THÀNH TỰU DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH VƯƠNG
DU GIÀ QUÁN TRÍ NGHI QUỸ

Hán dịch: Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty_ Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh_ Túc Quốc Công, thực ấp gồm ba ngàn hộ_ Ban áo tía tặng Tư Không, tên thụy là Đại Giám, tên hiệu chính là Đại Quảng Trí_Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Sưu tập Thủ Ấn, phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH

 

_Quy mệnh Thích Ca Mâu Ni Phật
Tuyên nói Điển Đại Thừa Phương Quảng
Vì các Bồ Tát mà mở bày
Giáo chân thật tối thắng thâm sâu
Nay con y theo Đại Giáo Vương
Biến Chiếu Như Lai Thành Đạo Pháp
Nếu hay tu theo Thắng Nghĩa này
Đời này được thành Vô Thượng Giác

_ Quy mệnh Phẩm Duyên Khởi Sơ Tự
Trong hào quang hiển việc Nhân Quả
Phước Đức, Trí Tuệ đến cứu cánh
Nhất Thừa Thật Tướng Thắng Nghĩa Môn

_ Quy mệnh Phẩm Phương Tiện Thiện Xảo
Trí Như Lai sâu rộng khó lường
Chặt đường ngôn ngữ, lìa Tâm Cảnh
Vì thế phương tiện nói ba Thừa.

_Quy mệnh Phẩm Hoả Trạch Ví Dụ
Xá Lợi (Śāriputra) nhận Bồ Đề Ký trước
Hữu tình chẳng hiểu khổ ba cõi
Phật dùng ba xe dụ khiến ra

_ Quy mệnh Phẩm Yếm Hối Tín Giải
Ở Thừa kém cỏi, sinh xấu hổ
Sinh lòng khao khát khó gặp gỡ
Chúng con đều được báu vô thượng

_ Quy mệnh Phẩm Liệu Tật Dược Thảo
Trượng phu mù loà, mở mắt Tuệ
Đạt được Trí Quang như mặt trời
Nơi Vô Thượng Thừa được khéo léo

_ Quy mệnh Phẩm Tối Sơ Thọ Ký
Bốn Đại Thanh Văn đồng thọ ký
Đều tuỳ phụng sự các Thế Tôn
Ngày sau đều chứng Bồ Đề Quả.

_ Quy mệnh Phẩm Hoá Thành Xảo Dụ
Phật ân cần nói Nhân Duyên xưa
Vì Quyền Chỉ liền bày Hoá Thành
Đến Đại Niết Bàn làm cứu cánh

_ Quy mệnh Phẩm Ngũ Bách Đệ Tử
Đại Thanh Văn Tăng đều thọ quyết
Ắt ngộ Như Lai Tạng trong thân
Ngọc báu vô giá, nay hiểu biết

_ Quy mệnh Phẩm Thụ Học Vô Học
Phật ký (thọ ký) A Nan (Ānanda), La Hầu La (Rāhula)
Biểu thị Pháp Vương không thiên vị
Nhiếp dần Định Tính với Bất Định (Bất Định Tính)

_ Quy mệnh Phẩm Kinh Truyện Pháp Sư
Nếu có hữu tình đời vị lai
Trì Pháp Hoa này, một câu Kệ
Phật đều thọ ký cho người ấy

_ Quy mệnh Phẩm Đa Bảo Phật Tháp
Thị hiện Tịnh Độ, gom chư Phật
Đề Bà Đạt Đa nhận Phật ký
Long Nữ được thành Vô Thượng Giác

_ Quy mệnh Phẩm Khuyến Trì Kinh Điển
Di Mẫu, Gia Du nương Thọ Ký
Các Đại Bồ Tát với Thanh Văn
Đều nguyện: Mạt Pháp, khuyên trì Kinh

_ Quy mệnh Phẩm Tu Hành
An Lạc nói Kinh, trước trụ Hạnh An Lạc
Đời này đắc được báo thù thắng
Nơi Phật Bồ Đề, chẳng thoái chuyển

_ Quy mệnh Phẩm Tòng Địa Dũng Xuất
Tám hằng Bồ Tát nguyện trì Kinh
Như Lai mật ý mà chẳng hứa
Vì hiển Bồ Tát nhảy vọt lên

_ Quy mệnh Phẩm Như Lai Thọ Lượng
Phật đã thành Đạo vô biên kiếp
Vì trị cuồng tử, hiện Niết Bàn
Thường trụ Linh Sơn mà chẳng diệt

_ Quy mệnh Phẩm Phân Biệt Công Đức
Vô số vi trần chúng Bồ Tát
Nghe Phật tuyên nói Thọ vô lượng
Vượt qua Địa Vị, chứng Bồ Đề

_ Quy mệnh Phẩm Tuỳ Hỷ Công Đức
So sánh Phước Thế, Xuất Thế Gian
Nếu nghe Kinh này, một câu Kệ
Vượt hẳn, mau chứng Đạo vô thượng

_ Quy mệnh Phẩm Pháp Sư Công Đức
Nếu hay thọ trì Kinh Điển này
Nơi thân cha mẹ sinh đời này
Đắc được Thần Thông, tịnh sáu căn

_ Quy mệnh Phẩm Bất Khinh Bồ Tát
Xưa kia khó hành Nghiệp khổ hạnh
Được nghe Kinh này tăng thọ mệnh
Độ thoát vô lượng vô biên Chúng

_ Quy mệnh Phẩm Như Lai Thần Lực
Phật hiện tướng lưỡi rất rộng dài
Do dự chẳng tin, khiến Tịnh Tín
Thấy tướng lành đó được Phật Đạo

_ Quy mệnh Phẩm Tối Hậu Chúc Lụy
Như Lai phó chúc các Bồ Tát
Nên ở đời Mạt Pháp sau này
Lưu thông tuyên nói, không keo tiếc

_ Quy mệnh Phẩm Dược Vương Bản Sự
Vì cầu Pháp nên cùng Tam Muội
Đốt thân cúng dường Tịnh Minh Phật
Khó gặp Kinh Vương, tỏ ân trọng

_ Quy mệnh Phẩm Diệu Âm Bồ Tát
Từ cõi Phật ấy đến chốn này
Lắng nghe Diệu Pháp Liên Hoa Kinh
Nghe xong Kinh Bản, về nước cũ

_ Quy mệnh Phẩm Quán Âm Phổ Môn
Nói Bồ Tát ấy, Bi Giải Thoát
Thảy đều trừ khiển các tai nạn
Hiển hiện thường trụ như Huyễn Định

_ Quy mệnh Đà La Ni Diệu Phẩm
Hai Bồ Tát với hai Thiên Vương
Cùng La Sát Nữ nói Chân Ngôn
Để hộ trì Kinh với Pháp Sư

_ Quy mệnh Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương
Dược Vương, Dược Thượng, bản nhân duyên
Do hai Đại Sĩ Thiện Tri Thức
Mà chẳng lui mất Đạo Bồ Đề

_ Quy mệnh Phẩm Phổ Hiền Khuyến Phát
Nếu ai ở Liên Hoa Kinh này
Hai mươi mốt (21) ngày chuyên trì tập
Phổ Hiền vì họ, hiện Pháp Thân.

Như Kinh Đại Thừa Phương Quảng nói: “Trong thân của tất cả chúng sinh đều có Phật Tính, đủ Như Lai Tạng. Tất cả chúng sinh không có ai chẳng phải là Pháp Khí Vô Thượng Bồ Đề”.

Nếu muốn thành tựu như Pháp này, cần phải tu đủ bốn Duyên như vầy:

1_ Gần gũi Chân Thiện Tri Thức. Bậc Chân Thiện Tri Thức tức là Quán Đỉnh A Xà Lê.

2_ Lắng nghe Chính Pháp. Lắng nghe chính Pháp tức Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Vương.

3_ Như Lý Tác Y. Như Lý Tác Ý tức là Du Già Quán Trí

4_ Pháp tuỳ Pháp Hành. Pháp tùy Pháp Hành là tu Sa Ma Tha (Śamatha:

Thiền Chỉ), Vi Bát Xá Na (Vipaśyana: Thiền Quán) Ắt kham nhận chứng Vô Thượng Bồ Đề.

Nếu tu trì Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Hoặc nam hoặc nữ thì nên tu Chân Ngôn, hành Đạo của Mật Hạnh Bồ Tát

Trước tiên cần phải vào Đại Bi Thai Tạng Đại Mạn Đồ La và thấy Đạo Trường Hộ Ma, diệt trừ nghiệp chướng trong thân, được A Xà Lê trao cho Quán Đỉnh. Liền theo Thầy nhận Nghi Quỹ Niệm Tụng, Tam Muội Gia, Hộ Thân, Kết Giới, Nghinh Thỉnh, Cúng Dường cho đến quán nơi thân ngang bằng với thân của Phổ Hiền Đại Bồ Tát

Nếu chẳng đủ Duyên Tăng Thượng như vậy thì hết thảy việc đọc tụng, tu tập như Kinh Vương này ắt không thể do đâu mà mau chóng chứng thành Tam Muội

Mỗi một Ấn Khế, Nghi Quỹ, Chân Ngôn cần phải ở chỗ của A Xà Lê gần gũi vâng nhận. Nếu chẳng theo Thầy vâng nhận, chọn lựa cho mà chuyên quyền làm thì đấy gọi là vượt Tam Muội Gia. Người nhận và người trao cho đều bị tội nặng.

Đã được đủ Pháp. Liền nên chọn lựa chốn tu hành niệm tụng. Hoặc ở chốn Già Lam. Hoặc núi, rừng, dưới gốc cây, sông nhỏ, sông lớn, bãi cù lao, bãi nhỏ. Hoặc ở nhà cửa của mình cùng với Pháp tương ứng với đất Phước Đức, đào sâu xuống hai khuỷu tay, rộng bốn khuỷu tay. Hoặc sáu khuỷu tay, tám khuỷu tay cho đến mười hai khuỷu tay… tương xứng với nơi chốn ấy mà làm Mạn Đồ La (Maṇḍala: Đàn Trường).

Đào sâu trong đất ấy, nếu có ngói vỡ, đá vụn, tro, xương, côn trùng, than với các vật dơ uế thời chẳng nên dùng. Liền chọn Thắng Xứ, đào xong lại lấp cho đầy, nếu đất còn dư là tướng tốt lành. Nếu thiếu hụt thời lấy đất bên hai bờ sông mà lấp cho đầy.

Nếu Bản Tịnh ấy rất là thù thắng. Hoặc tại lầu gác, hoặc trên bàn đá, trên thuyền, trong Phật Điện… thời chẳng nên lực chọn, chỉ xây dựng Mạn Đồ La rộng bốn khuỷu tay cho đến khoảng 12 khuỷu tay như trước đã nói. Hoặc rộng thì cao khoảng 12 khuỷu tay, thấp thì có thể khoảng 12 ngón tay. Ở góc Đông Bắc hơi kê thấp xuống, là đại cát tường, mau cóng thành tựu.

Đàn đã thành xong. Ở chính giữa đào một cái hầm nhỏ, an trí 5 loại báu (vàng, bạc, chân châu, sắt sắt, pha lê), 5 loại thuốc (Sa Hạ Giả La, Bà Hạ Nỉ Phộc, Kiến Tra Ca Lê, Nghĩ Lý Yết La-Noa, Vật-Lý Hạ Để). Nếu không có thuốc này tức dùng Linh Dược do đời Đường tạo làm là: Xích Tiến, Nhân Sâm, Phục Linh, Thạch Thượng, Xương Bồ, Thiên Môn Đông… 5 loại hương (Trầm Hương, Đinh Hương, Uất Kim Hương, Long Não Hương…), 5 loại lúa gạo (Đạo Cốc, Đại Mạch, Tiểu Mạch, Đậu xanh, hạt cải trắng…). Như vậy nhóm của 5 loại báu, hương, thuốc đều lấy chút ít, bỏ đầy trong một cái bình nhỏ, hoặc vật bằng sứ nhỏ rồi gom chung một nơi. Dùng địa  Thiên Chân Ngôn gia trì 108 biến. Chân Ngôn là

“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam_ Tất-lý thể vi-duệ, sa-phộc ha”

 

Lại dùng Phật Từ Chân Ngôn gia trì 108 biến. Chân Ngôn là:

“Án, một đà, mỗi đát-lý, phộc nhật-la lạc khất-xoa, hám”

Lại dùng Vô Năng Thắng Minh Vương Chân Ngôn gia trì 108 biến. Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam_ Án, hộ lô hộ lô, chiến noa lý, ma đẳng nghe, sa-phộc ha”

 

Đã gia trì xong, an trí bên long cái hầm trong Đàn rồi lấp đầy, nên cho bằng phẳng xong, tuỳ theo Thời đem hương, hoa, thức ăn uống và hai Át Già … dùng để cúng dường

Người tu hành ấy hướng mặt về phương Đông, quỳ thẳng lưng, đem bàn tay phải đè lên nơi để hương, thuốc. Tụng Cáo Thiên Địa Kệ ba lần hoặc bảy lần. Kệ là:

Ngài, Thiên Nữ hộ giúp (Tvaṃ Devī sākṣi putāsi)

Nơi chư Phật Đạo Sư (Sarva Buddhāna Tāyināṃ)

Tu hành Hạnh thù thắng (Caryā Naya Viśaṣaitta)

Tĩnh Địa Ba La Mật (Bhāmi Pāramitā suca)

Như phá chúng Ma Quân (Māra Senyam yathā bhagnaṃ)

Thích Sư Tử cứu thế (Śākya siṃhena Tāyina)

Ta cũng giáng phục Ma (Tatha ahaṃ māra jayaṃ kṛtva)

Ta vẽ Mạn Đồ La (Maṇḍalaṃ leḥ likhā myahaṃ)

Sau đó lấy đất sạch với Độc Tử Cồ Ma Di (phân của con nghé) chưa rơi xuống đất và cát mịn… hoà chung với nhau làm bùn dùng để xoa tô cái Đàn ấy. Đợi sau khi khô, lại lấy Cồ Ma Di (Gomayī:phân bò) hoà với nước thơm rồi xoa lau khắp. Liền đâm giã Liên Tử Thảo xoa lau chà xát trên Đàn ấy. Lúc chính thức xoa lau, chà xát thời tụng Đồ Địa Chân Ngôn không có hạn số. Xoa bôi xong liền ngưng. Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam (1) A bát-la để (2) tam mê, nga nga na tam mê (3) tam ma đa nô bách đế (4) bát-la cật-lật để, vi thú thê (5) đạt ma đà chư, vi thú đạt nễ (6) sa-phộc ha”

 

Đã xoa bôi Đàn xong, như lượng của Đàn ấy, phân chia vị trí của bậc Thánh đều điểm lại làm dấu. Sau đó dùng chỉ ngũ sắc xe lại làm sợi dây rồi ngâm một đêm trong nước cốt bùn của Bạch Đàn Hương đã mài ra… sau đó ráp Đàn.

Đàn ấy có ba lớp, ngay trong Nội Viện vẽ hoa sen tám cánh, ở trên thai Hoa để cái Tháp Tốt Đổ Ba (Stūpa: tháp nhiều tầng). Ở trong Tháp ấy vẽ Thích Ca Mâu Ni Đa Bảo Như Lai cùng ngồi chung một Toà, cửa Tháp mở phía Tây

Ở trên tám cánh hoa sen, bắt đầu từ góc Đông Bắc, xoay vòng theo bên phải đặt bày an trí tám vị Đại Bồ Tát. Bắt đầu là Di Lặc Bồ Tát, tiếp đến Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Dược Vương Bồ Tát, Diệu Âm Bồ Tát, Thường Tinh Tiến Bồ Tát, Vô Tận Ý Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát.

Ở bốn góc bên trong Viện này, bắt đầu từ góc Đông Bắc an trí Ma Ha Ca Diếp, tiếp Đông Nam để Tu Bồ Đề, Tây Nam để Xá Lợi Phất, Tây Bắc để Đại Mục Kiền Liên.

_ Tiếp nơi Viện của lớp thứ hai. Ở cửa Đông để Kim Cương Toả Bồ Tát, cửa Nam để Kim Cương Linh Bồ Tát, ngay trước cửa Tháp để Kim Cương Câu Bồ Tát, cửa Bắc để Kim Cương Sách Bồ Tát. Ở phía Bắc của cửa Đông để Đắc Đại Thế Bồ Tát, phía Nam của cửa để Bảo Thủ Bồ Tát. Tiếp phía Đông của cửa Nam để Bảo Tràng Bồ Tát, phía Tây của cửa để Tinh Tú Vương Bồ Tát. Tiếp ở phía Nam của cửa Tây để Bảo Nguyệt Bồ Tát, phía Bắc của cửa để Mãn Nguyệt Bồ Tát. Tiếp ở phía Tây của cửa Bắc để Dũng Thí Bồ Tát, phía Đông của cửa để Nhất Thiết Nghĩa Thành Tựu Bồ Tát.

Lại ở bên trong góc Đông Bắc để Cúng Dường Hoa Bồ Tát, góc Đông Nam để Cúng Dường Đăng Bồ Tát, góc Tây Nam để Cúng Dường Đồ Hương Bồ Tát, góc Tây Bắc để Cúng Dường Thiêu Hương Bồ Tát.

_ Tiếp ở viện của lớp thứ ba. Cửa Đông để Trì Quốc Thiên Vương, cửa Nam để Tỳ Lâu Lặc Xoa Thiên Vương, cửa Tây để Tỳ Lâu Bác Xoa Thiên Vương, cửa Bắc để Tỳ Sa Môn Thiên Vương.

Ở phía Bắc của cửa Đông để Đại Phạm Thiên Vương, phía Nam của cửa để Thiên Đế Thích. Tiếp ở phía Đông của cửa Nam để Đại Tự Tại Thiên, phía Tây của cửa để Nan Đà Long Vương. Tiếp ở phía Nam của cửa Tây để Diệu Pháp Khẩn Na La Vương, phía Bắc của cửa để Nhạc Âm Càn Thát Bà Vương. Tiếp phía Tây của cửa Bắc để La Hầu A Tu LaVương, phía Đông của cửa để Như Ý Ca Lâu La Vương.

Ở phương Đông Bắc để Thánh Ô Sô Sa Ma Kim Cương, phương Đông Nam để Thánh Quân Tra Lợi Kim Cương, phương Tây Nam để Thánh Bất Động Tôn Kim

Cương, phương Tây Bắc để Thánh Giáng Tam Thế Kim Cương Ở bốn mặt của Đàn, vẽ giới đạo ẩm thực. Lại vẽ bốn cửa.

Ở trên Đàn ấy giương bày lọng Trời, bốn mặt treo 24 cái Phan.

Lại ở bốn góc đều dựng phan phướng, để bốn cái Hiền Bình đáy chẳng phải màu đen, chứa đầy nước thơm, ở bên trong miệng bình cắm mọi loại cành nhánh của hoa mùa.

Ở hai bên của bốn cửa Đàn đều để hai vật khí Át Già chứa đầy nước thơm, bên trong để Uất Kim, thả nổi các loại hoa mùa khiến cho thật thơm tho tinh khiết.

Lại ở bốn cửa để bốn lò hương, thiêu đốt Ngũ Vị Hương dùng để cúng dường

Lại ở bốn góc đều để đài đèn bằng đồng, dùng bơ dầu để thắp sáng

Ở bên ngoài bốn góc đều đóng cây cọc bằng gỗ Khư Đà La. Nếu không có cây này thì chú vào đồng làm cọc thay thế cũng được.

_ Nếu người tu hành vì cầu sáu căn thanh tịnh, đầy đủ sáu ngàn Công Đức, thành tựu Pháp Hoa Tam Muội, đời này nhập vào Sơ Địa, quyết định cầu chứng Vô Thượng Bồ Đề. Trong 07 ngày, 21 ngày cho đến 49 ngày hoặc ba tháng… nên y theo Nghi Quỹ tuỳ theo phần sức, ở bốn mặt của Đàn đều để mọi loại thức ăn uống thơm tho đẹp tốt, cháo, Lạc, cơm, quả trái ngon ngọt với các thứ nước tương, hương xoa bôi, hương bột, hoa mùa, hương đốt, đèn, đuốc. Vật để cúng dường nên dùng vật khí bằng vàng bạc, vật khí bằng đồng mới sạch với vật khí bằng sứ tốt…không bị vỡ mẻ, rò rỉ, vật chưa từng dùng… chứa đầy thức ăn uống. Lại dùng hương đốt xông ướp vật chứa thực phẩm ấy. Liền dùng Thánh Bất Động Tôn Chân Ngôn gia trì ba biến hoặc bảy biến. Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mãn đa phộc nhật-la nam_ Chiến noa, ma ha lỗ sái noa, tátpha tra gia, hồng, đát-la tra, hám, hàm”

 

Đã gia trì xong, sau đó cúng dường. Ở mặt Tây của Đàn nên để cái giường có chân thấp, có thể cách mặt đất khoảng nửa Thốn trở lại, đem cái chiếu bằng cỏ tranh sạch trải phủ lên trên. Người tu hành đó, một ngày bốn Thời tắm gội, bốn thời thay áo. Nếu chẳng có thời riêng để tắm gội, liền tụng Thanh Tịnh Chân Ngôn gia trì quần áo. Đây tức gọi là Thắng Nghĩa Táo Dục, tụng ba biến hoặc bảy biến. Chân Ngôn là:

“Án, sa-phộc bà phộc, truật đà, tát phộc đạt ma sa-phộc bà phộc, truật độ Hám”

 

Gia trì xong rồi, liền vào Đạo Trường, chiêm ngưỡng Tôn Dung (dung mạo của các Tôn) như đối diện với Đức Phật thật, cung kính cúi đầu chí tâm vận tưởng. Tưởng lễ tất cả chư Phật với các Bồ Tát tràn khắp Pháp Giới tận cùng hư không. Lễ bái xong, quỳ gối phải sát đất, chắp tay ngang trái tim, nhắm mắt chuyên ý, tụng Phổ Hiền Hạnh Nguyện một biến. Một lòng duyên khắp chư Phật Bồ Tát, nên định tâm suy tư nghĩa mỗi một câu của Phổ Hiền Hạnh Nguyện, phát tưởng rất vui vẻ khó gặp gỡ.

Liền ngồi Kiết Già, kết Định Ấn, tụng Phẩm Như Lai Thọ Lượng, hoặc suy nghĩ nghĩa màu nhiệm trong Phẩm, tin sâu xa rằng Đức Như Lai thường trụ ở đời cùng với vô lượng Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn dùng làm quyến thuộc, ở núi Linh Thứu thường nói Diệu Pháp, tin sâu chẳng nghi.

Tiếp nên liền tụng Vô Lượng Thọ Mệnh Quyết Định Như Lai Chân Ngôn bảy biến. Tác lời niệm này:“Nguyện cho tất cả hữu tình đều được thọ mệnh vô lượng của Như Lai”.Phát nguyện xong, liền tụng Chân Ngôn là:

“Nẵng mô a bả lý nhị đa, dục chỉ-nương nẵng, vĩ nĩnh thất-giả dã la thệ nạila dã. Đát nễ dã tha : Án, tát phộc tăng tắt-ca la , bả lý du đà , đạt ma đế , ma hạ nẵng dã, bả lý-phộc lệ, sa-phộc ha”

 

Nếu người tu hành, mỗi ngày sáu Thời, mỗi thời tụng Chân Ngôn bảy biến sẽ hay kéo dài Thọ Mệnh, diệt sự chết yểu, nghiệp ác quyết định, được thân tâm nhẹ nhàng an vui, lìa các hôn trầm với sự lười biếng, thọ trì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa mau được thành tựu.

Liền dùng hương xoa bôi (Hương xoa bôi đó gồm có: nước bên trên, mài Bạch Đàn, Long Não như bùn mà làm thành) xoa bôi khắp hai bàn tay cho đến khuỷ cánh tay, sau đó nên kết Nhất Thiết Như Lai Tam Muội Gia Ấn. Chắp hai tay lại, kèm xếp thẳng hai ngón trỏ liền thành.

Đưa đầu ngón cái trụ ở trên trái tim, nhập vào Thắng Nghĩa Đế Thật Tướng Quán Môn, ấy là Chủng tử của Tỳ Lô Giá Na Như Lai Tâm Chân Ngôn, là chữ A. Đem đặt chữ A ngay trong hoa sen trên trái tim của thân mình có màu sắc trăng tinh giống như Kha Tuyết, sáng tỏ trong suốt, dẫn lớn dần dần rộng khoảng một khuỷu tay.

Liền suy nghĩ Môn nghĩa chân thật của chữ này “Chữ A là tất cả Pháp vốn chẳng sinh, cội nguồn tự Tính của tất cả Phật Pháp, nơi lưu xuất tất cả ngôn giáo của Pháp Giới thanh tịnh… đều dùng chữ này làm căn bản”. Quyết định chuyên chú, lìa nơi tán động.

Trụ Quán đó xong, liền dời Ấn ấy tiếp chạm vầng trán, tụng Chân Ngôn một biến. Tiếp đến chạm vai phải, vai trái, trái tim với cổ họng đều tụng một biến. Lúc vận động Thủ Ấn, tụng Chân Ngôn thời chuyên chú một Duyên như Quán Tương lúc trước. Tụng Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam _ A tam mê, đát-lý tam mê, tam ma duệ, sa-phộc ha”

Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn ắt nhìn thấy tất cả Như Lai Địa, Siêu Tam Giới Đạo viên mãn Địa Ba La Mật.

Tiếp nên kết Pháp Giới Sinh ấn. Hai tay đều tác Kim Cương Quyền, duỗi hai ngón trỏ sao cho hai cạnh của ngón cùng trụ nhau liền thành.

An Ấn trên đỉnh đầu, ở trong Ấn ấy tưởng chủng tử của Pháp Giới là chữ Lãm (RAṂ) có màu trắng sáng, tuôn tràn ánh sáng chiếu khắp tất cả Giới hữu tình, hay phá hư vọng phiền não của tất cả hữu tình. Nên quán thân của mình với các hữu tình đồng một Pháp Giới, không hai không khác.

Tác Quán đó xong, liền tụng Chân Ngôn ba biến hoặc bảy biến. Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam_ Đạt ma đà đô sa-phộc bà phộc cú ngân”

 

Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn, liền chứng được Pháp Giới thanh tịnh vô biên

Tiếp kết Kim Cương Tát Đoả Chuyển Pháp Luân Ấn. Hai bàn tay cùng chung lưng, bên phải đè bên trái, tám ngón của hai tay đều trợ móc nhau, đưa ngón cái trái vào lòng bàn tay phải, co ngón cái phải trụ trên đầu ngón cái trái. Đem Ấn an ở trên trái tim.

Lại tưởng trong vành trăng tại trái tim của mình, có chữ Hồng (HŪṂ) màu trắng thanh khiết. Liền chuyển chữ này làm thân của Chuyển Pháp Luân Đại Bồ Tát.

Quán Trí thành xong, liền tụng Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mãn đa phộc nhật-la nam_ Phộc nhật-la đát ma cú hàm”

Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn, sức của Quán Hạnh cho nên liền hay ở tất cả Giới hữu tình, chuyển bánh xe Đại Pháp.

Tiếp kết Kim Cương Giáp Trụ Ấn. chắp hai tay lại, giữa trống rỗng, đều co hai ngón trỏ trụ lóng trên phía sau ngón giữa, kèm dựng hai ngón cái đè vạch lóng giữa của ngón giữa.

Liền đưa Ấn chạm vầng trán, tụng Chân Ngôn một biến. Tiếp đến vai phải, vai trái, trái tim, với trên cổ họng, đều gia trì một biến. Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mãn đa phộc nhật-la nam_ Phộc nhật-la xá phộc tả, hồng”

Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn, tức là mặc giáp trụ Kim Cương trang nghiêm, ánh sáng hách dịch, tất cả Thiên Ma với các loài gây chướng chẳng dám lấn bức. Ngay lúc kết Ấn thời tác suy tư này:“Tất cả hữu tình trầm luân trong biển khổ sinh tử, ta đều bạt tế khiến cho tất cả hữu tình cùng với ta không có khác”

Tiếp kết Nhất Thiết Như Lai Đại Từ Ấn. Hai tay cài chéo các ngón bên ngoài, đem hai ngón cái, hai ngón út cùng trụ đầu ngón, che ở trên trái tim.

Kết Ấn thành xong, liền nhập vào Nhất Tướng Bình Đẳng Pháp Vô Ngã Quán, khởi tâm Đại Từ duyên khắp tất cả Giới hữu tình, nguyện cho tất cả hữu tình thảy đều đắc được Từ Tâm Tam Muội.

Tác Quán đó xong, tụng Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tát phộc đát tha nghiệt đế biều, duệ để sắt-trán để na xả nễ thế_ Án, ma nê, phộc nhật-lệ, hột-lý na dã, phộc nhật-lệ ma la tái nễ-dã, vĩ nại-la bả ninh, hạ nẵng hạ nẵng, phộc nhật-la nghiệt bệ, đát-la sa dã, đát-la sa dã, tát phộc ma la bà phộc nẵng nễ, hồng hồng, tán đà la tán đà la, một đà muội để-lý, tát phộc đát tha nghiệt đa, phộc nhật-la yết lạp-bả địa sắt sỉ đế, sa-phộc hạ”

Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn nhập vào Vô Duyên Từ Quán hay khiến cho ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, bên dưới đến bờ mé của Phong Luân giống như Kim Cương, vô lượng Thiên Ma chẳng được nghiêng động thảy đều lui tan. Người tu hành ấy nếu làm Pháp này thì Đất của Đạo Trường ấy tức là cái thành Kim Cương bền chắc, tất cả chướng nạn chẳng thể chạm đến gây phiền não, mau được viên mãn mọi nguyện cầu trong tâm.

Tiếp kết Phương Ngung Giới Ấn. Chắp hai tay lại, co hai ngón trỏ (?hợp dựng hai ngón giữa), co hai ngón vô danh sao cho móng tay chung lưng, kèm dựng hai ngón cái đè hai ngón trỏ, tách mở hai ngón út, liền thành.

Đưa Ấn xoay theo bên phải ba vòng liền thành Kết Giới. Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam_ Lê lô bố lý, vĩ câu lý, vĩ câu lê, sa-phộc ha”

 

Tiếp dùng Thánh Bất Động Tôn Ấn Chân Ngôn tịch trừ tất cả các Ma Chướng ác. Dựng đứng bàn tay phải, ngón trỏ ngón giữa cùng kèm nhau, co ngón vô danh ngón út vào trong lòng bàn tay, đem ngón cái vịn trên móng ngón vô danh ngón út. Tay trái cũng vậy, Để tay trái ngang trái tim làm cái bao, tay phải làm cây kiếm đút trong cái bao ấy, tụng Chân Ngôn sau đó như thế rút kiếm.

 

Đưa Ấn xoay theo bên trái để tịch trừ chướng nạn, đưa Ấn xoay theo bên phải tuỳ ý xa gần để Kết Giới ấy

Lúc kết Ấn thời nên quán thân mình tức là Tôn này (Bất Động Tôn) tay trái cầm sợi dây Kim Cương, tay phải cầm cây kiếm Trí Kim Cương toả ánh sáng uy đức chiếu khắp Pháp Giới. Tác Quán đó xong, liền tụng Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mãn đa phộc nhật-la nam_ Chiến noa, ma ha lỗ sái noa, tátpha tra gia, hồng, đát-la tra, hám, hàm”

 

Do kết Ấn này với trụ Quán Hạnh, tụng Chân Ngôn cho nên hay hộ giữ Tâm Bồ Đề, hay chặt đứt các Kiến. Nếu người tu hành thường trì Chân Ngôn này cho đến Bồ Đề thời chẳng bị các Ma được dịp thuận tiện hãm hại, mau thành Chính Giác.

Tiếp kết Bảo Sơn Ấn, tụng Bảo Sơn Chân Ngôn. Hai tay cài chéo các ngón bên trong khiến cho thật sâu, hai khuỷu tay cùng dính nhau, mở cổ tay liền thành.

Chân Ngôn là:

“Án, a giả la hồng”

Do kết Ấn này tụng Chân Ngôn gia trì lực cho nên núi báu này ở trong Đàn chuyển thành núi Thứu Phong. Ở trên ngọn núi, liền nên một lòng chuyên chú quán tưởng nơi chốn Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai tuyên nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa có đất bằng Pha Lê, mọi loại hoa màu nhiệm rải bày khắp bên trên, cây báu xếp thành hàng hé nở hoa báu, trên các cành nhánh treo rũ áo Trời màu nhiệm, gió nhẹ thổi qua phát ra âm thanh màu nhiệm, âm thanh ấy hoà tấu giống như nhạc của cõi Trời, hương thơm màu nhiệm xông ướp khắp ba ngàn Thế Giới. Lại ở chính trong, tưởng tháp báu Xá Lợi của Đa Bảo Thế Tôn với mọi thứ trang nghiêm. Đức Thích Ca Mâu Ni cùng với Đức Phật Đa Bảo đồng ngồi chung Toà trong cái Tháp ấy, vô lượng Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, tám Bộ Trời Rồng, Thánh Hiền, Chúng Hội vây quanh nghe Pháp giáp vòng tám phương.

Các Phân Thân Phật của Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai ở dưới cây báu, mỗi mỗi đều ngồi ở toà Sư Tử được trang nghiêm bằng mọi thứ báu… cho đến vô lượng vi trần số Phật. Trước Tháp Đa Bảo có Hiền Bình, nước tám Công Đức thảy đều tràn đầy. Lò hương báu màu nhiệm thiêu đốt hương thơm vô giá, dùng Ma Ni Bảo Vương làm đèn đuốc, hoa Bồ Đề màu nhiệm rải tán khắp chư Phật với các Đại Chúng. Các món ăn ngon đẹp của cõi Trời toả mùi thơm phức tinh khiết. Mây biển hương xoa bôi, hương bột, chuỗi ngọc, Anh Lạc cúng dường. Các Ba La Mật Cúng Dường Bồ Tát ca tán Công Đức chân thật của Như Lai, tự thấy thân mình ở trong cúng hiến. Các Phân Thân Phật ở tám phương ấy, mỗi mỗi trước mặt từng Đức Phật thảy đều phụng hiến cúng dường như vậy. Lại tưởng thân mình ở trước mặt Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai lắng nghe tuyên nói Thắng Nghĩa Đại Thừa của Diệu Pháp Liên Hoa.

Tác Quán đó xong, liền tụng Kệ này là:

Dùng sức Công Đức Ta

Sức Như Lai gia trì

Cùng với sức Pháp Giới

Cúng dường khắp mà trụ

Tụng Kệ này ba biến hoặc bảy biến

Liền tụng Đại Hư Không Tạng Phổ Cúng Dường Chân Ngôn là:

“Án, nga nga nẵng, tam bà phộc, phộc nhật-la, hộc”

Do tụng Kệ này với Chân Ngôn này, ở tất cả Như Lai và Đại Hội Chúng đều được cúng dường rộng lớn chân thật

Tiếp nên quán Hội Chúng trong Mạn Đồ La có ba lớp. Khởi đầu, chính giữa là Phật, tám vị Đại Bồ Tát với bốn vị Đại Thanh Văn Tăng. Viện thứ hai có các Bồ Tát nhiều vô lượng vô số. Viện thứ ba, chư Thiên, tám Bộ, Tinh Tú, Đại Uy Đức Bồ Tát đều ở bốn góc kèm vô lượng quyến thuộc Phẫn Nộ khiến cho tất cả các Ma lui tan chẳng xâm nhiễu được.

Sau đó kết Tài Phát Ý Chuyển Pháp Luân Bồ Tát Ấn. Hai tay đều tác Kim Cương Quyền, hai ngón trỏ hai ngón út cùng trợ móc nhau, liền thành.

Dùng Ấn đè ở trên Đàn, tụng Chân Ngôn năm biến. Chân Ngôn là:

“Án, phộc nhật-la, chước yết-la hồng, nhược, hồng, tông, hộc”

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn cho nên trong Đàn ấy, chư Phật Bồ Tát với các Thánh Chúng nhiều ngang bằng hư không vòng khắp Pháp Giới thành Báo Độ Phật sát. Tất cả hữu tình ngu tối đột nhiên thân tâm thông đồng một tướng, ảnh hiện ở trong cõi nước Thắng Diệu này

Tiếp nên nhập vào Chân Như Pháp Tính Đạo Trường Quán Hạnh, rồi tụng Kệ này, suy tư thắng nghĩa chân thật trong Ke, cho đến tâm cùng với Thể Chân Như tương ứng làm hạn. Kệ là:

Hư không làm Đạo Trường

Bồ Đề, tướng hư không

Cũng không có Đẳng Giác

Chân Như, đến như vậy

Tiếp kết Phụng Thỉnh Nhất Thiết Như Lai tinh chư Thánh Chúng Ấn. Hai tay cài chéo các ngón bên trong rồi hợp lại làm quyền, duỗi ngón trỏ của tay phải rồi co lóng trên như móc câu, liền thành.

Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam_ ác_ tát phộc đát-la, bát-la để hạ đa, đát tha nghiệt đượng câu xá, mạo địa, tả lý-gia, bả lý bố la ca, sa-phộc ha”

 

Do kết Khế này với tụng Chân Ngôn thì chư Phật Bồ Tát và các quyến thuộc không có ai không đến.

Hành Giả mỗi mỗi thấy rõ ràng ngay trong hư không trên đỉnh núi Thứu Phong, rồi trụ. Liền lấy vật khí Át Già bên phải, hai tay nâng giữ đưa lên ngang trán phụng hiến, tưởng rửa bàn chân của chư Phật Bồ Tát với các Thánh Chúng (vật khí Át Già ấy hoặc làm bằng vàng, bạc, thục đồng, mã não, Thương Khư… Vật khí như vậy đều ứng Pháp tuỳ chọn lấy một loại đều chứa đầy nước sạch thơm tho tinh khiết, bên trên thả nổi hoa mùa và chứa chút ít Uất Kim hương. Lúc mới bắt đầu Phụng Thỉnh thời lấy vật khí bên phải, lúc Phụng Tống thời dùng vật khí bên trái. Liền ở lúc ấy chân thành cung kính ân trọng khải cáo chư Phật cầu cho mỗi một nguyện trong tâm mau thành tựu. Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam_ Nga nga nẵng sa ma sa ma, sa-phộc ha”

 

Do hiến nước thơm Át Già cúng dường nên khiến cho ba nghiệp của người tu hành được thanh tịnh, tẩy trừ tất cả tội dơ phiền não.

Tiếp nên kết Hiến Hoa Toà Ấn. Hai tay đem ngón cái ngón út đều trụ đầu ngón, sáu ngón còn lại như muốn bày hình hoa sen, liền thành.

Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mãn đa một đà nam_ Ác”

 

Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn gia trì lực cho nên liền từ Ấn này tuôn ra vô lượng toà Sư Tử báu và toà Liên Hoa, mọi loại các toà. Phật với Bồ Tát, tất cả Thánh Chúng đều tuỳ Nghi Thức của mình (Sở Nghi) thảy đều đắc được toà ngồi thù thắng

Tiếp kết Phổ Thông Ấn. Hai tay cùng cài chéo các ngón bên trong rồi nắm quyền, khiến các ngón tay hơi dựng đứng. Liền tụng các Chân Ngôn của nhóm Dược Vương Bồ Tát là:

1_ Đát nễ-dã tha: Án nỉ, mãn nỉ, ma ninh

2_ Ma ma ninh

3_ Tức đế

4_ Tả lý đế

5_ Xả mê

6_ Xả nhị đá vĩ

7_ Phiến

8_ Đế

9_ Mục cật-đế, mục cật-đa, đa mê

10_ Sa mê

11_ A vĩ sái mê

12_ Sa ma sa mê

13_ Nhạ duệ

14_ Khất-sái duệ

15_ Ác khất-sái duệ

16_ Ác khất-sử nê

17_ Phiến đế

18_ Phiến đế xả nhĩ

19_ Đà la nê

20_ A lô ca bà tế, bát-la để-dã phệ khất-sái nê

21_ Vĩ vĩ lỗ

22_ Ninh vĩ sắt tai, a tiện đát la ninh vĩ sắt tai

23_ A điển đa bả lý thuần đệ

24_ Ổ câu lê

25_ Mục câu lê

26_ A la nãi

27_ Bả la nãi

28_ Du ca khất-sử

29_ A sa ma sa mê

30_ Một đà, vĩ lự chỉ đế

31_ Đạt ma, bả lý khất-sử đế

32_ Tăng già, niết cụ sái nê

33_ Bà dã, bà dã, ví thú đà ninh

34_ Mãn đát-lệ, mãn đát-la khất-sái dạ đế

35_ Lỗ đế lỗ đa, kiểu xả lệ

36_ Ác khất-sái

37_ Ác khất-sái dã, phộc nẵng đá dã, phộc lộ, a ma nễ-dã nẵng đá dã 38- Sa-phộc ha

 

_ Dũng Thí Bồ Tát Đà La Ni là:

“Đát nễ-dã tha: Nhập-phộc lệ, ma hạ nhập-phộc lệ, ố kế, mục kế, a nãi, a noa phộc để, đát-lật tri duệ, đát-lật tri-dạ phộc để , nhất trí ninh, vĩ trí ninh, tức trí ninh, đát-lật trí ninh, đát-lật tra phộc để, sa-phộc hạ”

 

_ Tỳ Sa Môn Đà La Ni là:

“Đát nễ-dã tha: A tai, nại tai, nỗ nại tai, a nẵng nộ, nẵng nị, củ nẵng nị, saphộc ha”

 

_ Nẵng Quốc (?Trì Quốc) Thiên Vương Đà La Ni là:

“Đát nễ-dã tha: A nga nê, nga nê, kiểu lý, ngạn đà lý, tán noa lý, ma đăng nghê, bỉ yết tư, tăng củ lê, vật lỗ sa lý, sa-phộc hạ”

 

_ Thập La Sát Nữ Đà La Ni là:

“Đát nễ-dã tha: Nhất để minh, nhất để minh, nhất để minh, nhất để minh, nhất để minh_ ninh minh, ninh minh, ninh minh, ninh minh, ninh minh _ lỗ hệ, lỗ hệ, lỗ hệ, lỗ hệ, lỗ hệ_ tát-lỗ hệ, tát-lỗ hệ, tát-lỗ hệ, tát-lỗ hệ, tát-lỗ hệ _ sa-phộc hạ”

 

Do tụng các Chân Ngôn như trên cho nên nơi người trì Kinh làm đại gia trì, các Quỷ Thần ác thảy đều xa lìa chẳng dám đến gần, đi đứg nằm ngồi cho đến trong mộng cũng chẳng dám gây tiếp xúc gây phiền não, trong tất cả thời đều được an vui.

Nên tác suy tư này:“Đối với Diệu Pháp Liên Hoa Vương này, khởi tâm ân trọng, tưởng khó gặp được”

Lại tác niệm rằng: “Ta từ vô thuỷ: sống chết luân hồi trong sáu nẻo đều do phân biệt hư vọng điên đảo, chẳng sớm được gặp Pháp Bồ Tát Đạo của Giáo Vương như vậy. Nay đã được nghe, được thấy, thọ trì đọc tụng đều là niệm Từ Bi thương xót của chư Phật Bồ Tát, khiến cho ta gặp được Diệu Pháp Kinh Vương này. Ân sâu như vậy làm sao báo đáp? Giả sử trong ba ngàn Thế Giới tràn khắp tất cả trân bảo thắng diệu với thức ăn uống, hương hoa, phan, lọng, quốc thành, vợ con…. nhiều như bụi nhỏ, cho đến thân mệnh cũng lại như vậy thảy đều xả thí, cúng dường Như Lai với Pháp báu Đại Thừa của Diệu Pháp Liên Hoa này. Cho dù trải qua nhiều kiếp cũng chưa thể báo đáp nổi ân đức của một bài Kệ, thật đáng xấu hổ !”

Lại tác niệm rằng:“Như ta đã nghe Đức Biến Chiếu Như Lai (Vairocana) vì các Bồ Tát tuyên nói Pháp Chân Ngôn bí mật để cúng dường, ở trong các cúng dường của các Thế Gian thì dùng Pháp cúng dường là tối thắng. Nay ta vì báo đáp ân sâu của chư Phật, y theo Chân Ngôn Hạnh, phương tiện Nghi Quỹ của Bồ Tát dùng cúng dường khắp tất cả chư Phật với Đại Bồ Tát cùng tận hư không khắp cả Pháp Giới”

Tác niệm đó xong, liền kết Đồ Hương Ấn. Trước tiên duỗi tay phải, dựng lòng bàn tay hướng ra ngoài, đem tay trái nắm cổ tay phải làm thế xoa bôi hương, liền thành.

Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam .Vĩ thú đà hiến độ nạp-bà phộc dã, saphộc ha”

 

Ngay lúc vận Thủ Ấn tụng Chân Ngôn thời tưởng từ Pháp Nguyện Lực gia trì chẳng thể nghĩ bàn của Ấn với Chân Ngôn tuôn ra vô lượng vô biên biển mây hương xoa bôi , xoa bôi khắp thân Tịnh Diệu Sắc của chư Phật Bồ Tát, tất cả Thánh Chúng với quốc độ ấy

Do tác Pháp này đắc được hương của Pháp Thân năm uẩn vô lậu: Giới, Định, Tuệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến, trong Thế Giới hiện tại, đương lai.

Nếu hoặc vi phạm Phẩm Luật Nghi Giới trong Thanh Văn Thừa, hoặc vi phạm Luật Nghi thanh tịnh trong Bồ Tát Đạo. Vừa mới kết Ấn này, tụng Chân Ngôn một biến thời tất cả Giới Phẩm thảy đều trong sạch như cũ, chẳng bị đoạ vào nẻo ác, mau chứng Tam Muội.

Tiếp kết Hoa Cúng Dường Ấn. Hai tay cài chéo các ngón bên trong, hai ngón trỏ cùng vịn nhau thành vòng tròn, hai ngón cái đều vịn bên dưới gốc của ngón trỏ, đưa sáu ngón còn lại vào ở trong lòng bàn tay khiến như hình bông hoa, liền thành.

Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Ma ha mỗi đát-lý-dã, tỳ dữu na-nghiệt đế, sa-phộc ha”

 

Ngay lúc kết Ấn, tụng Chân Ngôn thời vận tưởng chân thật quán ở trong Pháp Nguyện Lực gia trì chẳng thể nghĩ bàn của Ấn Chân Ngôn tuôn ra vô lượng vô biên mây biển hoa màu nhiệm của cõi Trời, cúng dường tất cả các chư Phật Bồ Tát với các Thánh Chúng

Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn hay khiến cho hoa sen của trái tim mình hé nở, sáu căn trong sạch, đắc được tướng tốt đoan nghiêm, người nhìn thấy ưa thích. Đối với tất cả Phiền Não với Tuỳ Phiền Não chẳng bị nhiễm ô, thân tâm vắng lặng.

Tiếp kết Thiêu Hương Cúng Dường Ấn. Hai tay, dựng ba ngón từ ngón giữa trở xuống, chung lưng nhau, hai ngón trỏ cùng trụ cạnh ngón, hai ngón cái đều vịn bên dưới gốc ngón trỏ, liền thành.

Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam .Đạt ma đa đát-phộc nậu nghiệt đế, saphộc ha”

 

Ngay lúc kết Ấn này, tụng Chân Ngôn thời vận tâm quán tưởng từ trong Pháp Nguyện Lực gia trì chẳng thể nghĩ bàn của Ấn Chân Ngôn tuôn ra vô lượng vô biên biển mây hương đốt…xông ướp tất cả Phật với Bồ Tát và Thánh Chúng.

Do kết Ấn này và tụng Chân Ngôn sẽ đắc được Bát Nhã Ba La Mật hay chặt đứt Ác Kiến với các Kiết Sử, mau chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề.

Tiếp kết Ẩm Thực Cúng Dường Ấn. Chắp hai tay lại giữa trống rỗng, mở lòng bàn tay giống như hình vật khí, liền thành.

Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam_A la la, ca la la, ma lân na nê, ma ha ma lý, sa-phộc ha”

 

Ngay lúc kết Ấn này, tụng Chân Ngôn thời chí thành vận tưởng từ trong Pháp Nguyện Lực gia trì chẳng thể nghĩ bàn của Ấn Chân Ngôn tuôn ra vô lượng vô biên biển mây thức ăn uống tinh khiết toả mùi thơm màu nhiệm của cõi Trời, ở trước mặt tất cả Phật Bồ Tát, các Thánh Chúng dùng vật khí bảy báu chứa đầy…. bày vòng quanh phụng hiến

Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn vận tâm cúng dường sẽ đắc được Pháp Hỷ Thực, Thiền Duyệt Thực, Giải Thoát Thắng Vị Thực.

Tiếp kết Cúng Dường Đăng Minh Ấn. Tay phải nắm quyền, dựng thẳng ngón giữa liền thành.

Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam, Đát tha nghiệt đa chỉ, tát phả-la ninh, phộc bà sa nẵng, nga nga nhu na lý-dã,sa-phộc ha”

 

Ngay lúc kết Ấn này, tụng Chân Ngôn thời vận tâm chân thật tưởng chư Phật Bồ Tát từ trong Pháp Nguyện Lực gia trì chẳng thể nghĩ bàn của Ấn Chân Ngôn tuôn ra vô lượng vô biên mây biển đèn đuốc toả sáng như mọi Bảo Vương với mặt trời mặt trăng…chiếu diệu chư Phật với các Bồ Tát, tất cả Đại Hội.

Do kết Ấn này với tụng Chân ngôn sẽ đắc được ba loại thân Ý Sinh, hay diệt phiền não của Vô Minh Trụ Địa

Người tu hành đó làm cúng dường này xong. Tiếp nhập vào Thật Tướng Tam Ma Địa. Quán tất cả Pháp như huyễn chỉ do nhân duyên hoà hợp sinh ra cho nên biết tất cả hữu tình không có chỗ được (vô sở đắc) dùng làm phương tiện.

Quán tất cả Pháp như Dương Diệm (hình ảnh giả hiện được nhìn thấy do sức nóng của ánh nắng) bên trên đến cõi Phật tịnh diệu, bên dưới đến Thế Giới tạp nhiễm cũng không có chỗ được, dùng làm phương tiện.

Quán tất cả Pháp như mộng. Đối với thọ dụng của Thế Gian, biết cảm giác vui, cảm giác khổ đều không có chỗ được, dùng làm phương tiện.

Quán tất cả Pháp như ảnh tượng. Biết thân ngiệp của ta người không có chỗ được, dùng làm phương tiện.

Quán tất cả Pháp như tiếng vang dội vọng lại. Biết tất cả ngữ ngôn của ta người, bên trên đến chư Phật, bên dưới đến ngữ nghiệp của các loài hữu tình không có chỗ được, dùng làm phương tiện.

Quán tất cả Pháp như ảnh của ánh sáng. Đối với tâm của ta người; biết Pháp của Tâm, Tâm Sở chẳng tức là chẳng lìa xa thảy đều không có chỗ được, dùng làm phương tiện, liền chứng Chân Như.

Quán tất cả Pháp như mặt trăng dưới nước. Từ Sơ Địa cho đến Pháp Vân Địa, Bồ Tát quán Tâm như nước, quán Thanh Tịnh Bồ Đề Tâm Tam Ma Địa như mặt trăng, tâm cùng với mặt trăng không có hai không có khác… cũng không có chỗ được, dùng làm phương tiện, liền chứng Chân Như

Quán tất cả Pháp như biến hoá của Phật. Biết Duyên Lực của Tâm, Tâm Sở không có chỗ được, dùng làm phương tiện, liền nhập vào Đại Không Tam Ma Địa, Chân Như Pháp Giới vồng khắp Phật Giới, Hữu Tình Giới không có gián cách không có đứt đoạn, xa lìa ngôn thuyết với lìa Năng Duyên, Sở Duyên.

Nếu hạn chế môn của Chân Chứng , chỉ có Sở Đắc của Tự Giác Thánh Trí Cảnh Giới

Tiếp liền nên kết Tam Ma Địa Ấn. Hai tay tác Kim Cương Phộc, ngửa ở trên Già Phu, co lóng giữa của hai ngón trỏ cùng trụ nhau sao cho móng ngón chung lưng, để đầu hai ngón cái trụ ở trên móng ngón trỏ, đặt ở dưới rốn,

Nhắm mắt lắng tâm, tụng Thông Đạt Vô Ngại Tâm Chân Ngôn bảy biến là:

“An, tức đa bát-la để phệ đặng ca lỗ di”

 

Tụng Chân Ngôn xong, thời Tĩnh Lự (Dhyāna: Thiền Định) chuyên chú tìm cầu tâm của mình. Nay tâm này của ta là màu xanh, là màu vàng, là màu đỏ, là màu trắng, là hình vuông, là hình tròn, là dài, là ngắn, là quá khứ kia, là vị lai đó, là hiện tại này… tìm cầu hồi lâu, mới biết Tâm này rốt ráo chẳng thể được, ắt hay thông đạt Không Quán. Hai chấp Ngã Pháp cũng chẳng thể được ắt hay ngộ nhập Nhân Không Trí, Pháp Không Trí, tức ở đây không có Tâm sở đắc. Quán nơi viên minh (ánh sáng tạo thành vòng tròn) trong sạch không có bụi ngăn che như trăng đầy mùa Thu tỏ rõ, hiện ở thân, ngửa ở trên trái tim. Đây tức là Bản Nguyên Thanh Tịnh Đại Viên Kính Trí.

Tác Quán đó xong thì tụng Bồ Đề Tâm Chân Ngôn bảy biến. Chân Ngôn là:

“Án, mạo địa tức đa mẫu đát-ba na dạ di”

Tụng Chân Ngôn xong, ở ngay trên mặt vành trăng đầy trong ánh sáng tròn, quán chày Ngũ Cổ Kim Cương Trí, dần dần duỗi lớn vòng khắp Pháp Giới, dùng ánh sáng trong sạch chiếu sáng tất cả giới hữu tình khiến khách trần phiền não, ta người trong sạch bình đẳng, bình đẳng đồng một Thể Tính. Tác Quán đó xong, liền tụng Chân Ngôn là:

“Án, để sắt-xá, phộc nhật-la”

Chân thật quán hồi lâu. Lại dần dần thu nhỏ chày Kim Cương ấy, lớn bằng khoảng thân của mình, tụng Chân Ngôn là: “Án, phộc nhật-la đát-ma cú hàm”

Lại quán chày Kim Cương này chuyển thành Phổ Hiền Đại Bồ Tát, ánh sáng tinh sạch giống như Nguyệt Điện, đội mão Ngũ Phật, áo Trời, Anh Lạc để tự trang nghiêm, thân lưng có vành trăng, dùng Bạch Liên Hoa Vương làm toà ngồi, tay phải cầm chày Bồ Đề Tâm ngũ cổ Kim Cương, đè ở trên trái tim. tay trái cầm cái chuông Bát Nhã Ba La Mật Kim Cương, đè ở trên háng. Tất cả tướng tốt đều khiến đầy đủ. Tác Quán đó xong, lại tự suy tư: “Tất cả hữu tình, Như Lai Tạng Tính, thân của Phổ Hiền tràn khắp tất cả cho nên ta cùng với Phổ Hiền và các hữu tình không có hai không có khác”

Xét đoán chân thật quán xong, tụng Chân Ngôn bảy biến. Chân Ngôn là:

“Án, tam mãn đa bạt nại-lô hám”

 

Tụng Chân Ngôn xong, liền kết Phổ Hiền Tam Muội Gia Ấn. Hai tay cài chéo các ngón bên ngoài rồi nắm thành quyền, hợp dựng hai ngón giữa, liền thành.

Dùng Ấn ấn trái tim tụng một biến, tiếp để ở trán, tiếp đến cổ họng, đỉnh đầu đều tụng một biến. Chân Ngôn là: “Án, tam muội gia tát đát-tông”

 

Tiếp nên kết Ngũ Phật Quan Ấn. Hai tay tác Kim Cương Phộc, dựng hai ngón giữa rồi co lóng trên cùng trụ đầu ngón, hai ngón trỏ đều vịn lóng trên của ngón giữa.

Dùng Ấn ấn ở trên đỉnh đầu tụng Chân Ngôn một biến, tiếp để ở chân tóc trên trán tụng một biến. Tiếp dời đến bên phải đỉnh đầu, phía sau đỉnh đầu, bên trái đỉnh đầu đều tụng một biến. Chân Ngôn là:

“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa, la đát-nẵng, tỳ sái ca- ác”

Tiếp kết Bảo Man Ấn. Hai tay đều tác Kim Cương Quyền, trên trán trợ nhau quấn quanh như thế cột buộc vòng hoa. Liền chia quyền ở phía sau não, cũng như cột đai. Hai tay đều từ ngón cái từ từng bung tán xuống dưới, xoay chuyển quyền như múa.

Ngay lúc cột buộc thời tuỳ tụng Chân Ngôn là:

“An, phộc nhật-la, ma la tỳ săn giả hàm, tông”

 

Tiếp kết Kim Cương Giáp Trụ Ấn. Hai tay tác Kim Cương Quyền để ngang trái tim, đều duỗi ngón trỏ trợ nhau quấn quanh, miệng xưng Chân Ngôn hai chữ Án Châm (OṂ ṬUṂ).

Tiếp dời trên lưng cũng cùng nhau quấn quanh, lui đến ngang rốn, tiếp đến đầu gối phải, đầu gối trái, tiếp đến rốn, tiếp đến sau eo lưng; tiếp đến trái tim, vai phải, vai trái cổ họng với sau cổ… đều cùng nhau quấn quanh. Tiếp đến trên trán với phía sau não đều như thế cột đeo vòng hoa. Hai tay hai bên từ từ bung tán xuống dưới, liền vỗ lòng bàn tay (phách chưởng) ba lần, gọi là hoan duyệt nhất thiết Thánh Chúng, rồi tụng Chân Ngôn ba biến.

Chân Ngôn là: “Án, phộc nhật la đổ-sử dã, hộc”

Người tu hành đã thành Phổ Hiền Bồ Tát Đại Ấn Thân xong.

Lại kết Phổ Hiền Bồ Tát Tam Ma Địa Ấn. Nên tu Phổ Hiền Hạnh Nguyện, nhập vào ba Môn giải thoát của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Bát Nhã Ba La Mật. Ấy là nhập vào Không Tam Ma Địa, vận tâm vòng khắp Pháp Giới, đột nhiên không có một Pháp có thể đắc. Ở trong khoảng khắc lắng tâm tĩnh lự trụ Quán Môn này. Do vào Tam Ma Địa này điệt trừ tất cả Kiến. Vì trừ Không Chấp (chấp dính vào Không) nên nhập vào Vô Tướng Tam Ma Địa, ở trong khoảng khắc trụ Quán Môn này. do vào Tam Ma Địa này diệt nơi Không Tướng (tướng trống rỗng) thời nhập vào Vô Nguyện Tam Ma Địa. nơi Chân Như Trí vốn không có nguyện cầu.Trong khoảng khắc trụ Quán này xong, thời ở trong thân của mình, ngang ức ngực quán ánh sáng tròn (viên minh) rộng khoảng một khuỷu tay giống như mặt trăng mùa thu toả ánh sáng lặng trong. Ấn ngay trong trái tim, liền tụng Phổ Hiền Đà La Ni Chân Ngôn là:

1_ Đát nễ-dã tha, a nan nãi

2_ Nan noa bả để

3_ Nan noa vạt đát ninh

4_ Nan noa câu xá lý

5_ Nan noa tô đà lý

6_ Tô đà lý, tô đà la bả để

7_ Một đà bả xả ninh

8_ Tát phộc đà la nê

9_ A vạt đát ninh, a vạt đát ninh

10_ Tăng già bả lý khất-xoa đế

11_ Tăng già niết cụ sái nê

12_ Đạt ma bả lý khất-xoa đế.

13_ A tăng khế

14_ A tăng già bả nga đế

15_ Để-lý át đá-phệ

16_ Tăng già đốt lý-dã, bát-la một đế

17_ Tát phộc tăng già

18_ Tam ma để cật-lãn đế

19_ Tát phộc đạt ma

20_ Tố bả lý khất-sử đế

21_ Tát phộc tát đát-phộc, lỗ đa kiểu xả lý-dã, nỗ bách đế

22_ Tăng ha, vị cật-lý nị đế

23_ A nỗ vạt đế

24_ Vạt để ninh

25_ Vạt đa lý, sa-phộc ha

 

Liền đem văn tự của Đà La Ni này an bày xoay vòng theo bên phải, ở trên mặt của vành trăng tim. Quán mỗi một chữ đều như màu vàng ròng, trong mỗi một chữ tuôn ra ánh sáng chiếu khắp vô lượng vô biên tất cả Thế Giới. Dụng tâm hồi lâi thời tâm chẳng tán động, ắt ở mỗi một chữ suy tư Thật Tướng Nghĩa Môn. Lại trong mỗi một chữ đều có A Tự Nghĩa Môn (唒) giải thích kỹ càng tất cả Pháp vốn chẳng sinh chẳng diệt, chẳng có chẳng không, chẳng tức là chẳng sai khác, chẳng tăng chẳng giảm, chẳng phải Tịnh chẳng phải Bất Tịnh.

Nếu hay ngộ được Thật Tướng Duyên Sinh Pháp Môn này, ắt hay chứng được vô lượng vô biên Tam Ma Địa, vô lượng vô biên Bát Nhã Ba La Mật.

Tiếp nên chuyên chú Quán. Ở đầu lưỡi có hoa sen tám cánh, trên hoa có Đức Phật ngồi Kiết Già giống như Nhập Định, tưởng mỗi một văn tự của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa xuất ra từ miệng của Đức Phật đều là màu vàng ròng có đủ ánh sáng bày khắp hư không. Tưởng mỗi một chữ đều biến làm thân Phật tràn đầy khắp hư không vây quanh người trì kinh.

Người trì kinh tuỳ theo phần sức ấy, hoặc tụng một Phẩm, hoặc toàn một Bộ, chẳng chậm chẳng gấp. Lúc tác Quán đó thời dần dần cảm nhận được sự khinh an vui thích của thân tâm

Nếu hay lâu dài tác Quán Hạnh đó, ắt ở trong Định mỗi mỗi hiểu thấu, được nhìn thấy tất cả Như Lai nói Pháp thâm sâu. Nghe xong, suy tư, nhập vào Pháp Thân Chân Như Quán, một Duyên, một Tướng, bình đẳng như hư không.

Nếu hay chuyên chú tu tập không có gián đoạn thì đời này sẽ vào Sơ Địa gom tập được tư lương Phước Trí của một Đại a Tăng Kỳ Kiếp, do rất nhiều Như Lai đã gia trì … cho đến Thập Địa, Đẳng Giác, Diệu Giác, đủ Tát Bà Nhược (Satva-Jna:Nhất Thiết Trí), ta người bình đẳng và chung cùng với Pháp Thân của tất cả Như Lai, thường dùng Vô Duyên Đại Bi lợi lạc vô biên hữu tình làm Đại Phật Sự.

Nếu Niệm Tụng, Quán Trí xong liền kết Phổ Hiền Bồ Tát Tam Muội Gia Ấn, tụng Chân Ngôn bảy biến hoặc ba biến.

Tiếp kết năm loại Cúng Dường Ấn, đều tụng Chân Ngôn ba biến cúng dường chư Phật Thánh Chúng, rồi lấy Át Già bên trái nâng lên ngang trán phụng hiến. Mọi mong cầu rộng lớn trong Tâm, đều Nguyện thànhPhật

Tiếp kết Thánh Bất Động Tôn Ấn, chuyển bên trái giải Giới.

Liền vào Vô Duyên Đại Bi, ta người bình đẳng giống như hư không.

Lại vào Pháp Thân Quán không hình không sắc, nơi tên nơi nghĩa không có chỗ hý luận.

Tiếp kết Tam Muội Gia Ấn để ở trên đỉnh đầu, tụng Chân Ngôn một biến phụng tống Thánh Hội.

Tuy hạn chế Chân Ngôn Môn, Nghi Quỹ, Phụng Tống… thường luôn suy tư tất cả Thánh Chúng đồng một Pháp Giới, không đến không đi, nguyện lực thành tựu ngay tại trong núi Linh Thứu. Liền đứng dậy, lễ khắp tất cả chư Phật Bồ Tát, quỳ gối phải sát đất tụng Phổ Hiền Hạnh Nguyện một biến rồi đứng dậy nhiễu quanh Tốt Đổ Ba (Stùpa: Tháp nhiều tầng), hoặc Kinh Hành. Nơi bốn uy nghi, tâm trụ A Tự Quán Môn, nhập vào Thắng Nghĩa Thật Tướng Bát Nhã Ba La Mật Môn, niệm niệm duyên khắp tất cả hữu tình, ba nẻo, sáu cõi, bốn Sinh. Nguyện được Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Vương. Nơi nghe, suy tư, tu tập mau chứng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề.

 

THÀNH TỰU DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH VƯƠNG

DU GIÀ QUÁN TRÍ NGHI QUỸ

_MỘT QUYỂN (Hết)_

Ghi chú:

_ Dược Vương Thần Chú:

TADYATHĀ: ANYE MANYE MANE MAMANE CITTE CARITE

SAME SAMITĀ VIŚĀNTE MUKTE MUKTATAME SAME AVIṢAME SAMASAME JAYE KṢAYE AKṢAYE AKṢIṆE ŚĀNTE SAMITE DHĀRAṆI ĀLOKABHĀṢE PRATYAVEKṢAṆI NIDHIRU ABHYANTARA

NIVIṢṬE ABHYANTARA PĀRIŚUDDHI UTKULE MUTKULE ARAḌE PARAḌE SUKAṄKṢI ASAMASAME BUDDHA VILOKITE DHARMA

PARĪKṢITE SAṂGHA NIRGHOṢAṆI BHAYĀBHAYA VIŚODHANI MANTRE MANTRĀKṢAYE RUTE RUTA KAUŚALYA AKṢAYE AKṢAYA

VANATĀYE VAKKULE BALODRA AMANYANATĀYE SVĀHĀ

TADYATHĀ: Như vậy, liền nói Chú là

ANYE: Rực rỡ hiếm có

MANYE: Điều đã suy nghĩ

MANE: Ý niệm

MAMANE: Không có ý niệm

CITTE: Bên trong Tâm Ý

CARITE: Điều đã thực hành phụng tu

SAME: Lặng lẽ

SAMITĀ: Đạm bạc

VIŚĀNTE: Chí hướng lặng yên

MUKTE: Giải thoát

MUKTATAME: Tế độ

SAME: Bình đẳng

AVISAME: Không có nghiêng lệch

SAMA: An hòa

SAME: Ngang bằng tất cả

JAYE: Tôn thắng

KṢAYE: diệt hết

AKṢAYE: Không có cùng tận

AKṢIṆE: Tuyệt không đánh mất

ŚĀNTE: Vô Vi thanh tịnh

SAMITE: Yên lặng

DHĀRAṆI: Tổng trì

ĀLOKABHĀṢE PRATYAVEKṢAṆI: Quán sát rõ ràng ánh sáng Xuất Thế

NIDHIRU: Sáng rực

ABHYANTARA NIVIṢṬE: Chỗ nương tựa cậy nhờ bên trong

ABHYANTARA PĀRIŚUDDHI: Thanh tịnh rốt ráo

UTKULE: Không có hầm hố

MUTKULE: Cũng không có cao thấp

ARADE: Không có hồi chuyển

PARADE: Nơi chốn đã xoay vòng

SUKAṄKṢI: Sự trong sạch của con mắt

ASAMASAME: Không có gì ngang bằng

BUDDHA VILOKITE: Giác Tuệ (Phật) quán chiếu

DHARMA PARĪKṢITE: Pháp đã thành nghiệm

SA,MGHA NIRGHOṢANI: Hợp Chúng (Tăng già) không có âm tiếng

BHAYĀBHAYA VIŚODHANI MANTRE: Bên trong Thần Chú khiến cho sự

sợ hãi và sự không sợ hãi đều được thanh tịnh

MANTRĀKṢAYE: Thần Chú không có cùng tận

RUTE RUTA KAUŚALYA AKṢAYE: Sự khéo léo của âm tiếng ngôn ngữ

không có cùng tận

AKṢAYA VANATĀYE VAK-KULE BALODRA: Mong ước hiểu rõ chủng

tính năng lực của ngôn ngữ không có cùng tận

AMANYANATĀYE: Không có dính mắc SVĀHĀ: Quyết định thành tựu

 

_ Phổ Hiền Đà La Ni:

TADYATHĀ: ADAṆḌE DAṆḌA-VATI DAṆḌĀVARTANI DAṆḌAKUŚALE DAṆḌA-SUDHĀRI SUDHĀRI SUDHĀRA-PATI BUDDHA

PAŚYANE SARVA DHĀRAṆI ĀVARTANI SAṂVARTANI SAṂGHA PARĪKṢITE SAṂGHA NIRGHĀTANI DHARMA PARĪKṢITE ASAṂGE ASAṂGĀPAGATE TRI-ADHVA SAṂGA TULYA PRĀPTA SARVA SAṂGHA SAMATI KRĀNTE SARVA DHARMA SUPARĪKṢITE

SARVASATVA RUTA KAUŚALYA ANUGATE SIṂHA-VIKRĪḌITE

ANUVARTE VARTANI VĀTĀLĪ SVĀHĀ

TADYATHĀ:Như vậy, liền nói Chú là

ADAṆḌE: Bên trong cây Quyền Trượng chẳng sinh chẳng diệt

DAṆḌAVATI: Đầy đủ quyền trị phạt

DAṆḌĀVARTANI: Sự sinh hoạt của cây Quyền Trượng

DAṆḌA-KUŚALE: Sự tốt lành của cây Quyền Trượng

DAṆḌA-SUDHĀRI: Khéo cầm giữ cây Quyền Trượng

SUDHĀRI: Khéo gìn giữ

SUDHĀRA-PATI: Thiện Trì Chủ

BUDDHA PAŚYANE: Đức Phật xem xét thấy

SARVA DHĀRANI ĀVARTANI: Tất cả Tổng Trì hồi chuyển

SAṂVARTANI: Hồi chuyển chính đúng

SAṂGHA PARĪKṬITE: Sự thực nghiệm của Hợp Chúng (Tăng già)

SAṂGHA NIRGHĀTANI; Sự từ bỏ của Hợp Chúng (tăng già)

DHARMA PARĪKṢITE: Sự thực nghiệm của Pháp

ASAṂGE ASAṂGĀPAGATE TRI-ADHVA SAṂGA : Không có đấu tranh,

xa lìa sự đấu tranh, sự tranh đấu của ba đời

TULYA PRĀPTA SARVA SAṂGHA SAMATI KRĀNTE: Giống như đắc

được bước đi trong Tính bình đẳng của tất cả Hợp Chúng (tăng già)

SARVA DHARMA SUPARĪKṢITE: Khéo thành nghiệm tất cả Pháp

SARVA SATVA RUTA KAUŚALYA ANUGATE SIṂHA-VIKRĪḌITE:

Khéo léo dùng ngôn ngữ của tất cả Hữu Tình thuận theo Sư Tử Thần Biến

ANUVARTE: Thuận theo sự sinh hoạt

VARTANI: Duyên bên ngoài VĀTĀLĪ: Như gió chuyển SVĀHĀ: Quyết định thành tựu.

Hiệu chỉnh xong vào ngày 18/07/2012