nhìn thấy nói với nhau rằng: “Các vị hãy nhìn xem, vị ni đó là vợ hay là người tư thông, ắt là cùng nhau làm việc dâm dục”. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Tỳ kheo: “Các thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại hẹn với Tỳ kheo ni đi chung thuyền”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo hẹn với Tỳ kheo ni đi chung thuyền thì phạm Badật-đề.

Tướng phạm trong giới này là nếu một Tỳ kheo hẹn một Tỳ kheo ni đi chung một thuyền thì phạm Ba-dật-đề; nếu hẹn cùng hai, ba, bốn Tỳ kheo ni đi chung một thuyền thì phạm bốn Ba-dật-đề. Nếu hai Tỳ kheohẹn với hai Tỳ kheo ni đi chung một thuyền thì phạm hai Ba-dậtđề; nếu hẹn với bốn, ba, một Tỳ kheo ni đi chung một thuyền thì phạm một Ba-dật-đề. Nếu ba-tỳ kheo hẹn với ba-Tỳ kheo ni đi chung một thuyền thì phạm Ba-dật-đề; nếu hẹn với bốn, hai, một Tỳ kheo ni đi chung một thuyền thì phạm một Ba-dật-đề. Nếu bốn Tỳ kheo hẹn với bốn Tỳ kheo ni đi chung một thuyền thì phạm bốn Ba-dật-đề; nếu hẹn với một, hai, ba-Tỳ kheo ni đi chung một thuyền thì phạm Ba-dật-đề.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có các Tỳ kheo ni từ nước Kiều-tát-la du hành đến nước Xá-vệ tới bên bờ sông đợi thuyền; lúc đó cũng có các Tỳ kheo từ nước Kiều-tát-la đến nước Xá-vệ cũng đến bên bờ sông đợi thuyền. Khi thuyền đến các Tỳ kheo vội lên thuyền, các Tỳ kheo ni cũng muốn lên thuyền thì các Tỳ kheo nói: “Các cô chớ lên, vì sao, vì Phật đã kết giới không được cùng Tỳ kheo ni đi chung thuyền”, các Tỳ kheo ni nói: “Nếu vậy thì các Đại-đức qua bờ kia trước”. Không ngờ thuyền này qua bờ kia rồi thì không trở qua lại, các Tỳ kheo ni đành phải ngủ lại bên bờ này, đêm đến có giặc cướp đoạt hết y bát khiến các Tỳ kheo ni phải lỏa hình. Các Tỳ kheo này đến nước Xá-vệ đảnh lễ Phật rồi ngồi một bên… giống như giới trên cho đến câu Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng khen ngợi giới và người trì giới rồi bảo các Tỳ kheo: “Từ nay giới này nên nói lại như sau:

Nếu Tỳ kheo hẹn với Tỳ kheo ni đi chung thuyền ngược dòng hay xuôi dòng thì phạm Ba-dật-đề, trừ nhân duyên đi thẳng qua bờ kia.

Tướng phạm trong giới này là nếu một Tỳ kheo hẹn với một Tỳ kheo ni đi chung thuyền ngược dòng (xuôi dòng) từ tụ lạc này đến tụ lạc khác thì phạm Ba-dật-đề; nếu giữa đường trở về thì phạm Đột-kiếtla; nếu không có tụ lạc đi đến chỗ vắng vẻ cho đến một Câu-lô-xa thì phạm Ba-dật-đề; nếu giữa đường trở về thì phạm Đột-kiết-la. Không phạm là không hẹn với nhau hay đi thẳng qua bờ kia hay muốn đi thẳng qua bờ kia nhưng bị nước cuốn trôi hay đi thẳng qua bờ kia nhưng lỏ rơi xuống nước hay bị trôi mất vật dụng nên lên thuyền xuống thuyền thì không phạm.

26. Giới Cho Tỳ Kheo Ni Không Phải Bà Con Y

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó các Tỳ kheo ở chỗ khuất chia y, trong đó có một Tỳ kheo là cựu tri thức của-Tỳ kheo ni Thâu la-Nan-đà, thường cùng nói chuyện thân thiết. Khi Tỳ kheo này từ chỗ chia y đi ra, Thâu la-Nan-đà thấy liền hỏi: “Y mà thầy được chia như thế nào?” Đáp là tốt, Thâu la-Nan-đà xem rồi khen là tốt, Tỳ kheo hỏi: “Cô cần y này phải không?” Đáp: “Cho dù cần nhưng tôi là người nữ bạc phước thì từ đâu mà có được chứ”, Tỳ kheo suy nghĩ: “Tỳ kheo ni này nói lời quyết định xin, làm sao không cho được”, nghĩ rồi liền đem y cho Thâu la-Nan-đà. Lúc đó vào cuối mùa hạ, Phật du hành các nước, các Tỳ kheo đều đắp y mới chỉ có Tỳ kheo này đắp y cũ, Phật liền hỏi nguyên do, Tỳ kheo này đem việc trên bạch Phật, Phật hỏi A-nan: “Tỳ kheo này đem y cho Tỳ kheo ni không phải là bà con phải không?” Đáp là thật đã cho, Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng quở trách Tỳ kheo này: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại đem y cho Tỳ kheo ni không phải là bà con, vì sao, vì Tỳ kheo ni không phải là bà con thì không thể hỏi y đủ hay không đủ, có nữa hay không có nữa, được cho liền lấy; ngược lại nếu là bà con thì có thể hỏi y đủ hay không, có nữa hay không có nữa, đã không thể tự cho hà huống là theo xin”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau: Nếu Tỳ kheo đem y cho Tỳ kheo ni không phải là bà con thì phạm Ba-dật-đề.

Bà con là mẹ, chị, em, con cái cho đến nhân duyên bảy đời với nhau; khác với trên thì không phải là bà con. Vải (y) là bao gồm vải gai, vải sô-ma, kiều-xà-na, kiếp-bối …

Tướng phạm trong giới này là Tỳ kheo nếu có Tỳ kheo ni không phải là bà con mà tưởng là bà con đem y cho thì phạm Ba-dật-đề; nếu Tỳ kheo ni không phải là bà con mà tưởng là Tỳ kheo, Thức-xoa-mana, Sa di, Sa-di-ni, xuất gia, xuất gia ni đem y cho cũng phạm Ba-dậtđề. Nếu Tỳ kheo ni không phải là bà con khởi nghi không biết có phải là bà con hay không mà đem y cho thì phạm Ba-dật-đề; nếu Tỳ kheo ni không phải là bà con khởi nghi không biết có phải là Tỳ kheo hay không, hoặc là Thức-xoa-ma-na hoặc là Sa di, Sa-di-ni, xuất gia, hay là xuất gia ni mà đem y cho đều phạm Ba-dật-đề.

Nếu Tỳ kheo có Tỳ kheo ni không phải là bà con tưởng không phải là bà con mà đem y cho thì phạm Đột-kiết-la; nếu Tỳ kheo ni không phải là bà con mà tưởng là Tỳ kheo, Thức-xoa-ma-na, Sa di, Sa-di-ni, xuất gia, xuất gia ni đem y cho cũng phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ kheo ni là bà con khởi nghi không biết có phải là bà con hay không mà đem y cho thì phạm Đột-kiết-la; nếu Tỳ kheo ni là bà con khởi nghi không biết có phải là Tỳ kheo hay không hoặc là Thức-xoa-ma-na hay Sa di, Sa-dini, xuất gia, xuất gia ni mà đem y cho đều phạm Đột-kiết-la.

Nếu Tỳ kheo có Tỳ kheo ni là bà con, tưởng là bà con hay nghi; hoặc có Tỳ kheo ni không phải là bà con tưởng không phải là bà con và nghi mà đem y bất tịnh cho bao gồm các loại y bằng lông lạc đà, lông dê, lông xen tạp… đều phạm Đột-kiết-la.

27. Giới May Y Cho Tỳ Kheo Ni Không Phải Bà Con

Phật tại nước Xá-vệ, Tỳ kheo Ca-lưu-đà-di cùng Tỳ kheo ni Quậtđa vốn quen biết nhau nên thường cùng nói chuyện thân thiết. Lúc đó Tỳ kheo ni Quật-đa có y cắt rọc cần may nên đến nói với Ca-lưu-đà-di: “Thầy có thể cắt rọc may y này giùm tôi được không?” Đáp: “Hãy để đó”, Quật-đa liền để đó rồi đi, Ca-lưu-đà-di liền cắt rọc may thành y xong rồi ở phía sau y thêu hình tượng nam nữ ôm nhau, khi Quật-đa đến hỏi may xong chưa liền đưa y cho Quật-đa rồi nói: “Hãy mang về chùa rồi mới giỡ ra xem”. Quật-đa mang về chùa đem khoe với các Tỳ kheo ni: “Các cô hãy xem thầy tôi may y cho tôi có đẹp không?”, các Tỳ kheo ni hỏi là ai đã may, đáp là Đại-đức Ca-lưu-đà-di. Khi các Tỳ kheo ni giỡ ra xem thì thấy phía sau có thêu hình tượng nam nữ ôm nhau, một Tỳ kheo ni trẻ tuổi tánh bỡn cợt thấy rồi liền nói: “Y này may thật đẹp, nếu không phải là Ca-lưu-đà-di thì còn ai có thể may được y này”, lúc đó các Trưởng lão Tỳ kheo ni ưa thích trì giới liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại cố ý làm nhơ y của-Tỳ kheo ni”. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Ca-lưu-đà-di: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại cố ý làm nhơ y của-Tỳ kheo ni”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo may y cho Tỳ kheo ni không phải là bà con thì phạm Ba-dật-đề.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo may y cho Tỳ kheo ni không phải là bà con, tùy trong mỗi mỗi việc đều phạm Ba-dật-đề; giặt, nhuộm, cắt rọc may thành y thì mỗi mũi kim đều phạm Ba-dật-đề; xỏ kim, may đường viền thì phạm Đột-kiết-la. Nếu may y cho Tỳ kheo ni là bà con thì không phạm.

28. Giới Một Mình Ngồi Ở Chỗ Khuất Với Tỳ Kheo Ni

Phật ở nước Xá-vệ, Tỳ kheo Ca-lưu-đà-di vốn có quen biết với Tỳ kheo ni Quật-đa nên thường cùng nói chuyện thân thiết. Lúc đó Calưu-đà-di đến chỗ Quật-đa một mình ngồi ở chỗ khuất nói chuyện với Quật-đa, có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Ca-lưu-đà-di: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại một mình ngồi ở chỗ khuất với Tỳ kheo ni”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo một mình ngồi ở chỗ khuất với Tỳ kheo ni thì phạm Ba-dật-đề.

Một mình ngồi với Tỳ kheo ni là chỉ có hai người, không có người thứ ba. Chỗ khuất là chỗ có vách ngăn hoặc màn ngăn.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo một mình ngồi ở chỗ khuất với Tỳ kheo ni thì phạm Ba-dật-đề, đứng dậy rồi ngồi trở lại cũng phạm Ba-dật-đề, tùy ngồi bao nhiêu thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu.

29. Giới Một Mình Ngồi Ở Chỗ Vắng Vẻ Với Người Nữ

Phật tại nước Xá-vệ, Ca-lưu-đà-di vốn có quen biết với vợ của cư sĩ là Quật-đa nên thường cùng lui tới nói chuyện thân thiết. Lúc đó Calưu-đà-di đến nhà của vợ cư sĩ một mình cùng với người vợ này ngồi ở chỗ vắng vẻ nói chuyện, các bạch y nhìn thấy nói với nhau: “Các vị hãy nhìn xem người nữ đó là vợ của-Tỳ kheo hay là người tư thông, ắt là cùng nhau làm việc dâm”. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Ca-lưu-đà-di: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại một mình cùng người nữ ngồi ở chỗ vắng vẻ”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo một mình ngồi ở chỗ vắng vẻ với người nữ thì phạm Ba-dật-đề.

Người nữ là người còn sống, lớn hay nhỏ, có gia đình hay chưa có gia đình, có thể cùng hành dâm. Một mình cùng người nữ là chỉ có hai người, không có người thứ ba. Chỗ vắng vẻ là chỗ không có vách ngăn.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo một mình ngồi ở chỗ vắng vẻ với người nữ thì phạm Ba-dật-đề; đứng dậy rồi ngồi trở lại, tùy ngồi bao nhiêu phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu. Nếu ngồi cách nhau nửa tầm cho đến một tầm đều phạm Ba-dật-đề; cách nhau một tầm rưỡi thì phạm Đột-kiết-la. Không phạm là cách nhau hai tầm trở lên.

30. Giới Ăn Thức Ăn Do Tỳ Kheo Ni Khen Ngợi

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có cư sĩ thỉnh bốn đại đệ tử của Phật là Đại Ca diếp, Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiền-liên và A-na-luật ngày mai đến nhà thọ thực, bốn vị đều im lặng nhận lời. Cư sĩ biết bốn vị đã nhận lời liền đảnh lễ hữu nhiễu rồi trở về nhà, suốt đêm lo liệu các món ăn để sáng mai cúng dường. Tỳ kheo ni Thâu la-Nan-đà vốn có qua lại nhà này, vào sáng sớm đắp y mang bát đến nhà cư sĩ thấy đã lo liệu xong các món ăn ngon liền hỏi vợ của cư sĩ: “Hôm nay làm các món ăn ngon như thế có phải là để cúng dường các Tỳ kheo phải không?” Đáp là phải, lại hỏi là thỉnh ai, đáp: “Thỉnh bốn vị Đại Ca diếp, Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiền-liên và A-na-luật”, Thâu la-Nan-đà nói: “Thỉnh các Tỳ kheo nhỏ này làm chi, nếu hỏi tôi thì tôi sẽ thỉnh giùm các Tỳ kheo đại long”, cư sĩ hỏi: “Ai là đại long?” Đáp: “Đó là Đại-đức Đề-bà-đạt-đa, Già-ly-kiền-đà, Đạt-đa, Tam-văn-đạt-đa, Ca-lưu-lô-đề-xá”. Khi Thâu la-Nan-đà nói chuyện với vợ cư sĩ, Đại Ca diếp nghe rồi liền suy nghĩ: “Nếu chúng ta không vào thì Tỳ kheo ni này sẽ mắc đại tội”, nghĩ rồi liền đằng hắng, Thâu la-Nan-đà nghe tiếng liền im lặng, quay mặt lại thấy Đại Ca diếp liền nói với vợ cư sĩ: “Cô thỉnh các vị này là đại long”, vợ cư sĩ hỏi: “Ai là đại long?” Đáp: “Chính là Đại Ca diếp, Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiền-liên và A-na-luật”. Lúc đó cư sĩ ở phía sau nghe Tỳ kheo ni nói hai lời như vậy liền nói với Tỳ kheo ni rằng: “Cô là Tỳ kheo ni xấu xa, một đầu mà hai lưỡi, hồi nãy nói là Tỳ kheo nhỏ bây giờ lại nói là đại long. Nếu lần sau còn vào nhà ta nữa thì ta sẽ như pháp giặc mà trị”, nói rồi quay sang nói với vợ: “Bà nếu còn giao thiệp với Tỳ kheo ni này thì tôi sẽ nói với mọi người bà không phải là vợ tôi nữa, tôi sẽ bỏ bà đấy”. Lúc đó cư sĩ thỉnh các Tỳ kheo ngồi trên tọa cụ tạp sắc, tự tay dâng nước vá các món ăn ngon cho các Tỳ kheo được ăn no đủ xong rồi mới ngồi trước các Tỳ kheo nghe pháp, Đại Ca diếp thuyết pháp rồi cùng các Tỳ kheo đứng dậy ra về. Về đến chỗ Phật đảnh lễ rồi cùng đứng một bên mĩm cười, Phật liền hỏi nguyên do, Đại Ca diếp bạch Phật: “Thế tôn, hôm nay chúng con bị Tỳ kheo ni Thâu la-Nan-đà chê cười là Tỳ kheo nhỏ, sau đó lại nói là đại long”, nói rồi liền đem sự việc trên bạch Phật. Phật hỏi A-nan: “Có các Tỳ kheo ăn thức ăn do Tỳ kheo ni làm nhơn duyên phải không?”, đáp là quả có như vậy, Phật do việc này nhóm Tỳ kheo tăng quở trách rằng: “Tại sao gọi là Tỳ kheo biết Tỳ kheo ni làm nhân duyên được thức ăn liần ăn”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo biết Tỳ kheo ni làm nhân duyên khen ngợi được thức ăn mà liền ăn thì phạm Ba-dật-đề.

Biết là tự biết hay từ người khác biết hay Tỳ kheo ni tự nói. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo ni đến nói với vợ cư sĩ: “Nên thỉnh Tỳ kheo”, hỏi nên thỉnh ai, đáp: “Nên thỉnh Tỳ kheo tên ……….”, cư sĩ vâng lời, Tỳ kheo ni liền bảo lo liệu các món ăn ngon, nếu Tỳ kheo ăn các món ăn này thì phạm Ba-dật-đề. Như thế cho đến Tỳ kheo ni bảo làm các món ăn khác như canh đậu, các loại thịt…, Tỳ kheo nếu ăn đều phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo ni bảo bỏ thêm gừng vào trong thức ăn, Tỳ kheo ăn thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ kheo ni đến bảo vợ cư sĩ nên thỉnh Tỳ kheo, vợ cư sĩ nói đã thỉnh trước rồi, lại hỏi nấu cơm gì. Đáp là cơm thịt nai, liền bảo nấu cơm gạo ngon; nếu Tỳ kheo ăn thì phạm Ba-dật-đề. Hoặc hỏi nấu canh gì, đáp là canh đậu phù lăng già, liền bảo nấu canh đậu tươi; nếu Tỳ kheo ăn thì phạm Ba-dật-đề. Như thế cho đến hỏi làm thức ăn gì, đáp là làm thịt bò, liền bảo chớ làm thịt bò nên làm thịt chim trĩ…, Tỳ kheo ăn thì phạm Ba-dật-đề; nếu Tỳ kheo ni bảo thêm chút gừng vào thức ăn, Tỳ kheo ăn thì phạm Đột-kiết-la.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có cư sĩ vốn muốn thiết trai cúng dường Phật và tăng nhưng thời thế đang lúc mất mùa đói kém, nhà cư sĩ cũng không giàu có chỉ có ít ruộng vườn và người làm. Mùa hạ sắp trôi qua, cư sĩ buồn rầu nói: “Ta vốn muốn thiết trai cúng dường… giống như đoạn văn trên cho đến câu mùa hạ sắp trôi qua, không lẽ khiến cho phước đức của ta trống không. Nếu không thể thỉnh hết tăng thì nên ở trong tăng thỉnh vài vị”, nghĩ rồi liền đến trong Kỳ hoàn đánh kiền chùy, các Tỳ kheo hỏi nguyên do, cư sĩ đáp là muốn thỉnh vài vị Tỳ kheo ngày mai đến nhà thọ thực, các Tỳ kheo nhận lời. Cư sĩ thỉnh Tăng rồi lại có việc gấp phải đi nên dặn vợ ở nhà lo liệu các món ăn cúng dường cho vài vị Tỳ kheo, người vợ cũng là người tin ưa phước đức, sau khi nghe chồng dặn liền lo liệu các món ăn ngon xong rồi nhưng lại không có người nhờ đến thỉnh các Tỳ kheo. Vừa lúc đó có Tỳ kheo ni vào trong nhà này thấy đã lo liệu xong các món ăn ngon liền hỏi: “Thỉnh Tỳ kheo cúng dường phải không?” Vợ cư sĩ đáp: “Tôi đã làm xong các món ăn rồi nhưng lại không có người nhờ đến thỉnh các Tỳ kheo, cô có thể đến thỉnh giùm các Tỳ kheo được không và cô cũng thọ thực ở đây luôn”, Tỳ kheo ni nhận lời rồi liền ra khỏi thành thì thấy các Tỳ kheo đều đã y bát trang nghiêm đang đứng đợi người đến thỉnh, cô liền đến nói với các Tỳ kheo: “Nhà cư sĩ tên ……….. đã lo liệu xong bữa cơm cúng dường, xin các thầy tự biết thời”. Lúc đó các Tỳ kheo suy nghĩ: “Phật kết giới nếu thức ăn do Tỳ kheo ni làm nhân duyên thì không nên ăn, nay sứ đến thỉnh là Tỳ kheo ni thì ắt Tỳ kheo ni này làm nhân duyên”, nghĩ rồi liền không đến nhà thỉnh thực nên ngày đó các Tỳ kheo phải đoạn thực. Khi cư sĩ trở về liền hỏi vợ: “Bà có thỉnh các Tỳ kheo không, cúng dường có tốt không”, đáp: “Như lời ông dặn tôi đã lo liệu xong các món ăn ngon rồi nhờ Tỳ kheo ni đến thỉnh các Tỳ kheo, nhưng không hiểu sao các Tỳ kheo không đến làm sao cúng dường”, cư sĩ nghe rồi liền nổi giận: “Nếu các Tỳ kheo không thọ thỉnh thực thì tại sao lại nhận lời thỉnh của ta. Các Tỳ kheo không biết thời thế lúc này mất mùa đói kém, thức ăn khó được, vợ con trong nhà còn thiếu cơm ăn huống chi là cho người khác hay sao”. Lúc đó cư sĩ không nhẫn được sân nên vào trong Kỳ hoàn thấy các Tỳ kheo liền nói: “Các thầy không thọ thỉnh thực thì tại sao lại nhận lời tôi thỉnh, thầy há không biết… giống như đoạn văn trên cho đến câu huống chi là cho người hay sao?” Các Tỳ kheo nói: “Thí chủ chớ ưu sầu, vì Phật đã kết giới không cho chúng tôi ăn thức ăn do Tỳ kheo ni làm nhân duyên, nay sứ đến thỉnh là Tỳ kheo ni nên chúng tôi cho là do Tỳ kheo ni làm nhân duyên nên không đến thọ thỉnh thực, do nhân duyên này nên chúng tôi đã đoạn thực”, cư sĩ nghe nói các Tỳ kheo đoạn thực nên hết sân liền nói với các Tỳ kheo: “Tôi vốn có tâm muốn thiết trai cúng dường Phật và Tăng… giống như đoạn văn trên cho đến câu mùa hạ sắp qua, tôi không muốn phước đức trống không, do khả năng không thể thỉnh hết Phật và Tăng nên chỉ thỉnh vài vị đến nhà tôi thọ thực. Đây là do tôi phát tâm không phải do Tỳ kheo ni làm nhân duyên, xin các vị ngày mai đến ăn thức ăn nguội”. Các Tỳ kheo không biết làm sao liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng đủ lời khen ngợi giới và người trì giới rồi bảo các Tỳ kheo: Từ nay giới này nên nói lại như sau:

Nếu Tỳ kheo biết Tỳ kheo ni làm nhân duyên khen ngợi được thức ăn mà liền ăn thì phạm Ba-dật-đề, trừ đàn việt thỉnh trước.

Đàn việt thỉnh trước là đàn việt trước tự phát tâm muốn thỉnh Tỳ kheo tăng. Trường hợp không phạm là nếu Tỳ kheo ni đến bảo vợ cư sĩ nên thỉnh Tỳ kheo , đáp là đã thỉnh trước rồi, lại bảo nên nấu cơm gạo ngon… giống như những trường hợp ở trong đoạn văn trên, chỉ khác là nếu do gia đình vì Tỳ kheo làm và trước đã vì Tỳ kheo mà làm thì Tỳ kheo ăn không phạm.

31. Giới Thường Thường Ăn

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có một cư sĩ do nhân duyên vô thường nên mất hết ruộng vườn, nhà cửa nhân dân chỉ còn một đức con sống sót. Người con này nghe nói cúng cơm cho Phật và Tăng được sanh lên cõi trời Đao lợi nên phát nguyện sẽ cúng cơm cho Phật và Tăng, phát nguyện rồi suy nghĩ: “Ta nay không có gì cả, ta nên làm thuê muớn kiếm tiền”. Lúc đó trong nước Xá-vệ có một cư sĩ rất giàu có với nhiều ruộng vườn, người làm và vàng bạc châu báu, đủ các phước đức, oai tướng thành tựu. Đồng tử này đến chỗ cư sĩ xin làm thuê mướn, cư sĩ hỏi: “Ngươi có thể làm được những gì?” Đáp: “Tôi có thể đọc sách, tính toán, biết coi tướng vàng bạc, tướng lông, tướng tơ lụa, tướng châu báu, có thể trông coi cửa hàng …”, cư sĩ hỏi: “Làm một năm ngươi muốn được bao nhiêu tiền?” Đáp: “Một ngàn tiền vàng”, cư sĩ nói: “Người còn trẻ tuổi không biết, nay thời thế mất mùa đói kém thức ăn khó được huống chi là đòi giá cao như thế”, đồng tử nói: “Tôi biết làm nhiều việc có thể kiếm được số tiền như thế”. Sau khi cùng nhau thương lượng, cư sĩ quyết định trả cho năm trăm tiền vàng, đồng tử nói: “Tôi vốn muốn có nhiều tiền, vì gấp nên chịu làm cho ông, ông giao ước với tôi là hết một năm thì giao tiền cho tôi một lần ”, cư sĩ nghe rồi suy nghĩ: “Ta có được người làm xong mới đòi tiền”, nghĩ rồi liền nói với đồng tử: “Ngươi chớ lo, hết một năm ta sẽ giao tiền cho ngươi một lần ”. Cư sĩ sắp xếp cho trông coi cửa hàng, cửa hàng của cư sĩ trước đó vốn không có lãi nhiều nay bỗng được lãi gấp hai, gấp ba. Qua một tháng cư sĩ kiểm tra lại thì thấy cửa hàng được lãi gấp hai, ba liền suy nghĩ: “Nếu là ta trông coi cửa hàng thì với số hàng hóa này cũng không được lãi như thế này, ắt là người làm công này có nhiều phước đức, lãi này có được là nhờ đồng tử”. Cư sĩ liền đưa đến làm việc trong ruộng vườn, cũng giống như trước ruộng vườn thu hoạch rất tốt, lẫm lúa trước kia không đầy nay lại đầy gấp hai, ba; cư sĩ suy nghĩ: “Nếu ta làm việc trong ruộng vườn này cũng không thu hoạch nhiều như vậy, đồng tử này nhiều phước đức nên lẫm lúa của ta mới đầy gấp hai, ba như thế, lợi này có được là nhờ đồng tử”. Hết năm đồng tử đến chỗ cư sĩ lấy tiền công một lần nhưng cư sĩ sợ đồng tử lấy tiền rồi bỏ đi nên tránh mặt không muốn đưa tiền cho đồng tử. Vì cư sĩ tránh mặt không muốn đưa tiền nên đồng tử đến đòi tiền mãi, cư sĩ hỏi: “Ngươi đòi tiền gấp như vậy là muốn làm việc gì?” Đồng tử nói: “Tôi nghe nói cúng cơm cho Phật và Tăng sẽ được sanh lên cõi trời Đao lợi, mục đích tôi làm công một năm là kiếm tiền để cúng cơm cho Phật và Tăng để được sanh lên cõi trời Đao lợi”. Cư sĩ nghe rồi liền khởi tín tâm nghĩ rằng: “Đồng tử này suốt năm cần khổ là để làm việc thiện”, nghĩ rồi liền hỏi: “Muốn cúng cơm ở đâu?” Đáp là muốn cúng trong tinh xá Kỳ hoàn, cư sĩ muốn người tốt việc tốt vào nhà mình nên nói với đồng tử: “Ở trong Kỳ loàn thiếu nồi nêu… các vật dụng, củi đốt và người làm không bằng ở trong nhà ta, mọi thứ đếu đầy đủ, nếu có thiếu thứ gì ta sẽ giúp thêm cho, ngươi cứ thỉnh Phật và Tăng đến nhà ta”. Đồng tử nghe rồi liền rời khỏi nhà cư sĩ đi đến trong tinh xá Kỳ hoàn, lúc đó là vào xế trưa, Phật đang thuyết pháp cho vô số đại chúng vây quanh. Lúc đó đồng tử từ xa thấy Phật trong rừng cây, khéo nhiếp các căn thành tựu tịch diệt bậc nhất, thân Phật phát hào quang như chơn kim đoan chánh đặc thù khiến tâm người thanh tịnh. Đồng tử thấy rồi liền đến đảnh lễ Phật và ngồi một bên, Phật thuyết pháp cho đồng tử nghe được lợi hỉ rồi im lặng, đồng tử đứng dậy bạch Phật: “Cúi xin Thế tôn và chúng tăng ngày mai thọ con thỉnh thực”, Phật im lặng nhận lời, đồng tử biết Phật im lặng nhận lời liền đảnh lễ hữu nhiễu Phật rồi trở về nhà cư sĩ, suốt đêm đó lo liệu các món ăn ngon để cúng dường. Sáng sớm hôm đó ở nước Xá-vệ có tiết hội, các bạch y mang nhiều thịt heo và cơm khô cúng cho chúng tăng, các Tỳ kheo thọ nhiều nên đều no. Đồng tử lo liệu xong các món ăn, trải tòa ngồi xong liền đến bạch Phật đã đến giờ. Các Tỳ kheo đến nhà cư sĩ còn Phật bảo người nhận lấy thức ăn mang về, lúc đó đồng tử thấy chúng tăng đều đã an tọa liền tự tay sớt thức ăn vào trong bát của Thượng tòa, Thượng tòa nói nên sớt ít, Thượng tòa thứ hai cũng nói đừng sớt nhiều… cho đến tất cả chúng tăng đều nói như thế. Đồng tử thấy cơm canh và các món ăn đều không vơi bớt liền đến trước Thượng tòa hỏi: “Vì thương xót con nên các vị không ăn phải không, vì thời thế đang mất mùa đói kém hay vì con làm công cần khổ suốt một nămhay vì thức ăn không ngon mà các vị không ăn?” Thượng tòa trực tánh nói: “Chúng tôi không vì thương xót, cũng không vì thời thế đang đói kém, đồng tử làm công cần khổ một năm và cũng không vì thức ăn không ngon; chỉ vì hôm nay có tiết hội nên sáng sớm các bạch y mang đến cúng nhiều thức ăn, chúng tôi đã thọ rồi nên no, vì thế mới ăn ít”. Đồng tử nghe rồi ưu sầu thối tâm nghĩ rằng: “Ta làm thức ăn, chúng tăng không thọ đầy đủ ắt là không được sanh lên cõi trời Đao lợi”, nghĩ rồi liền rời khỏi nhà cư sĩ đến chỗ Phật kêu khóc, Phật hỏi nguyên do, đồng tử đem việc trên bạch Phật, Phật nói: “Con hãy trở về, tùy các Tỳ kheo ăn được bao nhiêu con vẫn được sanh lên cõi trời Đao lợi”, đồng tử nghe rồi hoan hỉ suy nghĩ: “Phật đã nói như thế thì ta nhất định sẽ được sanh lên cõi trời Đao lợi”, nghĩ rồi vội trở về dâng cúng thức ăn cho các Tỳ kheo tùy ý được no rồi ngồi trước Thượng tòa nghe pháp, Thượng tòa thuyết pháp rồi cùng các Tỳ kheo từ tòa đứng dậy đi. Xế trưa hôm đó, có các thương nhơn từ biển đến trong thành Xá-vệ muốn tìm mua thức ăn, nhưng do có hai nhân duyên nên tìm mua không được: Một là vì thời thế đang đói kém, Hai là vì thức ăn đúng giờ không có dư. Người tim mua thức ăn không được trở về nói với thương chủ là tìm mua không được, thương chủ nói: “Chúng ta ở trong đại hải nguy hiểm mà không thiếu thức ăn, nay đến được trong thành lớn lại lại không có thức ăn. Các vị hãy đi khắp nơi tìm kỹ lại một lần nữa xem tùy phương tiện tìm mua cho được thức ăn”. Khi đồng tử đến chỗ Phật kêu khóc, nhiều người thấy biết nên nói với các thương nhơn: “Nhà ……….. hôm nay làm nhiều thức ăn nhưng người thọ lại ăn ít, các vị tìm đến nhà đó ắt là còn có thức ăn”. Thương nhơn nghe rồi liền tìm đến nhà cư sĩ nói với người giữ cửa: “Hãy nói với chủ nhà có thương nhơn từ đại hải đến muốn được gặp”, người giữ cửa vào bạch cư sĩ, cư sĩ liền mời vào cùng nhau chào hỏi rồi hỏi thương nhơn đến vì việc gì, thương nhơn nói là vì cần thức ăn, cư sĩ nói: “Thức ăn đó là của đồng tử, không phải là của tôi”, thương nhơn nói với đồng tử là cần mua lại thức ăn, đồng tử nói: “Xin đừng nói đến tiền bạc, các vị có tất cả bao nhiêu người?” Thương nhơn nói là năm trăm người, đồng tử nói: “Hãy kêu hết đến đây”. Thương nhơn này liền trở về nói với vị thương chủ: “Đã tìm được thức ăn nhưng người chủ không đòi hỏi tiền”, thương chủ nói: “Chúng ta đang đói khát, dù đem vật quý để đổi cũng còn được huống chi là cho không”, nói rồi tất cả cùng đi đến nhà cư sĩ, chỉ chừa lại một người ở lại để giữ hàng hóa. Đồng tử mời các thương nhơn ngồi rồi dọn thức ăn lên mời họ tùy ý ăn được no đủ, đồng tử biết họ đã ăn xong liền thâu dọn chén bát rồi ngồi một bên. Lúc đó gần chỗ đồng tử có có bồn bằng đồng của nước Kiềutát-la , thương chủ liền bảo đồng tử mang cái bồn đó đến, đồng tử hỏi vì sao, thương chủ nói: “Cứ mang đến đây”, đồng tử liền mang đến trước chỗ thương chủ, thương chủ nói với các thương nhơn: “Chúng ta được thức ăn ngon nên báo đáp, tùy ý mỗi người hãy bỏ vào trong bồn này”. Lúc đó trong chéo áo của thương chủ có một hạt châu trị giá mười vạn kim tiền, ông liền lấy bỏ vào trong bồn, thương nhơn thứ hai cũng bỏ vào trong bồn hạt châu trị giá chín vạn kim tiền, lần lượt như thế cho đến hết năm trăm thương nhơn, mỗi người đều bỏ vào trong bồn một hạt châu như thế được đầy bồn rồi đưa cho đồng tử nói rằng: “Đây là chúng tôi biếu tặng cậu, cậu tùy ý lấy dùng”, đồng tử nói: “Tôi biếu cho các vị thức ăn chứ không lấy tiền”, các thương nhơn nói: “Chúng ta cũng biếu tặng cậu chứ không phải trả tiền thức ăn, tiền thức ăn đâu có bao nhiêu còn mỗi hạt châu này trị giá rất nhiều tiền”, đồng tử suy nghĩ: “Nếu mình nhận vật biếu này thì sẽ không được sanh lên cõi trời Đao lợi”, nghĩ rồi liền nói với các thương nhơn: “Xin chờ một chút, đợi tôi đến hỏi ý kiến của Phật”, thương chủ nói tùy ý. Đồng tử ra khỏi thành đến chỗ Phật đảnh lễ rồi đứng một bên, đem việc trên bạch Phật, Phật nói: “Cứ nhận, chắc chắn sẽ sanh lên cõi trời Đao lợi, vì đây là hoa báo, quả báo ở sau”, đồng tử suy nghĩ: “Phật không có nói sai, chắc chắn ta sẽ sanh lên cõi trời Đao lợi”, nghĩ rồi trở về đến chỗ các thương nhơn nhận lấy châu báu, đồng tử bỗng nhiên trở thành đại phú gia, được gọi là cư sĩ Hốt nhiên. Vị cư sĩ mướn đồng tử này làm công vốn giàu có, đầy đủ phước đức, oai đức thành tựu, mọi việc đều đầy đủ chỉ không có con trai, ông có cô con gái đoan trang xinh đẹp nên suy nghĩ: “Đồng tử này dòng họ không kém ta, chỉ có nghèo thiếu nhưng nay bỗng được tài bảo đến nhà ta cũng chẳng bằng, ta hãy đem con gái gả cho nó”, nghĩ rồi bàn với vợ, người vợ cũng đồng ý, cư sĩ liền đem con gái gả cho đồng tử. Như kệ nói:

“Tích tụ đều tiêu tán,
Cao ngất ắt rơi rớt,
Hội họp ắt biệt ly,
Có mạng đều phải chết”.

 

Không bao lâu sau cư sĩ qua đời, vua Ba-tư-nặc nghe tin liền hỏi: “Cư sĩ này có con trai không?” Đáp: “Không có, huynh đệ cũng không”, lại hỏi: “Ai liệu lý nhà đó?” Đáp: “Có con rễ lành tốt, nhiều phước đức liệu lý nhà đó”, vua liền bảo đem tài sản đó giao đồng tử và phong chức đại cư sĩ trong thành Xá-vệ. Lúc đó các Tỳ kheo thọ thực ở nhà đồng tử xong trở về đến chỗ Phật đảnh lễ Phật rồi ngồi một bên , pháp thường của Phật là sau khi các Tỳ kheo ăn xong trở về đều hỏi thức ăn có ngon không, chúng tăng ăn có no đủ không, các Tỳ kheo đều đáp là rất ngon và rất no đủ rồi đem việc trên bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng rồi quở trách các Tỳ kheo rằng: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại thường thường ăn”, nhưng lúc đó Phật chỉ quở trách chứ chưa kết giới.

Phật tại Duy-na-ly, lúc đó ở Duy-na-ly có một Đại thần thế lực, đến chỗ Phật đảnh lễ rồi ngồi một bên nghe Phật nói pháp, Thế tôn tùy thuận nói pháp chỉ dạy cho đại thần được lợi hỉ rồi liền im lặng.Đại-thần này từ tòa đứng dậy chắp tay bạch Phật: “Thế tôn, cúi xin Phật và Tăng ngày mai thọ con thỉnh thực”, Phật im lặng nhận lời,Đại-thần biết Phật đã nhận lời liền đảnh lễ Phật hữu nhiễu rồi ra về, đêm đó lo liệu đủ các món ăn ngon tinh khiết để cúng dường. Sáng hôm đó ở Duy-na-ly có tiết hội, các bạch y mang nhiều thịt heo và cơm khô cúng cho chúng tăng, các Tỳ kheo thọ nhiều nên đều no.Đại-thần lo liệu xong các món ăn, trải tòa ngồi xong liền đến bạch Phật đã đến giờ. Các Tỳ kheo đến nhà Đại thần còn Phật bảo người nhận lấy thức ăn mang về, lúc đó Đại thần thấy chúng tăng đều đã an tọa liền tự tay sớt thức ăn vào trong bát của Thượng tòa, Thượng tòa nói nên sớt ít, Thượng tòa thứ hai cũng nói đừng sớt nhiều… cho đến tất cả chúng tăng đều nói như thế.Đại-thần thấy cơm canh và các món ăn đều không vơi bớt liền đến trước Thượng tòa hỏi: “Vì thương xót con nên các vị không ăn phải không, vì thời thế 12 đang mất mùa đói kém hay vì thức ăn không ngon mà các vị không ăn?” Thượng tòa trực tánh nói: “Chúng tôi không vì thương xót, cũng không vì thời thế đang đói kém và cũng không vì thức ăn không ngon; chỉ vì hôm nay có tiết hội nên sáng sớm các bạch y mang đến cúng nhiều thức ăn, chúng tôi đã thọ rồi nên no, vì thế mới ăn ít”. Đại-thần nghe rồi liền nổi giận bảo gia nhân thu dọn các món ăn ngon và đem thịt heo cơm khô lên, Đại-thần sớt thịt heo và cơm khô vào đầy bát cho các Tỳ kheo rồi nói: “Hãy ăn đi, các thầy cho là nhà tôi không có thức ăn này hay sao?”, các Tỳ kheo hổ thẹn không ăn, chỉ ngồi im lặng,Đại-thần thấy vậy liền suy nghĩ: “Thức ăn ngon còn không ăn được huống chi là thức ăn thô”, nghĩ rồi liền bảo gia nhân thu dọn hết rồi đến trước Thượng tòa nói rằng: “Thức ăn ngon các vị còn không ăn được huống chi là thức ăn thô, thịt heo cơm khô là nghi pháp của thế gian, các thầy nếu đã thọ người khác thỉnh thì nên đợi ăn thức ăn của người đó cúng”, nói rồi liền bảo gia nhân đem thức ăn ngon lên, tự tay sớt vào bát và yêu cầu các Tỳ kheo ăn thêm ít nhiều, khiến cho các Tỳ kheo được no đủ rồi ngồi trước Thượng tòa muốn nghe pháp, Thượng tòa thuyết pháp rồi cùng các Tỳ kheo đứng dậy ra về. Về đến chỗ Phật đảnh lễ rồi ngồi một bên, pháp thường của Phật là sau khi các Tỳ kheo ăn xong trở về đều hỏi thức ăn có ngon không, chúng tăng ăn có no đủ không, các Tỳ kheo đều đáp là rất ngon và rất no đủ rồi đem việc trên bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng rồi quở trách các Tỳ kheo rằng: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại thường thường ăn”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo thường thường ăn thì phạm Ba-dật-đề.

Thường thường ăn là ăn rồi lại ăn nữa.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo thường thường ăn thì phạm Ba-dật-đề, không thường thường ăn thì không phạm.

Phật tại thành Vương xá, lúc đó có một Tỳ kheo vào mùa thu thời tiết lạnh nóng bất thường nên bịnh sanh, không thể ăn uống được, thân thể gầy ốm, nhan sắc tiều tụy. Phật hỏi A-nan nguyên do, A-Nan đem việc trên bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng rồi bảo các Tỳ kheo: “Từ nay vì thương xót Tỳ kheo bịnh nên cho các Tỳ kheo được ăn thức ăn đầy đủ ba tính chất là sắc, hương và vị. Tỳ kheo được thọ thỉnh một lần, không được thọ thỉnh hai lần; nếu ở chỗ thọ thỉnh lần thứ nhất ăn không no thì được thọ thỉnh thêm lần thứ hai, nếu vẫn không no thì được thọ thỉnh thêm lần thứ ba, không được thọ thỉnh đến lần thứ tư. Nếu ở chỗ thọ thỉnh lần thứ ba vẫn không no thì được thọ mang về ăn dần cho đến giữa ngọ. Từ nay giới này nên nói lại như sau:

Nếu Tỳ kheo thường thường ăn thì phạm Ba-dật-đề, trừ thời nhân duyên.

Thời nhân duyên là khi bịnh, nếu trời quá lạnh hay quá nóng hay trời gió mà được thức ăn thì nên dùng.

Tướng phạm trong giới này là Tỳ kheo không bịnh mà thường thường ăn thì phạm Ba-dật-đề; nếu thật bịnh thì không phạm.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó các Tỳ kheo vào thành khất thực, có người thỉnh thực và cúng y nói rằng: “Thọ tôi thỉnh thực, tôi sẽ đem y thí”, các Tỳ kheo nói: “Phật chưa cho chúng tôi ăn thường thường vì được cúng y”. Lúc đó các Tỳ kheo không biết làm sao liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng, đủ lời khen ngợi giới và người trì giới rồi bảo các Tỳ kheo: “Từ nay do nhân duyên được cúng y, cho các Tỳ kheo được ăn thường thường. Từ nay giới này nên nói lại như sau:

Nếu Tỳ kheo thường thường ă thì phạm Ba-dật-đề, trừ thời nhân duyên.

Thời nhân duyên là khi bịnh, khi thí y.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo thọ chỗ thỉnh thực có y, đến chỗ thọ thỉnh thực có y thì không phạm, ăn cũng không phạm. Nếu Tỳ kheo thọ chỗ thỉnh thực có y nhưng lại đến chỗ thọ thỉnh thực không có y, thọ thỉnh không phạm nhưng ăn thì phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo thọ chỗ thỉnh thực có y, lại đến chỗ thọ thỉnh thực có y và chỗ thọ thỉnh thực không có y, thọ thỉnh không phạm nhưng ăn thì phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo thọ chỗ này thỉnh thực không có y lại đến chỗ khác thọ thỉnh thực không có y, thọ thỉnh thì phạm Đột-kiết-la, ăn thì phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo thọ chỗ thỉnh thực không có y lại đến chỗ thọ thỉnh thực có y, thọ thỉnh thì phạm Đột-kiết-la nhưng ăn thì không phạm. Nếu Tỳ kheo thọ chỗ thỉnh thực không có y, lại đến chỗ thỉnh thực có y và chỗ thỉnh thực không y, thọ thỉnh thì phạm Đột-kiếtla và ăn thì phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo thọ chỗ thỉnh thực có y và chỗ thỉnh thực không có y nhưng lại đến chỗ thỉnh thực không có y, thọ thỉnh thì phạm Đột-kiết-la và ăn thì phạm Ba-dật-đề. Không phạm là thọ nhiều chỗ thỉnh thực có y, tất cả chỗ đều đến thì không phạm.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó vào ngày tiết hội trong thành Xá-vệ có nhiều thức ăn uống, các cư sĩ làm đủ các món ăn mang đến trong Kỳ hoàn rồi đánh kiền chùy, các Tỳ kheo hỏi nguyên do, đáp là muốn thỉnh vài Tỳ kheo trong hội chúng thọ ẩm thực, các Tỳ kheo nói: “Phật chưa

cho trong ngày lễ hội của bạch y được thường thường ăn”, các cư sĩ nói: “Pháp bạch y của chúng tôi, vào ngày lễ cưới gả, tiết hội thì mời các thân tộc tri thức đến dự. Chúng tôi quý trọng Tỳ kheo vì không có thiên thần nào Tỳ kheo Thích tử, các vị hãy thọ thức ăn trong ngãy lễ hội của chúng tôi”. Các Tỳ kheo không biết làm sao liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng đủ lời khen ngợi giới và người trì giới rồi bảo các Tỳ kheo: “Từ nay cho các Tỳ kheo trong ngày tiết hội được thường thường ăn. Thức ăn của mình đem cho người khác rồi mới thọ thức ăn khác, sao gọi là đưa thức ăn cho người khác?, nghĩa là đem thức ăn cho lẫn nhau để làm thức ăn. Thức ăn ngày trai, thức ăn ngày mồng một, thức ăn ngày rằm, thức ăn của Tăng, thức ăn của riêng mình, thỉnh Tăng hay thỉnh riêng đều nên cho người khác; nếu năm chúng thỉnh thực thì không nên cho người khác.”

32. Giới Thọ Quá Một Bữa Ăn Trong Nhà Phước Đức

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó các cư sĩ nước Kiều-tát-la làm nhà phước đức; nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào đến trong nhà này thì các cư sĩ đều ra nghinh đón chào hỏi, đem nước nóng để rửa chân và đưa tô dâu để thoa chân rồi cung cấp giường mền chiếu gối tốt để nằm ngủ, qua ngày mai cúng dường bữa ăn sáng và bữa trưa thơm ngon. Lúc đó Lục quần Tỳ kheo từ nước Kiều-tát-la du hành đến nhà phước đứctrong thành Xá-vệ, các cư sĩ liền ra nghinh đón… giống như đoạn văn trên cho đến câu cúng dường bữa ăn sáng và bữa trưa thơm ngon. Lục quần Tỳ kheo nói với nhau: “Lúc này thời thế đang mất mùa đói kém, khất thực khó được, chúng ta nên ở lại đây một ít lâu để thọ lạc”, nói rồi liền ở lại không chịu đi, nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào đến trong nhà này muốn ngủ lại thì không cho ở chung, họ liền hỏi chủ nhà: “Chúng tôi có được ngủ lại đây qua đêm không?” Đáp là được, họ liền vào trong nhà muốn ngủ thì Lục quần Tỳ kheo không cho, nói rằng: “Trong đây chúng tôi đã ở trước rồi”. Lục quần Tỳ kheo có thế lực nên khách không làm gì được, các cư sĩ nổi giận quở trách: “Sa-môn Thích tử tự nói lành tốt có đức, sao lại gắng gượng ở lại trong nhà phước đức như vua Đại-thần”. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Lục quần Tỳ kheo: “Các thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại ở trong nhà phước đức thọ quá một bữa ăn”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo ở trong nhà phước đức thọ quá một bữa ăn thì phạm Ba-dật-đề.

Theo pháp của nhà phước đức là chỉ ngủ lại một đêm và thọ một bữa ăn. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo ở trong nhà phước đức thọ quá một bữa ăn thì phạm Ba-dật-đề; nếu ngủ quá một đêm mà không ăn thì phạm Đột-kiết-la; nếu đến ngủ chỗ khác mà ăn ở nơi này cũng phạm Ba-dật-đề; nếu ngủ lại một đêm và thọ một bữa ăn thì không phạm.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Trưởng lão Xá-lợi-phất từ nước Kiềutát-la du hành đến nước Xá-vệ trú trong nhà phước đức được một đêm thì bị bịnh phong, Trưởng lão suy nghĩ: “Ta ở trong đây quá một đêm mà không ăn thì phạm Đột-kiết-la, ta thà đi”, nghĩ rồi liền ra đi đến giữa đường bịnh càng nguy kịch nhưng cuối cùng vẫn đến được chỗ

Phật, đảnh lễ rồi ngồi một bên. Pháp thường của Phật là khi có khách Tỳ kheo đến đều dịu dàng thăm hỏi có nhẫn dược không, có an lạc không, khất thực có khó không và đi đường có mệt nhọc không. Xá-lợiphất đáp: “Thế tôn, con khất thực dễ được nhưng không nhẫn được vì đi đường rất mệt nhọc”, nói rồi liền đem việc trên bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng đủ lời khen ngợi giới và người trì giới rồi bảo các Tỳ kheo: Từ nay giới này nên nói lại như sau:

Nếu Tỳ kheo không bịnh ở trong nhà phước đức thọ quá một bữa ăn thì phạm Ba-dật-đề.

Bịnh là thân bị thương cho đến bị một lá tre làm thương tổn đều gọi là bịnh. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo không bịnh ở trong nhà phước đức thọ quá một bữa ăn thì phạm Ba-dật-đề; nếu ngủ lại quá một đêm mà không ăn thì phạm Đột-kiết-la; nếu đến ngủ chỗ khác mà vẫn ăn ở trong đây cũng phạm Ba-dật-đề. Không phạm là ngủ một đêm và ăn một bữa hoặc bị bịnh hoặc nhà phước đức là do bà con làm ra hoặc được thỉnh trước hoặc ở trong nhà phước đức đợi bạn đến để cùng đi vào đường hiểm trở hoặc có nhiều nhà phước đức hoặc được người ở trong hà phước đức lưu giữ lại đều không phạm.