thành phật

Phật Quang Đại Từ Điển

(成佛) Phạm: Buddho bhavati. Tạng: Ftshaí-rgya-ba. Cũng gọi Tác Phật, Đắc Phật, Thành đạo, Đắc đạo, Thành chính giác, Thành bồ đề, Chứng bồ đề, Hiện đẳng giác, Đắc Phật quả. Chỉ cho Bồ tát tu hành trong nhiều kiếp, nhân hạnh tròn đầy, hoàn thành đức lợi mình, lợi người mà đạt đến ngôi vị cùng tột.Trong tiếng Phạm, Thành Phật có các từ khác nhau như: Bodhiô spfzate Miếu Thành Hoàng được vẽ trong Tục kỉ văn đời Thanh (nghĩa là chứng Bồ đề tối thượng), Abhisaôbudhyate (nghĩa là hiện Đẳng giác),Buddhatvam avàpnoti (nghĩa là được tính Phật), Bodhiôlabhate, Bodhiprapta(nghĩa là được Bồ đề tối thượng), Buddho vibudhyate(nghĩa là giác ngộvà trở thành Phật)… Tiểu thừa giáo, như luận Đại tì bà sa quyển 143 quyển 176… cho rằng trong 3 thừa Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát thì chỉ có Bồ tát là có khả năng thành Phật. Tam thừa giáo trong Đại thừa cũng lập thuyết Ngũ tính các biệt, chủ trương Thanh văn và Duyên giác không thể trở thành Phật. Nhưng Nhất thừa giáo như kinh Pháp hoa, kinh Niết bàn thì cho rằng Nhị thừa đều thành Phật, hơn nữa, còn chủ trương ngay cả những người phỉ báng Phật pháp như Nhất xiển đề… cũng có thể thành Phật. Lại kinh Cù đàm di trong kinh Trung a hàm quyển 28 và luật Ngũ phần quyển 29, cho rằng người nữ có 5 chướng, không thành Phật được; trái lại, kinh Đạo hành bát nhã quyển 6, kinh Duy ma cật quyển hạ và kinh Pháp hoa quyển 4 thì có thuyết Chuyển nữ thành nam, nghĩa là người nữ cũng có khả năng thành Phật, đây là giáo chỉ đặc hữu của Đại thừa. Ngoài ra, Tiểu thừa giáo chỉ bàn vấn đề nhờ có tu hành mới thành Phật(tu đắc), nhưng Đại thừa giáo thì chủ trương chúng sinh vốn có sẵn nhân thành Phật(tính đắc), do đó cho rằng chúng sinh đều có khả năng thành Phật.Thành Phật phải trải qua thời gian rất lâu dài và qua nhiều thứ bậc khác nhau. Tiểu thừa chủ trương phải qua 3 a tăng kì kiếp và 100 đại kiếp. Cứ theo luận Đại tì bà sa quyển 176 thì Bồ tát trong 3 vô số kiếp tu các pháp Bồ đề phần và các hạnh Ba la mật đa, rồi lại trong 100 đại kiếp tu nghiệp tướng hảo(tu phúc nghiệp 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp), vĩnh viễn đoạn trừ tất cả si mê nhiễrn ô và bất nhiễm ô, biết rõ tất cả hạnh tự lợi, lợi tha mới thành Phật. Còn Đại thừa thì cho rằng tu hành phải trải qua 3,7 hoặc 33 a tăng kì kiếp mới thành Phật. TheoNhiếp đại thừa luận thích quyển 9,11 (bản dịch đời Lương), Đại thừa lập các giai vị tu hành từ Thập địa cho đến 40 giai vị, trong 33 vô số đại kiếp chứa góp tư lương phúc đức, trí tuệ, tu 10 hạnh Ba la mật… thành tựu đại bồ đề, hết cõi vị lai lợi lạc vô cùng. Tông Thiên thai cho rằng Biệt giáo phải trải qua thời gian lâu dài mới tiến dần đến quả Phật; nhưng Viên giáo thì ở ngay Sơ trụ(Phát tín trụ)trong Thập trụ cũng có thể thành Phật tức khắc. Tông Hoa nghiêm thì y cứ vào Thắng thân, Kiến văn, Nhất thời, Nhất niệm và Vô niệm mà chủ trương 5 trường hợp thành Phật mau chóng. Đó là: 1. Y cứ vào thắng thân: Tức nhờ vào thân thù thắng của con Luân vương hoặc Đâu suất thiên tử mà thành Phật ngay nơi thân hiện tại. 2. Y cứ vào kiến văn: Tức thấy nghe diệu pháp, tin chắc quyết định, chứng đắc 10 lực của Phật mà được Bồ đề. 3. Y cứ vào nhất thời: Tức như đồng tử Thiện tài ở nơi thiện tri thức, chỉ trong nhất thời chứng được pháp Phổ hiền. 4. Y cứ vào nhất niệm: Tức y cứ vào niệm tục đế, chỉ trong một niệm khế hợp, chứng được pháp Phổ hiền. 5. Y cứ vào vô niệm: Tức hiểu rõ tất cả pháp chẳng sinh chẳng diệt và thấy được Phật chân thực. Ngoài ra, tông Hoa nghiêm còn có thuyết Tam chủng thành Phật. 1. Nói về vị: Vào giai vị Thập giải liền thành Phật. 2. Nói về hạnh: Không theo thứ tự giai vị mà đối với mỗi hạnh được hoàn thành thì liền thành Phật. 3. Nói về lí: Nói theo lí thì xưa nay chúng sinh vốn tức là Phật. Và thuyết Tam sinh thành Phật: 1. Kiến văn sinh: Giai vị Tín thấy nghe giáo pháp. 2. Giải hành sinh: Giai vị tu hành mà được trí tuệ. 3. Chứng nhập sinh: Giai vị được quả Phật tột cùng. Còn kinh Chiêm sát thiện ác nghiệp báo quyển hạ thì cho rằng mỗi một giai vị tu hành của Bồ tát đều là Phật, cho nên cảnh giới Thập tín mãn vị gọi là Tín mãn thành Phật; cảnh giới Thập trụ mãn vị gọi làGiải mãn thành Phật; Bồ tát tu hành hoàn thành Thập địa mãn vị gọi là Hành mãn thành Phật; hoàn toàn đạt đến cảnh giới của quả Phật thì gọi là Chứng mãn thành Phật. Bốn giai vị trên đây được gọi là Tứ mãn thành Phật. Trong Mật giáo thì có 3 thuyết Tức thân thành Phật là Lí cụ thành Phật, Gia trì thành Phật và Hiển đắc thành Phật. Thiền tông thì chủ trương Trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật, cũng tức là dùng việc tọa thiền thấy suốt tự tâm hiện thực, như vậy thì có thể mở ra manh mối thành Phật. Lại có thuyết Cây cỏ thành Phật. Các nhà Thiên thai y cứ vào nghĩa Nhất sắc nhất hương đều là Trung đạo và các nhàMật giáo thì y cứ vào thuyết Lục đại duyên khởi mà luận về Phi tình thành Phật. Tại Nhật bản thì Tịnh độ chân tông có thuyết Vãng sinh tức thành Phật, cho rằng cùng lúc sinh về Tịnh độ của Phật A di đà tức là thành Phật. Tông Nhật liên thì chủ trương xướng niệm đề mục (tên kinh Diệu pháp liên hoa) tức có thể thụ trì thành Phật. [X. kinh Tăng nhất a hàm Q.16; phẩm Phương tiện kinh Pháp hoa Q.1; phẩm Như lai thọ lượng kinh Pháp hoa Q.5; kinh Duy ma cật Q.hạ; luận Đại tì bà sa Q.177; Đại thừa trang nghiêm kinh luận Q.7; luận Thành duy thức Q.7; luận Câu xá Q.12; Pháp hoa huyền nghĩa Q.5, hạ; Hoa nghiêm khổng mục chương Q.4; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.3; Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.2; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.7, phần đầu]. (xt. Tam Sinh Thành Phật, Tức Thân Thành Phật).