THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 9

V. CHÍN MƯƠI PHÁP BA DẬT ĐỀ

1. Giới Cố Ý Vọng Ngữ

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó có một luận nghị sư ở Nam Thiên trúc dùng tấm lá sắt đồng quấn quanh bụng rồi đốt đuốc đi vào thành Xá-vệ. Có người thấy liền hỏi nguyên do, đáp rằng: “Tôi trí tuệ nhiều nên sợ bụng bể và vì muốn chiếu sáng tối tăm nên mới làm như thế”, người kia nói: “Bà-la-môn ngu si, mặt trời đang chiếu sáng vì sao nói là tối tăm”, đáp: “Các người không biết, tối tăm có hai: Một là không có mặt trời mặt trăng và đèn đuốc, hai là không có trí tuệ sáng suốt”, người kia nói: “Ông chưa gặp Thích tử Ha-đa nên mới nói lời này, nếu gặp rồi thì ông mới là ban ngày thì tối, ban đêm thì sáng”, lúc đó nhân dân trong thành liền đi mời Tỳ kheo Ha-đa đến để cùng luận nghị. Tỳ kheo Ha-đa nghe rồi trong lòng lo buồn, bất đắc dĩ phải vào thành, giữa đường gặp hai con dê đực đánh nhau liền suy nghĩ: “Một con là Bà-la-môn, một con là ta, nếu cùng đấu tranh thì ta không bằng”, nghĩ rồi càng thêm lo buồn; đi tới phía trước lại gặp hai con trâu đánh nhau liền nghĩ giống như trên; tiếp tục đi tới lại gặp hai người đang đánh nhau liền nghĩ giống như trên. Sắp tới luận trường lại gặp một người nữ mang bình nước đầy, bình nước bị vỡ liền suy nghĩ: “Ta thấy toàn là tướng không tốt lành, không biết phải làm sao”, bất đắc dĩ phải vào trong luận trường, vừa nhìn thấy tướng mạo của luận sư kia liền tự biết mình không bằng nên càng thêm lo buồn. Vừa ngồi xuống, mọi người liền bảo hãy cùng luận nghị, đáp rằng: “Ngày nay trong người tôi không khỏe, hãy đợi đến ngày mai”, nói rồi liền trở về trú xứ đợi đến cuối đêm bỏ đi đến thành Vương xá. Trời sáng nhân dân trong thành tụ họp đợi hoài không thấy Tỳ kheo Hađa đến, biết thời giờ đã qua liền đi đến trong Kỳ hoàn tìm kiếm, một Tỳ kheo nói: “Tỳ kheo Ha-đa vào cuối đêm đã đắp y mang bát đi rồi”, mọi người nghe rồi liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại cố ý nói dối”, một người truyền nói cho hai người lần lựa lan truyền khắp trong thành. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại cố ý nói dối”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo cố vọng ngữ phạm Ba-dật-đề.

Cố vọng ngữ là biết việc này không như thế, vì dối người khác nên nói khác. Ba-dật-đề là tội này thiêu đốt ngăn che, nếu không sám có thể chướng ngại đạo.

Tướng phạm trong giới này là tội vọng ngữ phân biệt có năm : Loại vọng ngữ kết vào tội Đột-kiết-la, loại kết vào tội Ba-dật-đề, loại kết vào tội Thâu-lan-giá, loại kết vào tội Tăng-già-bà-thi-sa và loại kết vào tội Ba-la-di. Tội vọng ngữ thuộc Ba-la-di là tự biết mình không có Thánh pháp mà nói với người là tôi có Thánh pháp. Tội vọng ngữ thuộc Tăng-già-bà-thi-sa là dùng bốn pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng Tỳ kheo khác. Tội vọng ngữ thuộc Thâu-lan-giá là tội vọng ngữ dưới

Ba-la-di hay Tăng-già-bà-thi-sa. Tội vọng ngữ thuộc Ba-dật-đề là nếu Tỳ kheo dùng tội Tăng-già-bà-thi-sa không căn cứ vu báng Tỳ kheo khác. Tội vọng ngữ thuộc Đột-kiết-la là trừ bốn loại vọng ngữ trên, các trường hợp vọng ngữ khác đều kết tội Đột-kiết-la. Nếu Tỳ kheo không thấy sự việc mà nói là thấy thì phạm Ba-dật-đề; hoặc thấy mà nói là không thấy; hoặc thấy tưởng là không thấy mà nói với người khác là thấy; hoặc không thấy tưởng là thấy mà nói với người khác là không thấy; hoặc thấy mà nghi không biết là thấy hay không thấy lại nói với người khác là không thấy; hoặc không thấy mà nghi không biết là thấy hay không thấy lại nói với nguời khác là thấy thì đều phạm Ba-dật-đề; nghe hiểu biết cũng giống như vậy. Nếu tùy tâm tưởng mà nói thì không phạm.

2. Giới Chê Bai Người Khác

Phật tại thành Vương xá, Lục quần Tỳ kheo tánh ưa gây gỗ mắng chửi người khác, lúc đó Lục quần sau khi tranh cải với các Tỳ kheo liền chê bai hình tướng của họ và mắng họ thuộc dòng hạ tiện… nghề nghiệp hạ tiện, khiến cho người chưa tranh cải liền muốn tranh cải, người đã tranh cải thì không muốn dừng; việc chưa xảy ra liền xảy ra, việc đã xảy ra rồi thì không dứt diệt được. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại gây gỗ rồi chê bai hình tướng lẫn nhau và mắng chửi là dòng hạ tiện… nghề nghiệp hạ tiện… không dứt diệt được”, quở trách rồi đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Lục quần Tỳ kheo: “Các thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại gây gỗ… việc đã xảy ra rồi thì không dứt diệt được”, quở trách rồi nói nhân duyên bổn sanh như sau:

Quá khứ có người nuôi một con bò đen, một người khác cũng nuôi một con trâu vì tài vật nên cá cược rằng: “Nếu sức kéo của con bò nào hơn con bò của tôi thì tôi thua tài vật, nếu sức không bằng thì thua tôi tài vật”, lúc đó chủ của con bò đen liền bằng lòng cá cược. Cả hai xe bò đều chở nặng, chủ của con bò đen quát to: “Hắc khúc giác (bò đen sừng cong) hãy đi mau” và dùng roi đánh thúc nó đi mau, con bò đen nghe chủ kêu mình là Hắc khúc giác liền mất sức lực, không thể kéo nổi xe lên dốc khiến cho chủ bị thua tài vật. Người được thắng kia lần sau lại cá cược giống như lần trước, bò đen nghe rồi liền hỏi chủ: “Người đó vì sao lại muốn cá cược nữa?” Chủ bò nói: “Vì tham tài vật nên muốn cá cược nữa’, bò đen nói: “Ông nên bằng lòng cá cược”, chủ bò nói: “Không được, lần trước ngươi đã làm cho ta thua hết tài vật, nay nếu cá cược nữa ta sẽ thua”, bò đen nói: “Lần trước vì ông chê bai tôi, gọi tôi là Hắc khúc giác khiến tôi mất hết sức lực nên kéo xe lên dốc không nổi. Lần này ông đừng nói lời chê bai như thế mà nên nói rằng: “Này độc tử, khi ngươi bị gai đâm vào chân, vì muốn rút gai ra nên húc sừng vào đất khiến sừng bị cong. Ngươi là bò đen to đẹp, khi sanh ra sừng đã to lại thẳng”, chủ bò nghe rồi liền tắm rửa và thoa dầu vào sừng của bò, treo tràng hoa đẹp ở bên phải của xe rồi dùng lời dịu dàng hòa ái khen ngợi nó rằng: “Hỡi bò đen đẹp, sừng to sức mạnh hãy kéo xe đi”, bò đen nghe lời này liền dốc sức kéo xe lên đồi, nhờ đó chủ của bò đen được thắng, không những lấy lại tài vật đã thua lần trước mà còn được lợi gấp ba. Chủ bò vui mừng liền nói kệ:

“Bò kéo xe tuy nặng,
Ta khen mới kéo được,
Vì vậy nên ái ngữ,
Không nên nói lời thô,
Ái ngữ có sức mạnh,
Khiến bò kéo xe nhanh,
Ta thắng được tài vật,
Thân tâm rất vui mừng.”

Phật bảo các Tỳ kheo: “súc sanh nghe lời chê bai còn mất hết sức lực huống chi là người”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo chê bai hình tướng của người khác thì phạm Ba-dậtđề.

Chê bai có tám trường hợp: Chủng tộc, kỷ nghệ, làm, phạm, bịnh, tướng, phiền não và mắng chửi.

Chê bai chủng tộc là Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng Sát-đế-lỵ (Bà-la-môn, thương buôn) rằng: “Thầy thuộc dòng Sát-đế-lỵ (Bà-lamôn, thương buôn) xuất gia thọ giới làm gì “, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng dõi thợ rèn (thợ mộc, thợ gốm, thợ làm da, thợ làm mây tre lá, thợ cạo tóc…) rằng: “Thầy thuộc dòng dõi thợ rèn (thợ mộc, thợ gốm…) xuất gia thọ giới làm gì”. Do tâm khinh hủy nên mỗi mỗi lời đều phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng Chiên-đà-la rằng: “Thầy thuộc dòng Chiên-đà-la xuất gia thọ giới làm gì”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Ba-dật-đề.

Chê bai kỷ nghệ là Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng Sát-đế-lỵ rằng: “Thầy là dòng Sát-đế-lỵ xuất gia thọ giới làm gì; thầy nên học cởi voi, ngựa…, học cầm đao kiếm cung tên…, học vào trận ra trận… các kỷ thuật như thế của dòng Sát-đế-lỵ thầy nên học”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng Bà-la-môn: “Thầy là dòng Bà-la-môn xuất gia thọ giới làm gì; thầy nên học kinh Vệ đà và dạy người khác học, học làm lễ tế trời và dạy người khác làm, học các chú như chú ẩm thực, chú bắt rắn… các kỷ thuật như thế của dòng Bà-la-môn thầy nên học”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng thương buôn: “Thầy là dòng thương buôn xuất gia thọ giới làm gì; thầy nên học thư số, toán số, ấn tướng, học biết tướng của vàng bạc tơ lụa…, học cách quản lý cửa hàng vàng bạc… các kỷ thuật như thế của thương buôn thầy nên học”, do tâm khinh hủ nên mỗi lời đều phạm Đột-kiết-la.

Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng thợ rèn: “Thầy là dòng thợ rèn xuất gia thọ giới làm gì; thầy nên học cách rèn đúc nồi nêu soang chảo, dao lớn, dao nhỏ, búa đục… các kỷ thuật như thế của thợ rèn thầy nên học”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng thợ mộc: “Thầy là dòng thợ mộc xuất gia thọ giới làm gì; thầy nên học cách làm người gỗ nam hay nữ, làm cán cày, càng xe, cáng kiệu… các kỷ thuật như thế của thợ mộc thầy nên học”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng thợ gốm: “Thầy là dòng thợ gốm xuất gia thọ giới làm gì; thầy nên học biết tướng của đất, lấy đất hòa trộn với nuớc nhiều hay ít, học cách xoay làm bát, bồn, bình… các kỷ thuật như thế của thợ gốm thầy nên học”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng thợ làm da: “Thầy là dòng thợ làm da xuất gia thọ giới làm gì; thầy nên học biết tướng của da, ngâm da cứng hay mềm, cách cắt may làm giày dép da…, học cách làm roi ngựa, yên ngựa… các kỷ thuật như thế của thợ làm da thầy nên học”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng thợ làm mây tre: “Thầy là dòng thợ làm mây tre xuất gia thọ giới làm gì; thầy nên học biết tướng của mây tre, ngâm mây tre cứng hay mềm, học cách làm cung tên, làm quạt… các kỷ thuật như thế của thợ làm mây tre thầy nên học”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng thợ cạo tóc: “Thầy là dòng thợ cạo tóc xuất gia thọ giới làm gì; thầy nên học cách búi tóc trên đỉnh đầu, cách cạo tóc, cạo lông nách, cách cắt móng tay, nhổ lông mũi… các kỷ thuật như thế của thợ cạo tóc thầy nên học”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng Chiên-đà-la: “Thầy là dòng Chiênđà-la xuất gia thọ giới làm gì; thầy nên học cách chặt tay chân, xẻo mũi tai treo đầu lên cây, học gánh thây chết đem thiêu… các kỷ thuật như thế của dòng Chiên-đà-la thầy nên học”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Ba-dật-đề.

Chê bai về việc làm là nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng Sát-đế-lỵ: “Thầy là dòng Sát-đế-lỵ… giống như đoạn văn trên cho đến câu vào trận ra trận… các việc làm như thế của dòng Sát-đế-lỵ thầy nên học”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đếu phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng Bà-la-môn: “Thầy là dòng Bà-la-môn… giống như đoạn văn trên cho đến câu chú bắt rắn… các việc làm như thế của Bà-la-môn thầy nên học”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng thương buôn: “Thầy là dòng thương buôn… giống như đoạn văn trên cho đến câu quản lý cửa hàng vàng bạc… các việc làm như thế của thương buôn thầy nên học”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Đột-kiết-la.

Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng thợ rèn: “Thầy là dòng thợ rèn… giống như đoạn văn trên cho đến câu dao lớn dao nhỏ, kim… các việc làm như thế của thợ rèn thầy nên học”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng thợ mộc: “Thầy là dòng thợ mộc… giống như đoạn văn trên cho đến câu càng xe, cáng kiệu… các việc làm như thế của thợ mộc thầy nên học”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng thợ gốm: “Thầy là dòng thợ gốm… giống như đoạn văn trên cho đến câu làm bát, bồn, bình… các việc làm như thế của thợ gốm thầy nên học”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Badật-đề. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng thợ làm da: “Thầy là dòng thợ làm da… giống như đaọn văn trên cho đến câu làm yên ngựa, roi ngựa… các việc làm như thế của thợ làm da thầy nên học”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng thợ làm mây tre: “Thầy là dòng thợ làm mây tre… giống như đaọn văn trên cho đến câu làm cung tên, quạt… các việc làm như thế của thợ làm mây tre thầy nên học”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng thợ cạo tóc: “Thầy là dòng thợ cạo tóc… giống như đoạn văn trên cho đến câu cắt móng tay, nhổ lông mũi… các việc làm như thế của thợ cạo tóc thầy nên học”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng Chiên-đà-la: “Thầy là dòng Chiên-đàla… giống như đaọn văn trên cho đến câu gánh thây chết đem thiêu… các việc làm như thế của dòng Chiên-đà-la thầy nên học”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Ba-dật-đề. Chê bai về phạm tội là nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo khác: “Thầy là người phạm tội xuất gia thọ giới làm gì; thầy phạm Tăng-già-bà-thi-sa, phạm Ba-dật-đề, phạmBala-đề-đề-xá-ni, phạm Đột-kiết-la”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Ba-dật-đề.

Chê bai về bịnh là nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo khác rằng: “Thầy là người mắc bịnh nan y xuất gia thọ giới làm gì; thầy có bịnh bạch lại (ung thư, càn tiêu, hủi …)”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Ba-dật-đề.

Chê bai về hình tướng là nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo khác rằng: “Thầy là người có tướng thô xấu xuất gia thọ giới làm gì; thầy bị co quặp tay, cụt tay…” Do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Ba-dậtđề.

Chê bai về phiền não là nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo khác rằng: “Thầy là người phiền não nặng xuất gia thọ giới làm gì; thầy nhiều tham sân si…”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Ba-dật-đề.

Chê bai về mắng chửi là nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo khác rằng: “Thầy là người ưa mắng chửi xuất gia thọ giới làm gì; thầy hay mắng chửi người khác hoặc là bạch y hoặc là xuất gia khiến cho họ khổ não”, do tâm khinh hủy nên mỗi lời đều phạm Ba-dật-đề.

Nếu Tỳ kheo dùng tám trường hợp chê bai kể trên để khinh hủy Tỳ kheo khác đều phạm Ba-dật-đề, ngoài tám trường hợp trên, dùng các trường hợp khác để khinh hủy thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ kheo dùng tám trường hợp trên để khinh hủy người khác không phải là Tỳ kheo thì phạm Đột-kiết-la.

3. Giới Nói Hai Lưỡi

Phật tại thành Vương xá, Lục quần Tỳ kheo tánh ưa gây gổ, lúc đó Lục quần gây gổ với các Tỳ kheo khiến cho Tỳ kheo tăng chia làm hai bộ rồi đến nói với một bộ này rằng: “Các thầy biết không, bộ Tăng kia nói các thầy xuất gia thọ giới làm gì; các thầy tên ………., dòng tộc ………, việc làm ………, hình tướng ……….. như vậy như vậy”; sau đó đến nói với bộ Tăng kia giống như vậy. Khi nói với hai bộ Tăng như vậy khiến cho Tăng chưa bị phá liền bị phá, Tăng đã bị phá không thể hòa hợp được; việc chưa xảy ra liền xảy ra, việc đã xảy ra rồi không thể dứt diệt được. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Lục quần Tỳ kheo: “Các thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại ưa gây gổ khiến cho Tỳ kheo tăng bị phá làm hai bộ… giống như đoạn văn trên cho đến câu không thể dứt diệt được”, quở trách rồi nói nhân duyên bổn sanh như sau:

Quá khứ dưới chân núi Tuyết sơn có hai con thú: Một là Sư tử lông đẹp, hai là Hổ răng đẹp quen thân với nhau, khi đến viếng thăm thường nhắm mắt liếm lông cho nhau, thường cùng nhau ăn những miếng thịt ngon mềm. Cách đó không xa có con dã can hai lưỡi nghĩ rằng: ‘Sư tử lông đẹp và Hổ răng đẹp này quen thân với nhau… giống như đoạn văn trên cho đến câu thịt ngon mềm. Ta nên đến bên hai con thú này làm bạn thứ ba”, nghĩ rồi liền đến xin làm bạn thứ ba với Sư tử và hổ, Sư tử và hổ nói tùy ý. Dã can hai lưỡi này được ăn thịt dư của hai con thú để lại nên thân thể mập mạp, nó suy nghĩ: “Sư tử và hổ thân thiết nhau… thường được thịt ngon mềm, nếu khi không kiếm được thị ắt sẽ ăn thịt ta, tại sao ta không phương tiện khiến cho chúng biệt ly nhau, chúng biệt ly rồi sẽ theo ta thọ ân”, nghĩ rồi liền đến nói với Sư tử: “Anh biết không, Hổ răng đẹp có ác tâm với anh, nó nói rằng: Sư tử lông đẹp có thức ăn gì đều nhờ sức của ta”, nó nói kệ:

Tuy có sắc lông đẹp,
Làm cho người kính sợ,
Nhưng không hơn được ta,
Hổ răng đẹp nói thế.

Sư tử lông đẹp hỏi: “Làm sao nhận biết được ?” Dã can nói: “Hổ răng đẹp khi gặp anh nhắm mắt liếm lông anh, nên biết đó là tướng ác”, sau đó Dã can đến nói với Hổ răng đẹp rằng: “Anh biết không, Sư tử lông đẹp có ác tâm với anh, nó nói rằng: Hổ răng đẹp được thức ăn gì đều nhờ sức của ta”, nó nói kệ:

Tuy có sắc răng đẹp,
Làm cho người kính sợ,
Nhưng không hơn được ta,
Sư tử nói như thế.

Hổ răng đẹp hỏi: “Làm sao nhận biết được?” Dã can nói: “Khi Sư tử lông đẹp đến thăm anh thì nhắm mắt liếm lông anh, nên biết đó là tướng ác”. Khi nghe biết việc này Hổ sanh tâm lo sợ liền đến chỗ Sư tử hỏi cho rõ: “Anh đối với tôi có tâm ác nói rằng: Hổ răng đẹp có thức ăn gì đều nhờ sức của ta và nói kệ… giống như đoạn văn trên, anh nói như vậy phải không?” Sư tử hỏi: “Ai đã nói với anh lời này?” Đáp là Dã can nói, Sư tử lại hỏi: “Anh đối với tôi có tâm ác nói rằng: Sư tử lông đẹp có thức ăn gì đều nhờ sức của ta” và nói kệ… giống như đoạn văn trên, anh nói như vậy phải không ? Hổ nói: “Không có, nếu anh có nói lời ác này thì chúng ta không nên thân thiết nhau”, Sư tử nói: “Dã can hai lưỡi đã nói lời này, ý muốn chúng ta không cùng ở chung với nhau”, liền nói kệ:

Nếu tin kẻ ác này,
Sẽ mau rời xa nhau,
Thường ôm lòng ưu sầu,
Sân hận không lìa tâm.
Hễ là thiện tri thức,
Chớ nghe lời ly gián,
Chớ tin kẻ đâm thọc,
Phải tìm ra manh mối.
Nếu tin lời ly gián,
Sẽ bị nó ăn thịt.
Không tin kẻ hai lưỡi,
Cùng hòa hợp trở lại,
Gìn lòng nói với nhau,
Tâm tịnh nói dịu dàng,
Nên làm thiện tri thức,
Hòa hợp như nước, sữa,
Trùng nhỏ xấu ác này,
Xưa nay tánh tự ác,
Một đầu mà hai lưỡi,
Giết nó thì hòa hợp.

Sau khi nghiệm biết sự thật rồi, Hổ và Sư tử bắt lấy Dã can xé làm hai.

Phật bảo các Tỳ kheo: “Súc sanh do nhân duyên nói hai lưỡi còn không được an lạc, huống chi là người”. Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo nói lời hai lưỡi thì phạm Ba-dật-đề.

Tướng phạm trong giới này có tám trường hợp: dòng tộc, kỷ nghệ, việc làm, phạm tội, bịnh, hình tướng, phiền não và mắng chửi. Trong tám trường hợp này đều dùng năm điều: Tên như thế, họ như thế, dòng tộc như thế, việc làm như thế, hình tướng như thế. Tên là nói Tỳ kheo tên gì, họ là nói Tỳ kheo họ gì như họ Bà ta, họ Câu sai… dòng tộc là như nói Tỳ kheo thuộc dòng Sát-đế-lỵ hay Bà-la-môn hay Tỳ xá hay Chiên-đà-la… việc làm là như buôn bán, quản lý cửa hàng vàng bạc… hình tướng là như co quắp cánh tay, cụt tay…

1. Về dòng tộc: là nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng Sát-đếlỵ rằng: “Có người nói thầy là dòng Sát-đế-lỵ xuất gia thọ giới làm gì”, liền hỏi người đó là ai, đáp: “Người đó tên là ……….”, lại hỏi họ gì, đáp họ là …….., lại hỏi thuộc giai cấp nào, đáp thuộc giai cấp ………, lại hỏi làm việc gì, đáp là làm những việc như ………, lại hỏi hình tướng như thế nào, đáp là có hình tướng như ……….. Nếu người nghe nhận hiểu thì người nói phạm Đột-kiết-la, không nhận hiểu cũng phạm Đột-kiết-la, hiểu rồi mà còn nói nữa cũng phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo dòng Bà-la-môn: “Có người nói thầy là dòng Bà-la-môn xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe nhận hiểu thì người nói phạm Đột-kiết-la… giống như trên. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng thương buôn rằng: “Có người nói thầy là dòng thương buôn xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe nhận hiểu thì người nói phạm Đột-kiết-la… giống như trên.

Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng thợ rèn rằng: “Có người nói thầy là dòng thợ rèn xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe nhận hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề, nếu không hiểu thì người nói phạm Độtkiết-la, nếu hiểu rồi mà nói nữa thì phạm Ba-dật-đề và Đột-kiết-la. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng thợ mộc rằng: “Có người nói thầy là dòng thợ mộc xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe nhận hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như trên. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng thợ gốm rằng: “Có người nói thầy là dòng thợ gôm xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đaọn văn trên cho đến câu nếu người nghe nhận hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như trên. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng thợ làm da rằng: “Có người nói thầy là dòng thợ làm da xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Badật-đề… giống như trên. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng thợ làm mây tre rằng: “Có người nói thầy là dòng thợ làm mây tre xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe nhận hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như trên. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng thợ cạo tóc rằng: “Có người nói thầy là dòng thợ cạo tóc xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như trên. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng Chiên-đà-la rằng: “Có người nói thầy là dòng Chiên-đà-la xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như trên.

2. Về kỷ nghệ: là nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng Sátđế-lỵ rằng: “Người kia nói thầy thuộc dòng Sát-đế-lỵ nên học cởi ngựa … các kỷ thuật của dòng Sát-đế-lỵ như thế thầy nên học, xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Đột-kiết-la… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng Bà-la-môn rằng: “Người kia nói thầy là dòng Bà-la-môn nên học kinh Vệ đà cũng dạy người khác học… các kỷ thuật của dòng Bà-la-môn như thế thầy nên học, xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Đột-kiết-la… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng thương buôn rằng: “Người kia nói thầy là dòng thương buôn nên học thư số toán số… các kỷ thuật của dòng thương buôn như thế thầy nên học, xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Đột-kiết-la… giống như đoạn văn trên.

Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng thợ rèn rằng: “Người kia nói thầy là dòng thợ rèn nên học làm nồi nêu chảo… các kỷ thuật như thế của thợ rèn thầy nên học, xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng thợ mộc rằng: “Người kia nói thầy là dòng thợ mộc nên học làm người gỗ nam hay nữ… các kỷ thuật như thế của thợ mộc thầy nên học, xuất gai thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng thợ gốm rằng: “Người kia nói thầy là dòng thợ gốm nên học biết tướng của đất … các kỷ thuật như thế của thợ gốm thầy nên học, xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng thợ làm da rằng: “Người kia nói thầy là dòng thợ làm da nên học biết tướng của da… các kỷ thuật như thế của thợ làm da thầy nên học, xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng thợ làm mây tre rằng: “Người kia nói thầy là dòng thợ làm mây tre nên học biết tướng của mây tre… các kỷ thuật như thế của thợ làm mây tre thầy nên học, xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Badật-đề… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng thợ cạo tóc rằng: “Người kia nói thầy là dòng thợ cạo tóc nên học biết cách cạo râu tóc… các kỷ thuật như thế của thợ cạo tóc thầy nên học, xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng Chiên-đà-la rằng: “Người kia nói thầy là dòng Chiên-đà-la nên học cách chặt tay… các kỷ thuật như thế của dòng Chiên-đà-la thầy nên học, xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên.

3. Về việc làm: Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng Sát-đếlỵ rằng: “Người kia nói thầy là dòng Sát-đế-lỵ nên cởi voi ngựa… các việc làm như thế của dòng Sát-đế-lỵ thầy nên làm, xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Đột-kiết-la… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo đến nói với tk là dòng Bà-la-môn rằng: “Người kia nói thầy là dòng Bà-la-môn nên đọc kinh Vệ đà … các việc làm như thế của dòng Bà-la-môn thầy nên làm, xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Đột-kiết-la… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng thương buôn rằng: “Người kia nói thầy là dòng thương buôn nên buôn bán, quản lý cửa hàng… các việc làm như thế của dòng thương buôn thầy nên làm, xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Đột-kiết-la… giống như đoạn văn trên.

Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng thợ rèn rằng: “Người kia nói thầy là dòng thợ rèn nên làm nồi nêu soang chảo… các việc làm như thế của dòng thợ rèn thầy nên làm, xuất gia thọ giới làm gì “, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng thợ mộc rằng: “Người kia nói thầy là dòng thợ mộc nên làm người gỗ nam hay nữ… các việc làm như thế của dòng thợ mộc thầy nên làm, xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng thợ làm da rằng: “Người kia nói thầy là dòng thợ làm da nên lấy da ngâm rồi cắt rọc đề làm giày… các việc làm như thế của dòng thợ làm da thầy nên làm, xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng thợ làm mây tre rằng: “Người kia nói thầy là dòng thợ làm mây tre nên chẻ mây tre để làm cung tên… các việc làm như thế của dòng thợ làm mây tre thầy nên làm, xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng thợ cạo tóc rằng: “Người kia nói thầy là dòng thợ cạo tóc nên dùng dao cạo râu tóc… các việc làm như thế của dòng thợ cạo tóc thầy nên làm, xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên. Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo là dòng Chiên-đà-la rằng: “Người kia nói thầy là dòng Chiên-đà-la nên chặt tay xẻo tai… các việc làm như thế của dòng Chiên-đà-la thầy nên làm, xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên.

4. Về phạm tội: Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo khác rằng: “Người kia nói thầy là người phạm tội… giống như đoạn văn trên cho đến câu phạm tội Đột-kiết-la”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên.

5. Về bịnh hoạn: Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo khác rằng: “Người kia nói thầy mắc bịnh nan y… xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên.

6. Về hình tướng: Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo khác rằng: “Người kia nói thầy là người có tương thô ác như… xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên.

7. Về phiền não: Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo khác rằng: “Người kia nói thầy là người có phiền não sâu nặng… xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên.

7. Về mắng chửi: Nếu Tỳ kheo đến nói với Tỳ kheo khác rằng: “Người kia nói thầy là người ưa mắng chửi… xuất gia thọ giới làm gì”, hỏi và đáp giống như đoạn văn trên cho đến câu nếu người nghe hiểu thì người nói phạm Ba-dật-đề… giống như đoạn văn trên.

Nếu Tỳ kheo dùng tám trường hợp trên đến nói với Tỳ kheo khác với tâm ly gián thì phạm Ba-dật-đề và Đột-kiết-la; khác với tám trường hợp trên, nếu dùng trường hợp khác để ly gián thì phạm Đột-kiết-la; nếu Tỳ kheo dùng tám trường hợp trên để ly gián chúng khác trừ Tỳ kheo thì phạm Đột-kiết-la.

4. Giới Phát Khởi Lại Việc Tranh Cải

Phật tại thành Vương xá, Lục quần Tỳ kheo tánh ưa gây gỗ, khi Lục quần Tỳ kheo gây gỗ với Tỳ kheo khác, Tăng đã như pháp quyết đoán sự việc rồi, Lục quần cũng biết sự việc đã như pháp quyết đoán rồi vẫn muốn phát khởi trở lại nên nói rằng: “Các Trưởng lão, việc này xử đoán như thế là sai, xử đoán sai nên xử đoán trở lại, dứt diệt sai nên dứt diệt lại”, như thế khiến cho Tăng chưa bị phá liền bị phá, đã bị phá rồi thì không thể hòa hợp lại được; việc chưa sanh tranh cải liền sanh tranh cải, đã tranh cải rồi thì không thể dứt diệt được. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Lục quần Tỳ kheo: “Các thầy thật đã làm việc này phải không?”, Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo khi Tăng đã như pháp quyết đoán sự việc xong rồi mà còn phát khởi trở lại, nói rằng: Các Trưởng lão… giống như đoạn văn trên. Như thế khiến cho Tăng chưa bị phá… giống như đoạn văn trên cho đến câu không thể dứt diệt được”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo khi Tăng đã như pháp quyết đoán việc tranh cải xong rồi mà còn phát khởi trở lại thì phạm Ba-dật-đề.

Như pháp quyết đoán là như pháp như luật như Tỳ-ni, như lời Phật dạy. Tranh cải phân biệt có bốn: Tướng ngôn tránh, vô căn tránh, phạm tội tránh và thường sở hành tránh. Phát khởi trở lại là nói rằng: quyết đoán sai, dứt diệt sai. Về người phân biệt có năm: Người trụ lâu, người khách, người thọ dục, người làm yết ma và người bị yết ma.

Tướng phạm trong giới này là đối với Tướng ngôn tránh nếu Tỳ kheo cựu trụ biết đã như pháp dứt diệt rồi, tưởng đã như pháp dứt diệt rồi mà còn phát khởi trở lại, nói rằng: “Các Trưởng lão, việc này đã quyết đoán sai, dứt diệt sai nên quyết đoán trở lại”thì phạm Ba-dật-đề. Đối với Tướng ngôn tránh tưởng là Vô căn tránh hay Phạm tội tránh hay là Thường sở hành tránh biết đã như pháp dứt diệt rồi và tưởng đã như pháp dứt diệt rồi mà còn phát khởi trở lại nói giống như trên thì phạm Ba-dật-đề. Đối với Vô căn tránh tưởng là Vô căn tránh, nếu Tỳ kheo cựu trụ biết đã như pháp dứt diệt rồi, tưởng đã như pháp dứt diệt rồi mà còn phát khởi trở lại, nói rằng: “Các Trưởng lão, việc này đã quyết đoán sai, dứt diệt sai nên quyết đoán trở lại” thì phạm Ba-dật-đề. Đối với Vô căn tránh tưởng là Phạm tội tránh hay là Thường sở hành tránh hay là Tướng ngôn tránh, nếu Tỳ kheo cựu trụ biết đã như pháp dứt diệt rồi, tưởng đã như pháp dứt diệt rồi mà còn phát khởi trở lại, nói rằng: “Các Trưởng lão, việc này đã quyết đoán sai, dứt diệt sai nên quyết đoán trở lại” thì phạm Ba-dật-đề. Đối với Phạm tội tránh tưởng là Phạm tội tránh, nếu Tỳ kheo cựu trụ biết đã như pháp dứt diệt rồi, tưởng đã như pháp dứt diệt rồi mà còn phát khởi trở lại, nói rằng: “Các Trưởng lão, việc này đã quyết đoán sai, dứt diệt sai nên quyết đoán trở lại” thì phạm Ba-dật-đề. Đối với Phạm tội tránh tưởng là Thường sở hành tránh hay là Tướng ngôn tránh hay là Vô căn tránh, nếu Tỳ kheo cựu trụ biết đã như pháp dứt diệt rồi, tưởng đã như pháp dứt diệt rồi mà còn phát khởi trở lại, nói rằng: “Các Trưởng lão, việc này đã quyết đoán sai, dứt diệt sai nên quyết đoán trở lại” thì phạm Ba-dật-đề. Đối với Thường sở hành tránh tưởng là Thường sở hành tránh, nếu Tỳ kheo cựu trụ biết đã như pháp dứt diệt rồi, tưởng đã như pháp dứt diệt rồi mà còn phát khởi trở lại, nói rằng: “Các Trưởng lão, việc này đã quyết đoán sai, dứt diệt sai nên quyết đoán trở lại” thì phạm Ba-dật-đề. Đối với Thường sở hành tránh tưởng là Tướng ngôn tránh hay là Vô căn tránh hay là Phạm tội tránh, nếu Tỳ kheo cựu trụ biết đã như pháp dứt diệt rồi, tưởng đã như pháp dứt diệt rồi mà còn phát khởi trở lại, nói rằng: “Các Trưởng lão, việc này đã quyết đoán sai, dứt diệt sai nên quyết đoán trở lại” thì phạm Ba-dật-đề. Bốn hạng người sau là khách Tỳ kheo, Tỳ kheo thọ dục, Tỳ kheo làm yết ma và Tỳ kheo bị yết ma cũng giống như vậy.

Nếu Tỳ kheo đối với sự việc đã như pháp diệt tránh rồi, tưởng đã như pháp diệt tránh rồi mà còn phát khởi trở lại thì phạm Ba-dật-đề; nếu tưởng là không như pháp diệt tránh mà phát khởi trở lại cũng phạm Ba-dật-đề.; nếu nghi là không như pháp diệt tránh mà phát khởi trở lại cũng phạm Ba-dật-đề.

Nếu Tỳ kheo đối với sự việc không như pháp diệt tránh mà tưởng là đã như pháp diệt tránh còn phát khởi trở lại thì phạm Đột-kiết-la; nếu tưởng đã như pháp diệt tránh mà còn phát khởi trở lại cũng phạm Độtkiết-la; nếu nghi là đã như pháp diệt tránh mà phát khởi trở lại cũng phạm Đột-kiết-la. Nếu sự việc không như pháp diệt tránh tưởng không như pháp diệt tránh mà phát khởi trở lại thì không phạm.

5. Giới Nói Quá Năm, Sáu Lời

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Ca-lưu-đà-di trước giờ ngọ đắp y mang bát vào thành khất thực, ăn xong vào phòng cất y bát rồi đứng ở cửa phòng nghĩ rằng: Nếu có người nữ nào đến tham quan trong chùa ta sẽ dẫn đi xem phòng xá. Lúc đó có nhiều người nữ vào chùa tham quan, Ca-lưu-đà-di thấy rồi liền đến nói với họ rằng: “Các vị hãy đến đây, tôi sẽ dẫn đi xem phòng xá”. Do nhân duyên này các người nữ nhóm lại, Ca-lưu-đà-di ở trước các người nữ nói điều đáng hổ thẹn như đem việc của bà mẹ nói cho người con gái nghe: “Mẹ của cô ở chỗ kín có tướng như thế như thế”, người con gái suy nghĩ: “Nếu đúng như lời củaTỳ kheo nói thì chắc là đã cùng mẹ ta tư thông”; sau đó Ca-lưu-đà-di lại đem việc của người con gái nói cho bà mẹ: “Con gái của bà ở chỗ kín có tướng như thế như thế”, bà mẹ suy nghĩ: “Nếu đúng như lời Tỳ kheo nói thì chắc là đã cùng con gái ta tư thông”; sau đó lại đem việc của người con dâu nói với bà mẹ chồng: “Con dâu của bà ở chỗ kín có tướng như thế như thế”, bà mẹ chồng suy nghĩ: “Nếu đúng như lời Tỳ kheo nói thì ắt là đã cùng con dâu của ta tư thông”; sau đó lại đem việc của bà mẹ chồng nói với người con dâu: “Mẹ chồng của cô ở chỗ kín có tướng như thế như thế”, người con dâu suy nghĩ: “Nếu đúng như lời Tỳ kheo nói thì ắt là đã cùng mẹ chồng của ta tư thông”. Ca-lưu-đà-di khi nói những lời này đã khiến cho các phụ nữ đó nghi ngờ lẫn nhau và nghi cả chính bản thân mình. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Tỳ kheo Ca-lưu-đà-di: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật đã làm thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại ở trước người nữ nói điều đáng hổ thẹn”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo nói pháp cho người nữ nghe quá năm, sáu lời thì phạm Ba-dật-đề, trừ có người nam hiểu biết bên cạnh.

Người nữ là người có thể thọ dâm dục. Quá năm, sáu lời là như nói ngũ ấm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức vô thường; sáu căn: Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân vô thường. Pháp là lời Phật nói hay đệ tử nói hay thiên tiên nói, hóa nhơn nói về trì giới, bố thí sanh thiên, niết bàn. Người nam có hiểu biết là có thể phân biệt được lời nói tốt xấu.

Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo không có người nam hiểu biết bên cạnh mà nói pháp cho người nữ nghe quá năm, sáu lời hoặc nói kệ thì mỗi câu kệ đều phạm Ba-dật-đề; nếu nói kinh thì mỗi việc đều phạm Ba-dật-đề; nếu nói biệt cú thì mỗi câu phạm Ba-dậtđề; nếu sau đó có người nữ khác đến, Tỳ kheo lại nói pháp cho cả hai người nữ nghe quá năm, sáu lời hay nói kệ thì mỗi câu kệ đều phạm Badật-đề… giống như trên. Khi Tỳ kheo từ tòa ngồi đứng dậy đi đến giữa đường gặp một người nữ đi ngược tới lại nói pháp cho nghe quá năm, sáu lời không có người nam bên cạnh; lúc đó người nữ trước đó lại vừa đi tới cùng nghe pháp, nếu Tỳ kheo nói kệ thì mỗi câu kệ đều phạm Badật-đề… giống như trên. Nếu Tỳ kheo đến nhà khác nói pháp cho người nữ nghe quá năm, sáu lời mà không có người nam bên cạnh; người nữ trước đó lại đến đứng bên cửa cùng nghe pháp, nếu Tỳ kheo nói kệ thì mỗi câu kệ đều phạm Ba-dật-đề… giống như trên. Không phạm là nếu Tỳ kheo tán tụng hay đạt thẩn hay nói cống đức bố thí hay trì giới hay người nữ hỏi mà đáp thì không phạm.

6. Giới Dạy Cú Pháp Cho Người Chưa Thọ Cụ Giới

Phật tại nước A-la-tỳ, lúc đó Tỳ kheo nước A-la-tỳ ở trong trú xứ dạy cú pháp cho người chưa thọ giới cụ túc, đủ câu hay không đủ câu, đủ vị hay không đủ vị, đủ chữ hay không đủ chữ. Do nhân duyên này trong chùa ồn náo, âm thanh tợ như tiếng của những người học toán số hay như Bà-la-môn học kinh Vệ đà hoặc như những người đánh cá bị mất cá. Phật nghe thấy tiếng ồn náo này liền hỏi A-nan nguyên do, Anan đem việc trên bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Tỳ kheo nước A-la-ty: “Thầy thật đã làm việc này phải không?” Đáp: “Thật vậy thưa Thế tôn”, Phật liền quở trách: “Tại sao gọi là Tỳ kheo lại dạy cú pháp cho người chưa thọ giới cụ túc”, quở trách rồi bảo các Tỳ kheo: “Do mười lợi nên kết giới cho các Tỳ kheo, từ nay giới này nên nói như sau:

Nếu Tỳ kheo dạy cú pháp cho người chưa thọ giới cụ túc thì phạm Ba-dật-đề.

Người chưa thọ cụ giới là trừ Tỳ kheo và Tỳ kheo ni, những người khác đều là người chưa thọ cụ giới. Cú là bao gồm đủ câu hay không đủ câu, đủ vị hay không đủ vị, đủ chữ hay không đủ chữ. Nói đủ câu là câu có đủ vị đủ chữ, nếu không đủ vị đủ chữ thì gọi là không đủ câu. Pháp là lời Phật nói… giống như giới trên. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ kheo dạy cú pháp đủ câu cho người chưa thọ cụ giới hay nói kệ thì mỗi câu phạm Ba-dật-đề… giống như giới trên. Nếu Tỳ kheo dạy cú pháp không đủ câu cho người chưa thọ cụ giới hay nói kệ thì mỗi câu kệ đều phạm Ba-dật-đề… giống như giới trên. Không phạm là Tỳ kheo nói xong mới đọc theo hoặc hỏi đáp.