THẬP BẤT NHỊ MÔN

SỐ 1927

MỘT QUYỂN

Tôn giả kinh Khê Trạm Nhiên đời Đường soạn.

Như Tích môn này, bàn về nhân quả và tự – tha, khiến cho dung thông nhập diệu đối với giáo môn một đời. Tất cả các nghĩa giải thích, đều y cứ vào bốn giáo và năm vị, ý là ở nơi khai giáo thảy đều hòa nhập đề hồ. Quán tâm chính là then chốt, của giáo hạnh, nhưng đại khái có phần nào nhờ vào Thuyết hoặc còn hoặc mất, chẳng phải hoàn toàn là chánh ý của Bộ này. Vì vậy dù có thi thiết nương gá sự pháp cũng chỉ là trình bày nêu ra tên gọi của mười quán mà thôi. Lý cảnh trí hạnh vị pháp đã trình bày, ý năng hóa sở hóa ở tại năng thuyên, trong giải thích thảy đều tuyệt diệu, vì phân tích đầu đuôi tự – tha trong thuyên, diễn bày đầy đủ mười diệu thu thập tất cả sự giáo hóa trong một đời của Đức Như Lai, đại ý xuất thế không thể nào cùng tận, vì vậy chẳng thể không hiểu rõ đại cương của Diệu, do đó tập hợp mười diệu thành Đại Thể của pháp quán. Nên hiểu Tích diệu, Bổn diệu chẳng phải xa cách, biết rằng chỉ là ly hợp khác nhau mà thôi. Nghĩa nhân quả đã đồng nhất thì tự tha nào khác nhau, do đó văn sau nói rằng: ” Bổn Tích tuy khác nhau mà một, không thể nghĩ bàn, so sánh Thể – Tông – Dụng chỉ là pháp nhân quả tự tha, huống chi giáo tướng cũng chỉ là sự phân biệt của bốn chương trước, làm cho bốn chương trước mãi khác với các văn”. Nếu hiểu rõ ý chỉ ấy thì giáo có nơi sở quy, một thời kỳ ngang dọc không ra khỏi một niệm, ba ngàn thế gian tức là Không – Giả – Trung, lý cảnh cho đến lợi ích đều như vậy, thì mười thừa chỉ quán, trở thành nhân quả tự hành hiện tại; chương khởi giáo trở thành năng sở hóa tha hiện tại, thì kia – đây rõ ràng trở thành Hạnh Pháp Hoa, khiến cho công năng không luống uổng giải thích có thể nhận biết. Vì vậy, lại dùng mười môn thâu nhiếp mười diệu, vì sao? Vì lấy Thật thi thiết nên Quyền thật không hai mà hai, khai triển Quyền hiển bày Thật thì hai mà chẳng hai. Pháp đã là giáo bộ thì đều khai triển thành Diệu. Mười môn không hai này làm thành từng mục, mỗi môn về sau dùng sáu tức để kiểm chứng, bổn văn đã dẫn nhiều chứng cứ đích thực, dưới đây chỉ trình bày trực tiếp về Nhất Lý, khiến cho ý chỉ của bộkinh được sáng tỏ.

  1. Môn sắc tâm không hai
  2. Môn trong ngoài không hai
  3. Môn tu tánh không hai
  4. Môn nhân quả không hai
  5. Môn nhiễm tịnh không hai
  6. Môn y chánh không hai
  7. Môn tự tha không hai
  8. Môn Ba nghiệp không hai
  9. Môn quyền thật không hai
  10. Môn thọ nhuận không hai.

Trong đó thứ Nhất từ cảnh Diệu mà đặt tên, thứ Hai – thứ Ba từ Trí Hạnh mà đặt tên, thứ tư từ Vị Pháp mà đặt tên, thứ Năm – thứ Sáu – thứ Bảy lấy Cảm Ứng thần thông ma đặt tên, thứ Tám – thứ Chín từ nói Pháp mà đặt tên, thứ Mười từ Quyến thuộc lợi ích mà đặt tên.

Một. Môn sắc tâm không hai: Tạm thời từ mười Như cảnh cho đến Vô Đế, mỗi pháp đều có hai ý chung và riêng. Chung ở tại một niệm, riêng phân thành sắc – tâm. Vì sao? Vì đầu tiên trong mười Như tướng chỉ ở sắc, tánh chỉ có ở tâm, Thể lực tác duyên nghĩa bao gồm cả sắc và tâm; nhân quả chỉ do tâm, báo ứng chỉ theo sắc, mười hai nhân duyên nghiệp khổ bao gồm cả hai, hoặc nghiệp chỉ ở tâm, bốn đế bao gồm cả sắc – tâm; diệt chỉ ở tâm, hai đế, ba đế đều là thế tục, đủ cả sắc – tâm, trong chân đế chỉ có tâm; nhất thật (chân như) và Vô, y cứ theo đây sẽ thấy. Đã biết rằng riêng thì xếp riêng vào chung. Tất cả các pháp chẳng có gì không phải là tâm tánh, một tánh, vô tánh, ba ngàn các pháp đâu có khác nhau. Nên biết rằng sắc – tâm của tâm tức là (tên gọi khác) của tâm, biệt danh vì tạo tác, tạo tác gọi là Thể Dụng, thế thì chẳng phải sắc chẳng phải tâm mà là sắc, mà là tâm, chỉ do sắc chỉ do tâm, vì thế ở đây biết rằng chỉ hiểu rõ một niệm, thấy tất cả chúng sinh – Phật ở mình và ở người. Chúng sinh ở người, Phật nơi người hãy còn đồng với tâm, huống chi chúng sinh và Phật ở tâm mình lẽ nào trái với một niệm? Vì vậy tất cả cảnh pháp kia, khác nhau mà không khác nhau.

Hai. Môn trong ngòai không hai: Tất cả cảnh sở quán không ngoài trong – ngoài, ngoài nghĩa là nhờ vào sắc tâm y chánh, tức là không – giả – trung, tức là không – giả – trung diệu, cho nên thể của Sắc – tâm bặt dứt, chỉ có một thật tánh chẳng có không – giả – trung. Sắc tâm rõ ràng đồng với chân tịnh, lại không khác nhau về bày phương tiện như chúng sinh v.v… không thấy sự khác nhau về cõi nước tịnh uế, mà đế võng y chánh cuối cùng tự sáng rõ. Gọi là trong, trước tiên hiểu rõ một niệm, vô niệm ngoài sắc tâm, chỉ có Nội thể ba ngàn tức là không – giả – trung, thế thì ngoài pháp hoàn toàn là tâm tánh, tâm tánh không ngoài thâu nhiếp cùng khắp tất cả, tánh của chư Phật mười phương và pháp giới hữu tình, Thể không hề khác nhau, tất cả đều cùng khắp, ai nói là trong ngoài sắc tâm tự tha? Đây chính là vì hướng về môn thanh tịnh sắc – tâm không hai.

Ba. Môn tu tánh không hai: Tánh đức chỉ là một niệm giới như, ở đây đầy đủ ba pháp nội, giới, như, tánh tuy vốn như vậy, nhưng nhờ trí mà khởi tu, do tu mà chiếu soi tánh, do tánh mà phát sinh tu, tồn tánh thì toàn tu trở thành tánh, khởi tu thì toàn tánh trở thành tu, tánh không hề chuyển đổi, tu thường như vậy. Tu lại có hai loại: Thuận tu và nghịch tu. Thuận nghĩa là hiểu rõ tánh để thực hành, nghịch nghĩa là lìa tánh thành mê. Hai tâm mê ngộ, tâm tuy không hai nhưng hai tánh thuận nghịch, tánh sự thuờng khác nhau, có thể do sự không chuyển đổi tâm, thì khiến cho mê tu mà thành, cho nên phải cùng lúc chiếu tánh, thành tu thấy tánh tu tâm, hai tâm đều mất. Lại hiểu rõ thuận tu đối với tánh có ly có hợp, ly nghĩa là tu-tánh đều có ba, hợp nghĩa là tu hai tánh một. Tu hai đều có ba cùng phát sinh ba tánh, thế thì tuy tu có đủ chín, mà chín chỉ là ba, vì đối với tánh trình bày về tu cho nên hợp tu làm hai, hai tu cùng một tánh như nước là sóng, hai cũng không hai, cũng như sóng nước. Nên biết rằng tánh chỉ cho ba chướng, vì thế cho nên có đủ ba. Tu từ tánh mà thành, thành ra ba pháp như vậy, hiểu rõ không có tu tánh chỉ có một Diệu thừa, không hề có phân biệt, pháp giới rộng mở, do đó thành tựu trong ngoài không hai.

Bốn. Môn nhân quả không hai: Nhân của tâm chúng sinh đã đầy đủ ba khuôn phép, nhân này thành quả gọi là ba niết-bàn. Nhân quả không khác, trước sau chỉ một lý. Nếu vậy thì nhân đức đã đầy đủ, sao không trụ ở nhân? Vì nhân mê mờ đều tự cho là thật, nếu hiểu rõ tánh mê thật sự chỉ trụ ở nhân; suy cứu lâu xa về nhân này, nhân hiển bày gọi là quả, chỉ là duyên với một lý nhân quả. Dùng nhất lý này làm nhân, lý hiển bày lại không có tên gọi của quả, lẽ nào vẫn tồn tại tên gọi của nhân? Nhân quả đã tiêu tan thì lý tánh tự mất, chỉ vì thân sơ quên trí, khiến cho mê thành dầy mỏng, mê dầy mỏng cho nên miễn cưỡng chia ra ba hoặc, nghĩa khai triển sáu tức gọi là Trí cạn sâu, do đó như mộng thường xuyên tăng cường không gọi là Hoặc bất dứt. Nhân huyễn đã đầy đủ thì cảnh tượng của quả tròn đầy, cảnh tượng không tuy tức là nghĩa đồng, nhưng không thì hư giả mà cảnh tượng là thật có; cảnh tượng thật cho nên xứng với lý vốn có, không hư giả cho nên mê chuyển thành tánh, thế thì không hai mà hai, lập ra nhân quả khác nhau, hai mà không hai, trước sau chỉ một Thể. Nếu cho rằng nhân khác quả, nhân cũng chẳng phải nhân, hiểu rõ quả từ nhân thì nhân mới hạn định quả, cho nên ba ngàn ở lý cùng gọi là vô minh. Quả ba ngàn thành tựu đều gọi là thường lạc, ba ngàn không thay đổi vô minh tức là minh, ba ngàn và thường đều là Thể, đều là Dụng, vì thế thành tựu môn tu tánh không hai.

Năm. Môn nhiễm tịnh không hai: Nếu biết rằng Vô thỉ tức là pháp tánh, là vô minh, cho nên có thể hiểu rõ hiện tại chính vô minh là pháp tánh. Pháp tánh ấy và Vô minh tạo tác tất cả các pháp, gọi là Nhiễm. Vô minh và pháp tánh, tương ứng tất cả các duyên, gọi là Tịnh. Nước đục, nước trong, sóng uớt không khác nhau, trong đục tuy chính là do duyên, nhưng đục trở thành vốn có, đục tuy là vốn có mà Thể hoàn toàn là trong. Vì lý của hai sóng cùng nêu ra Thể là dụng, cho nên nhân quả ba ngàn đều gọi là duyên khởi. Mê – Ngộ duyên khởi lìa sát-na, tánh sát-na thường mà lý duyên khởi chỉ một, trong một lý đó lại chia ra tịnh uế, riêng thì sáu uế bốn tịnh, chung thì tịnh uế cùng là mười. Vì vậy biết rằng sát-na nhiễm thể đều là tịnh, ba ngàn chưa hiển bày rõ ràng thì Thể vẫn cứ mê, cho nên tương tự vị trở thành sáu căn chiếu khắp, chiếu soi phân biệt mười giới đều sáng tỏ rõ ràng, lẽ nào sáu căn thanh tịnh nên người cho là mười chắc chắn mười; phân chân thùy tích mười giới cũng, cho đến quả thành tựu một trăm giới kia, vì thế cần phải sơ tâm mà ngăn che, mà soi chiếu. Soi chiếu cho nên ba ngàn thường đầy đủ, ngăn che nên pháp vốn là không – trung, thường song vong, thường song chiếu, niệm này bất động ứng với khắp nơi không ngăn ngại, tùy sự cảm ứng mà thi thiết, mà tiêu tan tịnh uế ấy. Tịnh uế không còn cho nên lấy không lấy trung, vẫn do không – trung chuyển nhiễm thành tịnh, do hiểu rõ tịnh nhiễm nên không -trung tự mất, vì thế thành tựu môn nhân quả không hai.

Sáu. Môn y chánh không hai: Đã chứng Già-Na một thể không hai, bởi từ vô thỉ một niệm ba ngàn, lấy hai ngàn sinh Ấm trong ba ngàn làm chánh, một ngàn cõi nước thuộc về y. Y – Chánh đã ở một tâm, một tâm lẽ nào chia thành năng – sở; tuy không có năng – sở, y – chánh rõ ràng, vậy thì lý tánh danh tự quán hành, đã có tướng y – chánh không hai, vì thế khiến cho tự – tha, nhân – quả thuộc về tướng, nhưng chúng sinh đối với lý, quả tuy chưa phân rõ, mà tất cả không gì chẳng phải là diệu cảnh Giá-na. Như vậy lại nên hiểu rằng pháp thể của chư Phật chẳng phải khắp nơi mà khắp nơi, lý tánh của chúng sinh chẳng phải hạn cục mà hạn cục, trước sau không thay đổi, lớn nhỏ không ngăn ngại, lý nhân quả giống nhau y chánh đều khác biệt? Vì thế cõi tịnh uế, thân tốt xấu, trần thân đồng lượng với Pháp thân, trần quốc không khác với Tịch Quang, cho nên mỗi một trần sát là tất cả trần sát, mỗi trần thân là tất cả thân, rộng hẹp, tốt xấu khó nghĩ bàn được, nơi chốn tịnh uế không hề cùng tận. Nếu không phải ba ngàn không – giả – trung, làm sao có thể thành tựu được dụng tự tại ấy? Như vậy mới biết rằng chúng sinh – Phật, sự – lý, đây – kia thâu nhiếp lẫn nhau, vì thế thành tựu môn nhiễm tịnh không hai.

Bảy. Môn tự tha không hai: Tùy cơ nghi lợi tha sự việc mới chính là y cứ theo căn bản. Bản – nghĩa là một tánh đầy đủ tự – tha, mới đến quả vị, tự lợi chính là lợi tha, như ba ngàn lý tánh của ba đức, ba đế, tự hành chỉ ở không – trung, lợi tha tam thiên pho vật, vật có vô lượng không ngòai tam thiên, năng ứng tuy nhiều nhưng không ngoài mười giới, mỗi giới chuyển đổi hiện bày không ngoài một niệm, mỗi cõi phát sinh lẫn nhau không ngoài Tịch Quang, chúng sinh theo lý đầy đủ tam thiên (ba ngàn) cho nên năng cảm, chư Phật do đầy đủ lý tam thiên (ba ngàn ) cho nên năng ứng, ứng khắp nơi, có khắp nơi, vui mừng hướng không khác nhau, không như vậy lẽ nào có thể như gương hiện bày cảnh tượng? Gương có lý hiện bày cảnh tượng, hình có tám sinh khởi của cảnh tượng. Nếu một đời đối diện không thể hiện bày cảnh tượng, thì lý của gương có tận cùng của hình không thông suốt. Nếu ngăn cách với gương thì sẽ có lý này, không có hình đối diện nên không có cảnh tượng ấy. Nếu gương không hiện bày cảnh tượng vì bị bụi che lấp, bụi nhờ người lau chùi, cảnh tượng hiện bày chẳng quan hệ gì đến người lau. Theo thí dụ có thể biết được đại chỉ của pháp quán. Nên biết rằng lý tuy đầy đủ tự – tha, nhưng chắc chắn phải nhờ có duyên làm công năng lợi tha. Lại nhờ hiểu rõ duyên hợp nhất với tánh mới xứng hợp được với tánh, thi thiết muôn mối thì không khởi hiện tánh hóa hiện không có nơi chốn, vì thế thành tựu Môn Y chánh không hai.

Tám. Môn tam nghiệp không hai: Ở phần hóa tha, sự chia ra ba mật, thuận theo lý của vật mà có tên gọi khác nhau. Tâm luân soi xét căn cơ hai luân bày hóa độ, hiện thân nói pháp không hề có mảy may khác nhau, ở thân phần thì chân ứng, ở pháp phần thì quyền thật. Nếu hai thân khác nhau vì sao lại nói rằng:” Tức là Pháp thân”, nếu hai thuyết trái nhau thì sao lại nói rằng:”Đều thành Phật đạo?”. Nếu chỉ là Pháp thân thì ứng thân lẽ ra không xuất hiện ở đời, nếu chỉ là Phật đạo thì ai lập bày ra ba thừa? Thân còn không có thân thì thuyết chắc chắn chẳng phải là thuyết, thân miệng bình đẳng như ý luân kia, tâm và sắc như một không mưu cầu mà hóa hiện, thường ngầm đến cùng cực xứng hợp với chúng sinh mà thi thiết, lẽ nào chẳng phải trăm giới một tâm, mỗi giới không giới nào chẳng phải là ba nghiệp, giới còn là một tâm thì ba nghiệp lẽ nào khác nhau? Quả dụng không thiếu sót thì nhân chắc chắn xứng hợp với quả. Nếu tin nhân quả mới biết ba mật có gốc rễ, trăm giới – ba nghiệp, hóa hiện lại thực hiện hóa hiện ấy gọi là gì? Cho nên một niệm của tâm phàm đả có lý tánh biển tướng ba mật, một hạt bụi quả báo sắc đồng ở bổn lý Tỳ-lô-giá-na, mới có thể gọi là ba không khác nhau, vì thế thành tựu môn tự tha không hai.

Chín. Môn quyền thật không hai: Đại tuệ bình đẳng, thường soi xét pháp giới, cũng vì lý tánh có chín quyền một thật, thật có chín giới – quyền cũng lại như vậy, quyền – thật ẩn tướng, trăm giới một niệm không thể phân biệt, tùy ý thường như thế, đến quả mới nhờ đó mà khế bổn nhất lý, chẳng phải quyền, chẳng phải thật, mà là quyền, mà là thật. Đây tức là tâm luân tự tại như trước, khiến cho thân miệng đều quyền mà cơ thật, ba nghiệp một niệm không trái với quyền thật, bất động mà lập bày lẽ nào ngăn cách khác nhau? Đối với thuyết tức là dùng quyền thật để đặt ra tên gọi, ở thân chính là dùng chân ứng để làm tên gọi, lý ba nghiệp đồng nhất, quyền thật thầm khế hợp, vì vậy thành tựu môn ba nghiệp không hai.

Mười. Môn thọ nhuận không hai: Lý của vật xưa nay tánh sẵn đủ quyền thật, từ vô thỉ huân tập hoặc là quyền, hoặc là thật, quyền thật nhờ vào sự huân tập nên lý thường bình đẳng, gặp thời trở thành thói quen giúp đỡ cho hạnh nguyện. Nếu không có nhân ban đầu thì sự huân tập cũng chỉ giả thiết, gặp sự huân tập tự nó khác nhau chứ chẳng phải vì tánh khác nhau. Tánh tuy không khác nhau nhưng chắc chắn nhờ vào huyễn mà phát khởi, huyễn cơ huyễn cảm huyễn ứng huyễn phó, năng ứng hóa hoàn toàn chẳng phải quyền thật, nhưng do chúng sinh có đủ chẳng phải quyền, chẳng phải thật, mà thành tựu có nghi quyền thật, Phật cũng đầy đủ chẳng phải quyền, chẳng phải thật làm cho ứng hiện quyền thật. Việc có ứng hợp thân cõi không nghiêng lệch, đồng với thường tịch quang không đâu chẳng phải pháp giới. Vì thế biết rằng ba ngàn cũng ở trong tâm địa, ba ngàn không khác so với tâm địa thật, thể của bốn vị (sắc, hương, vị, xúc) đồng với các lợi ích quyền thật, do đó thành tựu môn quyền thật không hai.

Vì vậy cho nên mười môn, mỗi môn hòa nhập thông suốt với, sắc tâm, cho đến thọ nhuận đều như vậy, do đó khiến cho mười diệu trước sau đồng một lý, như cảnh xưa nay có đủ ba loại, nương vào lý phát sinh hiểu biết vì thế gọi là Trí, Trí hiểu biết dẫn dắt hành, hành hiểu rõ khế hợp lý, ba pháp phù hợp nhau không khác mà khác, nhưng giả lập cạn sâu, thiết vị xa gần, ba pháp đều là chứng đạt lý của ba loại kia. Năm chương sau là khởi dụng của ba pháp, đã là một niệm ba ngàn, tức là thành tựu không – giả – trung cho nên có Dụng. Nếu hiểu rõ một niệm thì pháp của chư Phật ba đời mười phương chẳng xa bổn tích (bổn địa và thùy tích), do đó tiếp tục nói rõ mười môn, giúp cho quán hành dễ nhận biết. Đầu đề đã như vậy, thâu tóm riêng làm thành chung, phù hợp với văn có thể biết.