THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 10

V. CHÍN MƯƠI PHÁP BA DẬT ĐỀ (Tiếp Theo)

7. Giới Thật Có Pháp Hơn Người Đem Nói Cho Người Chưa Thọ Cụ Giới

Phật tại nước Duy-na-ly, hạ an cư cùng chúng đại Tỳ kheo, lúc đó ngoài thế gian đang mất mùa đói kém nên khất thực khó được, vợ con trong nhà còn không đủ cơm ăn áo mặc làm sao có thể sớt cho người khất thực. Phật do nhân duyên này nhóm họp các Tỳ kheo bảo rằng: “Các Thầy nên biết, lúc này ở ngoài thế gian mất mùa… giống như đoạn văn trên cho đến câu cho người khất thực. Các thầy nên theo bà con quen biết hay thí chủ tịnh tín mà đến đó an cư, chớ nên ở nơi đây chịu khổ não vì ăn uống”. Các Tỳ kheo nghe lời Phật dạy, ai nấy đều đến nhà bà con quen biết để an cư. Lúc đó có các Tỳ kheo đến một chỗ trong nước Kiều-tát-la an cư, lại có các Tỳ kheo đến bờ sông Bà-cầuma ở trong một tụ lạc an cư. Trong tụ lạc này có nhiều nhà giàu, nô tỳ, tài bảo, thóc lúa… đủ thứ thành tựu. Các Tỳ kheo này suy nghĩ: “Nay ngoài thế gian mất mùa đói kém khất thực khó được, vợ con trong nhà còn thiếu cơm ăn làm sao sớt cho người khác. Trong tụ lạc này có nhiều nhà giàu… đủ thứ thành tựu, chúng ta nên đến những nhà này khen ngợi lẫn nhau như sau: “Cư sĩ nên biết, các người nay được đại thiện lợi vì các Tỳ kheo tăng nương ở trong tụ lạc này an cư, trong số đó có vị đã chứng A-la-hán, có vị đã được Hướng A-la-hán, có vị đã chứng A-nahàm, có vị đã được Hướng A-na-hàm, có vị đã chứng Tư-đà-hàm, có vị đã được Hướng Tư-đà-hàm, có vị đã chứng Tu-đà-hoàn, có vị đã được Hướng Tu-đà-hoàn, có vị đã được Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền; có vị đã được vô lượng từ tâm, vô lượng bi tâm, vô luợng hỉ tâm, vô lượng xả tâm; có vị được vô lượng thức xứ, không xứ, vô sở hữu xứ, phi tường phi phi tưởng xứ; có vị được pháp quán bất tịnh, có vị được A-na-ban-na-niệm”, nghĩ rồi các Tỳ kheo liền vào trong tụ lạc đến các nhà giàu khen ngợi lẫn nhau giống như trong đoạn văn trên cho đến câu có vị được A-na-ban-na-niệm. Các cư sĩ nghe rồi liền sanh tâm tịnh tín nghĩ rằng: “Chúng ta nay được thiện lợi vì có chúng tăng là đại phước điền nương ở trong tụ lạc của chúng ta an cư, có vị đã chứng A-la-hán… giống như đoạn văn trên cho đến câu có vị được A-na-ban-na-niệm”, do có lòng tin nên dù đang là lúc thế gian mất mùa đói kém khất thực khó được, mà các Tỳ kheo này vẫn khất thực dễ được như lúc thế gian được mùa sung túc, các cư sĩ cúng dường cho các Tỳ kheo hai thời no đủ. Các Tỳ kheo này do được cúng dường đầy đủ nên thân thể sung mãn, nhan sắc hồng hào tươi sáng. Pháp thường của chư Phật là một năm có hai kỳ đại hội vào tháng sau của cuối mùa xuân và vào tháng sau của cuối mùa hạ. Vào tháng cuối của mùa xuân, Tỳ kheo các nơi suy nghĩ: “Phật đã dạy chúng ta nên an cư, trong ba tháng an cư tu tập sẽ được an lạc trụ”, đây là đại hội thứ nhất. Vào tháng cuối của mùa hạ, các Tỳ kheo an cư ba tháng đã xong nghĩ rằng: “Đã lâu chúng ta không gặp Phật”, nghĩ rồi liền đắp y mang bát đi đến chỗ Thế tôn, đây là đại hội thứ hai. Lúc đó các Tỳ kheo an cư ở nước Kiều-tát-la xong, đắp y mang bát đi đến thành Duy-na-ly, pháp thường của chư Phật là các Tỳ kheo cùng Phật an cư nếu thấy có các Tỳ kheo từ nơi khác đến phải đón tiếp thăm hỏi và phân chia phòng xá ngọa cụ cho nghỉ ngơi, nói rằng: “Đây là phòng của thầy, giường dây này có lỗ bệ to, giường dây này có lỗ bệ nhỏ, đây lá mền gối…”, tùy theo thứ lớp mà phân chia. Lúc đó các Tỳ kheo ở Duy-na-ly thấy các Tỳ kheo ở nước Kiều-tát-la đến liền đón tiếp thăm hỏi… giống như trên đã nói, cho đến câu tùy theo thứ lớp phân chia cho ở rồi hỏi: “Các thầy có được an lạc không, khất thực không thiếu và đi đường không nhọc mệt chứ ?”, các Tỳ kheo Kiều-tát-la đáp: “Chúng tôi được an lạc trụ, đi đường không nhọc mệt nhưng khất thực khó được”, các Tỳ kheo Duy-na-ly nói: “Các thầy tuy được an lạc trụ, đi đường không nhọc mệt nhưng vì khất thực khó được nên thân thề gầy ốm, nhan sắc tiều tụy”. Lúc đó các Tỳ kheo an cư ở bên sông Bà-cầuma đi đến thành Duy-na-ly cũng được đón tiếp thăm hỏi và được phân chia phòng xá ngọa cụ giống như trên. Khi các Tỳ kheo Duy-na-ly thăm hỏi có được an lạc trụ… như trên thì các Tỳ kheo Bà-cầu-ma đáp rằng: “Chúng tôi được an lạc trụ, khất thực không thiếu nhưng đi đường nhọc mệt”, các Tỳ kheo Duy-na-ly nói: “Các thầy quả thật được an lạc trụ, khất thực không thiếu nhưng đi đường nhọc mệt, vì sao, vì các thầy mập mạp, nhan sắc hồng hào”, kế từ từ gạn hỏi các Tỳ kheo Bà-cầu-ma: “Nay thế gian đang lúc mất mùa đói kém, khất thực khó được, vợ con trong nhà còn thiếu cơm ăn làm sao sớt cho người đi khất thực. Các thầy do nhân duyên gì trong ba tháng an cư lại khất thực không khó, khí lực được dồi dào, nhan sắc tươi sáng như thế?” Các Tỳ kheo Bà-cầu-ma liền đem việc trên kể lại, các Tỳ kheo Duy-na-ly hỏi: “Các thầy khen ngợi lẫn nhau như thế là thật có công đức này không?” đáp là thật có. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại vì ăn uống mà nói cho người chưa thọ cụ giới là mình đã chứng được pháp hơn người”, quở trách rồi đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi các Tỳ kheo Bà-cầu-ma: “Các thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại vì việc ăn uống nói mình thật có pháp hơn người cho người chưa thọ cụ giới nghe”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo thật có pháp hơn người mà đến nói cho người chưa thọ giới cụ túc nghe thì phạm Ba-dật-đề”.

Thật có là thật chứng được Thánh pháp này.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo thật là A-la-hán mà đến nói cho người khác nghe thì phạm Ba-dật-đề; thật là hướng A-lahán… cho đến hướng Tu-đà-hoàn mà đến nói cho người khác nghe đều phạm Ba-dật-đề. Thật được Sơ thiền, nhị thiền… cho đến A-na-ban-naniệm mà đến nói cho người khác nghe đều phạm Ba-dật-đề. Nếu nói là tôi trì giới cho người khác nghe thì phạm Đột-kiết-la; nếu Tỳ kheo thật thấy chư thiên … quỷ La sát đến chỗ mình, đem nói cho người khác nghe đều phạm Ba-dật-đề; nếu thật thấy thổ quỷ đến chỗ mình đem nói cho người khác nghe thì phạm Đột-kiết-la.

8. Giới Nói Tội Thô Của-Tỳ Kheo Cho Người Chưa Thọ Giới Cụ Túc

Phật tại thành Vương xá, Lục quần Tỳ kheo tánh ưa gây gỗ, khi cùng Tỳ kheo khác gây gỗ liền đến nói với người chưa thọ giới cụ túc về tội thô của-Tỳ kheo đó rằng: “Tỳ kheo ……….. phạm Ba-la-di, Tăng-già-bà-thi-sa, Ba-dật-đề,Ba-la-đề-đề-xá-ni, Đột-kiết-la”. Như thế khiến cho Tăng chưa bị phá liền bị phá, đã bị phá không thể hòa hợp được; việc chưa xảy ra liền xảy ra, việc đã xảy ra không thể dứt diệt được. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên

này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Lục quần Tỳ kheo: “Các thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại ưa thích gây gỗ, khi cùng người khác gây gỗ liền đến nói với người chưa thọ giới cụ túc… giống như đoạn văn trên cho đến câu phạm Đột-kiết-la”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo biết người khác có tội thô ác mà đến nói cho người chưa thọ giới cụ túc biết thì phạm Ba-dật-đề, trừ Tăng yết ma.

Biết là tự biết hay nghe từ người khác hay người khác tự nói. Tội thô ác: Thô là tội Ba-la-di, Tăng-già-bà-thi-sa; tất cả tội phạm đều gọi là ác. Người chưa thọ giới cụ túc như trong giới trên đã giải thích. Trừ Tăng yết ma là nếu Tỳ kheo ở nhà bạch y làm việc xấu xa hay bảo người làm thì người này Hiện tiền tăng nên làm yết ma nói tội. Pháp yết ma nói tội là trước tiên nên tìm người có thể nói tội như sau: Khi Tăng nhất tâm hòa hợp, một người hỏi rằng: “Vị nào có thể nói tội của-Tỳ kheo ………., vị nào có thể ở trước cư sĩ ……… nói tội của-Tỳ kheo…….?”. Trong Tăng nếu có Tỳ kheo nào nói là có thể thì Tăng nên trù lượng xem Tỳ kheo này nếu có năm pháp: Tùy ái nói, tùy sân nói, tùy si nói, tùy sợ nói và không biết nên nói hay không nên nói; thì Tăng không nên sai Tỳ kheo này làm người nói tội. Ngược lại nếu thành tựu năm pháp: Không tùy ái nói, không tùy sân nói, không tùy si nói, không tùy sợ nói và biết nên nói hay không nên nói; thì Tăng nên sai làm người nói tội. một Tỳ kheo tác bạch yết ma sai như sau:

Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo ………. có thể làm người nói tội, có thể ở trước cư sĩ ………. nói tội của-Tỳ kheo ……… Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng sai Tỳ kheo …….. làm người nói tội. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-nhị-yết-ma cho đến câu Tăng sai Tỳ kheo ……….làm người nói tội xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lăng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Nếu Tỳ kheo được sai làm người nói tội mới được nói tội của-Tỳ kheo phạm tội, các Tỳ kheo khác không được nói, nếu Tỳ kheo khác nói thì phạm Đột-kiết-la; nếu sai đến nói với cư sĩ ………. thì không được đến nói với các cư sĩ khác, nếu đến nói với cư sĩ khác thì phạm Đột-kiếtla. Tùy nhà sai nói một nhà hay nhiều nhà; tùy chỗ sai nói một chỗ hay nhiều chỗ; tùy tụ lạc sai nói một tụ lạc hay nhiều tụ lạc… nếu sai đến nói chỗ này mà đến nói chỗ khác thì phạm Đột-kiết-la.

Nếu Tỳ kheo phạm tội bị Tăng làm yết ma nói tội rồi mà còn xúc não Tăng thì tất cả Tăng được nói tội của-Tỳ kheo này, nên tác pháp như sau: Khi Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo tác bạch yết ma như sau:

Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo ………. này khi Tăng làm yết ma nói tội rồi thường xúc não Tăng. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận cho tất cả Tăng tùy ý, tùy thời, tùy chỗ nói tội của-Tỳ kheo này. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-tứ-yết-ma cho đến câu Tăng làm yết ma tùy ý nói tội xong rồi, Tăng chấp thuận vì im lăng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo thấy Tỳ kheo khác phạm Ba-la-di tưởng là Ba-la-di, trong khi thấy tưởng là thấy, trong khi thấy tưởng không thấy, trong khi thấy khởi nghi; trong khi nghe tưởng nghe, trong khi nghe tưởng không nghe, trong khi nghe khởi nghi, nếu nói tên tội thì phạm Ba-dật-đề, nếu nói sự việc thì phạm Đột-kiếtla. Nếu Tỳ kheo thấy Tỳ kheo khác phạm Tăng-già-bà-thi-sa tưởng là Tăng-già-bà-thi-sa, trong khi thấy tưởng là thấy… giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu nói sự việc thì phạm Đột-kiết-la. Như thế nếu thấy Tỳ kheo khác phạm Ba-dật-đề,Ba-la-đề-đề-xá-ni, Đột-kiếtla; trong Đột-kiết-la tưởng là Đột-kiết-la, trong khi thấy tưởng là thấy, trong khi thấy tưởng không thấy… trong khi nghe khởi nghi, nếu nói tên tội thì phạm Đột-kiết-la, nói sự việc cũng Đột-kiết-la, tùy nói tên hay sự việc mỗi mỗi lời đều phạm Đột-kiết-la.

Nếu Tỳ kheo thấy Tỳ kheo khác phạm Ba-la-di nói là Ba-la-di hay nói là Tăng-già-bà-thi-sa hoặc là Ba-dật-đề hoặc làBa-la-đề-đềxá-ni hoặc là Đột-kiết-la; trong Ba-la-di tưởng là Đột-kiết-la, trong khi thấy tưởng là thấy… trong khi nghe khởi nghi, nếu nói tên tội thì phạm Ba-dật-đề, nếu nói sự việc thì phạm Đột-kiết-la, tùy nói tên hay sự việc mỗi mỗi lời đều phạm Ba-dật-đề và Đột-kiết-la. Nếu Tỳ kheo thấy Tỳ kheo khác phạm Tăng-già-bà-thi-sa nói là Tăng-già-bà-thisa hay nói là Ba-dật-đề hoặc làBa-la-đề-đề-xá-ni hoặc là Đột-kiết-la hoặc là Ba-la-di; trong Tăng-già-bà-thi-sa tưởng là Ba-la-di, trong khi thấy tưởng là thấy… trong khi nghe khởi nghi, nếu nói tên tội thì phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo thấy Tỳ kheo khác phạm Ba-dật-đề,Ba-la-đề-đề-xá-ni, Đột-kiết-la; trong Đột-kiết-la nói là Đột-kiết-la hay nói là Ba-la-di hoặc là Tăng-già-bà-thi-sa hoặc làBala-đề-đề-xá-ni, trong Đột-kiết-la tưởng làBa-la-đề-đề-xá-ni, trong khi thấy tưởng là thấy… trong khi nghe khởi nghi, nếu nói tên tội thì phạm Đột-kiết-la, nói sự việc cũng Đột-kiết-la, tùy nói tên hay sự việc mỗi mỗi lời đều Đột-kiết-la.

Nếu Tỳ kheo thấy Tỳ kheo khác phạm Ba-la-di khởi nghi không biết là Ba-la-di hay không phải là Ba-la-di, Tỳ kheo này sau khi dứt nghi ở trong Ba-la-di tưởng là Ba-la-di, trong khi thấy tưởng là thấy… trong khi nghe khởi nghi, nếu nói tên tội thì phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo thấy Tỳ kheo khác phạm Tăng-giàbà-thi-sa khởi nghi không biết là Tăng-già-bà-thi-sa hay không phải là Tăng-già-bà-thi-sa, Tỳ kheo này sau khi dứt nghi ở trong Tăng-già-bàthi-sa tưởng là Tăng-già-bà-thi-sa, trong khi thấy tưởng thấy… trong khi nghe khởi nghi, nếu nói tên tội thì phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo thấy Tỳ kheo khác phạm Ba-dật-đề,Ba-la-đềđề-xá-ni, Đột-kiết-la; ở trong Đột-kiết-la tưởng và nghi không biết là Đột-kiết-la hay không phải là Đột-kiết-la, trong khi thấy tưởng thấy… trong khi nghe khởi nghi, nếu nói tên tội thì phạm Đột-kiết-la, nếu nói sự việc cũng Đột-kiết-la, tùy nói tên hay sự việc mỗi mỗi lời đều phạm Đột-kiết-la.

Nếu Tỳ kheo thấy Tỳ kheo khác phạm Ba-la-di, ở trong Ba-la-di khởi nghi không biết là Ba-la-di hay là Tăng-già-bà-thi-sa; là Ba-la-di hay là Ba-dật-đề; là Ba-la-di hay làBa-la-đề-đề-xá-ni; là Ba-la-di hay là Đột-kiết-la. Sau khi dứt nghi ở trong Ba-la-di tưởng là Ba-la-di, trong khi thấy tưởng là thấy… trong khi nghe khởi nghi, nếu nói tên tội thì phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo thấy Tỳ kheo khác phạm Tăng-già-bà-thi-sa khởi nghi không biết là Tăng-già-bà-thisa hay là Ba-dật-đề; là Tăng-già-bà-thi-sa hay làBa-la-đề-đề-xá-ni; là Tăng-già-bà-thi-sa hay là Đột-kiết-la; là Tăng-già-bà-thi-sa hay là Bala-di. Sau khi dứt nghi ở trong Tăng-già-bà-thi-sa tưởng là Tăng-già-bàthi-sa, trong khi thấy tưởng là thấy… trong khi nghe khởi nghi, nếu nói tên tội thì phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo thấy Tỳ kheo khác phạm Ba-dật-đề,Ba-la-đề-đề-xá-ni, Đột-kiết-la; ở trong Đột-kiết-la khởi nghi không biết là Đột-kiết-la hay là Ba-la-di; là Độtkiết-la hay là Tăng-già-bà-thi-sa; là Đột-kiết-la hay là Ba-dật-đề; là Đột-kiết-la hay làBa-la-đề-đề-xá-ni. Sau khi dứt nghi ở trong Đột-kiếtla tưởng là Đột-kiết-la, trong khi thấy tưởng thấy… trong khi nghe sanh nghi, nếu nói tên tội thì phạm Đột-kiết-la… giống như đoạn văn trên.

Nếu Tỳ kheo thấy Tỳ kheo khác phạm Ba-la-di khởi nghi không biết là Ba-la-di hay là Tăng-già-bà-thi-sa hay là Ba-dật-đề hay làBa-la-đề-đề-xá-ni hay là Đột-kiết-la. Người này ở trong Ba-la-di quyết định khởi tưởng là Đột-kiết-la, trong khi thấy tưởng là thấy… trong khi nghe khởi nghi, nếu nói tên tội thì phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo thấy Tỳ kheo khác phạm Tăng-già-bà-thi-sa khởi nghi không biết là Tăng-già-bà-thi-sa ha là Ba-dật-đề hay làBa-la-đềđề-xá-ni hay là Đột-kiết-la hay là Ba-la-di. Người này ở trong Tănggià-bà-thi-sa quyết định khởi tưởng là Ba-la-di, trong khi thấy tưởng là thấy… trong khi nghe khởi nghi, nếu nói tên tội thì phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo thấy Tỳ kheo khác phạm Badật-đề,Ba-la-đề-đề-xá-ni, Đột-kiết-la. Người này ở trong Đột-kiết-la khởi nghi là Ba-la-di hay là Tăng-già-bà-thi-sa hay là Ba-dật-đề hay làBa-la-đề-đề-xá-ni; ở trong Đột-kiết-la quyết định khởi tưởng làBa-lađề-đề-xá-ni, trong khi thấy tưởng là thấy… trong khi nghe khởi nghi, nếu nói tên tội thì phạm Đột-kiết-la… giống như đoạn văn trên.

9. Giới Vu báng Tăng Hồi Chuyển Tăng Vật

Phật tại thành Vương xá, Trưởng lão Đà-phiêu lực sĩ tử có nhiều người quen biết có thể cúng dường cho Tăng ẩm thực, y phục, ngọa cụ, y dược và các đồ cần dùng. Lúc đó y phục của Trưởng lão Đà-phiêu đã cũ rách, các cư sĩ nhơn nơi Trưởng lão Đà-phiêu nên cúng dường cho Tăng nhiều ẩm thực và y phục, hiện tiền Tăng nên chia. Tỳ kheo Diđa-la-phù-ma suy nghĩ: “Nhơn nơi Tỳ kheo Đà-phiêu nên Tăng được cúng dường nhiều ẩm thực… hiện tiền Tăng nên chia, ta nên ở trước Tăng khuyên làm yết ma chia cho Tỳ kheo Đà-phiêu”, nghĩ rồi liền ở trước Tăng khuyên chia cho Tỳ kheo Đà-phiêu nhưng sau lại nói rằng: “Các Tỳ kheo đem vật của Tăng hồi chuyển cho người quen biết”. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Tỳ kheo Di-đa-la-phù-ma: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo rước đã tự khuyên Tăng chia cho sau lại nói rằng: Các Tỳ kheo đem vật của Tăng hồi chuyển cho người quen biết”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo trước đã tự khuyên Tăng cho, sau lại nói rằng: Các Tỳ kheo đem vật của Tăng hồi chuyển cho người quen biết thì phạm Ba-dật-đề.

Trước khuyên Tăng cho là trước thuận theo ý muốn của Tăng.

Sau nói Tăng hồi chuyển vật của Tăng cho người quen biết là Hòa thượng, A-xà-lê, đồng hòa thượng, đồng A-xà-lê, thiện tri thức, người được yêu mến, đồng sự… Vật của tăng là vật được bố thí như y bát, bốn loại dược…

Tướng phạm trong giới này là Tỳ kheo nếu trước đã khuyên Tăng cho rồi sau lại nói rằng: “Các Tỳ kheo đem vật của Tăng hồi chuyển cho người quen biết”, thì phạm Ba-dật-đề. Nếu nói hồi chuyển cho Hòa thượng, A-xà-lê… đều phạm Ba-dật-đề.

10. Giới Chê Bai Giới Đã Học

Phật tại nước Câu-diệm-di, lúc đó Trưởng lão Xiển-đà phạm tội nên sám hối, các Tỳ kheo thương xót muốn làm lợi ích nên khi thuyết giới khuyên thầy ấy sám hối rằng: “Thầy phạm tội ……… nên phát lồ sám hối, chớ có che dấu”, Xiển-đà nói: “Chớ nói những giới vụn vặt này làm chi, vào mỗi nửa tháng nói giới sẽ khiến các Tỳ kheo nghi hối, nhiệt não, ưu sầu không vui và sanh tâm xả giới”. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Tỳ kheo Xiển-đà: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại chê bai giới đã học”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo khi thuyết giới nói rằng: Cần gì nói những giới vụn vặt này, vào mỗi nửa tháng thuyết giới sẽ khiến cho các Tỳ kheo nghi hối, nhiệt não, ưu sầu không vui và sanh tâm xả giới. Khi nói lời khinh chê giới như thế thì phạm Ba-dật-đề.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo khi Tăng thuyết giới nói bốn Ba-la-di liền nói rằng: “Cần gì nói bốn Ba-la-di này, vào mỗi nửa tháng thuyết giới sẽ khiến cho… giống như đoạn văn trên”, thì phạm Ba-dật-đề; khi Tăng thuyết giới nói đến mười ba pháp Tăng-già-bàthi-sa, hai pháp Bất định, ba mươi pháp Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, chín mươi pháp Ba-dật-đề, bốn phápBa-la-đề-đề-xá-ni, Đa chúng học pháp và bảy pháp Diệt tránh, cho đến khi nói tùy kinh luật nếu nói rằng: “Cần gì nói tùy luật kinh, vào mỗi nửa tháng thuyết giới sẽ khiến cho… giống như đoạn văn trên”thì đều phạm Ba-dật-đề. Trừ tùy luật kinh, khi nói các kinh khác nói rằng: “Cần gì nói kinh này sẽ khiến cho các Tỳ kheo nghi hối…”, thì phạm Đột-kiết-la, tùy trường hợp nói mỗi mỗi lời đều phạm Ba-dật-đề và Đột-kiết-la.

11. Giới Hoại Quỷ Thần Thôn

Phật tại nước A-la-tỳ, lúc đó các Tỳ kheo A-la-tỳ tự tay nhổ cỏ trong chùa, cỏ chỗ đi kinh hành, tự tay hái hoa… Có cư sĩ nơi loài cây cỏ khởi tưởng là có mạng sống, thấy việc làm này của-Tỳ kheo liền chê trách rằng: “Sa-môn Thích tử là người đoạt mạng sống, giết hại chúng sanh”. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi các Tỳ kheo nước A-la-tỳ: “Các thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại nhổ cỏ trong chùa, cỏ chỗ đi kinh hành…”, Phật chỉ quở trách nhưng chưa kết giới.

Phật tại nước Xá-vệ, có một Tỳ kheo Ma-ha-lư thuộc dòng thợ mộc chặt phá cây cối để xây cất phòng xá. Thần cây này vào cuối đêm bồng đứa con nhỏ và dắt theo con trai con gái đến chỗ Phật đảnh lễ rồi bạch Phật rằng: “Thế tôn, tại sao có pháp này, chỗ chúng tôi nương ở lại chặt phá để xây cất phòng xá, con của tôi còn nhỏ lại đông, vào mùa đông lạnh lẽo con của tôi làm sao được an ổn”. Lúc đó Phật bảo các Tỳ kheo: “Việc làm này là phi pháp, không nên làm vì cư sĩ và thiên thần đều chê trách”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau: Nếu Tỳ kheo chặt phá thôn xóm của quỷ thần thì phạm Ba-dật-đề.

Thôn xóm quỷ thần là cây cỏ tươi mà chúng sanh nương ở. Chúng sanh bao gồm các thần như thần cây, thần suối, thần sông… cho đến trùng kiến. Những chúng sanh này đều lấy cây cỏ làm nhà, cũng lấy làm thôn xóm thành ấp. Tươi là rễ đang hút nước. Chặt phá là tự chặt hay bảo người chặt, tự phá ha bảo người phá, tự đốt hay bảo người đốt. Cây cỏ có năm loại là giống củ, giống cây, giống lóng đốt, giống tự rụng, giống hột. Giống củ là như ngó sen, la bặc…; giống cây là như cây lựu, cây nho, cây dương liễu…; giống lóng đốt là như mía, tre…; giống tự rụng là như lục-a-tu-lư, ba-tu-lư, tu-già-la, bồ-đề-na…; giống hạt là như lúa mè bắp đậu…

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo trong loại giống củ tưởng là loại giống củ; tươi, sống tưởng là sống mà tự chặt hay bảo người chặt, tự phá hay bảo người phá, tự đốt hay bảo người đốt đều phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo trong loại giống củ tưởng là loại giống cây, loại giống lóng đốt, loại giống tự rụng, loại giống hạt; tươi, sống tưởng là sống mà tự chặt… đều phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo trong loại giống cây tưởng là loại giống cây; tươi, sống tưởng là sống mà tự chặt… thì phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo trong loại giống cây tưởng là loại giống lóng đốt, loại giống tự rụng, loại giống hạt, loại giống củ; tươi, sống tưởng là sống mà tự chặt… đều phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo trong loại giống lóng đốt tưởng là loại giống lóng đốt; tươi, sống tưởng là sống mà tự chặt… thì phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo trong loại giống lóng đốt tưởng là loại giống tự rụng, loại giống hạt, loại giống củ, loại giống cây; tươi, sống tưởng là sống mà tự chặt… đều phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo trong loại giống tự rụng tưởng là loại giống tự rụng; tươi, sống tưởng là sống mà tự chặt… thì phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo trong loại giống tự rụng tưởng là loại giống hạt, loại giống củ, loại giống cây, loại giống lóng đốt; tươi, sống tưởng là sống mà tự chặt… đều phạm Badật-đề. Nếu Tỳ kheo trong loại giống hạt tưởng là loại giống hạt; tươi, sống tưởng là sống mà tự chặt… thì phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo trong loại giống hạt tưởng là loại giống củ, loại giống cây, loại giống lóng đốt, loại giống tự rụng; tươi, sống tưởng là sống mà tự chặt… đều phạm Ba-dật-đề.

Nếu Tỳ kheo cùng một lúc đốt năm loại giống này thì cùng một lúc phạm năm tội Ba-dật-đề, đốt mỗi loại giống thì mỗi loại phạm một Ba-dật-đề, tùy đốt bao nhiêu loại giống thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu. Nếu Tỳ kheo tự chặt cây hay bảo người chặt cây thì phạm Ba-dật-đề, tùy chặt bao nhiêu cây thì phạm Ba-dật-đề bấy nhiêu. Cây cỏ sống tưởng là sống, tự chặt bảo người chặt đều phạm Ba-dật-đề; nếu sống mà tưởng là cây khô, tự chặt bảo người chặt cũng phạm Ba-dật-đề; nếu sống mà nghi không biết là sống hay khô, tự chặt bảo người chặt cũng phạm Ba-dật-đề. Nếu cây cỏ khô mà tưởng là sống, tự chặt bảo người chặt thì phạm Đột-kiết-la; nếu khô mà nghi không biết là khô hay sống, tự chặt bảo người chặt cũng phạm Đột-kiết-la; nêu khô tưởng là khô, tự chặt bảo người chặt thì không phạm.

12. Giới Hiềm Trách Người Được Tăng Sai

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Trưởng lão Đà-phiêu lực sĩ tử thành tựu năm pháp: Không tùy ái, không tùy sân, không tùy si, không tùy sợ và biết thứ lớp tùy thượng Hạ tòa sai đi phó hội; nên Tăng yết ma cử Trưởng lão làm người sai đi phó hội. Tỳ kheo Di-đa-la-phù-ma được sai đi thọ thỉnh thực nhằm chỗ cúng thức ăn thô dỡ, khi ăn thức ăn dỡ này liền nghĩ rằng: “Tỳ kheo Đà-phiêu này tùy ái, tùy sân, sợ si và không biết thứ lớp thượng Hạ tòa mà sai đi phó hội, chúng ta nên cùng nhau diệt tẫn người này rồi cử lại người sai đi phó hội”. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Tỳ kheo Di-đa-la phù ma: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo, Tăng đã như pháp cử người sai đi phó hội, lại vì sân giận mà cơ hiềm”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau: Nếu Tỳ kheo vì sân giận mà cơ hiềm người sai đi phó hội thì phạm Ba-dật-đề.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tăng như pháp yết ma cử người sai đi phó hội, vì sân giận mà cơ hiềm người này thì phạm Ba-dật-đề. Nếu Tăng như pháp yết ma sai mười bốn hạng người, vì sân giận mà cơ hiềm người này thì phạm Ba-dật-đề. Nếu mười hai hạng người chưa xả yết ma, vì sân giận mà cơ hiềm người này thì phạm Ba-dật-đề; nếu xả yết ma rồi mà cơ hiềm người này thì phạm Đột-kiết-la. Hai hạng người còn lại trong mười bốn hạng người được Tăng sai là người giáo giới ni và người được sai đi nhận lấy thức ăn trong giới Hối thứ tư củaBa-lađề-đề-xá-ni, dù chưa xả yết ma hay đã xả yết ma, vì sân giận mà cơ hiềm hai hạng người này thì phạm Ba-dật-đề và Đột-kiết-la; cho đến vị ở khác phòng và đồng sự sai đi phó hội, vì sân giận mà cơ hiềm người này thì phạm Đột-kiết-la. Phật kết giới rồi Tỳ kheo Phù ma không ở trước mặt cơ hiềm nữa, nhưng vẫn ở xa sân giận cơ hiềm như trên, có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Tỳ kheo Di-đa-la-phù-ma: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo, Tăng đã như pháp yết ma cử người sai đi phó hội liền ở xa sân giận cơ hiềm”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Từ nay giới này nên nói lại như sau:

Nếu Tỳ kheo ở trước mặt hay ở xa vì sân giận cơ hiềm người được Tăng sai thì phạm Ba-dật-đề.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tăng như pháp yết ma cử người sai đi phó hội, Tỳ kheo vì sân giận mà ở xa cơ hiềm; người này nghe được thì phạm Ba-dật-đề, không nghe được thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tăng yết ma sai mười bốn hạng người, Tỳ kheo vì sân giận ở xa cơ hiềm; người này nghe được thì phạm Ba-dật-đề, không nghe được thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ kheo đối với mười hai hạng người chưa xả yết ma, vì sân giận ở xa cơ hiềm; người này nghe được thì phạm Ba-dậtđề, không nghe được thì phạm Đột-kiết-la; nếu đã xả yết ma rồi, vì sân giận ở xa cơ hiềm, dù người này nghe được hay không nghe được đều phạm Đột-kiết-la. Hai hạng người còn lại trong mười bốn hạng người được Tăng sai kể trên dù xả yết ma hay chưa xả yết ma, nếu vì sân giận ở xa cơ hiềm, hai hạng người này nghe biết được thì phạm Ba-dật-đề, không nghe được thì phạm Đột-kiết-la; cho đến vị khác phòng và đồng sự sai đi phó hội, vì sân giận ở xa cơ hiềm, dù người này nghe được hay không nghe được đều phạm Đột-kiết-la.

13. Giới Cố Ý Xúc Não Tỳ Kheo

Phật tại nước Câu-diệm-di, lúc đó Tỳ kheo Xiển-đà phạm tội nên sám hối, các Tỳ kheo vì thương xót muốn làm lợi ích nên bảo Xiển-đà: “Thầy đã phạm tội nên phát lồ sám hối, chớ có che dấu”, Xiển-đà nói: “Các thầy nói tôi phạm tội sao, tôi không cho phép các thầy nói tôi phạm tội”, các Tỳ kheo nói: “Thầy nếu có phạm tội thì nói là có, không thì nói là không, tại sao lại nói quanh co dựa vào việc khác”, Xiển-đà nói: “Tôi không can dự vào việc của các thầy, tôi sợ các thầy hay sao mà lại nói quanh co dựa vào việc khác”. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Tỳ kheo Xiển-đà: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo đã phạm tội rồi lại nói quanh co dựa vào việc khác”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Các thầy nên tác pháp ức niệm cho Tỳ kheo Xiển-đà đã nói quanh co dựa vào việc khác, nếu có Tỳ kheo nào giống như Xiển-đà cũng nên tác pháp ức niệm như sau: khi Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng nên tác bạch yết ma như sau:

Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo Xiển-đà này phạm tội lại nói quanh co dựa vào việc khác. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng tác pháp ức niệm cho Tỳ kheo Xiển-đà: Này Xiển-đà, tùy thầy nói quanh co dựa vào việc khác như thế nào, Tăng đều tùy nhớ nghĩ. Bạch như vậy. Như thế Bạch-nhị-yết-ma cho đến câu Tăng đã tác pháp ức niệm xong, Tăng chấp thuận vì im lăng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Phật bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo dựa vào việc khác để xúc não Tỳ kheo khác thì phạm Ba-dật-đề.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tăng chưa tác pháp nhớ nghĩ mà nói quanh co dựa vào việc khác thì phạm Đột-kiết-la, nếu Tăng đã tác pháp nhớ nghĩ rồi thì phạm Ba-dật-đề.

Phật tại nước Câu-diệm-di, lúc đó Xiển-đà lại phạm tội nên sám hối, các Tỳ kheo khuyên bảo phát lồ sám hối như trước, Xiển-đà suy nghĩ: “Nếu ta nói quanh co dựa vào việc khác thì Tăng sẽ tác pháp nhớ nghĩ, vậy ta nên im lặng”, nghĩ rồi Xiển-đà liền im lặng, các Tỳ kheo nói: “Nếu thầy có tội thì nói là có, không thì nói là không, cớ sao lại im lặng xúc não”, Xiển-đà nói: “Đối với các thầy tôi là cái gì, tôi không sợ các thầy đâu”, nói rồi im lặng như cũ. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Tỳ kheo Xiển-đà: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo đã phạm tội rồi lại im lăng xúc não người khác”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Các thầy nên tác pháp nhớ nghĩ cho Tỳ kheo Xiển-đà đã im lặng xúc não người khác, nên tác pháp như sau: khi Tăng nhất tâm hòa hợp, một Tỳ kheo trong Tăng tác bạch yết ma như sau: Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo Xiển-đà này phạm tội đã im lặng xúc não người khác. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng tác pháp nhớ nghĩ cho Tỳ kheo Xiển-đà phạm tội đã im lặng xúc não người khác: Này Xiển-đà, tùy thầy im lặng xúc não người khác bao nhiêu, Tăng đều tùy nhớ nghĩ bấy nhiêu. Bạch như vậy. Như thế Bạch-nhị-yết-ma cho đến câu Tăng tác pháp nhớ nghĩ đã xong, Tăng chấp thuận vì im lăng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Từ nay giới này nên nói lại như sau:

Nếu Tỳ kheo nói quanh co dựa vào việc khác và im lặng xúc não người khác đều phạm Ba-dật-đề.

Tướng phạm trong giới này là nếu khi Tăng chưa tác pháp nhớ nghĩ mà im lặng xúc não người khácthì Tỳ kheo này phạm Đột-kiết-la, nếu Tăng đã tác pháp nhớ nghĩ rồi mà im lặng xúc não người khác thì phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo bịnh nơi miệng, môi, răng hay lưỡi… cho đến tâm bịnh, các bịnh như thế im lặng không nói thì không phạm.

14. Giới Trải Ngọa Cụ Của Tăng Không Cất

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có cư sĩ thỉnh Phật và Tăng ngày mai thọ thực, Phật im lặng nhận lời, cư sĩ biết Phật đã nhận lời nên đảnh lễ hữu nhiễu Phật rồi đi, về đến nhà ngay trong đêm đó lo liệu đầy đủ các món ăn ngon. Sáng hôm đó trước giờ ăn các Tỳ kheo ở nơi đất trống trải ngọa cụ của Tăng, có Tỳ kheo ngồi, có Tỳ kheo kinh hành. Đến giờ cư sĩ sai sứ đến Phật Phật: “Thế tôn, thức ăn đã lo liệu xong, xin Phật biết thời”, lúc đó các Tỳ kheo liền đắp y mang bát đến nhà cư sĩ không cất ngọa cụ của Tăng, trời bỗng đổ mưa làm ướt hết ngọa cụ. Khi các Tỳ kheo đến nhà cư sĩ thọ thực, Phật không đi mà cầm chìa khóa đi xem xét các phòng thì phát hiện ra ngọa cụ của Tăng ở nơi đất trống bị mưa làm ướt hết, liền thu dọn để nơi chỗ có che phủ rồi trở về phòng ngồi kiết già. Lúc đó ở nhà của cư sĩ, sau khi dâng cúng cho Tăng được no đủ rồi, cư sĩ ngồi trước Tăng nghe pháp, Thượng tòa thuyết pháp rồi đứng dậy đi, các Tỳ kheo cũng thứ lớp đứng dậy đi. Về đến chỗ Phật, Phật hỏi các Tỳ kheo ăn có ngon không, có no đủ không, các Tỳ kheo đều đáp là ngon và được no đủ, Phật nói: “Sau khi các thầy đến nhà cư sĩ thọ thực, Ta đi đến các phòng xem xét mới phát hiện ra ngọa cụ của Tăng để ở nơi đất trống bị mưa làm ướt hết. Việc làm này là phi pháp, tại sao lại để ngọa cụ nơi đất trống không cất, không biết tiếc hộ. Các cư sĩ đã bố thí cúng dường để cầu phước, các thầy dùng nên biết giữ gìn mới tốt”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau: Nếu Tỳ kheo ở nơi đất trống trải ngọa cụ của Tăng, giường dây nhỏ hay lớn và mền nệm của Tăng hoặc bảo người trải để ngồi nằm, khi đi không cất, không bảo người cất thì phạm Ba-dật-đề.

Giường dây nhỏ có năm loại: Chân giường bằng A-san-đề, chân giường bằng Ki-lang-cù, chân giường bằng sừng dê, chân giường nhỏ, chân giường cong. Giường dây lớn cũng có năm loại giống như trên. Nệm là nệm được dồn bằng lông chiên, cỏ sô-ma, kiếp-bối…. Mền bao gồm các loại mền như câu chấp, mền sô-ma, mền kiếp-bối…. Đất trống là nới không có vách hoặc vải màn ngăn che.

Tướng phạm trong giới này là nếu vào trời sáng ở nơi đất trống trải ngọa cụ của Tăng, sau đó vào trong nhà mãi đến sáng hôm sau mới đem cất thì phạm Ba-dật-đề. Nếu vào trời sáng, trước ngọ, giữa ngọ, xế trưa, mặt trời lặn ở nơi đất trống trải ngọa cụ của Tăng, sau đó vào trong nhà mãi đến mặt trời lặn hôm sau mới cất thì phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo ở nơi đất trống trải ngọa cụ của Tăng, sau đó ra khỏi chùa quá bốn chín bước thì phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo ở nơi đất trông trải ngọa cụ của Tăng, sau đó ra khỏi chùa qua hàng rào một chút, đến trời sáng thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ kheo ở nơi đất trống trải ngọa cụ của Tăng, không dặn người cất mà bỏ đi dạo thì phạm Đột-kiết-la. Nếu hai Tỳ kheo ở nơi đất trống trải ngọa cụ của Tăng, sau đó cùng đứng dậy đi thì người đi sau nên cất. Nếu hai Tỳ kheo ở nơi đất trống trải ngọa cụ của Tăng rồi để y bát trên đó, một Tỳ kheo lấy y bát đi trước thì người lấy y bát sau nên dọn cất ngọa cụ. Một lần nọ các Tỳ kheo ở nơi đất trống thọ thực, ăn xong bỏ lại ngọa cụ trên đất trống mà đi khiến cho ngọa cụ bị gió mưa bụi đất làm dơ ướt. Các Tỳ kheo bạch Phật, Phật bảo nên cất nơi có che phủ. Lần sau, khi các Tỳ kheo ăn xong bỗng có các bạch y đến ngồi trên ngọa cụ của Tăng nên các Tỳ kheo không thể lấy cất được, Phật bảo nên đợi, các Tỳ kheo đợi lâu bị nóng bức nên ói mữa, Phật bảo người nào có bịnh thì nên đi, người nào thấy thì đem cất, nếu hai Tỳ kheo cùng thấy thì một người nên cất giường lớn giường nhỏ, một người nên cất nệm lớn nệm nhỏ. Nếu ở tụ lạc từ trong chùa mang ngọa cụ ra nơi đất trống, sau đó mang trở về chùa mà gặp mưa làm ướt thì không phạm; nếu mất khỏa cửa không có chỗ cất hay trong tám nạn mỗi nỗi nạn khởi lên, không cất thì không phạm.