thập la thanh

Phật Quang Đại Từ Điển

(十羅聲) Mười ngữ thái trong văn pháp tiếng Phạm để biểu thị thời gian và ngữ khí của động từ. Vì mười ngữ thái này đều có bao hàm thanh (la), nên gọi là Thập la thanh. Theo Nam hải kí qui nội pháp truyện quyển 4 của ngài Nghĩa tịnh đời Đường thì trong Thập la thanh gồm có 10 chữ La, vô luận phát ra thanh của bất cứ chữ nào trong 10 chữ này đều biết rõ sự sai khác về 3 đời quá khứ, hiện tại, vị lai của chữ ấy. Mười ngữ thái này lại chia làm 2 loại lớn là: A. Hiện thực pháp: Ngữ thái trình bày trực tiếp, gồm có 6 thứ: 1.Lạt, ngữ thái biểu thị thời hiện tại. 2.Laí, ngữ thái biểu thị thời quá khứ thứ nhất, cũng gọi Chính quá khứ, Tiểu quá khứ. 3.Liỉ, ngữ thái biểu thị thời quá khứ thứ 2, cũng gọi Dĩ quá khứ, Đại quá khứ. 4.Luí, ngữ thái biểu thị thời quá khứthứ 3, cũng gọi Bất định quá khứ. 5.Ơiỉ, ngữ thái biểu thị thời vị lai thứ nhất. 6.Luỉ, ngữ thái biểu thị thời vị lai thứ 2. B. Khả năng pháp: Ngữ thái biểu thị nguyện vọng, mệnh lệnh, điều kiện… gồm có 4 thứ: 1.Vidhi-lií: Ngữ thái biểu thị nguyện vọng ở thời hiện tại. 2.Àzìr-lií: Ngữ thái biểu thị nguyện vọng ở thời quá khứ. 3.Loỉ: Ngữ thái biểu thị mệnh lệnh ở thời hiện tại. 4.Lií: Ngữ thái biểu thị điều kiện ở thời quá khứ.