thanh sách

Phật Quang Đại Từ Điển

(青册) Tạng (gọi đủ): Bod-kyi yul-du chos daí chos-smra-ba ji-ltar byuí-ba#i rim-pa deb-ther síon-po. Gọi tắt:Deb-ther síon-po. Cũng gọi: Thanh sử. Bộ sử nói về sự lưu thông giáo pháp ở Tây tạng và thứ tự xuất hiện của các giáo thuyết. Tác giả là Khuếch dịch sư hùng nỗ phẫu (Tạng: Fgos-lotsà-ba Gshon-nudpal, 1392-1481, cũng gọi Đồng tử Cát tường). Đây là bộ sử đáng tin cậy nhất trong các sách sử của Phật giáo Tây tạng. Nội dung nói về các sự kiện từ thời đại Tùng tán cương bạc đến năm hoàn thành sách này (1478) thì dừng, tức khoảng thời gian 848 năm. Bản hiện còn là bản Thanh sử của Công đức lâm (Tạng: Kun-bde-glií) gồm 485 trang, chia làm 15 chương. Nội dung bắt đầu từ lịch sử hoằng thông Phật giáo ở Ấn độ và Tây tạng thời xưa, đồng thời trình bày khái quát về giáo nghĩa và sự truyền thừa của các phái. Đặc sắc lớn nhất của sách này là sử dụng lịch Can chi (Tạng:Rab-#byuị) được truyền vào Tây tạng năm 1027. Ngoài ra, sách này cũng nhờ trình bày một cách khách quan và niên đại chính xác mà được nổi tiếng. Sách này không những chỉ là lịch sử Phật giáo mà còn ghi chép về các Vương triều cũng như lịch sử chính trị, xã hội một cách rất rõ ràng, xác thực, màu sắc huyền thoại rất mờ nhạt. Những văn hiến cổ đại được trưng dẫn trong sách phần lớn đã bị thất truyền, do đó, qua sách này, người ta có thể biết được một số ghi chép quan trọng của thời xưa. Về phần sử liệu thì tác giả cũng tham chiếu rất nhiều sử liệu Hán văn. Còn sự tính toán về niên đại của phần lịch sử cổ đại trong sách này thì sót mất một chu kì lịch Can chi. Sách này hiện có các bản dịch tiếng Anh và tiếng Nhật. [X. Tây tạng soạn thuật Phật điển mục lục; Lược thuật Tây tạng sử tịch – Thanh sử (Lâm truyền phương, Nội minh tạp chí số 11)].