thập chủng y quả

Phật Quang Đại Từ Điển

(十種依果) Chỉ cho 10 loại y quả, tức 10 thứ công đức mà người tu Bồ tát thừa đạt được nói trong kinh Hoa nghiêm quyển 36 (bản dịch cũ).Y quả tức là hạnh trước nương vào hạnh sau, hoặc các hạnh nương nhau đều được tăng trưởng, cũng tức là quả tương y. Mười yquả là: 1. Bồ đề tâm y quả: Rốt ráo không quên tâm bồ đề. 2. Thiện tri thức y quả: Bạn tốt tùy thuận hòa hợp. 3. Thiện căn y quả: Nuôi lớn các căn lành.4. Chư ba la mật y quả: Tu hành các độ một cách rốt ráo. 5. Nhất thiết pháp y quả: Nương vào tất cả pháp, vĩnh viễn ra khỏi sinh tử. 6. Chư nguyện y quả: Phát khởi các đại nguyện nuôi lớn bồ đề. 7. Chư hạnh y quả: Tu tập rộng các hạnh. 8. Bồ tát y quả: Được Nhất sinh bổ xứ của Bồ tát. 9. Cúng dường Phật y quả: Cúng dường Phật và lòng tin vững bền. 10. Nhất thiết Như lai y quả: Như lai có năng lực trao cho chính giáo khiến lìa điên đảo. Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển 17 cho rằng Thập chủng y quả là điểm tựa để phát khởi các hạnh, nên cho đây là bậc nhất trong các hành tướng của Tín vị và đặt ở đầu 2000 hành pháp Phổ hiền, lại phân tích rõ về thứ tự như sau: 1. Bồ đề tâm y quả được xếp lên đầu, vì tâm bồ đề là gốc của muôn hạnh, nếu không quên mất tâm Bồ đề thì các hạnh khác mới được tăng trưởng. 2. Tuy bên trong có thắng tâm, nhưng nếu bên ngoài không có bạn tốt thì hạnh cũng không thành, nếu không thuận bạn tốt thì vô công chứ chẳng phải y quả, cho nên phải dùng tùy thuận hòa hợp mới thành y quả. 3. Nếu không có căn lành đời trước thì không thể thuận tu, nên cần phải nương vào căn lành đời trước để tăng thêm hạnh mới.4. Nếu chưa thể tu hành rốt ráo thì cũng không thể tu rộng các độ. 5. Nếu lí pháp không thông suốt rỗng rang thì đến đâu cũng thấy trệ ngại, cho nên nương tất cả pháp thì đều được xuất li. 6. Nếu không có đại nguyện thì sẽ rơi vào tịch lặng, không tăng trưởng bồ đề. 7. Nếu không tu hành thắng tiến thì không thể được rốt ráo. 8. Vì bên ngoài rất cần nương vào bạn tốt, cho nên phải coi hàng Bồ tát ngoài Bồ tát Nhất sinh bổ xứ là các huynh trưởng, mới xứng đáng làm nơi nương tựa. 9. Cúng dường Phật để thành niềm tin vững chắc. 10. Chỉ có đức Như lai là chỗ nương rốt ráo, vì Ngài có năng lực ban cho chính giáo để xa lìa điên đảo.