thập ba la mật

Phật Quang Đại Từ Điển

(十波羅蜜) Phạm:Daza-pàramità. Gọi đủ: Thập ba la mật đa. Hán dịch: Thập thắng hạnh, Thập độ, Thập đáo bỉ ngạn. Mười hạnh thù thắng mà Bồ tát phải tu tập đầy đủ để đạt đến Đại niết bàn. I. Thập Ba La Mật. Sáu Ba la mật thêm 4 Ba la mật: Phương tiện, nguyện, lực, trí thành 10 là: 1. Thí ba la mật (Phạm: Dànapàramità): Có 3 thứ là Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí. 2. Giới ba la mật (Phạm: Zìlapàramità): Giữ giới và thường tự xét. 3. Nhẫn ba la mật (Phạm: Kwàntipàramità): Nhẫn nại chịu sự bức hại. 4. Tinh tiến ba la mật (Phạm:Viryapàramità): Gắng sức tiến tu, không biếng nhác. 5. Thiền ba la mật (Phạm: Dhyànapàramità): Tập trung tư tưởng khiến tâm an định. 6. Bát nhã ba la mật (Phạm:Prajĩàpàramità): Mở ra trí tuệ chân thực, hiểu rõ thực tướng các pháp. 7. Phương tiện ba la mật (Phạm: Upàya-pàramità): Dùng các phương pháp gián tiếp để khơi mở trí tuệ. 8. Nguyện ba la mật (Phạm: Praịidhàna-pàramità): Thường giữ gìn nguyện tâm và thực hiện các nguyện tâm ấy trong việc tu tập hằng ngày. 9. Lực ba la mật (Phạm: Balapàramità): Năng lực bồi dưỡng những thiện hạnh thực tiễn và phân biệt chân ngụy. 10. Trí ba la mật (Phạm: Prajĩàpàramità): Trí tuệ có năng lực rõ biết tất cả các pháp. MườiBa la mật đều lấy tâm bồ đề làm nhân. Kinh Giải thâm mật quyển 4 cho rằng lí do ngoài 6 Ba la mật còn thiết lập thêm 4 Ba la mật là vì Phương tiện ba la mật giúp đỡ cho 3 Ba la mật Thí, Giới và Nhẫn; Nguyện ba la mật là giúp đỡ cho Tinh tiến ba la mật; Lực ba la mật là giúp đỡ cho Thiền ba la mật; Trí ba la mật là giúp đỡ cho Bát nhã ba la mật. Mật giáo đem 10 Ba la mật phối hợp với 10 vị Bồ tát và đặt ở viện Hư không tạng trong Mạn đồ la Thai tạng giới để biểu thị cho phúc đức và trí đức của bồ tát Hư không tạng. Tức về phía bên phải an vị 5 Bồ tát Thí, Giới, Nhẫn, Tinh tiến và Thiền, thuộc về Liên hoa bộ, biểu thị Phúc môn; về phía bên trái an vị 5 Bồ tát Bát nhã, Phương tiện, Nguyện, Lực và Trí, thuộc về Kim cương bộ, biểu thị Trí môn. Lại đem 10 ngón tay phối hợp với 10 Ba la mật, tức Thí là ngón út bên phải, Giới là ngón vô danh bên phải, Nhẫn là ngón giữa bên phải, Tinh tiến là ngón trỏ bên phải, Thiền là ngón cái bên phải, Bát nhã là ngón út bên trái, Phương tiện là ngón vô danh bên trái, Nguyện là ngón giữa bên trái, Lực là ngón trỏ bên trái và Trí là ngón cái bên trái. Thủ ấn của mỗi Ba la mật như hình vẽ dưới đây: Thí ba la mật Giới ba la mật Nhẫn ba la mậtII. Thập Ba La Mật. Mười Ba la mật được nêu trong Phật truyện kinh Bản sinh tiếngPàli là: Đàn (Thí), Thi(Giới), Bát nhã, Tì lê da(tinh tiến), Sằn đề(nhẫn), Xả thế(phủ nhận thế gian và tự kỉ), Chân thực(không nói lời dối trá làm hại chân thực), Quyết ý(ý mình đã quyết không để lay động), Từ(không màng lợi riêng, vì tất cả hữu tình mà trụ nơi từ tâm), Xả(không vì khổ vui mừng giận mà động tâm). Giai vị tu hành 10 đức mục này được gọi là Ba la mật địa (Phạm: Pàramitàbhùmi).