THÁNH HẠ DÃ HỘT LÝ PHỘC ĐẠI UY NỘ VƯƠNG
LẬP THÀNH ĐẠI THẦN NGHIỆM CÚNG DƯỜNG
NIỆM TỤNG NGHI QUỸ PHÁP PHẨM

Hán dịch: Chùa Đại Hưng Thiện- Tam Tạng Sa Môn Đại Quảng Trí BẤT KHÔNG (Amogha-vajra) phụng chiếu dịch
Sưu tập Thủ Ấn, phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: Huyền Thanh

 

_ Quy mệnh Kim Cương Thủ

Mật chủ Đại Bồ Tát (Vajra-pāṇi-guhyakādhipati-mahā-bodhisatva)

Hay nói Thừa tối thượng

Khiến mau chứng Bồ Đề (Bodhi)

Hạ Dã Hột Lý Phộc (Hayagrīva: Mã Đầu)

Hay đập các Ma chướng

Dùng phương tiện Từ Bi

Hiện hình đại phẫn nộ (Mahā-krodha)

Thành mặt trời đại uy

Chiếu sáng vô biên Giới

Kẻ tu hành ngu tối

Mau chóng được Tất Địa (Siddhi)

Tưới rót nước Cam Lộ (Amṛta)

Tẩy rửa hạt giống tạp

Huân tập trong Tàng Thức (Ālaya )

Mau gom tụ Phước (Puṇya) Trí (Jñāna)

Được Pháp Thân (Dharma-kāya) viên tịnh

Nên con cúi đầu lễ

 

_ Nay Ta y Mật Ngôn

Giáo lý thú (Naya) vi diệu

Nói Nghi Quỹ (Kalpa, hay Vidhi) tối mật

A Xà Lê (Ācārya: Quỹ phạm sư) trước chọn

Đệ Tử tu Mật Ngôn

Kẻ tịnh tín Tam Bảo (Tri-ratna, hay Ratna-traya)

Yêu kính nơi Đại Thừa (Mahā-yāna)

Khao khát Giáo Du Già (Yoga-Śāstra)

Thích tu hạnh Bồ Tát (Bodhisatva-caryā)

Tâm ấy không khiếp nhược

Cầu học Môn tương ứng

Xả bỏ thân mệnh, tiền

Không chán, mệt, tiếc nuối

Tộc tính (Kula), đủ các căn

Đa văn (Bahu-śruta), hộ Chính Pháp (Sad-dharma)

Yêu thích hạnh Lục Độ (Saḍa-pāramitā)

Thương nhớ các Hữu Tình (Satva)

Thường mặc giáp Đại Thệ

Độ hết vô biên Giới

Tất cả loại Hữu Tình

Khiến mau chứng Bồ Đề (Bodhi)

 

_ A Xà Lê! Nếu thấy

Người Pháp Khí như vậy

Phương tiện mà khuyên dậy

Trước hết nên diễn nói

Đạo Bồ Đề (Bodhi-mārgha) vi diệu

Lý Bát Nhã khéo léo

Lối Bồ Đề (Bodhi-pātha) mau chóng

Xong, cho nhận Tam Quy (Tri-śaraṇa-gamana)

Khiến phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta)

_ Tiếp trao cho Tam Thế Vô Ngại Tam Chủng Giới

Luật Nghi của Bồ Tát

Mới dẫn vào Luân Đàn (Cakra-maṇḍala)

Thọ nhận Bản Sở Tôn

Trì Minh (Vidya-dhāra), hộ Quán Đỉnh (Abhiṣeka)

Nên bày Mạn Trà La (Maṇḍala: Đàn Trường)

Ban bố Tam muội gia (Samaya: Bản Thệ)

Từ nay đến thành Phật

Đừng bỏ Tâm Bồ Đề

Cung kính A Xà Lê

Ngang đồng tất cả Phật

Giống như Chấp Kim Cương (Vajra-dhāra)

Ở các nơi đồng học

Tôn kính chẳng khinh mạn

Theo Thầy nhận Kim Cương (Vajra)

Và nhận Kim Cương Khánh (nhạc khí hình bán nguyệt )

Vì mong cầu Tất Địa

Cho đến Bồ Đề Trường

Thường giữ gìn chẳng bỏ

Gần gũi thầy Quán Đỉnh

Nhận đủ giáo Bản Tôn

Quyết định không nghi ngờ

Sau đó dũng tiến tu

Người Du Già (Yogi) theo Thầy nhận được Nghi Quỹ (Kalpa-sutra) của Bản Tôn xong, nên ở nơi nhàn tịnh (Araṇya) hoặc ở núi rừng, u cốc, nơi chốn Thù Thắng như Giáo đã nói, xây dựng Tịnh Thất hoặc ở Tịnh Xá, làm Pháp Trị Đất, dùng Cù Ma Di (Gaumayī: phân bò) xoa lau, lại lấy bùn Bạch Đàn xoa tô Đạo Trường (Maṇḍala). Chung quanh treo phan, bên trên giăng dù lọng (Thiên Cái).

Ở mặt Tây của Đàn, đặt tượng Bản Tôn. Người tu Du Già ở mặt Đông của Đàn, đối diện với Tượng, trải tranh cói (cái chiếu bằng cỏ tranh) làm chỗ ngồi hoặc ngồi tréo chân lên cái phản nhỏ, phân chia Mạn Trà La, bày vị trí của các Thánh Tôn, đặt 2 bình Át Già (Ārgha) chứa đầy nước thơm, để 4 cái Hiền Bình (Bhadra-kuṇḍali) ở 4 góc Đàn. Mỗi ngày lấy mọi loại hoa mùa rải trên Đàn, hương đốt, hương xoa bôi, đèn sáng, thức ăn uống với trái cây…. gia trì chia bày 4 bên cúng dường. Tùy kheo khả năng, bày biện sửa soạn cho thật trang nghiêm.

Mỗi khi vào Đàn, chân thành làm lễ, bày tỏ Sám Hối, Tùy Hỷ, Khuyến Thỉnh, Hồi Hướng, Phát Nguyện.

Bấy giờ, Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajrapāṇi-bodhisatva) bảo Văn Thù Sư Lợi (Maṃjuśrī) rằng: “Có Đại Uy Nộ Vương Thánh Mã Đầu Tôn. Nay tôi nói về Tâm với Diệu Ấn của vị đó, cho nên tất cả Đại Chúng đều đi đến đây”.

Thời Kim Cương Thủ Bồ Tát lại bảo Văn Thù Sư Lợi rằng: “Thiện Nam Tử (Kula-putra)! Hãy lắng nghe! Có vô biên vị công lực dũng kiện, vô biên Đức Như Lai phụng sự vị Đại Uy Nộ Vương này. Lại ở thời quá khứ, a tăng kỳ câu chi Đức Như Lai đều mong dạy bảo được Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề (Anuttarasamyaksaṃbodhi). Có vô lượng tám Bộ Trời Rồng hằng thường cúng dường, cung kính thừa sự.

Nếu vừa nhớ tới vị Uy Nộ Vương đó thì hay khiến cho tất cả loài gây chướng nạn thảy đều đoạn hoại, tất cả loài gây chướng chẳng dám lại gần, thường mau chạy xa. Trong 40 dặm ở nơi cư trú của người tu hành ấy không có việc Ma với các hàng Quỷ Thần. Thường cùng với các Đại Bồ Tát đồng trú ngụ một nơi.”

Thời Kim Cương Thủ Bồ Tát từ Tam Ma Địa (Samādhi) cảnh giác triệu tập tất cả Thanh Văn (Śrāvaka), Bích Chi Phật (Pratyeka-buddha), tất cả Trời (Deva), Rồng (Nāga) Dược xoa (Yakṣa), Càn Đạt Bà (Gandharva), A Tố La (Asura), Ca Lỗ La (Garuḍa), Khẩn Na La (Kiṃnara), Ma Hầu La Già (Mahoraga), Người

(Manuṣya) với Phi Nhân (Amanuṣya), tất cả quần sinh…đều đến tập hội.

Lại rút lấy Tâm chúng sinh sai khác của quần sinh ấy, khiến đồng một Thể Đẳng Trụ Tam Ma Địa tên là “Câu chi phần Thiên Thế Giới Hỏa Diệt”, chỉ thành một đám lửa lớn như ánh sáng chiếu soi của 7 mặt trời, Đẳng Chúng từ miệng của Đại Mã (đầu ngựa to lớn) tuôn ra đều tụ lại rồi nuốt vào không còn sót, thành ngọn lửa mạnh.

Nói Tâm Vi Diệu của vị Đại Uy Nộ Vương Thánh Giả Mã Đầu Tôn ấy, cũng như sự ăn nuốt của Đại Mã Khẩu (miệng con ngựa lớn) thiêu đốt Tâm huân tập hạt giống tạp trong Tàng Thức của tất cả chúng sinh.

Nói Tối Thắng Căn Bản Chân Ngôn là :

“Nẵng mạc tam mạn đa phộc nhật la noản (1) Đá điệt tha (2) chủ lỗ chủ lỗ (3) tỳ chủ lỗ, tỳ chủ lỗ (4) già đá dược xoa (5) ma ha bà la (6) tát phộc tỳ để ná, tỳ na dạ ca (7) bá đà tạp mô chỉ để (8) một đà dã, hồng, phát tra (9)”

 

Vừa tụng Diệu Chân Ngôn này thì ba ngàn Đại Thiên Thế Giới chấn động theo 6 cách. Tất cả cõi nước Phật đều bị ánh hào quang lửa của Đại Uy Nộ Vương thiêu đốt, đồng một Thể Tướng thành đám lửa lớn. Núi Tu Di Lô (Sumeru), núi Đại Tu Di Lô (Mahā-sumeru), núi Thiết Vi (Cakravāḍa-parvata), núi Đại Thiết Vi (Mahācakravāḍa-parvata), tất cả biển lớn (Mahā-sāgara) thảy đều bị thiêu đốt khô cạn thành đám tro tàn.

Diệu Tâm Tam Ma Địa của Thánh Giả Mã Đầu Tôn Đại Uy Nộ Vương là như vậy.

Hành Giả thường nên trụ Tâm Đại Bồ Đề, khởi Bi Mẫn thâm sâu, liền vận tâm quán tưởng tất cả Như Lai tràn đầy hư không có đủ các Tướng tốt, đều nhập vào Pháp Giới Định (Dharma-dhātu-samādhi).

_ Lại quán thân của mình trụ trong Hải Hội của Phật. Liền kết Cảnh Giác Nhất Thiết Như Lai Ấn. Hai tay đều nắm Kim Cương Quyền, Đàn Tuệ (2 ngón út) cùng móc nhau, duỗi thẳng hai độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) cùng trụ bên cạnh nhau.

Tụng Chân Ngôn là :

“Án, phộc nhật la để sắt xá, Hồng”

Do kết Ấn này, tụng Cảnh Giác Chân Ngôn thì tất cả Như Lai đều từ Định (Samādhi) xuất ra.

Người Du Già (Yogi) nên tác suy nghĩ khải cáo chư Phật: “Thân con kém Tuệ kém phước, bị chìm đắm trong biển khổ. Con xin lực Uy Thần của Chư Phật. Nguyện xin chẳng bỏ Bản Nguyện Đại Bi. Hãy Từ Bi thương xót, quán sát hộ niệm bạt tế cho con”.

Tất cả Như Lai ấy đều dùng Thần Lực gia trì hộ niệm, người tu Du Già được vô lượng nhóm Phước, thân tâm tự tại.

_ Tiếp theo, nên lễ Như Lai ở bốn phương, thỉnh cầu gia hộ.

Trước tiên lễ tất cả Như Lai của hàng A Súc Như Lai (Akṣobhya-tathāgata) ở Phương Đông. Người Du Già liền gieo toàn thân xuống đất, hai tay chắp Kim Cương Hợp Chưởng, duỗi dài trên đầu, đặt trái tim sát đất, chí thành kính lễ.

Chân Ngôn là :

“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa (1) bố nho bả bà-tha nẵng dạ đa-ma nam (2) Nãnh lý-dã đa dạ mính (3) tát phộc đát tha nghiệt đa (4) phộc nhật-la tát đátphộc, địa sắt-xá sa- phộc hàm (5) Hồng”

 

Do kết Xả Thân Ấn với tụng Chân Ngôn phụng hiến, cúng dường, lễ kính. Người Du Già do làm lễ này cho đến lúc thành Phật thường được Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva) gia trì khiến cho viên mãn Tâm Bồ Đề.

Tiếp theo, lễ tất cả Như Lai của hàng Bảo Sinh Như Lai (Ratna-saṃbhavatathāgata) ở phương Nam. Như trước, triển thân gieo xuống đất, chắp tay Kim Cương hạ xuống trái tim, đặt vầng trán sát đất, chí thành lễ kính.

Chân Ngôn là :

“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa (1) bố nhạ tị sái ca dạ đa-ma nam (2) nãnh lý-dã đa dạ mính (3) tát phộc đa tha nghiệt đa (4) phộc nhật-la, la đát-nãnh tị săn tả hàm (5) đát la”

 

Do kết Xả Thân Ấn với tụng Chân Ngôn phụng hiến, cúng dường, kính lễ cho nên đến khi thành Phật, trong mỗi một Địa (Bhūmi) thường được Hư Không Tạng Bồ Tát (Ākāśa-garbha-bodhisatva) trao cho Quán Đỉnh (Abhiṣeka), viên mãn Phước Đức (Puṇya-guṇa), đủ các tướng tốt, sẽ làm Pháp Vương (Dharma-rāja) của ba cõi (tam Giới).

Tiếp theo, lễ tất cả Như Lai của hàng Vô Lượng Thọ Như Lai (Amitāyustathāgata) ở phương Tây. Như trước duỗi Thân, chắp tay Kim Cương đặt trên đỉnh đầu, để cái miệng sát đất, chí thành kính lễ.

Chân Ngôn là :

“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa (1) bố nhạ, bát la miệt đát nẵng dạ đa-ma nam (2) nãnh lý-dã đa dạ mính (3) tát phộc đát tha nghiệt đa (4) phộc nhật-la đạt ma, bát-la miệt đát dã, Hàm (5) Hột-lý”.

 

Do kết Xả Thân Ấn với tụng Chân Ngôn phụng hiến, cúng dường, lễ kính cho nên đến khi thành Phật thường được Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvarabodhisatva) gia trì, viên mãn Trí Tuệ, chuyển bánh xe Diệu Pháp.

Tiếp theo, lễ tất cả Như Lai của hàng Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amogha-siddhi-tathāgata). Như trước, chắp tay Kim Cương đặt ở trái tim, để đỉnh đầu sát đất, chí thành lễ kính.

Chân Ngôn là:

“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa (1) bố nhạ, yết ma nê, A đa-ma nam (2) nãnh lý-dã đa dạ mính (3) tát phộc đát tha nghiệt đa (4) phộc nhật- la yết ma củ lỗ, Hàm (5) A”.

 

Do kết Xả Thân Ấn với tụng Chân Ngôn phụng hiến, cúng dường, lễ kính cho nên đến khi thành Phật thường được Kim Cương Nghiệp Bồ Tát (Vajra-karmabodhisatva) gia trì, thành tựu nghiệp cúng dường rộng lớn ở tất cả Thế Giới của Phật.

Người Du Già liền ngồi Kiết Già, thẳng thân chính niệm, chẳng lay động chi tiết, nhắm mắt tĩnh tịch nhập vào Quán bốn Tâm Vô Lượng Tâm (Catvāry-apramāṇāni) Liền kết Định Ấn

Bắt đầu nhập vào Từ Vô Lượng Tâm Định. Dùng Tâm thương xót trong sạch (mẫn thanh tâm) duyên khắp tất cả Hữu Tình sinh theo bốn cách (Noãn, thai, thấp, hóa) trong sáu nẻo, đều đủ Như Lai Tạng (Tathāgata-garbha), đầy đủ ba loại Thân Khẩu ý Kim Cương. Dùng sức Công Đức tu ba Mật (Tri-guhya) của Ta, nguyện cho tất cả Hữu Tình ngang đồng với Phổ Hiền Bồ Tát (Samanta-bhadra-bodhisatva).

Quán như vậy xong, liền tụng Đại Từ Tam Ma Địa Chân Ngôn là:

“Án, Ma hạ muội đát-la dạ, sa-phả la”

Tiếp nên nhập vào Bi Vô Lượng Tâm Tam Ma Địa Trí. Dùng Tâm thương xót duyên khắp tất cả Hữu Tình sinh theo bốn cách trong sáu nẻo đang bị chìm đắm nơi biển khổ sinh tử, chẳng tỏ ngộ Tâm của chính mình, vọng sinh phân biệt mọi thứ Phiền Não (Kleśa) và Tùy Phiền Não (Upakleśa). Chính vì thế cho nên chẳng đạt Chân Như (Bhūta-tathatā) bình đẳng như hư không siêu vượt hằng sa Công Đức. Tùy theo sức tu ba Mật gia trì của Ta, nguyện cho tất cả Hữu Tình ngang đồng với Hư Không Tạng Bồ Tát (Ākāśa-garbha-bodhisatva)

Quán như vậy xong, liền tụng Đại Bi Tam Ma Địa Chân Ngôn là :

“Án, ma ha ca lỗ noa dạ, sa-phả la”

Tiếp nên nhập vào Hỷ Vô Lượng Tâm Tam Ma Địa Trí. Dùng Tâm thanh tịnh duyên khắp tất cả Hữu Tình sinh theo bốn cách trong sáu nẻo, xưa nay thanh tịnh giống như sự trong sạch của Tự Tính chẳng nhiễm bụi bên ngoài (Khách Trần) của hoa sen. Dùng sức Công Đức tu ba Mật của Ta, nguyện cho tất cả Hữu Tình ngang đồng với Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara-bodhisatva) Quán như vậy xong, liền tụng Đại Hỷ Tam Ma Địa Chân Ngôn là :

“Án, thuật đà bát-la mô ná, sa-phả la”

Tiếp nên nhập vào Xả Vô Lượng Tâm Tam Ma Địa Trí. Dùng Tâm bình đẳng duyên khắp tất cả Hữu Tình sinh theo bốn cách trong sáu nẻo. Đều lìa Nga (Ātman), Ngã Sở (Mama-kāra), Uẩn (Skandha), Xứ (Āyatana), Giới (Dhātu), Năng Thủ (Grāhaka), Sở Thủ (Grāhya), bình đẳng nơi pháp, Tâm vốn chẳng sinh, Tính Tướng đều trống rỗng (Śūnya:Không). Dùng sức Công Đức tu ba Mật của Ta, nguyện cho tất cả Hữu Tình ngang đồng với Hư Không Khố Bồ Tát (Gagana-garja-bodhisatva hay Ākāśa-garja-bodhisatva).

Quán như vậy xong, liền tụng Đại Xả Tam Ma Địa Chân Ngôn là:

“Án, ma hộ bế khất-sái, sa-phả la”

Người Du Già do tu tập bốn Vô Lượng Tâm Định, tụng bốn Vô Lượng Tâm Chân Ngôn nên ở đời vị lai, hết thảy mọi loại chướng nạn, Ma Nghiệp của Người Trời đều được trừ diệt. Trong thân gom chứa vô lượng nhóm Phước, Tâm được điều nhu, kham nhậm tự tại.

_ Người tu Du Già chẳng nên chấp dính vào sự thanh tịnh bên ngoài, thường dùng nước Pháp trong sạch thuộc Tự Tính của Thắng Nghĩa (Paramārtha) tẩy rửa Thân Tâm, như Lý tương ứng, tụng Thanh Tịnh Chân Ngôn ba biến.

Chân Ngôn là :

“Án, sa-phộc bà phộc thuật đà, tát phộc đạt mạc sa-phộc bà phộc, thuật độ hám”

 

Như trong Kinh Kim Cương Đỉnh Du Già nói: “Thân khẩu ý Kim Cương, Tâm Bồ Đề làm trước, Tịnh Tâm làm tắm gội (Táo Dục) sẽ lợi lạc”

_ Người tu Du Già liền lấy hương xoa bôi (Gandha: đồ hương) xoa bôi hai bàn tay rồi chắp lại để ngang trái tim, liền kết Như Lai Bộ Tam Ma Gia Khế: chắp tay như hoa sen chưa nở, liền đem Tiến Lực (2 ngón trỏ) phụ lóng trên của Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa), co Thiền Trí (2 ngón cái) phụ bên cạnh Tiến Lực (2 ngón trỏ)

Kết thành Ấn xong, tụng Chân Ngôn, nhập vào Du Già Tác Ý Quán:“Tất cả Như Lai tràn đầy khắp hư không, nguyện gia trì cho con”

Lại tưởng từ Ấn tuôn ra vô lượng ánh sáng chiến chạm tất cả Hữu Tình không sót một ai, mau chứng Chân Như bình đẳng. Dùng Phật Tam Muội Gia Khế này mau chứng Du Già, nguyện cho tất cả Hữu Tình chứng được Đại Bồ Đề cứu cánh Liền tụng Chân Ngôn là :

“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Án, đát tha nghiệt đố nạp-bà phộc dã, sa-phộc hạ”

 

Do tụng Chân Ngôn này với kết Ấn tác ý, ắt ngang đồng với tất cả Như Lai, sẽ được đầy đủ 32 Tướng với Vô Kiến Đỉnh Tướng và viên mãn ba Thân (Pháp Thân, Báo Thân, Hoá Thân). Đem Ấn này đặt trên đỉnh đầu rồi tùy tiện giải tán.

_ Tiếp theo, kết Liên Hoa Bộ Tam Ma Gia Ấn. Lại chắp tay Phù Dung (Hư Tâm hợp chưởng) đặt ngay trước trái tim của mình, kèm dựng Đàn Tuệ (2 ngón út) Thiền Trí (2 ngón cái) 6 ngón còn lại mở bung như hoa sen tám cánh.

Kết Ấn xong, tụng Chân Ngôn, nhập vào Thậm Thâm Đại Bi Du Già Tam Ma Địa Quán: “Quán Tự Tại Bồ Tát cùng với vô lượng bậc Trì Liên Hoa (Padma-dhāra: tay cầm hoa sen) tràn đầy khắp cõi Hư Không, nguyện xin gia trì cho con”.

Lại khởi Quán này, từ Ấn tuôn ra vô lượng ánh sáng chiếu chạm hạt giống tạp nhiễm trong Tàng Thức căn bản của Hữu Tình trong sáu nẻo, đắc được Tự Tại Bình Đẳng Vô Duyên Đại Bi, mau được Như Huyễn Tam Ma Địa. Tùy loại sáu nẻo, bày hiện mọi loại Thân, bốn Vô Ngại giải thoát, đủ 64 thứ Phạm Âm, ứng ngay tất cả Hữu

Tình để thành Phật Đạo Chân Ngôn là :

“Nẵng mạc kiếm ma la bả noa duệ. Án, bát-nạp mô nạp-bà phộc dã, sa-phộc hạ”

 

Do Kết Ấn này với tụng Chân Ngôn gia trì, cho nên ngang đồng với Quán Tự Tại Bồ Tát, sẽ được mười Địa, mười Tự Tại, ba loại Ý Sinh Thân (Mano-maya-kāya). Đem Ấn này đặt ở trên miệng của mình rồi giải tán.

_ Tiếp theo, kết Kim Cương Bộ Tam Muội Gia Ấn. Hai tay chung lưng, Đàn Tuệ (2 ngón út) Thiền Trí (2 ngón cái) hỗ trợ cài chéo nhau.

Kết Ấn thành xong, tụng Chân Ngôn, nhập vào Bồ Đề Tâm Tam Ma Địa Quán: “Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajra-pāṇi), Mã Đầu (Hayagrīva), vô lượng chúng Phẫn Nộ tập hội tràn đầy khắp giới Hư Không, nguyện xin gia trì cho con”

Lại Tưởng từ Ấn tuôn ra vô lượng ánh sáng chiếu chạm tất cả Hữu Tình trong nẻo Bất

Định, nẻo Dị Sinh… hướng về Nhị Thừa, mau được thành Đại Bồ Đề (Mahā-bodhi) Chân Ngôn là :

“Nẵng mạc tam mãn đá phộc nhật-la noản. Án, phộc nhật-lỗ nạp-bà phộc dã, sa-phộc hạ”

 

Do tụng Chân Ngôn này với kết Ấn tác ý, chẳng bao lâu sẽ được Thân Khẩu Ý

Kim Cương (Kāya-vāk-citta vajra) của Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva), hay nói

Giáo Lệnh Luân (Ādeśana-cakra) của Mật Giáo, đã làm hết Tất Địa Thượng Trung Hạ của Hữu Tình không còn dư sót, mau chóng đốn chứng Tất Địa (Siddhi). Nhân tiện đem Ấn này đặt ở trước trái tim của mình, rồi giải tán.

_ Lại tác niệm này: “Trong Thế Giới không sót chỗ nào, có vô lượng vô biên Hữu Tình, tuy phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi-citta), tuy gom chứa tư lương (Sambhāra) Phước Đức, Trí Tuệ lại thiếu sót: Trí Tuệ của Du Già, phương tiện gia trì Diệu pháp, bị lui mất căn lành (Kuśala-mūla) nên các loài Ma (Mārā) được dịp thuận tiện gây hại. Làm thế nào dẫn người ấy được vào Luân Giải Thoát (Vimukticakra)? Vì mỗi một chúng Hữu Tình mà nói Du Già của ba Mật, Đại Thừa vi diệu, mau chóng được ngay quả báo Tất Địa thù thắng của Thế Gian (Laukika) và Xuất Thế Gian (Lokottara)”

Phát Tâm như vậy, liền thành Bị Đại Thệ Trang Nghiêm Giáp Trụ (mặc áo giáp trụ trang nghiêm của lời thề to lớn).

_ Tiếp theo, nên kết Kim Cương Minh Vương Tối Thắng Ấn. Hai tay Nội phộc, kèm chuỗi Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa), co 2 độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) như móc câu rồi đặt ở lưng lóng đầu tiên của Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như bình cái chày Tam Cổ Kim Cương, kèm chuỗi Thiền Trí (2 ngón cái) phụ bên cạnh Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa)

Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Án, phộc nhật-la ngân-nễ, bát-la niệp bả-đá dã, sa-phộc hạ”

 

Đem Ấn này ấn năm chỗ là: Vầng trán, vai trái, vai phải, trái tim, cổ họng rồi bung tán trên đỉnh đầu.

Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn tác ý, liền thành Bị Kim Cương giáp trụ (mặc giáp trụ Kim Cương) đồng với uy quang hách dịch của Kim Cương Minh Vương (Vajra-vidya-rāja), vô lượng vô biên Sứ Giả (Ceṭa, hay dūta) của Kim Cương Tộc (Vajra-kulāya) thị vệ, tất cả chướng nạn với Hữu Tình có Tâm chẳng lành không dám xâm hại. Bên trên đến giới Hư Không, bên dưới đến Phong Luân Tế (Bờ mé của Phong Luân), hết thảy hàng Không Hành, Địa Cư (Bhūmy-avacara-deva), phía dưới có Đẳng loại Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka) đều khởi Tâm Từ (Maitra-citta) chẳng có thể gây chướng ngại cho Bồ Tát tu Hạnh Chân Ngôn (Mantra-caryā)

_ Tiếp theo, nên kết Kim Cương Luân Bồ Tát Ấn, tụng Chân Ngôn để vào Mạn Trà La (Maṇḍala: Đạo Trường), nhận được Luật Nghi (Saṃvaraḥ) của Tam

Thế Vô chướng ngại Tam Chủng Bồ Tát (3 loại Bồ Tát không có chướng ngại trong 3 đời)

Do vào Mạn Trà La (Maṇḍala) thì Thân Tâm đầy đủ Tam Ma Gia (Samaya) nhiều như số bụi nhỏ trong mười cõi Thế Giới nhiều như bụi nhỏ của Phật, không có làm Cấm Giới (Saṃvaraḥ).

Nhân co duỗi, cúi đầu, ngửa cổ, phát ngôn, nhả hơi, khởi Tâm động niệm, bỏ quên Tâm Bồ Đề, lùi mất căn lành. Dùng phương tiện thù thắng của Ấn Khế, Chân Ngôn này, tụng trì tác ý thì hay trừ tội lỗi vi phạm.

Tam Muội Gia như cũ, tăng thêm gấp bội Quang Hiển (hiện ánh sáng), hay tịnh Thân Khẩu Ý liền thành nhập tất cả Mạn Trà la, được Quán Đỉnh Tam Ma Gia.

Liền nên kết Khế: Hai tay cài chéo nhau bên trong, kèm duỗi thẳng Tiến Lực (2 ngón trỏ), Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) quấn quanh và ló ra phía trước lóng đầu của Tiến Lực (2 ngón trỏ), đều dùng tướng đứng của ngọn núi, kèm Thiền Trí (2 ngón cái) duỗi thẳng, để ở trái tim, tụng Chân Ngôn 7 biến.

Chân Ngôn là :

“Nẵng mạc tất- để-lý-dã địa -vĩ ca nam, đát tha nghiệt đa nam. Ám, vĩ la nhĩ, vĩ la nhĩ, ma ha chước-yết la phộc nhật-la, sa đá sa đá, sa la đế, sa la đế, đátla dĩ, đát-la dĩ, vĩ đà ma nhĩ, tam bạn nhạ nễ, đát-la ma để, tất đà nghĩ-lý đátlam, sa phộc hạ”

 

Lúc tụng Chân Ngôn này thời tác quán niệm này: “Chúng Hữu Tình thuộc sáu nẻo sinh tử trong ba cõi, khắp cả Pháp Giới, cùng tận cõi Hư Không… mau được vào Kim Cương Giới Đại Mạn Trà La (Vajra-dhātu-mahā-maṇḍala), ngang đồng với Kim Cương Tát Đỏa Đại Bồ Tát.

_ Tiếp theo, kết Kim Cương Hợp Chưởng Ấn: Hai tay đem mười ngón trợ nhau cài

chéo, bên phải đè bên trái, chắp tay lại liền thành

Chân Ngôn là :

“Án, phộc nhật-lãng nhạ lý”

Do kết Kim Cương Hợp Chưởng Ấn, mau được mãn túc mười Ba La Mật (Daśa-pāramitā), được mười Tự Tại.

_ Tiếp theo, kết Kim Cương Phộc Ấn: Dùng Ấn trước, cài chéo mười ngón tay bên ngoài nhau, rồi nắm Quyền, liền thành.

Chân Ngôn là :

“Án, phộc nhật-la mãn đà”

Do kết Kim Cương Phộc Ấn, người Du Già mau được mãn túc mười Địa (Daśabhūmi)

_ Tiếp theo, kết Tồi Thập Chủng Chướng Kim Cương Phộc Ấn: Như Kim Cương Phộc lúc trước, đem Ấn rút kéo, vỗ trên trái tim 3 lần liền thành.

Chân Ngôn là:

“Án, phộc nhật- la mãn đà, đát-la tra”

Do Kết Ấn này hay tồi diệt mười loại Hoặc Chướng trong Tâm, liền biểu hiện phát huy Thân Khẩu Ý Kim Cương.

_ Tiếp theo, kết Kim Cương Biến Nhập Ấn: Như Kim Cương Phộc Ấn lúc truớc, co Thiền Trí (2 ngón cái) vào trong lòng bàn tay, đều vịn Giới Phương (2 ngón vô danh) đặt ở trên trái tim.

Chân Ngôn là:

“Án, phộc nhật-la phệ xả, Ác”

Do kết Ấn này, ba Mật Kim Cương trong thân của người Du Già đều được thuận phục, gia trì chẳng tan.

_ Tiếp theo, kết Kim Cương Quyền Tam Muội Gia Ấn : Như Kim Cương Phộc Biến Nhập Ấn lúc trước, co Tiến Lực (2 ngón trỏ) trụ ở lưng Thiền Trí (2 ngón cái) liền thành

 

Chân Ngôn là :

“Án, phộc nhật-la mẫu sắt-trí, noan”

Do kết Kim Cương Quyền Tam Ma Gia Ấn thì Thân, Khẩu, Ý Kim Cương hợp làm một Thể, người tu Du Già mau được tất cả thành tựu.

_ Tiếp theo, kết Tam Ma Gia Ấn: Như Kim Cương Phộc Ấn lúc trước, dựng thẳng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) cùng hợp nhau, liền thành, tụng Chân Ngôn một biến.

Chân Ngôn là :

“Án, tam ma dã, sa-đát-noan”

Liền quán thân của mình giống như Kim Cương Tát Đỏa ở ngay trong vành trăng. Lại quán Kim Cương Tát Đỏa ở ngay trước thân như hình tượng trong gương, sao cho thân tướng đối nhau ngang bằng không có khác. Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn, quán niệm tương ứng, cho nên được làm Chủ Tể của tất cả Ấn.

_ Tiếp theo, kết Đại Tam Ma Gia Chân Thật Ấn: Hai tay kết Kim Cương phộc, co Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) vào lòng bàn tay sao cho mặt ngón hợp nhau, duỗi thẳng Đàn Tuệ (2 ngón út) Thiền Trí (2 ngón cái) hợp nhau. Đem đầu ngón Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) chạm trên trái Tim

Chân Ngôn là :

“Án, tam ma dã, hộc, tố la đa, sa-đát-noan”

Do kết Ấn này cảnh giác Kim Cương Tát Đỏa trong thân của người tu Du Già, dùng sức Uy Thần gia trì cho Hành Giả mau được thành tựu Thân của Phổ Hiền Bồ Tát.

_ Tiếp theo, kết Liên Hoa Tam Muôi Gia Ấn: Như Kim Cương Phộc lúc trước, dựng Đàn Tuệ (2 ngón út) Thiền Trí (2 ngón cái) hợp nhau, rồi đặt ở trên miệng.

Tụng Chân Ngôn là :

“Án, phộc nhật la, bả ná ma, tam ma dã, sa-đát-noan”

Người Du Già tác suy tư này: “Nay thân này của Ta ngang đồng với Quán Tự Tại Bồ Tát”. Tưởng tay trái cầm hoa sen đặt ở trái tim, tay phải làm thế bóc mở hoa sen, trụ trong vành trăng tròn đầy, mỗi mỗi rõ ràng.

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn gia trì cho nên mau được thành tựu tất cả Tam Ma Địa (Samādhi), tất cả Phương Tiện (Upāya), Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajñāpāramitā)

_ Tiếp theo, kết Triệu Tội Ấn: Hai tay kết Kim Cương Phộc, duỗi Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như cây Kim, co Tiến Lực (2 ngón trỏ) như móc câu.

Khởi Tâm Đại Bi Mẫn đưa qua lại mà quán tưởng, triệu tội của các Hữu Tình, triệu mọi tội trong ba nẻo ác của thân mình gom vào lòng bàn tay, hiện ra màu đen như sương mù, nhiều như hình chư Quỷ.

Chân Ngôn là :

“Án, tát phộc bá ba, ca lý sái noa, vĩ thú đà nẵng, phộc nhật-la tát đát-phộc, tam ma gia, Hồng, phát tra”

_ Tiếp theo kết Tồi Tội Ấn: Tám ngón tay cài chéo nhau bên trong, dựng thẳng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như trước.

Nên quán chày Độc Cổ ngang trái tim, quán Tướng của mình biến thành Giáng Tam Thế (Trailokya-vijaya), lớn tiếng tụng Chân Ngôn, bên trong khởi Từ Bi, Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) nên vỗ ba lần nghiền nát tội của các Hữu Tình và ba nẻo ác đều khiến tịch trừ.

Chân Ngôn là :

“Án, phộc nhật-la mãn đà, đát-la tra”

Do kết Ấn này hay tồi diệt mười loại Hoặc Chướng trong Tâm, liền hiển hiện phát huy Thân Khẩu Ý Kim Cương.

_ Tiếp theo, kết Tam Ma Địa Ấn: Như Kim Cương Phộc lúc trước, ngửa đặt trên già phu, co lóng giữa của Tiến Lực (2 ngón trỏ) để thẳng chung lưng, đặt Thiền Trí (2 ngón cái) nằm ngang, cùng trụ trên Tiến Lực (2 ngón trỏ).

Liền tụng Chân Ngôn là :

“Án, tam ma địa bả ná-mính, hột-lý

_ Tiếp theo, kết Định Trung Lễ Phật Ấn: Trước tiên cúi 5 vóc sát đất làm lễ, hai tay liền tác Liên Hoa Hợp Chưởng.

 

Lại tưởng thân của mình lễ khắp bàn chân của tất cả Như Lai với Bồ Tát.

Chân Ngôn là :

“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa bá ná mãn ca lộ nhĩ ”

Do Chân Ngôn này gia trì, hay khiến cho người tu Du Già chẳng lìa chỗ ngồi mà đến khắp mười phương, chân thật kính lễ chư Phật Như Lai của tất cả trần sát Hải Hội.

_ Người Du Già ngồi ngay thẳng thân mình, nghiễm nhiên chẳng động, tưởng thân của mình ở tại Hải Hội của tất cả Như Lai, quán mỗi một vị Phật nhỏ nhiệm giống như hạt mè, đầy đủ tướng tốt rõ ràng minh bạch. Liền nhập vào Quán Tự Tại Bồ Tát Trí, tác suy tư này: “Tất cả Pháp xưa nay vốn thanh tịnh nên Ta cũng thanh tịnh. Do đối với tham ái của Thế Gian thanh tịnh, cho nên tức giận dữ thanh tịnh. Do đối với bụi dơ (trần cấu) của Thế Gian thanh tịnh, cho nên tức tất cả tội thanh tịnh. Do đối với tất cả Pháp của Thế Gian thanh tịnh, cho nên tức tất cả Hữu Tình thanh tịnh. Do đối với Bát Nhã Ba La Mật Đa của Thế gian thanh tịnh, cho nên tức Tát bà

Nhã (Sarva Jñā: Nhất Thiết Trí) thanh tịnh”

Người Du Già tác Quán này xong thì thân tâm đột nhiên thanh tịnh.

Tụng Thông Đạt Tâm Chân Ngôn là :

“Án, tức đa, bát-la để phệ đặng ca lỗ nhĩ

Người Du Già tụng không có hạn số sẽ chứng hai Vô Ngã (Nhân Vô Ngã và Pháp Vô Ngã) hiển hiện Như Lai Tạng, chứng Tâm Bồ Đề viên mãn

_ Liền tụng Bồ Đề Tâm Chân Ngôn là :

“Án, mạo địa tức đa mẫu đa-bả ná dạ nhĩ ”

_ Liền nhắm mắt lắng Tâm, quán ngay chính giữa lòng ngực của thân mình có vành trăng trắng tinh mát mẻ tròn đầy, một lòng chuyên chú chẳng duyên theo điều khác. Ở trên viên minh (vành sáng tròn trịa) tưởng có hoa sen tám cánh, trong Thai (Garbha) quán chữ Hột-lý (猭_ HRĪḤ) như màu pha lê hồng. Liền tụng Gia Trì Liên Hoa Chân Ngôn là :

“Án, để sắt-xá bả ná-ma”

_Tưởng hoa sen đó lớn dần đến khi tràn đầy khắp Tiểu Thiên Thế Giới, Trung Thiên Thế Giới và Đại Thiên Thế Giới. Hoa đó có đủ ánh hào quang lớn chiếu diệu chúng sinh trong sáu nẻo, diệt trừ tất cả khổ não khiến cho họ được an vui ưa thích.

Liền tụng Dẫn Liên Hoa Chân Ngôn là :

“Án, sa-phả la bả ná-ma”

_ Lại tưởng hoa sen ấy thu nhỏ dần dần đến khi ngang bằng thân của mình.

Liền tụng Liễm Liên Hoa Chân Ngôn là :

“Án, tăng ha la, bả ná-ma”

_ Lại tưởng tất cả Như Lai trong Hư Không thảy đều nhập vào trong hoa sen này, hợp thành một Thể. Hoa Sen ấy biến thành Quán Tự Tại Bồ Tát có thân màu pha lê hồng, ngồi trên đài hoa sen, đầu đội mão báu, trong mão có vị Hóa Phật, mỗi mỗi đều rõ ràng minh bạch. Dùng Tâm quyết định quán như vậy xong, rồi tụng Tự Thân Thành Bản Tôn Du Già Chân Ngôn là :

“Án, phộc nhật-la đạt mô hàm”

Do tụng Chân Ngôn này gia trì nên tự thân của người Du Già đồng với Bản Tôn không có sai khác.

_ Tiếp theo, kết Gia Trì Ấn: Như Kim Cương Phộc lúc trước, hợp dựng Tiến Lực (2 ngón trỏ) rồi co lại như cánh sen, kèm dựng Thiền Trí (2 ngón cái) liền thành

 

 

Đem Ấn gia trì bốn chỗ là trái tim, vầng trán, cổ họng, đỉnh đầu, đều tụng một biến.

Chân Ngôn là:

“Án, phộc nhật-la đạt ma, địa sắt-xá, sa-phộc hàm”

Do kết Ấn này gia trì cho nên người tu hành được Uy Đức Tự Tại, lìa các chướng nạn, mau được thành tựu Bản Tôn Du Già.

_ Tiếp theo, kết Phật Bảo Quan Quán Đỉnh Ấn: Như Kim Cương Phộc lúc trước, dựng thẳng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa), Tiến Lực (2 ngón trỏ) cùng trụ nhau như cánh sen, đặt ở trên trán, tụng Chân Ngôn ba biến.

Chân Ngôn là :

“Án, đát tha nghiệt đa, đạt ma, Hồng”

Do kết Ấn này với tụng Chân Ngôn liền đạt được mão báu Quán Đỉnh của Vô Lượng Thọ Như Lai (Amitāyus-tathāgata).

_ Tiếp theo, kết Liên Hoa Man Ấn: Hai tay đều nắm Liên Hoa Quyền, để ở trán như cột buộc tràng hoa rồi quấn quanh ba vòng, tức phần đỉnh đầu cũng quấn quanh ba vòng rồi chia ra hai bên, hạ dần dần xuống như thế rũ đai. Từ Đàn Tuệ (2 ngón út) duỗi buông mười ngón tay theo thứ tự.

Tụng Chân Ngôn là :

“Án, bả ná-ma ma lê, đạt ma, hột-lý, hàm”

Do kết Liên Hoa Man Ấn sẽ được làm Pháp Vương (Dharma-rāja) trong Liên Hoa Bộ (Padma-kulāya)

_ Tiếp theo, kết Liên Hoa Giáp Trụ Ấn: Hai tay đều nắm Kim Cương Quyền, duỗi thẳng Tiến Lực (2 ngón trỏ), ở ngay đầu của hai ngón này tưởng hai chữ ÁN CHÂM (輆_ OṂ ở đầu ngón trỏ phải, ṬUṂ ở đầu ngón trỏ trái).

 

Liền tụng Bị Giáp Chân Ngôn là :

“Án, phộc nhật-la, ca phộc tả, phộc nhật-lý củ lỗ, phộc nhật-la, phộc nhật-la, hàm”

Tùy tụng Chân Ngôn. Dùng hai Độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) bắt đầu ở trên trái tim quấn quanh ba vòng, chia đều đến sau lưng cũng quấn quanh ba vòng, [rồi đến rốn quấn quanh, tiếp quấn quanh đầu gối phải, tiếp quấn quanh đầu gối trái, quay trở lại đến rốn cũng quấn quanh, tiếp đến eo lưng] sau quay trở lại đến trước trái tim, tiếp theo quấn quanh vai phải, tiếp quấn quanh vai trái, tiếp đến cổ họng, sau đến cái cổ. Lại đến trước vầng trán, tiếp đến phía sau ót (Não bộ). Mỗi nơi đều quấn quanh ba vòng.

Như trước chậm rãi hạ xuống hai bên như thế rũ đai. Từ Đàn Tuệ (2 ngón út) theo thứ tự duỗi buông mười ngón. Liền đem hai tay xoay chuyển như múa để ngang trái tim, vỗ tay ba lần.

Liền tụng Phách Chưởng Chân Ngôn là :

“Án, bả ná-ma, để sử dã, hộc”

Do kết Kim Cương Giáp Trụ Ấn, cho đến khi thành Phật, ở tất cả nơi tất cả đời thường mặc giáp trụ Đại Bi Kim Cương trang nghiêm thân tâm, cầu Tất Địa Thế Gian và Xuất Thế Gian đều mau chóng thành tựu, Các chướng, Tỳ Na Dạ Ca bên trong và bên ngoài chẳng dám xâm nhiễu. Do tụng Chân Ngôn, Kim Cương Phách Chưởng Ấn cho nên tất cả Thánh Chúng đều vui vẻ.

_ Tiếp nên tưởng ở trước thân: nơi Phong Luân (Vāyu-cakra) của cõi dưới (Hạ Giới Phong Luân) tưởng chữ Hám (HAṂ) màu đen, dẫn dần dần biến tướng thành hình như nửa vành trăng, xứng như PHONG LUÂN, nên tưởng câu chân thật là: “Tất cả Pháp lìa Nhân Duyên”

Tiếp nên ở trên Phong Luân, tưởng chữ Noan (VAṂ) có ánh sáng màu trắng, dẫn dần dần tròn đầy, lớn nhỏ như Bản Thủy Luân, nên tưởng câu chân thật là: “Tự Tính của các Pháp lìa ngôn thuyết”

Lại ở trên Thủy Luân, tưởng Bát-La Tự Môn (PRA) biến thành con rùa vàng tỏa ánh sáng hào quang màu vàng, dẫn dần dần rộng lớn đến vô lượng Do Tuần. Nên tưởng nghĩa chân thật là: “Thắng Nghĩa của tất cả Pháp chẳng thể đắc, dùng làm phương tiện”

Lại ở trong Hư Không, tưởng Khiếm Tự Môn (KHAṂ) biến thành Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairocana-tathāgata). Nên tưởng nghĩa chân thật là “Tất cả Pháp như Hư Không”. Thân Phật có màu như mặt trăng trắng tinh, đầu đội mão báu Kim Cương, đeo chuỗi Anh Lạc trang sức, thân mặc áo mỏng nhẹ màu nhiệm của cõi Trời, kết Bồ Đề Thắng Ấn, khởi Bi mẫn thâm sâu, xót thương tất cả Hữu Tình bị lửa phiền não Tham Sân Si thiêu đốt, gom chứa vô lượng nghiệp cực ác chẳng lành.

Tưởng toàn thân Đức Tỳ Lô Giá Na tuôn chảy nước Cam Lộ có tám Công Đức màu sắc như hình Kha Tuyết (đá Mã Não có màu trắng như tuyết) thấm ướt khắp cả lửa phiền não của tất cả Hữu Tình trong sáu nẻo, tràn đầy khắp lưng của Kim Luân Quy tạo thành biển sữa thơm to lớn. Nên kết Thành Tựu Hải Ấn: mười ngón tay cài chéo nhau bên trong (nội phộc) ngửa lên xoay theo bên phải.

Tụng Chân Ngôn là : “Án, vĩ ma lộ nại địa, Hồng”

Vì thành tựu Biến Hóa Liên Hoa, nên quán Lãm Tự Môn (RAṂ) tuôn phóng ánh lửa màu đỏ rồi thành Hỏa Luân có hình tam giác, dẫn dần dần to bằng Thủy Luân. Đột nhiên, từ lưng con rùa vàng vọt lên đóa sen lớn tám cánh, có Kim Cương làm cọng, rộng lớn vô lượng Do Tuần. Ở trong đài hoa quán A Tự Môn (A). Nên tưởng nghĩ chân thật là: “Tất cả pháp vốn chẳng sinh”. Từ Pháp Giới Đẳng Lưu của A Tự Môn vọt lên ngọn núi Tu Di Lô Sơn Vương (Sumeru).

_ Vì thành tự núi Diệu Cao (Sumeru) nên kết Thành Tựu Bảo Sơn Vương Ấn: Mười ngón tay cài chéo nhau bên trong rồi nắm lại thành Quyền, cùng dựng thẳng.

Chân Ngôn là :

“Án, a tả la, hồng”

Do Ấn, Mật Ngôn, Tam Ma Địa này liền thành Tu Di Lô Sơn Vương do bốn báu hợp thành, có bảy lớp núi vàng vây chung quanh, sườn núi có nước tám Công Đức. Bên cạnh Sơn Vương ló ra bốn khiêu là cõi Trời của nhóm Tứ Thiên Vương đều trụ ở phương của mình, có vô lượng quyến thuộc vệ hộ lầu gác Kim Cương Phong. Núi đó rộng khoảng tám vạn bốn ngàn Do Tuần, mặt đất bằng phẳng.

_ Vì khiến cho vững chắc cực mật như Kim Cương, bên dưới cho đến bờ mé của Hư Không (Không Tế). Nên ở trong lầu gác quán chữ A, tiếp ở phương Đông quán chữ Hồng (HŪṂ), lại ở phương Nam quán chữ Đát Lạc (TRĀḤ), lại ở phương Tây quán chữ Hột-Lý (HRĪḤ), lại ở phương Bắc quán chữ Ác (AḤ) biến thành cung điện cư ngụ của năm Đức Phật.

Liền kết Kim Cương Quyết Ấn: Giới (ngón vô danh phải) từ lưng Tuệ (ngón út trái) Phương (ngón vô danh trái) nhập vào lòng bàn tay, Nhẫn (ngón giữa phải) nhập vào lưng Nguyện (ngón giữa trái) Lực (ngón trỏ phải) cũng như vậy. Ngọn Phương (đầu ngón vô danh trái) Nguyện (ngón giữa trái) từ khoảng Đàn Tuệ ( 2 ngón út) Tiến Lực (2 ngón trỏ) hướng ló ra bên ngoài, các ngón còn lại đều dùng tướng ngọn núi cùng trụ nhau mà kết thành Ấn.

Dùng Chân Ngôn, tướng Ấn, Kim Cương Quyết tuôn phóng vô lượng ánh lửa uy mãnh. Đưa ngón cái hướng xuống đất đóng, một lần tụng một lần đóng, cho đến ba lần thì ngừng, liền thành Địa Giới bền chắc.

Chân Ngôn là :

“Án, chỉ lý chỉ lý, phộc nhật-lý, bột-luật, mãn đà mãn đà, hồng, phát tra”

Do Ấn Chân Ngôn này gia trì cho nên giả sử ở nơi niệm tụng trong Đạo Trường, chẳng y theo Pháp trừ tất cả lỗi lầm, chẳng lành, cảm chiêu chướng nạn thì do Ấn này gia trì cho nên thành Tòa Kim Cương. Thiên Ma với các loài gây chướng chẳng dám gây não hại, dùng ít công sức mà mau chóng được thành tựu to lớn, tùy theo Tâm lớn nhỏ, tương xứng với đất của Đàn Trường, nên biết như vậy.

_ Tiếp theo, kết Phương Ngung Giới Kim Cương Tường Ấn: Dựa theo Quyết Ấn lúc trước, dựng thẳng Thiền Trí (2 ngón cái) sang bên cạnh như hình bức tường.

Nên quán Ấn thành chày Kim Cương. Từ Ấn tuôn ra vô lượng ánh lửa Kim Cương bùng cháy. Xoay Ấn theo bên phải vòng quanh Thân ba vòng xứng với Đàn lớn nhỏ, liền thành bức tường Kim Cương bền chắc.

Chân Ngôn là:

“Án, tát la, tát la, phộc nhật-la, bát-la ca la, hồng, phát tra”

Do kết An này với tụng Chân Ngôn, tác ý gia trì cho nên tất cả chư Phật còn chẳng làm trái ngược huống chi các loài khó điều phục khác, Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka), trùng đôc, loài có nanh vuốt nhọn lại có thể xâm lăng sao?

_ Người Du Già lại nên ở đỉnh núi Tu Di, quán cái Điện báu lớn, Điện này do Ngọc Ma Ni vô giá tạo thành. Bốn phương ngay ngắn, có đủ bốn cửa, hai bên phải trái của cửa đều có cây phan cát tường vòng khắp, xà ngang rộng rãi rũ treo chuỗi ngọc, chuỗi Anh Lạc, chuông, chuông lắc tay, phan, lụa, mọi thứ xen kẽ nhau dùng để trang nghiêm xoay bày trong Điện, gió nhẹ thổi lay, phát ra âm thanh hòa nhã.

Lại ở bốn góc bên ngoài Điện với các góc của cửa, dùng báu Kim Cương hình bán nguyệt, hình trăng tròn đầy để tô điểm. Cột báu bày thành hàng, rũ treo áo khoác ngoài (thiên y) tuyệt đẹp, mây hương bay vòng khắp, tuôn mưa đủ loại hoa….

Lại ở bên ngoài Điện ấy có vô lượng vật cúng, cây Kiếp Thọ (Kalpa-vṛkṣa) bày thành hàng, chư Thiên rải tấu mọi thứ âm nhạc kỳ diệu, bình báu, Át Già, thức ăn uống mầu nhiệm của cõi Trời, đèn bằng ngọc Ma Ni …..

Tác Quán này xong thì tụng Kệ này là :

Dùng sức Công Đức ta

Sức Như Lai gia trì

Cùng với sức Pháp Giới

Cúng dường khắp mà trụ

_ Nói Kệ này xong, liền kết Đại Hư Không Khố Tạng Ấn: Mười ngón tay kết Kim Cương Phộc, đè ép Tiến Lực (2 ngón trỏ) như vật báu, Kèm duỗi Thiền Trí (2 ngón cái) ép Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa), hợp Đàn Tuệ (2 ngón út), Giới Phương (2 ngón vô danh) như cây phướng.

 

Kết Định Ấn, tụng Chân Ngôn, tưởng từ Ấn tuôn ra phẩm vật cúng dường, lầu gác… như bên trên.

Chân Ngôn là:

“Án, nga nga nẵng, tam bà phộc, phộc nhật la, cốc”

Dùng Chân Ngôn Ấn này gia trì cho nên giả sử tác Quán chẳng thành thì đều thành cúng dường rộng lớn chân thật, là do chỗ thành của Pháp như thế (Pháp nhĩ)

_ Lại quán trong lầu gác có Liên Hoa Thai (Padma-garbha), ở trong Liên Hoa Thai tưởng chữ Hột-Lý (HRĪḤ) tuôn ra ánh sáng to lớn chiếu khắp vô biên Thế Giới của Phật, hết thảy chúng sinh chịu khổ được ánh sáng chiếu chạm đến, đều được giải thoát.

Từ trong ánh sáng lớn này hiện ra Mã Đầu Đại Uy Nộ Vương có bốn mặt đều phẫn nộ, nanh cọp ló ra trên dưới, tám cánh tay đều cầm khí trượng, ngồi ở đài hoa sen trên bàn đá báu. Trên đỉnh đầu của mặt chính giữa có đầu ngựa màu xanh biếc, tóc như xoắn ốc, thân có màu hách dịch như mặt trời, toàn thân rực lửa nóng bức như lửa của Kiếp Tai, thiêu đốt nghiệp chướng trong ngoài của Người, Trời. Vô lượng chúng Phẫn Nộ với mười vị Ba La Mật Bồ Tát giáp vòng vây quanh làm Thị Vệ, tám vị Cúng Dường Bồ Tát đều trụ ở bản vị (vị trí của mình).

Bốn góc của lầu gác có bốn vị Đại Đồng Tử (Mahā-kumāra) thuộc nhóm Bà La Đá Ma (Pradāna), Bà La Già Na (Prajana), Nhất Kế La Sát (Eka-jaṭi-rākṣasaḥ), A Bà La Để (Aprati) cùng với vô lượng quyến thuộc trước sau vây quanh.

Lại có nhóm tám vị Đại Long Vương (Mahā-nāga-rāja) cùng với vô lượng chúng Long Vương đều vây quanh tám phương.

Lại có mười hai lớp Đại Thiên Vương (Mahā-deva-rāja) vây quanh bốn bên, tám Bộ của chư Thiên khác dùng làm quyến thuộc.

Như vậy quán tưởng vô lượng Thánh Chúng với Bản Tôn cho thật rõ ràng phân minh đừng để bị quên mất thứ tự.

_ Liền kết Tài Phát Ý Chuyển Pháp Luân Bồ Tát Ấn: Hai tay đều nắm Kim Cương Quyền, Tiến Lực (2 ngón trỏ), Đàn Tuệ (2 ngón út) cùng móc kết nhau

Liền tụng Chân Ngôn là

“Án, phộc nhật-la chước yết-la, hồng, nhược, hồng, noan, hộc.”

Liền đem Ấn này đặt ở trên Đàn phía trước Thân, tức thành Liên Hoa Bộ Mẫu Điều Phục Đại Mạn Trà La. Đem Ấn đặt ở trên trái tim, tức tự thành Đại Mạn Trà La. Để Ấn chạm vào tượng Bản Tôn dù tượng ấy là tranh vẽ, tượng đồng, tượng lụa đều thành Đại Mạn Trà La. Đem Ấn để trong Hư Không ở trước thân tức khắp Hư Không Giới thành Đại Mạn Trà La. Người tu hành, giả sử có vượt Pháp, sai lầm mất ba nghiệp, phá Tam Ma Gia Giới…..Do Kết Ấn này tụng Chân Ngôn gia trì cho nên hay trừ bỏ các lỗi lầm đều được viên mãn.

_ Tiếp theo, kết Phổ Thỉnh Cảnh Giác Nhất Thiết Thánh Chúng Ấn: Như Kim Cương Phộc lúc trước, dựng thẳng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa), co Tiến Lực (2 ngón trỏ) như móc câu liền thành

Người Du Già dùng âm thanh trong trẻo, hoà nhã, tụng Cảnh Giác Thánh Chúng Chân Ngôn ba biến cảnh giác Bản Tôn, mười vị Ba La Mật Bồ Tát với Thánh Chúng của Liên Hoa Bộ.

“Án dạ tứ, thí già lam, tố nghiệt đá, chỉ nhượng, phệ nga đa, bát-la noa nhĩ đán đế phộc la, tát đát-phộc, vĩ cật-la ma (2) ca lỗ, tứ tát noan, phộc la ná, ma hạ ma la (3) A tán noa ca, tát đát-phộc, vĩ thuật địa, ca la ca (4) đát đát-lệ nan, để la diêm, để la diêm (5) vĩ la diêm, vĩ la diêm (6) A la la, cật-lý bá ma dã (7) sa-phộc hạ”

 

_ Tiếp theo, kết Phổ Triệu Tập Phật Bồ Tát Ấn. Liền chia Ấn trước, giao cánh tay trước ức ngực, bên phải đè bên trái, dùng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) [? 2 ngón trỏ], Thiền Trí (2 ngón cái) thành thế búng ngón tay.

Liền tưởng tay trái nâng Kim Cương Kiền Chùy, tay phải cầm chày Độc Cổ Kim Cương, âm thanh rung lắc vang dội khắp mười phương Thế Giới, chư Phật, Bồ Tát, tất cả Thánh Chúng nghe xong đều đến tập hội trong Hư Không trên Mạn Trà La.

Người Du Già liền trụ Quán Tự Tại Bồ Tát Tam Ma Địa, liền tụng Liên Hoa Bộ Nhất Bách Bát Danh Tán (Bài tán 108 tên của Liên Hoa Bộ) lễ khắp tất cả Thánh Chúng.

Tụng Tán Thán là :

“Nhạ dã đổ, một-lý noa la hướng khư nhạ tra kế xả ca la khí đà lam (1) bát ná-ma phộc lãng nga duệ sắt-trí đát la dã, mật đát-la, sa hạ sa-la bộ trâm (2) Sa đát đa na mạc sa-cật-lý đố, tỳ vĩ nễ dã, đà la nhĩ phộc nga nẫm (3) A hạ ma phộc lộ chỉ đế thấp-phộc la, ngu lam sa đa điệm bát-la noa đa (4) bả ná-ma la nga, nãnh ma lam (5) ca ma, la nga mẫu đáp hàm (6) lộ ca nẵng tha, mạn đà mính (7) tát phộc thuật đà.”

 

_ Tiếp theo, kết Mã Đầu Tôn Câu Ấn: Hai tay kết Kim Cương Phộc co Tiến Lực (2 ngón trỏ) [?ngón trỏ phải] như móc câu, tụng Chân Ngôn ba biến.

Chân Ngôn là :

“Án, hạ dã cật-lý phộc (1) ma hạ bả ná-mãng củ xá (2) yết la-sái dã nga già lam (3) tát phộc bả ná-ma củ la, tam ma diễm (4) bá ná-mãng củ xả đà la (5) hồng, nhược (6)”

 

Do kết Ấn này thỉnh triệu, tất cả Thánh Chúng đều đến tập hội.

_ Tiếp theo, kết Bất Không Quyến Sách Bồ Tát Ấn: Hai tay chắp Liên Hoa Hợp Chưởng, Tiến Lực (2 ngón trỏ) Thiền Trí (2 ngón cái) kết Kim Cương phộc, đưa ngón cái phải vào trong hổ khẩu của tay trái

Liền tụng Chân Ngôn là :

“Án, A mộ già bả ná-ma bá xả (1) củ lỗ đà yết la-sái dã (2) bát-la phệ xả dã (3) ma hạ bả du bả để (4) diễm ma, phộc lỗ noa, củ phệ la (5) một-la hám-ma, phệ sái đà la (6) bả ná-ma củ la, tam ma diễm (7) Hồng, Hồng, Hồng, Hồng (8)”

 

Do kết Ấn này, tất cả Thánh Chúng đều được dẫn vào Đại Mạn Trà La.

_ Tiếp theo, kết Liên Hoa Tỏa Bồ Tát Ấn: Hai tay chắp Liên Hoa hợp chưởng, Tiến Lực (2 ngón trỏ) Thiền Trí (2 ngón cái) kết Kim Cương Phộc, đều vịn nhau như cái vòng. Liền tụng Chân Ngôn là :

“Án, bả ná-ma sa-bố tra, mãn đà (1) tát phộc bả ná-ma củ la (2) tam ma dạ, xí-già-lam (3) hồng, noan (4)”

 

Do kết Ấn này, tất cả Thánh Chúng dùng Bản Thệ Đại Bi ở trong Đạo Trường đều y theo Bản vị, trụ bền chắc chẳng tan.

_ Tiếp theo kết Liên Hoa Câu Ma La Ấn: Hai tay chắp Liên Hoa Hợp Chưởng, co Thiền Trí (2 ngón cái) vào trong chưởng đều đặt ở khoảng giữa của Đàn Tuệ (2 ngón út) Giới phương (2 ngón vô danh)

 

Liền tụng Chân Ngôn là :

“Án, sát mục khư (1) sa nẵng đắc củ ma la (2) phệ sái đà la (3) bả ná-ma kiến tra dạ, phệ xả dã (4) tát phộc bả ná-ma củ la, tam ma diễm (5) tát phộc mẫu nại lam, mãn đà dã (6) tát phộc tất đà dụ mính, bát-la duệ tha (7) bả ná-ma phệ xả, Ac, phệ xả, Ac (8)”

 

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn ba biến thì tất cả Thánh Chúng đều rất vui vẻ.

_ Tiếp theo, nên Tịch Trừ chư Ma, các loài gây chướng nạn nên dùng Giáng Tam Thế Uy Nộ Ấn Chân Ngôn, ở trên 2 con ngươi quán chữ Hột-Lý (猭) biến thành mặt trời tuôn ra vô lượng uy quang, ở trên mỗi một đường ánh sáng có mọi loại chày Kim Cương Hỏa Diễm mãnh lợi. Cau mày trợn mắt, chuyển vòng theo bên phải, ngoái nhìn Đại Chúng của Bồ Tát. Do mắt Uy Nộ của Kim Cương này ngoái nhìn, cho nên chư Ma ẩn trốn ở trong Đại Chúng thảy đều lui tan. Dùng cái nhìn này, Bản Tôn với Thánh chúng đều vui vẻ.

Liền kết Ấn: hai tay nắm Kim Cương Quyền, tay phải đặt trên cổ tay trái, Đàn Tuệ (2 ngón út) móc ngoặc nhau, duỗi thẳng Tiến Lực (2 ngón trỏ).

 

An Ấn ngang trái tim, tụng Chân Ngôn ba biến.

Chân Ngôn là :

“Án, tốn bà, nãnh tốn bà, hồng (1) ngật-lý hận-noa (2) ngật-lý hận-noa, bả dã, hồng (3) A nẵng dã, hộc (4) bà nga noan, phộc nhật-la, hồng, phát tra”

Do kết Ấn này tụng Chân Ngôn, trụ Phẫn Nộ Tam Ma Địa này, nên hết thảy phiền não nghiệp chướng của thân tâm, dùng ngọn lửa Tuệ mãnh lợi của Kim Cương thiêu đốt sạch hết.

Liền đưa Ấn chuyển theo bên trái ba vòng để tịch trừ điều chướng. Liền chuyển theo bên phải ba vòng, tùy theo ý lớn nhỏ để làm Giới Phương Ngung. Liền ấn lên trái tim, vầng trán, cổ họng, đỉnh đầu đều tụng một biến xong, bung tán Ấn trên đỉnh đầu.

_ Tiếp theo, kết Thượng Phương Kim Cương Võng Ấn: Dựa theo Tường Ấn lúc trước, đem Thiền Trí (2 ngón cái) đều vịn lóng dưới của Tiến Lực (2 ngón trỏ)

Kết Ấn thành xong, dùng làm chày Kim Cương. Lại từ Ấn tuôn ra vô lượng chày Kim Cương, mỗi một cái chày Kim Cương đều tuôn ra vô biên ngọn lửa uy mãnh nối tiếp nhau thành cái lưới, xoay Ấn trên đỉnh đầu vòng theo bên phải ba vòng.

Liền tụng Chân Ngôn là :

“Án, vĩ tắc-phổ la nại la khất sái, phộc nhật-la, bán nhạ la, hồng, phát Tra”

Do Võng Ấn này, tụng Chân Ngôn gia trì cho nên liền thành cái lưới bền chắc chẳng thể hoại.

_ Tiếp theo, kết Hỏa Viện Mật Phùng Ấn: Đem tay trái che đè lưng tay phải, dựng Thiền Trí (2 ngón cái)

Kết Ấn thành xong, nên tác Quán này: “Từ Ấn tuôn ra ánh lửa nóng rực của Kim Cương, tụng Chân Ngôn ba biến, chuyển quanh Thân theo bên phải ba vòng, tưởng ở ngoài bức tường Kim Cương có lửa mạnh vây quanh” Liền tụng Chân Ngôn là:

“Án, A tam ma ngân nễ, hồng, phát Tra”

_ Tiếp theo, kết Chân Thật Đại Tam Muội Gia Ấn: mười ngón tay cài chéo nhau bên trong rồi nắm lại thành Quyền, kèm dựng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa), co Tiến Lực (2 ngón trỏ) như móc câu đặt ở 2 bên Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như hình cái chày Tam Cổ, đem Thiền Trí (2 ngón cái) phụ cạnh Tiến Lực (2 ngón trỏ)

Xoay Ấn theo bên phải ba vòng, tụng Chân Ngôn ba biến, hộ ở bên ngoài Hoả Viện Giới.

Liền tụng Chân Ngôn là :

“An, thưởng yết lễ, ma ha tam ma diễm, sa-phộc hạ”

Do Ấn Chân Ngôn này gia trì, cho nên như Kinh Kim Luân Vương Đẳng Phật Đỉnh nói: “Nếu có người tụng trì Đỉnh Luân Vương Phật Đỉnh thì bên trong 500 Do Tuần, người tu Chân Ngôn của Bộ khác thỉnh Bản Sở Tôn niệm tụng mà Thánh Giả chẳng giáng phó cũng chẳng ban cho Tất Địa, là do Uy Đức của Nhất Tự Đỉnh Luân Vương thu nhiếp. Nếu kết Đại Giới này, giả sử có người lân cận trì tụng Luân Vương thì chẳng hề trở ngại, chẳng thể cướp đoạt uy lực, Chân Ngôn sở trì khác đều mau được thành tựu”

_ Tiếp hiến nước Át Già, hai tay nâng vật khí đựng Át Già để ngang trán hiến, tụng Chân Ngôn bảy biến tưởng rửa hai bàn chân của tất cả Thánh chúng

Chân Ngôn là :

“Nẵng mạc tam mãn đa mẫu đà nam (1) Án, nga nga nẵng (2) tam ma sam ma, sa-phộc hạ”

 

Lúc người Du Già hiến Át Già thời khởi lên việc hy vọng trong Tâm, liền phát Nguyện khải bạch: “Thánh Giả! Nguyện cho Tất Địa mong cầu của con mau chóng thành tựu”

_ Tiếp theo, kết Hiến Hoa Tòa Ấn: Hai tay chắp Phù Dung Hợp Chưởng như thế hoa sen chưa nở, để ngang trái tim. Thiền Trí (2 ngón cái) đều vịn móng ngón Đàn Tuệ (2 ngón út) làm đài, các ngón còn lại như Ấn Kim Cương

Thành xong, quán Ấn là Hoa Sen Kim Cương, lại tưởng từ Ấn tuôn ra vô lượng toà hoa sen Kim Cương phụng hiến Bản Tôn với hàng Thánh Chúng.

Tụng Chân Ngôn là :

“Án, phộc nhật-la, ca ma la, sa-phộc hạ”

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn cho nên Bản Tôn với Doanh Tòng liền chân thật đều nhận được tòa ngồi.

_ Tiếp theo, kết Liên Hoa Hỷ Hý Bồ Tát Ấn: Hai tay chắp Liên Hoa Hợp

Chưởng, kèm đứng Thiền Trí (2 ngón cái) và hơi mở ra, đặt trên trái tim liền thành

Người Du Già quán tưởng thân của mình ngang đồng với Hỷ Hý Bồ Tát (Lāsyebodhisatva), tưởng từ trong trái tim tuôn ra vô lượng Hỷ Hý Bồ Tát cúng dường Bản Tôn với tất vả Thánh Chúng.

Liên Hoa Hỷ Hý Chân Ngôn là :

“Án, bả ná-ma, la tế, la nga dã (1) ma hạ nhĩ vĩ (2) la nga, bố nhạ, tam ma dã, hồng (3)”

 

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn cúng dường cho nên chẳng bao lâu đắc được Như Lai Địa (Tathāgata-bhūmi), trụ Pháp viên mãn Hiện Pháp Lạc Trụ (Dṛṣṭadharma-sukha-vihāra), chứng thành Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi)

_ Tiếp theo, kết Liên Hoa Man Bồ Tát Ấn: Liền dùng Ấn trước, duỗi cánh tay hướng về phía trước cho ngang bằng với vầng trán của mình, vận tưởng từ trán tuôn ra vô lượng Liên Hoa Man Bồ Tát (Padma-māle-bodhisatva) cúng dường Bản Tôn với tất cả Thánh chúng.

Liên Hoa Man Chân Ngôn là :

“Án, bả ná-ma ma lê (1) tị tru tả, tị sái ca (2) bố nhạ, tam ma dã, hồng (3)”

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn cúng dường cho nên mau được đầy đủ tướng tốt, sẽ làm Pháp Vương của ba cõi.

_ Tiếp theo, kết Liên Hoa Ca Tán Bồ Tát Ấn: Liền dùng Ấn trước, hạ xuống dưới ngang lỗ rốn, chắp tay Liên Hoa đưa dần dần lên đến miệng. Đem Ấn từ miệng hướng về phía trước, hạ tuôn chảy xuống dưới.

Tưởng từ miệng tuôn ra vô lượng Liên Hoa Ca Tán Bồ Tát (Padma-gītebodhisatva) cúng dường Bản Tôn với tất cả Thánh Chúng.

Liên Hoa Ca Tán Chân Ngôn là :

“Án, bả ná-ma nghĩ đế (1) nga ná nghĩ đa (2) bố nhạ, tam ma duệ, hồng (3)”

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn cúng dường cho nên chẳng bao lâu sẽ đủ 64 loại Phạm Âm, bốn Vô Ngại Biện, hay ở vô lượng Thế Giới chuyển bánh xe Đại Pháp.

_ Tiếp theo, kết Liên Hoa Vũ Bồ Tát Ấn: Hai tay đều nắm Liên Hoa Quyền.

Trước tiên ở trước ngực cũng trợ nhau xoay chuyển như múa. Tiếp ở ức ngực, cũng trợ nhau xoay chuyển theo bên trái như thế múa. Tiếp theo, ở gò má, xoay chuyển bên phải rồi ở gò má xoay chuyển bên trái như trước. Tụng Chân Ngôn chẳng gián đoạn. Cuối cùng chắp tay Liên Hoa đặt ở trên đỉnh đầu.

Tưởng từ đỉnh đầu tuôn ra vô lượng Liên Hoa Vũ Bồ Tát (Padma-nṛtyebodhisatva) cúng dường Bản Tôn với tất cả Thánh Chúng Liên Hoa Vũ Chân Ngôn là:

“Án, bả ná-ma nãnh-lật để-duệ (1) tát phộc bố nhạ (2) bát-la vạt đa nẵng, tam ma duệ, hồng (3)”

 

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn cúng dường cho nên sẽ được ba loại Tấn Tật Ý Thành Thân. Trong khoảng sát na ở vô lượng Thế Giới tác Thần Thông Du Hý, lợi ích Hữu Tình, rộng làm Phật sự.

_ Tiếp theo, kết Liên Hoa Phần Hương Bồ Tát Ấn: Hai tay chắp Liên Hoa Hợp Chưởng, úp 2 tay hướng xuống dưới bung tán. Tưởng Từ Ấn tuôn ra biển mây hương thơm mầu nhiệm tràn khắp pháp Giới cúng dường khắp tất cả Như Lai Hải Hội Liên Hoa Phần Hương Chân Ngôn là :

“Án, bả ná-ma độ bả, bố nhạ, tam ma duệ (1) bát-la hạ-la ná dã (2) bả ná-ma củ la ná dĩ đế (3) ma ha nga nê kế (4) bả ná-ma, la để, hồng (5)”

 

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn cúng dường cho nên đắc được Như Lai Vô Ngại Kim Cương Giải Thoát Trí.

_ Tiếp theo, kết Liên Hoa Hoa Cúng Dường Bồ Tát Ấn: Hai tay chắp Liên Hoa Hợp Chưởng, hướng lên trên như thế rải hoa.

Vận tưởng từ Ấn tuôn ra mọi loại hoa màu nhiệm của cõi Trời, cúng dường khắp tất cả Như Lai Hải Hội.

Liên Hoa Hoa Cúng Dường Chân Ngôn là :

“Án, bổ sáp bả, bố nhạ, tam ma duệ (1) bả ná-ma phộc tất nãnh (2) ma ha thất-lý duệ (3) bả ná-ma củ la, bát-la để hạ lý (4) tát phộc la-than, sa đà dã, hồng (5)”

 

Do kết Ấn này tụng Chân Ngôn cúng dường cho nên đắc được Bách Phước Trang Nghiêm Vô Biên Thọ Dụng Thân.

_ Tiếp theo, kết Liên Hoa Đăng Chúc Bồ Tát Ấn: Hai tay chắp Liên Hoa Hợp Chưởng, dựng thẳng Thiền Trí (2 ngón cái) hợp nhau như hình hoa sen. Từ Ấn tuôn ra vô lượng ánh sáng của đèn MA NI chiếu khắp tất cả cõi Phật Liên Hoa Đăng Chúc Chân Ngôn là :

“Án, nễ bả, bố nhạ, tam ma duệ (1) bả ná-ma củ la, tốn ná lý (2) ma ha nỗ để-dã lộ kiền, tán nhạ nẵng dã (3) bả ná-ma tát la sa-phộc để, hồng (4)”

 

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn cúng dường cho nên đắc được năm loại mắt Thanh Tịnh của Như Lai.

_ Tiếp theo, kết Liên Hoa Đồ Hương Bồ Tát Ấn: Hai tay chắp Liên Hoa Hợp Chưởng để ngang trên ngực, chia tán như thế xoa hương

 

Tưởng từ Ấn tuôn ra biển mây hương xoa bôi (đồ hương) cúng dường khắp tất cả Như Lai Hải Hội.

Liền tụng Liên Hoa Đồ Hương Chân Ngôn là :

“Án, hiến đà, bố nhạ, tam ma duệ (1) ma hạ bả ná-ma củ la (2) tế trí củ lỗ (3) tát phộc yết ma nê mê (4) bả ná ma tất địa, Hồng (5)”

 

Do kết Ấn này tụng Chân Ngôn cho nên mau được năm phần Pháp Thân: Giới, Định, Tuệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến.

_ Tiếp theo, kết Phổ Cúng Dường Ấn cúng dường Bản Tôn với Thánh Chúng: hai tay, mười ngón cùng cài chéo nhau phần đầu ngón

Kết Ấn thành xong, tụng Chân Ngôn, suy tư từ Ấn tuôn ra mọi loại mây biển cúng dường: Kỹ nhạc, ca múa, Hỷ Hý….của cõi Trời, quần áo màu nhiệm của cõi Trời, thức ăn uống, đèn sáng, Át Già, Hiền Bình, Kiếp Thọ, phan báu, phướng báu, lọng báu, các loại báu…., hết thảy vật thọ dụng của tất cả Người Trời, vật cúng dường sai khác rất nhiều, như Đại Thừa Khế Kinh đã nói về vật cúng dường, vòng khắp tất cả Thế Giới tận hư không khắp Pháp Giới tất cả vi trần sát thổ chư Phật Hải Hội, mỗi mỗi ở trước Thánh chúng đều có vật cúng dường chân thật.

Tụng Chân Ngôn là :

“Nẵng mạc tát phộc một đà, mạo địa tát đát phộc nam, tát phộc tha khiếm, ốt ná-nga đế, sa phả la tứ hàm, nga nga nẵng kiếm, sa-phộc hạ”

 

_ Tiếp theo, tụng Bản Tôn Tán Thán là :

“Án, phộc nhật-la đạt ma, tô sa đát-phộc la tha (1) phộc nhật-la bát ná-ma tô du đà ca (2) lộ kế thấp phộc la, tô phộc nhật-la khất-xoa (3) phộc nhật-la ninh đát-la, nẵng mô tát-đô đế”

*********

_ Tiếp theo, kết Đàn Ba La Mật Bồ Tát Ấn: Ngửa lòng bàn tay phải co độ Nhẫn (Ngón giữa phải) cùng vịn Thiền độ (ngón cái phải) các ngón khác đều duỗi thẳng.

Liền tụng Chân Ngôn là :

“Án, bà nga phộc để na nẵng địa bả đế, vĩ sa lật-nhạ, bố la đà dã ná, sa-phộc hạ”

 

Do kết Ấn, tụng Chân Ngôn ba biến, liền diệt hạt giống nghiệp keo kiệt trong vô lượng Kiếp, đắc được Phước của ba loại Thí là: Tư Sinh Thí, Vô Úy Thí, Pháp Thí tức viên mãn Đàn Ba La Mật (Dāna-pāramitā). Đời này được giàu có, đầy đủ tư duyên, Tâm được tự tại, thọ mệnh lâu dài.

_ Tiếp theo, kết Giới Ba La Mật Ấn: Hai tay cài chéo nhau bên trong, dựng thẳng Thiền Trí (2 ngón cái)

 

Tụng Chân Ngôn là:

“Án, thi la, đà lị nê, bà nga phộc để, hồng, hác”

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn ba biến, liền diệt hạt giống nghiệp phá Giới trong vô lượng Kiếp, được Công Đức của 3 loại Giới là: Nhiếp Luật Nghi Giới, Nhiếp Thiện Pháp Giới, Nhiêu Ích Hữu Tình Giới tức viên mãn Giới Ba La Mật (Śīlapāramitā) thường dùng Giới Phẩm trang nghiêm nghiệp thân khẩu ý. Hết thảy việc vi phạm bốn Trọng Cấm (4 loại Cấm Giới rất nghiêm trọng của Tỳ Khưu), Bật Sô Ni (Bhikṣunī) phạm Tha Thắng Tội (Ba La Di: tội nặng của Tỳ Khưu) thảy đều thanh tĩnh, ngày sau được tùy nguyện vãng sinh

_ Tiếp theo, kết Nhẫn Nhục Ba La Mật Bồ Tát Ấn: Dựa theo Giới Ba La Mật Ấn, đem Tiến Lực (2 ngón trỏ) hợp nhau như cây kim, kèm đứng Thiền Trí (2 ngón cái).

Liền tụng Chân Ngôn là :

“Án, bà nga phộc để, khất-sạn để, đà lý nê, hồng, phát tra”

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn ba biến, liền diệt hạt giống nghiệp giận ghét trong vô lượng Kiếp, đắc được Công Đức của 3 loại Nhẫn là: Hại Oán Nại Nhẫn, An Thọ Khổ Nhẫn, Đế Sát Pháp Nhẫn, tức viên mãn Nhẫn Nhục Ba La Mật (Kṣāntipāramitā). Nghi dung đoan nghiêm khiến người ưa nhìn, chẳng khởi ganh ghét, thảy đều gần gũi phụ giúp, Thắng Giải (Adhimokṣa) thâm sâu, tùy theo niệm biến hóa.

_ Tiếp theo, kết Tinh Tiến Ba La Mật Ấn: Dựa theo Nhẫn Ba La Mật Ấn, mở bẻ Tiến Lực (2 ngón trỏ) liền thành.

Chân Ngôn là :

“Án, vĩ lý-dã, ca lý, hồng, vĩ lý-nang, sa phộc hạ”

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn ba biến, liền diệt hạt giống nghiệp giải đãi, lười biếng, đắc được ba loại Tinh Tiến là: Bị Giáp Tinh Tiến, Nhiếp Thiện Pháp Tinh Tiến, Lợi Lạc Hữu Tình Tinh Tiến, tức viên mãn Tinh Tiến Ba La Mật (Vīrya-pāramitā) thân tâm an vui, xa lìa các bệnh tật, không có khổ não, đều được thành biện (thành công) Nguyện Phước Trí của Xuất Thế Gian (Lokottara)

_ Tiếp theo, kết Thiền Ba La Mật Bồ Tát Ấn: Liền ngồi Kiết Già, ngửa lòng bàn tay trái đặt trên Già Phu, ngửa lòng bàn tay phải đặt trên tay trái, để hai độ Thiền Trí (2 ngón cái) cùng chạm móng nhau.

Liền tụng Chân Ngôn là:

“Án, bà nga phộc để (1) tát phộc bá bả ha lý nê (2) ma ha nại để-duệ (3) hồng, hồng, hồng, hồng (4) phát tra”

 

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn ba biến, liền diệt hạt giống nghiệp tán loạn trong vô lượng Kiếp, đắc được ba loại Tĩnh Lự là: An Trụ Tĩnh Lự, Dẫn Phát Tĩnh Lự, Biện Sự Tĩnh Lự, tức viên mãn Thiền Ba La Mật (Dhyāna-pāramitā). Thân Tâm nhẹ nhàng lanh lợi, mau được thành tựu Thần Thông đã tu, các Ma chẳng dám xâm nhiễu, tất cả nghiệp chướng thảy đều tiêu diệt.

_ Tiếp theo, kết Bát Nhã Ba La Mật Bồ Tát Ấn: Tay trái duỗi năm ngón bằng phẳng, ngửa đặt dưới trái tim, đem tay phải che ở trên tay trái.

Liền tụng Chân Ngôn là:

“Án, địa, thất-lý, du-lỗ đa, vĩ nhạ duệ, sa-phộc hạ”

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn ba biến, liền diệt hạt giống nghiệp ngu si trong vô lượng Kiếp, đắc được ba loại Tuệ là: Nhân Không Vô Phân Biệt Tuệ, Pháp Không Vô Phân Biệt Tuệ, Câu Không Vô Phân Biệt Tuệ, tức viên mãn Bát Nhã Ba La Mật (Prajña-pāramitā), đắc được thông minh Trí Tuệ, ngộ giải (lĩnh ngộ hiểu rõ) Pháp Thế Gian (Loka) và Xuất Thế Gian (Lokottara), thông đạt rộng rãi nghĩa lý thâm sâu của năm Minh [Pañca-vidyā-sthānāni: gồm có Thanh Minh (Śabda-vidyā), Công Xảo Minh (Śilpa-karma-vidyā), Y Phương Minh (Cikitsā-vidyā), Nhân Minh (Hetuvidyā), Nội Minh (Adhyātma-vidyā)]

_ Tiếp theo, kết Phương Tiện Ba La Mật Bồ Tát Ấn: Tay trái: Tuệ (ngón út) Phương

(ngón vô danh) nắm Trí độ (ngón cái). Tay phải: Đàn (ngón út) Giới (ngón vô danh) nắm Thiền độ (ngón cái). Hai tay cùng nắm lại, Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) quay lưng lại với nhau,dựng thẳng như cây kim, duỗi bằng Tiến Lực ( 2 ngón trỏ) dính nhau

Liền tụng Chân Ngôn là:

“Án, ma hạ mỗi đát-la, tức đế, sa-phộc hạ”

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn ba biến, liền diệt hạt giống Nghiệp phương tiện không khéo léo trong vô lượng Kiếp, đựơc hai loại Phương Tiện khéo léo là: Hồi Hướng Phương Tiện Thiện Xảo, Bạt Tế Hữu Tình Phương Tiện Thiện Xảo, tức viên mãn Phương Tiện Ba La Mật (Upāya-pāramitā). Tu trì sáu độ Ba La Mật của Thế Gian. Do Ấn Chân Ngôn này tương ứng Du Già (Yoga) chỉ thực hiện chút ít công nghiệp sẽ mau được thành tựu Phước Đức rộng nhiều, đều đủ Tư Lương (Sambhāra) của Cứu Cánh Tối Thắng Vô Thượng Bồ Đề.

_ Tiếp theo, kết Nguyện Ba La Mật Bồ Tát Ấn: Tay trái dựng thẳng năm ngón, đưa lòng bàn tay hướng ra ngoài làm thế Thí Vô Úy.

Liền tụng Chân Ngôn là:

“Án, ca lỗ nê, hạ hạ hạ”

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn ba biến, liền diệt hạt giống nghiệp Nguyện ác trong vô lượng Kiếp, đắc được hai loại Thắng Nguyện là: Cầu Vô Thượng Bồ Đề Nguyện, Lợi Lạc Hữu Tình Nguyện, tức viên mãn Nguyện Ba La Mật (Praṇidhānapāramitā) từ lúc bắt đầu phát Tâm cho đến khi thành Phật, ở trong khoảng giữa này, mọi mong cầu về Thế Gian, Thượng Nguyện thù thắng đều được viên mãn.

_ Tiếp theo, kết Lực Ba La Mật Bồ Tát Ấn: Dựa theo Giới Ba La Mật Ấn lúc trước, đều dựng Thiền Trí (2 ngón cái) Tiến Lực (2 ngón trỏ) Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) sao cho cùng hợp đầu ngón.

Tụng Chân Ngôn là:

“Án, ná ma nãnh, mẫu hưu đế, hồng, hạ hạ hạ, hồng, nhược”

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn ba biến, liền diệt hạt giống nghiệp ý kém cỏi của Thế Gian và Xuất Thế Gian trong vô lượng Kiếp, đắc được hai loại Lực là: Tư Trạch Lực, Tu Tập Lực, tức viên mãn Lực Ba La Mật (Bala-pāramitā). Đối với các pháp đối trị, giáng phục các phiền não, cắt đứt các Hoặc Chướng. Lúc tu Đạo thì quyết định Thắng Giải, tất cả Thiên Ma bạn ác chẳng dám dời đổi, đắc được bất thoái chuyển (Avaivartika)

_ Tiếp theo, kết Trí Ba La Mật Bồ Tát Ấn: Hai tay cài chéo nhau bên ngoài rồi nắm quyền, dựng thẳng Đàn Tuệ (2 ngón út) trợ giao nhau chút ít, co đầu Tiến Lực (2 ngón trỏ) trụ tròn trịa, dựng thẳng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) sao cho đầu ngón hợp nhau.

Liền tụng Chân Ngôn là:

“Án, ma ma chỉ nương nang, ca lý, hồng, sa-phộc hạ”

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn ba biến, liền diệt hạt giống Câu Sinh Ngã Chấp và hạt giống Câu Sinh Pháp Chấp trong vô lượng Kiếp, đắc được hai loại Thọ Dụng Trí là: Thọ Dụng Pháp Lạc Trí, Thành Tựu Hữu Tình Trí; tức viên mãn Trí Ba La Mật (Jñāna-pāramitā). Chặt đứt hai loại Chướng (Avaraṇa) là: Phiền Não Chướng (Kleśāvaraṇa) và Sở Tri Chướng (Jñeyāvaraṇa). Chứng được tất cả các Pháp như Huyễn, như dợn nước dưới nắng (dương diệm), như mộng, như ảnh tượng, như tiếng vang (cốc hưởng), như quang ảnh, như bóng trăng dưới nước (thủy nguyệt), như biến hóa, như Nhân Đà La võng (Indra-jāla: lưới trời Đế Thích), như hư không ; chẳng bao lâu mãn túc mười Địa, trụ Pháp Vân Địa (Dharma-megha-bhūmi) làm Đại pháp sư.

_ Tiếp theo, kết Bà La Đá Na Đồng Tử Ấn (Pradāna-kumāra-mudra): Hai tay cài chéo các ngón bên trong rồi nắm lại thành quyền, dựng Tiến Lực (2 ngón trỏ) khiến cho hai đầu ngón dính nhau thành hình tròn, kèm dựng Thiền Trí (2 ngón cái).

Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mạn đá một đà nam (1) đát điệt- tha (2) bột địa, bột địa, tố bột địa (3) nhân đạt-lê bột địa (4) ma mê du ca-lam (5) bà la mưu giả-đô, sa-phộc hạ”

 

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn ba biến, cho nên các Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka) chẳng được dịp thuận tiện hãm hại. Nếu có người ác, không có tội mà gây điều lưu nạn (không có nguyên nhân mà gây ra sự lừa dối ngăn trở), nên tưởng người ác ấy ở dưới bàn chân Hành Giả, tụng Chân Ngôn 21 biến thì hết thảy lưu nạn đều được tiêu tan, khởi Tâm Từ hướng về nhau thì chẳng thể gây chướng ngại, lại hay trợ cho sức mạnh của Bản Tôn.

_ Tiếp theo, kết Bà La Già Na Đồng Tử Ấn (Prajāna-kumāra-mudra): Hai tay cài chéo nhau bên trong, hợp dựng hai độ Tiến Lực (2 ngón trỏ) rồi hơi co lại, kèm dựng Thiền Trí (2 ngón cái) liền thành

Chân Ngôn là :

“Đá điệt tha (1) tát la, ba-la tát la (2) xã gia, tỳ xã gia (3) bạt chiết-la cú la tam bà (4) bá sa bả na (5) ca sa nhật đô tử (6) sa-phộc hạ”

 

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn ba biến, cho nên hay giáng phục tịch trừ tất cả Ma ác. Lại tất cả nạn giặc cướp chẳng thể gây hại, hay trợ cho Bản Tôn.

_ Tiếp theo, kết Nhất Kế La Sát Đồng Tử Ấn (Eka-jaṭi-rākṣasa-kumāra-mudra): Dựa theo Bà La Già Na Ấn lúc trước, để Tiến Lực (2 ngón trỏ) cùng hợp đầu ngón như cây kim, liền thành

 

Chân Ngôn là:

“Đá điệt tha (1) Án (2) thấp-bế đa dạ (3) thấp-bế đa thiện xà dạ (4) Ê hề ê hề (5) bát-la ma du đà (6) tát đỏa (7) ma ha ca lô nị ca (8) sa-phộc hạ “

 

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn ba biến, cho nên tịch trừ hết tất cả nhóm Ma, Quỷ, Thần ở bốn phương, hay trợ cho Bản Tôn.

_ Tiếp theo, kết A Bà La Để Đồng Tử Ấn (Aprati-kumāra-mudra): Dựa theo Nhất Kế La Sát Ấn lúc trước, hơi co Tiến Lực (2 ngón trỏ) như cánh sen, liền thành

 

Chân Ngôn là:

“Án (1) lợi tất , để-lý lô ca tỳ xã dạ (2) A mô già ba xá (3) ma ha cưu lô đà(4) la xà dạ (5) lợi đà dạ (6) A Ba la để ha đá (7) hồng hồng, phát, phát (8) sa-phộc hạ”

 

Do kết Ấn này, tụng Chân Ngôn ba biến, cho nên hay tịch trừ hết tất cả các nhóm Ma ác, Quỷ Thần … trong hư không ở trên Trời, thành các sự nghiệp không có nạn gây trở ngại, hay trợ cho sức mạnh của Bản Tôn. Hành Giả tùy theo Tâm thành tựu tất cả Tất Địa.

_ Tiếp theo, kết Nan Đà Long Vương Ấn: Kèm dựng hai ngón cái hợp nhau, đều vịn hai đầu ngón út, hai tay kèm dựng cùng dính nhau, hai ngón trỏ vịn ngay trên hai ngón cái, hai ngón út, hai ngón vô danh cũng vậy, hai ngón giữa ở ngay bên trên sao cho đầu ngón hơi chẳng đụng nhau, phía dưới lòng bàn tay cùng dính nhau, đưa ngón trỏ qua lại.

Chân Ngôn là:

“Án, ma ha thất-lợi duệ, sa-phộc hạ”

_ Tiếp theo, kết Bà Sách Nan Long Vương Ấn: Từ ngón trỏ trở xuống 4 ngón (ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh, ngón út) đều cài ngược nhau, hướng vào bên trong cùng vịn nhau, co ngón cái trái vào khoảng giữa của ngón trỏ, duỗi thẳng ngón cái phải hướng vào bên trong đừng để bị cong, hai cổ tay cùng hợp nhau, đưa ngón cái phải qua lại.

Chân Ngôn là:

“Án (1) ma ha thuế đê (2) sa-phộc hạ”

_ Tiếp theo, kết Đức Xoa Ca Long Vương Ấn: Hợp cổ tay, hai ngón trỏ, hai ngón giữa, hai ngón vô danh đều co đầu ngón trụ nhau và lóng gốc hợp bằng nhau, kèm dựng hai ngón cái dính nhau, vịn bên cạnh đầu ngón trỏ, dựng thẳng hai ngón út sao cho đầu ngón dính nhau, đưa ngón cái qua lại.

Chân Ngôn là:

“Án (1) tứ, đãn lô đãn lô (2) vĩ xà duệ (3) sa-phộc hạ”

_ Tiếp theo kết Yết Cố Tra Long Vương Ấn: Hợp cổ tay, dựng thẳng hai ngón cái, hai ngón út đều hợp đầu ngón, dựng thẳng các ngón còn lại chẳng dính nhau. Chân Ngôn là:

“Án (1) bồ để (2) bồ đà bát để (3) du đà nễ(4) sa-phộc hạ”

_ Tiếp theo, kết Bát Ma Long Vương Ấn: Hai tay hướng ngón giữa, ngón vô danh, ngón út ra ngoài cùng cài chéo nhau rồi chắp lại, bên phải đè bên trái, đầu ngón bám lưng bàn tay, kèm hai ngón trỏ dính nhau, ngón cái cũng vậy đều nắm ngón trỏ, đưa ngón cái qua lại.

Chân Ngôn là:

“Án (1) ô-đặc già để (2) tức phổ lỗ (3) sa-phộc hạ”

_ Tiếp theo, kết Ma Ha Bát Ma Long Vương Ấn: Tay trái co ngón cái hướng vào lòng bàn tay, lại co ngón trỏ đầu ngón cách đầu ngón cái bốn năm phân, từ ngón giữa trở xuống, ba ngón (ngón giữa, ngón vô danh, ngón út) vịn móng cùng nắm nhau, đặt Ấn nằm ngang, cạnh dính trên trái tim, đầu ngón tay hướng về bên phải. Chân Ngôn là:

“Án (1) thấp-bế đê (2) xà nễ (3) sa-phộc hạ “

_ Tiếp theo, kết Thương Khư Bà La Long Vương Ấn: Hai ngón vô danh đều đặt riêng trên lưng ngón giữa, dựng hai ngón giữa sao cho đầu ngón hợp cứng nhau, kèm dính hai ngón út và hai ngón cái, co hai ngón trỏ để đầu ngón trụ dính, đều đè đầu hai ngón cái, ngón trỏ đặt ngang bằng lóng thứ hai hợp bằng phẳng, đưa ngón trỏ qua lại.

Chân Ngôn là:

“Án, tỳ-lê câu-để (2) bà la đề (3) già la ba (4) sa-phộc hạ”

_ Tiếp theo, kết Cưu Lợi Ca Long Vương Ấn: Co hai ngón vô danh đặt ở lòng bàn tay, bên phải đè bên trái, đều dựng hai ngón út và hai ngón giữa dính nhau, co hai ngón trỏ đầu phụ dưới lóng thứ nhất của ngón giữa, co hai ngón cái nắm cạnh lóng bên dưới của ngón trỏ.

Chân Ngôn là:

“Án (1) bà già bà để-hiệu, tỳ-lợi câu để-hiệu (3) bát-la na nễ-hiệu (4) bát-la bà bá đề (5) sa-phộc hạ”

 

Do kết Ấn của tám vị Đại Long Vương này với đều tụng Chân Ngôn ba biến cùng với vô lượng Long Chúng (Nāga-gaṇa) đều vây quanh trợ cho sức mạnh của Bản Tôn. Người tu Du Già thành các sự nghiệp uy đức tự tại.

_ Tiếp theo, kết Tự Tại Thiên Ấn: Tay phải nắm quyền đặt ở eo phải, tay trái dựng thẳng năm ngón dính nhau, co lóng giữa hai ngón Địa Thủy (ngón út, ngón vô danh) ba ngón Hoả Phong Không (ngón giữa, ngón trỏ, ngón cái) hơi cách nhau liền thành. Đem Ấn hướng ra ngoài dựng đứng

Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mạn đa bột đà nam (1) Án, y xá nẵng duệ, sa-phộc hạ”

_ Tiếp theo, kết Đế Thích Thiên Ấn: Tay phải giống như trước, tay trái dựng thẳng năm ngón dính nhau, co lóng giữa của hai ngón Địa Thủy (ngón út, ngón vô danh), đặt ngón Phong (ngón trỏ) dính lưng Hỏa (ngón giữa), co lóng giữa của Không (ngón cái).

Chân Ngôn là:

“Án, nhân nại la dã, sa-phộc hạ”

_ Tiếp theo, kết Hỏa Thiên Ấn: Tay trái nắm quyền chặt ở eo. Tay phải dựng thẳng năm ngón dính nhau, co Không (ngón cái) vào lòng bàn tay, co lóng giữa của Phong (ngón trỏ)

Chân Ngôn là:

“Án, A nga na duệ, sa-phộc hạ”

_ Tiếp theo, kết Diệm Ma Thiên Ấn: Trước tiên chắp hai tay lại, co lóng giữa của hai Địa (2 ngón út) sao co dính lưng nhau, hai Phong (2 ngón trỏ) cũng đều co dính lưng, đem hai ngón cái đều đè lóng giữa của Phong (ngón trỏ) liền thành.

Chân Ngôn là:

“Án, diệm ma gia, sa-phộc hạ”

_ Tiếp theo, kết La Sát Thiên Ấn: Tay phải nắm quyền đặt ở eo. Tay trái dựng thẳng năm ngón dính nhau, co lóng giữa của Địa Thủy (ngón út, ngón vô danh), đem đầu Không (ngón cái) đè móng Địa Thủy (ngón út, ngón vô danh) liền thành.

Chân Ngôn là:

“Án, địa lý để duệ, sa-phộc hạ”

_ Tiếp theo, kết Thủy Thiên Ấn: Tay phải như lúc trước. Tay trái nắm quyền chẳng để Không (ngón cái) vào trong lòng bàn tay, dựng thẳng Phong (ngón trỏ) hơi co, liền thành.

Chân Ngôn là:

“Án, phộc lỗ noa dã, sa-phộc hạ”

_ Tiếp theo, kết Phong Thiên Ấn: Tay phải như trước. Tay trái dựng thẳng năm ngón dính nhau, co lóng giữa của Địa (ngón út) Thủy (ngón vô danh) liền thành.

Chân Ngôn là:

“Án, phộc gia phệ, sa-phộc hạ”

_ Tiếp theo, kết Tỳ Sa Môn Thiên Ấn: Trước trên, chắp hai tay lại, mười ngón tay cài chéo nhau bên trong, dựng hai Thủy (2 ngón vô danh) sao cho đầu ngón trụ nhau, hơi co hai Phong (2 ngón trỏ) Tả Không (ngón cái trái) vào trong lòng bàn tay đè móng Tả Hỏa (ngón giữa trái), Hữu Không (ngón cái phải) vượt lưng Tả Không (ngón cái trái) vào trong chưởng trái đè móng của Hữu Hỏa (ngón giữa phải).

Chân Ngôn là:

“Án, phệ thất-la phộc noa dã, sa-phộc hạ”

_ Tiếp theo, kết Phạm Thiên Ấn: Tay phải nắm quyền đặt ở eo. Tay trái dựng thẳng năm ngón dính nhau rồi hơi co lại. Đưa Ấn cao hơn vai liền thành tướng hoa sen.

Chân Ngôn là:

“Án, một la hàm ma ninh, sa-phộc hạ”

_ Tiếp theo, kết Địa Thiên Ấn: Trước tiên chắp hai tay lại, bốn ngón từ Phong (ngón trỏ) trở xuống (ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh, ngón út) cùng dính đầu ngón rồi mở lớn về phương phía trước, hai Không (2 ngón cái) đều dính bên cạnh Phong (ngón trỏ).

 

Chân Ngôn là:

“Án, tất lý thể vi duệ, sa-phộc hạ”

_ Tiếp theo, kết Nhật Thiên Ấn: Chẳng khác với Địa Thiên Ấn lúc trước, chỉ đem đầu hai Không (2 ngón cái) đều trụ lóng dưới của Thủy (ngón vô danh)

Chân Ngôn là:

“Án, A nễ đát-dã, sa-bà ha”

_ Tiếp theo, kết Nguyệt Thiên Ấn: Như Phạm Thiên Ấn lúc trước, chỉ nắm quyền, chính giữa có tướng màu trắng tinh của mặt trăng.

 

Chân Ngôn là:

“Án, chiến nại la dã, sa bà ha”

Do kết 12 Thiên Vương Ấn với tụng Chân Ngôn, cho nên người tu Du Già làm các sự nghiệp có uy đức tự tại.

_ Lại nữa Thánh Giả Mã Đầu Tôn Uy Nộ Vương nói Đại Hộ Thân Kết Giới Ấn với Chân Ngôn. Hai tay: ba ngón từ ngón giữa trở xuống (ngón giữa, ngón vô danh, ngón út) hướng ra ngoài cài nhau đều nắm dính lưng bàn tay rồi chắp tay lại. Dựng thẳng hai ngón trỏ cách nhau khoảng 5 phân, kèm hai ngón cái dính nhau đều co lóng

thứ nhất sao cho không chạm vào ngón trỏ rồi đưa đầu ngón qua lại Chân Ngôn là:

“Án (1) bát la tỳ ca tất đá (2) bạt chiết la thiệp-phiệt la, la chi, sa-phộc hạ”

_ Thánh Giả Mã Đầu Tôn Đại Uy Nộ Vương lại nói Đại Pháp Thân Ấn Chân Ngôn. Hai tay, ba ngón từ ngón trỏ trở xuống (ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh) hướng ra ngoài cài chéo nhau sao cho đầu ngón đều bám dính lưng bàn tay rồi chắp tay lại. Kèm dựng hai ngón út hợp nhau, kèm hai ngón cái dính nhau rồi co lại, giận dữ đưa ngón cái qua lại.

Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam_Án (1) đỗ na, đỗ na (2) ma tha, ma tha (3) khả đà, khả đà (4) ha dã hột lý phộc (5) hồng, phát tra (6) sa-phộc hạ”

_ Thánh Giả Mã Đầu Tôn Đại Uy Nộ Vương lại nói Đại Pháp Tâm Ấn Chân Ngôn. Hai tay, bốn ngón từ ngón trỏ trở xuống (ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh, ngón út) hướng ra ngoài cài nhau sao cho đầu ngón đều bám dính lưng bàn tay rồi chắp tay lại, kèm hai ngón cái dính nhau đều co một lóng đừng để dính ngón trỏ, đưa ngón cái qua lại.

Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam (1) A mật-lợi đô nạp-bà phộc, hồng phát tra, sa-phộc hạ”

_ Thánh Giả Mã Đầu Uy Nộ Vương lại nói Đại Pháp Đầu Ấn Chân Ngôn. Dựa theo Ấn Hộ Thân lúc trước, chỉ sửa hai ngón trỏ sao cho đầu ngón trụ nhau, đều co lóng của hai ngón cái, để đầu ngón út thành mũi nhọn.

Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam (1) đá điệt tha (2) chước ca lợi bố (3) chước ca la xoa lợi bố (4) chước ca la bả đàm ma xoa lợi bố (5) A mô già tả thủy la chỉ vi (6) bả la xá nạp già xa đô (7) sa-phộc hạ”

_ Thánh Giả Mã Đầu Tôn Đại Uy Nộ Vương lại nói Đại Pháp Đỉnh Ấn Chân Ngôn. Dựa theo Đầu Ấn lúc trước chỉ sửa dựng hai ngón trỏ dính đầu nhau, để riêng hai ngón giữa ở trước ngón trỏ sao cho đầu ngón trụ nhau.

Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mạc đa một đà nam (1) thất-lợi la sát chí (2) hồng phát tra (3) sa-phộc hạ”

_ Thánh Giả Mã Đầu Uy Nộ Vương lại nói Đại Pháp Khẩu Ấn Chân Ngôn. Hai tay cài ngược các ngón trong lòng bàn tay, dựng thẳng hai ngón giữa trụ đầu nhau, kèm dựng hai ngón cái, đem ngón trỏ phải vịn đầu ngón cái phải, dựng ngón trỏ trái, hơi cong lại đặt bên cạnh ngón giữa.

Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam (1) Án (2) thể lỗ lô (3) cưu lỗ đà gia (4) ô hồng phán] sa-phộc hạ”

_ Thánh Giả Mã Đầu Uy Nộ Vương lại nói Đại Pháp Nha Ấn Chân Ngôn. Dựa theo Ấn trước, chỉ sửa dựng thẳng hai ngón giữa dính đầu nhau, kèm dựng hai ngón cái bám ngón giữa. Trước tiên, đem ngón út trái nắm sau lưng ngón vô danh phải, đem ngón út phải nắm lưng ngón út trái.

Chân Ngôn là:

“Nẵng mô la đa na đát-la dạ gia (1) Nam mô A lợi-gia (2) bà lô cát đế (3) nhiếp-bà la gia (4) bồ đề tát đỏa bà gia (5) ma ha tát đỏa bà gia (6) ma hạ ca lô ni ca gia (7) đá điệt tha (8) đá-la tra (9) đá-la tra (10) mạt tra, mạt tra (11) sân đà, sân đà (12) tần đà, tần đà (13) hồng, hồng (14) phát tra phát tra (15) sa-phộc hạ” 巧伕 先寒氛仲伏

_ Thánh Giả Mã Đầu Tôn Đại Uy Nộ Vương lại nói Chư Chướng Đạm Thực Ấn Chân Ngôn. Tay trái đều dựng năm ngón, để tay phải hướng xuống dưới sao cho các đầu ngón tay của ngón giữa, ngón vô danh, ngón cái đều trụ nhau Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Hàm, hồng, khư na dã, bạn nhạ, tátphả tra dã, sa-phộc hạ”

_ Thánh Giả Mã Đầu Tôn Đại Uy Nộ Vương lại nói Cấm Đoạn Chư Chướng Nhuệ Đao Ấn Chân Ngôn. Hai tay Định Tuệ đều nắm Kim Cương Quyền, duỗi thẳng Hỏa Phong (ngón giữa, ngón trỏ), đem Không (ngón cái) giữ Địa Thủy (Ngón út, ngón vô danh). Tay Tam Muội (tay trái) làm cái bao (vỏ), tay Bát Nhã (tay phải) làm cây đao. Đao Tuệ vào, trụ, ra đều trú ở cái bao Tam Muội. Đây tức là uy nghi của Mã Đầu Tôn Cấm Đoạn Chư Chướng Mật Ấn.

Tay Định (tay trái) trụ ở trái tim, tay Tuệ (tay phải) chuyển vòng khắp cả, cần biết vật được chạm đến tức là Khử Cấu (trừ bỏ dơ bẩn). Đem chuyển theo bên trái liền thành Tịch Trừ. Nếu kết Phương Ngung Giới đều khiến tùy chuyển theo bên phải. Mọi sự nghiệp khác như: Diệt ác, Tịnh các Chướng cũng nên làm như vậy, tùy theo loại mà tương ứng.

Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam (1) đá điệt tha (2) ha lý, lý lý (3) vô ha lợi, vật ha lợi (4) tát phộc đột sắt-đảm (5) chiêm bà dạ nhĩ (6) dạ bạt kiệt-lan địa (7) na văn đỗ nhĩ (8) sa-bà hạ”

_ Thánh Giả Mã Đầu Tôn Đại Uy Nộ Vương lại nói Tối Thắng Căn Bản Ấn.

chắp hai tay lại, co hai ngón trỏ ngón vô danh vào trong lòng bàn tay sao cho móng ngón chung lưng, dựng mở hai ngón cái liền thành.

Vừa kết Ấn này tụng Chân Ngôn thì từ Ấn phóng ra ánh sáng, từ miệng tuôn ra vị Hóa Phật. Hết thảy các Thiên Ma, Ngoại Đạo, chướng nạn, loài có tâm bất thiện….bên trên đến Hư Không Giới, bên dưới cho đến bờ mé của Phong Luân… hết thảy đẳng loại Không Hành, Địa Cư Hạ, Tỳ Na Dạ Ca…..không dám xâm hại, đều khởi Tâm Từ, chẳng thể gây chướng ngại. Bồ Tát Tu Chân Ngôn Hạnh xa lìa các chướng nạn, được uy đức tự tại. Do kết Ấn tụng Chân Ngôn cho nên người ấy ngang đồng với thân của Đại Uy Nộ Vương không có sai khác.

_ Thánh Giả Mã Đầu Tôn Đại Uy Nộ Vương lại nói Đại Chân Ngôn là:

1_ Nam mô la đát na đá-la dạ gia

2_ Na mô A lê gia bà lô chỉ đế nhiếp phạt la gia

3_ Bồ đề tát đỏa bà gia

4_ Ma ha tát đỏa bà gia

5_ Ma ha ca lô ni ca gia

6_ Ná ma tát bà tát đỏa tỳ-gia sa bà na ca đế nễ

7_ Ná mô tát phộc tát đỏa bà gia mục xoa ca la gia

8_ Ná mô tỳ tri-gia, A trì ca đà mô đà duệ

9_ Ma ha du ca, du chỉ ni

10_ Đá tất-mẫn na ma tất-yết lý đỏa

11_ Ế đảm A lị gia phộc lô chỉ đế nhiếp-phiệt la

12_ Mô khô-tri chỉ lợi nam

13_ Bạt chiết la cú la sa bà yếm

14_ Hạ dã hột-lý phộc na ma

15_ Bà la mạt đá yếm

16_ Ma đá ma đá đế khâm nhĩ

17_ A sa diễn tát phộc đô đá nan

18_ Dược xoa nan xà tỳ na xà ca xà

19_ A mô can tát phộc ca lý dạ nan

20_ Tỳ xa nan xà ni bá la nan

21_ Tỳ xa nan xà tỳ na xả nan

22_ Đá diệt tha

23_ Án

24_ Đà lỗ la, đà lỗ la

25_ Tỳ lỗ la, tỳ lỗ la

26_ Tát bà tỳ sa khư đá ca

27_ Thời bá lý đà

28_ Tỳ tất phổ lăng già đà hạ bà

29_ Kê sa la trác bà

30_ Bạt-la phạt lý đà tỳ ca

31_ Bả chiết la khuất la

32_ Nê ca đà nam

33_ Xà lý đà bà tô đà đá la

34_ Ni thi bá tử đà hạ tử đà

35_ Ma lỗ đô sáp đà

36_ Bà la tỳ đà bồ đà gia noa

37_ Tăng sô bàn na ca la

38_ Bà la tỳ tri-gia bạc xoa na ca la

39_ Bà la ma xa-án trị ca la

40_ Bộ tri-gia, bộ-tri gia

41_ Bạc già phạm

42_ Hạ dã hột lý phộc

43_ Khả đà, khả đà

44_ Bà la mạn đà la An

45_ La xoa, la xoa

46_ A tri-ma mạn đà la An

47_ Tử điện mai đà-lý xá gia

48_ A tỉ xả, A tỉ xả

49_ Cụ la tỳ xả xà

50_ Tát phộc ca-lý hề sáp-bá

51_ A ba la đề hạ đồ bả phộc

52_ Bá la bạt chiết-la đặng sắt-tra la

53_ Khẩn chỉ la dạ tây

54_ Ế đàm đột sắt-tra yết la hán

55_ Đột sắt-tra tỳ xá xà An

56_ Đột sắt-tra lộ triền

57_ Đột sắt-tra thời bá lam

58_ Đột sắt-tra tỷ sản

59_ A độ gia, a độ gia

60_ Tỳ độ na, tỳ độ na

61_ Ma tha, ma tha

62_ Ba la ma tha, ba la ma tha

63_ Đá tha già đà

64_ A chỉ nhương bá la gia

65_ Bồ đà đạt ma tăng già nô tri nhạ đàn

66_ Yết ma mê thí yết-án

67_ Cú lỗ, cú lỗ

68_ Hạ dã hột lý phộc gia, phát tra

69_ Bạt chiết la chá la gia, phát tra

70_ Bạt chiết la đặng sắt-tra-la gia, phát tra

71_ Bạt chiết la đặng sắt-tra-lỗ tri-ca tra phả gia, bà di la ma dạ, phát tra

72_ Ba la mạn đà la, na xá na gia, phát tra

73_ Tát bà yết hô sai đà na ca la na, phát tra

74_ Tát bà yết hề sắt bà, A bả-la đề ha đồ bà ma gia, phát tra

75_ Ba-la tỉ-tri gia bà sử na, ca la gia, phát tra

76_ Tát bà tỉ sa nê ca đà na gia, phát tra

77_ Tát bà yết la ha, tỳ xá xà mê bá xa ma na gia, phát tra

78_ Bá tra bá mục khư gia, phát tra

79_ Dã phộc đồ, ma ma (tự xưng danh tự…….)

80_ A hề đệ sử na tất đả tát bỉnh

81_ Bá tra bá mục khế

82_ Vĩ yết lan tra gia

83_ Phát tra, phát tra

84_ Na mô la đá-na đát la dạ gia

85_ Na mô A lý-gia bà lô chỉ đế nhiếp-phiệt la gia

86_ Bồ đề tát đỏa bà gia

87_ Ma ha tát đỏa bà gia

88_ Ma ha ca lỗ ni ca gia

89_ A tỉ xả, A tỉ xả

90_ Hạ dã hột lý phộc

91_ Ô chỉ nhạ bà dạ đề

92_ Sa phộc hạ

NAMO RATNA-TRAYĀYA

NAMAḤ ĀRYA-AVALOKITEŚVARĀYA BODHI-SATVĀYA MAHĀ-

SATVĀYA, MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA

NAMAḤ SARVA-SATVA VYASANAGHĀTINE

NAMO SARVA-SATVA BHAYA MUKṢA-KARĀYA

NAMO VIDYA-ADHIGATA-MŪRTAYE MAHĀ-YOGA-YOGINE TASMAI NAMAS-KṚTVĀ IDAṂ ĀRYA-AVALOKITEŚVARA MUKHODGĪRṆAṂ VAJRA-KHURA SABHAYĀṂ HAYAGRĪVA-NĀMA PARAMA-HṚDAYAṂ-ĀVARTAYIṢYĀMI ASAHYAṂ SARVA BHŪTĀNĀṂ YAKṢĀNĀṂ CA VINĀŚAKAM AMOGHAṂ SARVA KĀRYĀNĀṂ VIṢĀNĀṂ CA NIVĀRAṆAṂ VIṢĀNĀṂ CA VINĀŚANAṂ

TADYATHĀ: OṂ_ TARULA TARULA VITARULA VITARULA SARVA VIṢA GHĀTAKA JVALITA VISPHU LIṄGA AṬṬA-HĀSA KESARĀṬOPA PRAVṚDDHA

VEGA VAJRA-KHURA NIRGHĀTĀNAṂ CĀRITA-VASUDHĀTALA NIḤ-SVASITA

HASITA MĀRUTOT-KSṢPTA PARABHṚTA BHŪTA-GAṆA SAMŪHAVIKṢOBHAṆA-KARA PARAVIDYĀ SAṂBHAKṢAṆA-KARA PARAMA-ŚĀNTI-

KARA BUDDHYA BUDDHYA

BHAGAVAṂ HAYAGRĪVA KHĀDA KHĀDA PARAMAṂTRĀṂ RAKṢA RAKṢA ĀTMAṂ MANTRĀṂ SIDDHIṂ ME DARŚĀYA ĀVIŚA ĀVIŚA GHORAPIŚĀCA SARVA GRĀHEŚVA APRATIHATOPAVAD VARA VAJRA-DA.AṢṬRA KIṂCIRĀPAYASI

IDAṂ DUṢṬA-GRĀHṂM DUṢṬA-PIŚĀCĀṂ DUṢṬA-RULAṂ DUṢṬA-

JVARAṂ DUṢṬA-VIṢAṂ ĀDHUNA ĀDHUNA VIDHUNA VIDHUNA

MATHA MATHA PRAMATHA PRAMATHA

TATHĀGATA-JÑĀNA PĀLAYA BUDDHA-DHARMA-SAṂGHA

ANUJÑĀTAṂ KARMA ME ŚĪGHRĀṂ KURU KURU

HAYAGRĪVAYA PHAṬ

VAJRA KHURĀYA PHAṬ

VAJRA DAṂṢṬRĀYA PHAṬ

VAJRA DAṂṢṬROTKATA-BHAYA-BHAIRAVĀYA PHAṬ

PARAMANTRA NĀŚANĀYA PHAṬ

SARVA GRAHOTSĀDANA-KARĀYA PHAṬ

SARVA GRAHEŚVA APRATIHATA UPAMĀYA PHAṬ

PARAVIDYA BHAKṢAṆA KARĀYA PHAṬ

SARVA VIṢA NIRGHĀTANĀYA PHAṬ

SARVA GRĀHA-PIŚĀCĀṂ ME VAŚAMĀNAYA PHAṬ

VAḌAVĀ-MUKHĀYA PHAṬ

YĀVANTU MAMA …

AHITAIṢINASTĀṂ SARVAṂ VAḌAVĀ-MUKHE NIKṚTĀYA PHAṬ PHAṬ NAMO RATNA-TRAYÀYA

NAMO ĀRYA-AVALOKITEŚVARĀYA BODHI-SATVĀYA MAHĀ-

SATVĀYA, MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA

ĀVIŚA ĀVIŚA HAYAGRĪVA ĀJÑĀPAYATI SVĀHĀ

 

(Bản Phạn của Nepal ghi nhận bài Chú này như sau:

 

Hayagrīvavidyā

namo ratnatrayāya| nama āryāvalokiteśvarāya bodhisattvāya mahāsattvāya mahākāruṇikāya| namaḥ sarvasattvavyasanaghātine| namaḥ sarvasattvabhayapraśamanakarāya| namaḥ sarvasattvabhayottāraṇakarāya| namaḥ sarvavidyādhigatāya| namaḥ sarvavidyāvidhigatamūrtaye mahākāruṇikāya| namo mahāvidyārājaprāptaye mahāyogine|

tasmai namaskṛtvā idamāryāvalokiteśvaramukhodgīrṇaṁ vajradharamahīyaṁ hayagrīvaṁ nāma paramahṛdayamāvartayiṣyāmi

[sa]rvakarmārthasādhakam| asahyaṁ sarvabhūtānāṁ yakṣāṇāṁ ca [vinā]śakam| amoghaṁ sarvakarmaṇāṁ viṣāṇāṁ ca nāśakam|

tadyathā om tarula tarula vi[ta]rula vi[ta]rula sarvaviṣaghātaka jvalitavisphuliṅgāṭṭahāsa kesarāṭopapravṛddhavega vajrakhuranirghātaka calitavasudhātala niḥsvasitahasitamārutotkṣiptadharaṇīdhara parabhṛtagaṇasamūhavikṣobhaṇakara paravidyāsaṁbhakṣaṇakara sarvagrāhotsādanakara paramaśāntikarasarvagrahapraśamanakara budhya budhya dhāva dhāva ca bhagavā hayagrīva khāda khāda pa[ramaṁ]trām| rakṣa rakṣa kṣamasva kṣamasva sa mayābhihitāṁ mantrām|

siddhiṁ me diśa[diśa] āviśa āviśa|

ghorapiśāca sarvagraheṣvapratihato mama varavajradaṁṣṭra kiṁ cirāpayasi| idaṁ duṣṭagrahaṁ duṣṭasattvaṁ duṣṭapiśācaṁ vā dhuna [dhuna vidhuna]

vidhuna kampa kampa matha matha pramatha pramatha| tathāgatājñāṁ pālaya buddhadharmasaṁghānujñātaṁ me karma śīghraṁ

kuru kuru mā vilamba|

hayagrī[vā]ya phaṭ vajrakhurāya phaṭ vajradaṁṣṭrāya phaṭ vajradaṁṣṭrotkaṭabhayabhairavāya phaṭ| paravidyāsaṁbhakṣaṇāya phaṭ|

paramantravināśakāya phaṭ| sarvagrahotsādakāya phaṭ| sarvaviṣaghātakāya phaṭ| sarvagraheṣvapratihatāya phaṭ| vaḍavāmukhāya phaṭ| sarvagrahapiśācān me vaśamānaya| yāvanto mama [ye kecit] ahitaiṣiṇastān sarvān vaḍavāmukhena nikṛntaya phaṭ| namo nama āryāvalokiteśvarāya bodhisattvāya mahāsattvāya| sidhyantu mama maṁtrapadā hayagrīvo bhagavān ājñā[pa]yati svāhā| )

Diệu Chân Ngôn Ba Đế Tra Tất Đà Ha Phán Đề (Paṭhita-siddhaḥ-upacāraḥ: Tùy Tụng Thành Nghiệm) này, tuy chẳng thọ trì Đàn cúng dường pháp nhưng tùy tụng vẫn thành nghiệm.

_ Tiếp theo, gia trì Niệm Châu Chân Ngôn là:

“Án, vĩ lô tả nẵng ma la, sa-phộc hạ”

_ Tiếp theo, Thiên Chuyển Chân Ngôn là:

“Án, phộc nhật-la, ngục tứ dã, nhạ bả, tam ma duệ, hồng”

_ Tiếp theo, Liên Hoa Bộ Bách Tự Chân Ngôn là :

“Án, bả ná-ma tát đoả-phộc (1) tam ma dã, tam nỗ bá bá dã (2) bả ná-ma tát đát-phộc (3) đát-phệ nỗ bả để sắt-tra (4) niết-lý trạc mính bà phộc (5) tố đố số dụ mính bà phộc (6) A nỗ la cật đố mính bà phộc (7) tô báo số mính bà phộc (8) tất phộc tất địa dâm mính bát-la duệ tha (9) tát phộc yết ma tố tả mính (10) tức đa thất-lý dược củ lỗ (11) hồng, ha ha ha ha, hộc, bà nga noan (12) tát phộc đát tha nghiệt đa (13) bả ná-ma, ma mính môn tả (14) bả ná-nhĩ bà phộc (15) ma hạ tam ma dã tát đát-phộc, ác (16) hột-lý “

 

Do tụng Bách Tự Chân Ngôn gia trì cho nên hay khiến cho trụ bền chắc nơi Tam Ma Địa của Bản Tôn. Giả sử trong Thân đã từng phạm năm tội Vô Gián, chê bai Kinh Đại Thừa Phương Quảng…thì tất cả tội cấu thảy đều tiêu diệt, đời này mong cầu Tất Địa thù thắng đều được viên mãn.

_ Tiếp theo, kết Phát Khiển Ấn: Như Kim Cương Phộc lúc trước, dựng thẳng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) cùng trụ dính nhau như cánh sen. Liền đem một Tố La Tỳ Bố Sắt Ba (Hoa Surabhi) cắm vào ở đầu Ấn, vịn giữ, tụng Phát Khiển Chân Ngôn, đánh trên Tượng bảy lần thì các Thánh Chúng và Bản Tôn liền quay trở về.

_ Thánh Giả Mã Đầu Tôn lại nói Pháp Môn Vô Tỉ Bất Tư Nghị Lực Thánh Giả Mã Đầu Tôn Diệu Tâm Năng Thành Biện Nhất Thiết Chư Sự Nghiệp.

Ăn rau tác niệm tụng đủ mười vạn biến, nhịn ăn một ngày một đêm rồi bày biện Đại Cúng Dường (Mahā-pūja), tác sự nghiệp Hộ Ma (Homa). Dùng gỗ cây Khổ Luyện, hai đầu tẩm Tô, sữa, Mật rồi thiêu đốt tám ngàn cái thì thành căn bản. Thoạt đầu, hành mãn thì mọi sự mong cầu trong Tâm thảy đều được thành tựu.

_ Lại có Pháp. Dùng quả Mật La Phộc làm Hộ Ma, đủ ba mươi vạn biến sẽ đạt được vương vị (địa vị của vua Chúa)

_ Nếu muốn được linh nghiệm lớn, nên ở trước tượng Mã Đầu làm một cái Đàn vuông rộng bốn khuỷu tay, trong Đàn để vật khí lớn bằng đồng trắng chứa đầy nước thơm. Từ ngày mồng một cho đến ngày 15 của tháng, đốt hương rải hoa, chí thành lễ kính, tác niệm tụng, ngày đêm chẳng gián đoạn, chẳng được nằm nghỉ, luôn tinh tiến bền chắc, cứ ở yên chẳng đi đứng, khoảng 15 ngày không có đứt đoạn mà đủ năm lạc xoa biến, thì Đại Uy Nộ Vương hiện thân mầu nhiệm gia trì, Hành Giả sẽ được Đại Thần Thông, tức thông đạt việc của ba đời, lại hay đều thọ trì Kinh Sách của Thế Gian đó, lại hay thông đạt tất cả Pháp thuật , Điển tịch Vi Đà (Veda) của Ngoại Đạo.

_Lại muốn thành đại nghiệm. Bên trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới có núi, sông, đá, tường vách, nước của bốn biển lớn hay khiến cho sôi sục phun lên. Núi Tô Di Lô (Sumeru) với núi Thiết Vi (Cakra-vāḍa-parvata) hay khiến cho nghiêng động, lại vỡ vụn như bụi nhỏ. Trong đó hết thảy tất cả Hữu Tình được uy quang của Đại Uy Nộ Vương chiếu chạm đến đều xa lìa các khổ não được an vui lớn.

_ Lại có Pháp. Nếu muốn được Mê Cổ đi đến, lấy hoa Tô Ma Na (Sumaṇa), ở trước tượng Đại Uy Nộ Vương, gia trì 21 biến rồi rải dưới chân tượng xong, tay phải lượm hoa ở chỗ đã rơi đến, tùy ưa thích Mê Cổ đi theo sau, gia trì Hoa 7 biến rồi rải tán tức Mê Cổ liền đến.

Lại nếu người có Tâm Bỉ thử (Tâm chấp đó đây) lấy quả tử gia trì 21 biến rồi sai người đưa cho ăn thời Tâm liền mê loạn, rất yêu nhớ mình, liền không có ý khác.

_ Lại có Pháp, nếu muốn luận nghị. Lấy Ngưu Hoàng, Xạ hương, Long Não hương, hòa mài ba vị ấy rồi gia trì 108 biến, điểm chấm trên đỉnh đầu với trên hai bắp tay, trái tim, cổ họng, tam tinh, chân tóc trên trán, sau ót. Lại lấy hạt cải trắng gia trì 21 biến, dùng tay phải nắm lấy, đi đến bên cạnh cửa của chỗ luận nghị rồi rải tán, còn tay trái giữ lại chút ít, lúc chính thức nghị luận thời dùng tay phải nắm hạt cải ở tay trái hướng về người luận nghị, hòa Mật rải tán, liền búng ngón tay tức đều được thắng kẻ khác. Chẳng bị Thiên Nạn, Địa nạn với bệnh nạn, sẽ được thành tựu lớn.

_ Lại có Pháp, nếu tất cả người bị đau đầu (đầu thống). Lấy danh tự (tên tuổi) của người ấy, liền tụng Chân Ngôn gia trì vào nước, tác âm thanh chữ Hồng (HŪṂ) liền dùng nước này, đánh trên đầu người đó, ấn ngay chỗ bị đau, thì bệnh đau nhức đó sẽ khỏi. Bệnh gió, bệnh nóng sốt, bệnh về đầu, bệnh về chân, 404 bệnh, vạn não thảy đều tiêu trừ, chặt đứt hết sạch…cho đến Thế Gian có tám vạn bốn ngàn loại Quỷ Bệnh thảy đều trị được, không gì không khỏi bệnh, đều được thành tựu.

_ Lại có Pháp phá diệt các Pháp, muốn khiến cho Chú Pháp do người khác làm chẳng được thành công, nên làm cái Đàn phấn ba màu rộng bốn khuỷu tay. Ba mặt Nam, Bắc, Tây để tòa hoa sen, ở trên tòa ấy để hình có răng nanh. Mặt Đông, trên tòa sen, để Ấn Bạt Chiết La, thắp 12 ngọn đèn, thức ăn khác nhau có trăm mùi vị, đặt trong tám cái mâm. Thức ăn đó, mỗi ngày đều thay đổi cho mới, mỗi mỗi thay mới, cúng dường đủ bảy ngày, từng ngày nên gia trì hạt cải trắng 108 biến, một lần chú một lần ném vào trong lửa thiêu đốt thì tất cả các người tác pháp đều bị phá, chẳng thể thành công được. nếu Thập Địa Bồ Tát nghe Đại Uy Nộ Vương Chú mà chẳng tùy thuận Giáo Pháp còn hay bị chậm trễ yếu bớt (tiêu dung), giống như Bậc Đẳng Chính Giác chẳng thuận Giáo Lệnh Luân đều hay bị chậm trễ yếu bớt (tiêu dung), huống chi là tám Bộ của các hàng Trời Rồng, loài gây chướng nạn khác.

Tụng Diệu Chân Ngôn đủ một vạn biến liền hay được mọi loại Pháp điều phục mãnh lợi. Do uy thế của Đại Uy Nộ Vương, nên trong khoảng năm trăm Do Tuần chẳng được Tất Địa của các Tôn, tức người tu hành nương theo Đại Uy Nộ Vương gia trì sẽ được Uy Đức tự tại.

_ Lại có Pháp. Đối trước tượng Mã Đầu Tôn, trước tiên lấy Tuấn Mộc (?cây Lăng), chặt khúc dài tám ngón tay nhóm lửa, lửa nóng phát ra, lấy An Tất Hương làm 108 viên, cứ một viên một lần đọc Chú một lần ném vào trong lửa đốt, cho đến khi Hương hết thì Tỳ Na Dạ Ca liền tự bị cột trói.

_ Lại có Pháp. Nếu có người ác, oan gia đối với người hiền lành khởi ý ác muốn gây nguy hại, cần phải đúc làm bức tượng Kim Cương Uy Nộ Vương, lớn nhỏ tùy ý. Hình tượng đó có bốn mặt tám cánh tay, trên dưới mỗi cái miệng đều ló ra răng nanh bén, tám tay cầm khí trượng Kim Cương, trên đỉnh đầu của mặt chính hiện một đầu ngựa màu xanh biếc, đầu tóc như lửa xoắn ốc, hình rất bạo ác, cỡi con trâu xanh, lưng con trâu có hình hoa sen, trên hình hoa sen có Bản Tôn ngồi xổm, toàn thân rực lửa nóng bức sáng chói như lửa nóng của kiếp Tai.

Diệu hình (thân hình mầu nhiệm) Đại Uy Nộ Vương giáng phục Thiết Đô Lô (Śatrū: oan gia) trong ba đời, là như vậy. Nên đối trước Tượng này, làm cái Đàn Tam Giác, đáy đàn vẽ hình người ác ấy, hoặc viết tên họ. Mặt Tượng hướng về phương Bắc, hoặc hướng về phương mà người ác cư ngụ. Người trì tụng, thân mặc áo đen, mặt hướng về Tượng rồi ngồi, khởi tâm đại ác, giận dữ gằn giọng tụng ba ngày ba đêm, niệm tụng ba thời. Khi xong ba ngày thì người ác kia sẽ bị chết, quyến thuộc không còn sót ai.

Nếu muốn cho họ sống lại thì khởi Tâm Từ Mẫn sâu xa. Lấy rễ hoa sen quết giã thành vụn nhỏ, dùng Đại Bi Tam Muội Gia Chân Ngôn, một ngày một đêm chẳng được ăn uống, đủ 108 biến tức người ác kia với quyến thuộc đều sống lại.

Đối với Phật Pháp, khởi quy kính, chắp hai tay lại, co Tiến Lực (2 ngón trỏ) làm cái hang, bật phát. Tâm khởi Đại Từ Bi.

Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam. Già vĩ ba-la đốt lê, ô hồng, sa-phộc hạ”

_ Lại có Pháp. Nếu muốn đánh hàng Tây Nhược (Tejāya: Uy quang đẳng), trước tượng Mã Đầu Tôn làm cái Đàn Tam Giác, niệm tụng mười vạn biến, ba ngày ba đêm không ăn, xoa hương trên Đàn, dùng mọi thứ hương hoa, thức ăn uống trong sạch, sữa, cháo, quả trái…..mọi thứ cúng dường. Quết giã Sa Xà La Sa hương, hòa với Bạch Mật làm tám ngàn viên, một viên hương một lần ném vào trong lửa thiêu đốt, như vậy cho đến lúc hết Hương thời chúng Tây Nhạ ấy tìm kiếm, ban đầu thấy biến làm Mã Đầu, trải qua một lúc thì chuyển làm cái đầu của Hạ Dã Hột Lý Phộc (Hayagrīva: Mã Đầu). Người trì tụng đột ngột hướng về Chúng ấy thì tất cả Tây Nhạ thảy đều bị diệt tan.

_ Lại có Pháp. Nếu bị khởi mọi loại tai nạn làm cho đất nước rối loạn, oán địch ở nước khác đi đến xâm lấn quấy nhiễu, khiến cho trăm họ (bách tính) chẳng yên, Đại Thần mưu phản, bệnh tật lan tràn, nguồn nước tuôn chảy chẳng điều hòa, mặt trời mặt trăng bị lệch mất độ.

Lúc tai nạn như vậy khởi dậy thời vị vua của đất nước (quốc vương) phải cải sửa thân tâm, tinh tiến thỉnh cầu người Trì Minh ở trước tượng Đại Uy Nộ Vương tác niệm tụng, dùng cỏ Hoạt Lô thấm bơ, sữa, Mật rồi làm Hộ Ma đủ mười vạn biến thì oán địch của nước ngoài liền tự bị giáng phục, đều quay trở về sửa trị đất nước, thông suốt Tâm Từ cùng hướng về Vương Tử, trăm Quan đều trung thành, Phi Hậu, Cung Nữ đều hướng về đức vua tỏ lòng tôn kính. Các hàng Rồng, Quỷ, Thần đều ủng hộ nước ấy, tuôn mưa thuận thời, quả trái thức ăn sung túc, người dân vui sướng.

_ Lại có Pháp. Nếu trong nhà gặp bệnh tật hiểm ác, trăm Quái tranh nhau khởi dậy, Quỷ Thần Tà Ma quấy phá. Nhà đó bị người ác ngang ngược tạo khẩu thiệt, dùng mưu mô hãm hại. Nhà thất đó: kẻ lớn, người nhỏ, bên nội, bên ngoại….chẳng hòa. Nên hướng trước tượng Mã Đầu, tác niệm tụng, đủ một vạn biến thì các việc ác thảy đều bị tiêu diệt.

_ Lại có Pháp. Nếu bị Vua Quan tịch thu sổ sách, thân bị giam trong nhà tù, bị cấm đoán chịu gông cùm xiềng xích. Nếu nghĩ nhớ đến Đại Uy Nộ Vương thì vị Quan tự ban ân tha cho trở về, bên trên từ cung vua đến nơi tù ngục bên dưới…người chẳng hành Pháp này chuyên chú thì không bao giờ có chuyện này.

_ Lại có Pháp. Trước tiên dùng Đại Mạch cho con bò ăn xong, lấy lúa trong phân, tẩy cho khô, lau, quết giã, nấu chín nhừ làm cháo sữa. Từ ngày mồng một của kỳ Bạch Nguyệt ăn cháo sữa này cho đến ngày 13, mỗi lần ăn gia trì, còn dư sót thì để ở nơi sạch sẽ phụng biến Sứ Giả của Mã Đầu Tôn. Liền ngưng chẳng ăn, trước tượng Đại Thánh dùng hương xoa bôi xoa tô mặt đất, rải mọi loại hoa, đốt các hương tốt, mọi thức ăn uống… cúng dường xong rồi, lấy Ca Tỉ Xà Hương quết giã làm hạt vụn nhỏ hòa với nước làm viên, đủ tám ngàn viên, lấy cây Ca Đà La làm củi để nhóm lửa, lấy một viên hương một lần Chú một lần ném vào trong lửa thiêu đốt… như vậy cho đến khi hết tám ngàn viên, thì than ấy biến thành vàng Tô Bả Na (Suvarṇa), nặng khoảng trăm ngàn lượng.

_ Lại có Pháp. Nếu muốn Khiết Tha Chú (tức phá diệt Chú của Ngoại Đạo), lấy chút máu trong thân của mình hòa với hạt cải trắng (bạch giới tử) làm tám ngàn viên. Ngày 14 của kỳ Hắc Nguyệt, nhịn ăn một ngày lấy cây Khư Đà La nhóm lửa trong lò, lấy viên Bạch Giới Tử lúc trước, một lần Chú thì ném một viên vào trong lửa thiêu đốt…như vậy đến khi hết viên hạt cải, thì tất cả Chú thảy đều bị phá diệt hết.

_ Lại có Pháp. Chỉ tụng Chú, đi đến ở nơi khoáng dã (đồng trống vắng vẻ) với nơi có đống cát cao thì thức ăn uống cần có, tự nhiên tuôn ra .

_ Lại có Pháp. Nếu người, vào ban đêm vướng lỗi chẳng trong sạch (bất tịnh). Lấy sợi chỉ màu trắng, trước tiên dùng Chú trên gia trì 108 biến, sau đó làm sợi dây Thần Chú (Chú Sách) một lần Chú một lần thắt gút, làm đủ 21 gút, liền đem cột eo lưng, tức chẳng bị rỉ mất.

_ Lại có Pháp. Vào lúc Nhật Thực, Nguyệt Thực…lấy 1 lạng Ngưu Tô trong sạch đựng trong cái bình bát mới, liền cầm cái bát này ngửa nhìn mặt trời, mặt trăng… chú vào bơ trong cái bát cho đến khi Bơ nóng ấm hoặc có khói lửa bốc ra…Ngay lúc ấy, liền uống bơ này. Uống bơ này xong thì tùy muốn đến nơi nào, chỉ cần khởi ý thì đến đó ngay.

Nếu người thường tụng Chú này, dù gặp tất cả sự đáng sợ cũng không hề sợ hãi, hết thảy chướng nạn đều được giải thoát.

_ Lại có Pháp. Nếu bị ung nhọt Lộ Đà với bị các rắc độc cắn, hoặc bị ung nhọt Kiện Tỳ Tra Kê… Bị các ung nhọt của nhóm này thì chú vào đất màu vàng đủ một ngàn lần rồi xoa trên ung nhọt liền được khởi bệnh. Tất cả Tâm sự hãi, chỉ niệm liền trừ diệt được.

_ Lại có Pháp. Nếu người chợt gặp tất cả nạn về nước (Thủy nạn) chỉ cần Tâm niệm thì chẳng bị cuốn chìm.

Pháp như của nhóm như vậy chẳng có thể nói rộng, tùy ý liền thành tựu. Nếu người làm Đại Mạn Trà La thì chẳng được hành dâm dục.

_ Tiếp theo, lại nói về Pháp của tượng Hạ Dã Hột Lý Phộc. Lại thêm có Pháp vẽ tượng: Lấy Bạch Trập (Lụa trắng) tinh sạch chẳng được cắt xén, thỉnh một vị Hoạ sư tài giỏi, đừng mặc cả trả giá, dùng nước nóng thơm tắm gội, mặc áo sạch mới, cho thọ nhận tám Giới, ngày ngày như vậy, ở nơi thanh tịnh làm 1 cái THỦY ĐÀN rộng khoảng bốn khuỷu tay. Người trì tụng hộ thân kết Giới xong rồi cùng hộ thân cho Họa sư ấy. Ở trong Đàn, đốt mọi thứ hương, rải mọi loại hoa cúng dường rồi cầu xin.

Ở bên trong Đàn này, vẽ làm bức tượng Đại Uy Nộ Vương, gồm có bốn mặt đều phẫn nộ. Bốn cái miệng, trên dưới một cái miệng đều hiện ra nanh chó. Tóc trên đầu cực nhỏ dựng đứng như đám lửa mạnh. Trên đỉnh đầu của bốn mặt đều đội mão Trời với đeo vòng tai, trên mão Trời có vị Hóa Phật ngồi Kiết Già. Trên đỉnh đầu của mặt chính giữa làm một cái đầu ngựa màu xanh biếc, dưới cổ đeo các chuỗi Anh Lạc qúy báu, sắc thân hách dịch như mặt trời, toàn thân lửa mạnh mẽ như lửa của Kiếp Tai. Có tám cánh tay, hai tay trái phải kết Căn Bản Mã Khẩu Mật Ấn, một tay bên phải cầm cây kiếm bén nhọn, một tay bên trái cầm cây bổng Kim Cương, một tay bên phải cầm cây búa Kim Cương, một tay bên trái cầm bánh xe báu Kim Cương, một tay bên phải làm thế Thí Vô Úy, một tay bên trái cầm Tràng hạt. Ngồi yên ở bàn đá báu trên đài hoa sen xanh, bàn núi đá ấy có màu đỏ vàng xanh. Trên mỗi cổ tay của tám cánh tay đều đeo vòng xuyến. Thân phần trang nghiêm như nơi khác đã nói.

Làm Tượng này, bắt đầu ra công từ ngày 14 của kỳ Bạch Nguyệt. Ăn đại mạch, sữa, cháu nhừ…sau đó ngày 13, ngày 14, ngày 15… ba ngày ba đêm không được ăn, cắt đứt nói năng niệm tụng. Lấy Sa Ca Tỳ Già hương, Càn Đà Na Cú Lợi hoa, chú vào hai thứ này, một lần chú một lần ném ngay trên khuôn mặt lúc trước, đến tám ngàn biến, thì trong miệng của khuôn mặt ấy phóng ra ánh sáng, ánh sáng ấy vây chung quanh thân của Hành Giả rồi quay trở lại đi vào miệng Tượng. Ở trong cái miệng ấy tuôn ra viên ngọc Như Ý, liền nên lấy. Lấy viên ngọc này xong, liền được sống thọ mười bốn ngàn tuổi, tìm được bảy báu Chuyển Luân Thánh Vương, sau khi chết được sinh về nước An Lạc (Sukhavatī), sinh từ bên dưới bàn chân của Mã Đầu Tôn.

_ Lại có Pháp. Nên đi khất thực, đại mạch, sữa, cháo nhừ tinh khiết, tác niệm tụng đủ bảy lạc xoa biến.

Một lạc xoa biến thời Tỳ Na Dạ Ca liền bị cột trói

Hai lạc xoa biến thì thành tựu Chú Pháp

Ba lạc xoa biến liền được thành tựu Pháp Thuốc: An Thiện Na, Ma Na Xí La. Ba ngày ba đêm chẳng ăn, tác Pháp. Tay nắm thuốc ấy, lúc chính thức chú vào thuốc thời trong thuốc hiện ra ba loại tướng liền biết pháp thành tựu. Nói na tướng là: nóng ấm, bốc khói, bốc lửa, liền được thành tựu An Đà La Đà Na, bay lên Hư không mà đi.Tức được thành tựu Trì Chú Tiên Nhân, tự tại được vào cung A Tu La.

Bốn lạc xoa biến thì rời mặt đất khoảng bốn ngón tay mà đi tự tại

Năm lạc xoa biến liền được tùy ý bay trên hư không mà đi

Sáu lạc xoa biến liền được sống thọ một ngàn tuổi, tức giữ được thân đời này đi đến cõi nước của chư Phật ở mười phương. Người Trì Minh thành tựu Chú Tiên, tùy theo chỗ đã làm ấy nhậm vận đều thành tựu. Tất cả người được kêu gọi đều đến ngay.

Bảy lạc xoa biến thì Hành Giả liền được đầu tóc biến làm xoắn ốc, thành tựu tùy theo điều đã tu ấy, ứng niệm liền đến, gần gũi thừa sự Đại Uy Nộ Vương, liền biết sự sống chết của tất cả chúng sinh trong ba đời. Ngay đời này, người ấy liền được thành tựu.

_ Nếu có Sa Môn (Śramaṇa) hoặc Bà La Môn (Brāhmaṇa), các kẻ trai lành, người nữ thiện…có ý muốn thọ trì pháp của Đại Uy Nộ Vương thì dựa theo điều trước, nên làm cái Đàn rộng bốn khuỷu tay, nên tìm kiếm Thắng Địa, nơi thanh tĩnh, quét dọn rưới vảy cho sạch sẽ. Lại dùng nước thơm, phân bò, bùn đất làm nền. Treo mọi loại phan lọng đủ màu (tạp sắc), chuông báu, phong linh, gương với các thứ vàng, bạc…mọi thứ xen kẽ nhau để tô điểm Đạo Trường.

Trong Đạo Trường lập cái Đàn Ngũ Sắc rộng khoảng bốn khuỷu tay. Trước tiên, bên dưới là màu trắng, tiếp đến màu vàng, tiếp đến màu đỏ, tiếp đến màu xanh, tiếp đến màu đen rồi làm bốn cửa.

Chính giữa Đàn ấy làm một toà hoa sen đặt bày tượng Mã Đầu Tôn

Ngay chính cửa Đông làm 2 toà hoa sen đặt hai vị Đồng Tử Ba La Đa Ma, Ba La Già Na

Ngay chính cửa Bắc làm hai toà hoa sen đặt hai vị Đồng Tử: Nhất Kế La Sát, A Ba La Đề.

Bên ngoài phương Nam của Đàn, đặt mọi thứ cúng dường còn lại, không có tòa hoa, làm tám vị Đại Long Vương. Tám vị Đại Long Vương này chỉ dùng Thuế Mễ (lúa tô), cháo sữa, cháo nhừ cúng dường… dùng mọi loại cúng dường còn lại cũng được. Đốt 45 ngọn đèn, kêu gọi tám vị Long Vương.

Gần sát cửa Tây của Đàn ấy, như bên cạnh phía Nam đặt một cái lò lửa.

Dùng mè, lúa gạo, hoa….bơ, mật hòa với nhau xong tụng Đại Uy Nộ Vương Tâm Chân Ngôn gia trì vào vật đã hòa cùng lúc trước một biến. Chú xong ném vào trong lửa thiêu đốt, mỗi mỗi như vậy cho đến lúc đủ 1008 biến xong, một ngày một đêm chẳng ăn. Nếu chẳng nhịn đói được thì chỉ được ăn bơ. Dùng nước nóng thơm tắm gội, mặc áo mới sạch,vào trong Đạo Trường rồi làm cúng dường.

Hoặc 7 ngày hoặc 14 ngày hoặc 21 ngày hoặc 35 ngày hoặc 49 ngày hoặc 90 ngày. Hoặc 6 thời, hoặc 4 thời, hoặc 3 thời, hoặc 2 thời, hoặc 1 thời

Như trên Hộ Ma, làm Niệm Tụng đừng giới hạn biến số, tức hay ra công, mau đắc được năm loại việc thành tựu là: Tức Tai, Tăng Ích, Giáng Phục, Kính ái, Câu Triệu. Hết thảy sự hy vọng về quả báo thuộc Thế Gian và Xuất Thế Gian thảy đều thành tựu.

_ Trong Bản Giáo đã chẳng nói Pháp thành tựu thì dùng Pháp trong Liên Hoa Bộ đối trước Tượng này mà làm, đều được thành tựu.

Ta lại ở trong Pháp của tất cả các Tôn đều có linh nghiệm lớn, thường ghi nhớ Đại Uy Nộ Vương, cho nên diệt vô lượng tội, được vô lượng Phước, sau khi chết được sinh về nước An Lạc, từ hông bên phải của Mã Đầu Tôn mà sinh ra.

_ Lại có Pháp. Nếu muốn Luận Nghị, nên làm cái Đàn rộng bốn khuỷu tay như trước rồi cúng dường, sẽ được Thắng Thượng, chẳng bị nạn khác với nạn bệnh tật. Làm Đàn này xong thì không có bệnh tật nào không chữa khỏi.

_ Nếu bị thuốc độc, hay bị loài trùng, cọp… cắn, nên tụng Căn Bản Chân Ngôn lúc trước thì không có gì không chữa khỏi.

Dùng hạt của Tô Mộc Khư quết giã thành hạt vụn cực nhỏ, dùng nước cốt của Lạc hòa Pháp Hoà Xiểu (hoà các mảnh vụn của thức ăn khô), dùng Đại Uy Nộ Vương Tâm Chân Ngôn 21 biến gia trì rồi cho người bệnh đó uống vào lúc bụng trống rỗng. Uống vào bên trong thì hết thảy tất cả Trùng độc đều nôn ra hết.

_ Vì tất cả bệnh não nên Ta làm Y Vương để chữa trị. Nếu chẳng khỏi bệnh, ắt không có chuyện này. Bản Nguyện xa xưa đó là Bản Nguyện Đại Từ Đại Bi Mã Khẩu sâu nặng của Ta, hóa độ tất cả chúng sinh, chuyên chú hơn hẳn các Tôn. Do Đại Từ (Mahā-maitra) cho nên chẳng dính sinh tử, do Đại Bi (Mahā-kāruṇa) cho nên chẳng trụ Niết Bàn (Nirvāṇa). Thường trụ trong các cảnh giới vô minh, chặt đứt hết mọi loại các nẻo ác, diệt hết khổ sinh, già, bệnh, chết của loài sinh theo bốn cách (trứng, thai, ẩm ướt, biến hoá) trong sáu đường. Lại hay ăn nuốt diệt sạch hết, chọn việc gần nhất để dạy bảo như con ngựa đang đói chỉ biết ăn cỏ chứ không nhớ đến việc khác. Do sức của Bản Nguyện này cho nên ở cõi nước trong mười phương, không có chỗ nào mà không hiện thân.

Bậc Du Già khởi sâu Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta), mỗi ngày tụng 108 biến thì Đại Uy Nộ Vương sẽ hiện thân phụng sự bậc Du Già ấy, ví như Nữ Tỳ cung kính, giống như Bà Nga Noan (Bhagavaṃ:Đức Thế Tôn), trải qua hai đời há chẳng thành Bồ Đề sao?

Người nhớ nghĩ đến Đại Uy Nộ Vương thì chẳng bị đọa vào ba đường ác, quyết định vãng sinh về các cõi nước Phật.

Khi được Uy Nộ Tôn này gia trì. Giả sử có các người ác, Ma ác, cầm thú ác, cho đến yểm mỵ, cổ thuật, Si Mỵ, Võng Lượng, Quỷ Thần ác…. khởi Tâm ác muốn não hại Hành Nhân, xa gần hướng đến trú xứ của Hành Nhân, tức trong đường đi, tự bị giết hại.

Thần nghiệm này, chu vi ngoài 40 dặm khiến cho không có các chướng ngại. Lại thường gia trì các người Trì Minh, khiến cho Tâm Bồ Đề chẳng bị thoái chuyển.

_ Lại nói về Sứ Giả, Pháp Tượng của bốn vị Đại Đồng Tử. Bốn vị Đại Đồng Tử này, từng cặp một đồng Thể không sai khác. Hình ấy rất bạo ác, to lớn, có sức lực mạnh mẽ, thân sắc màu xanh đỏ, tóc tơ chia rũ hai bên phải trái, mỗi một thân đều khoác áo cà sa màu đỏ, phủ phía trước, phía sau, eo, lưng. Lấy da cọp quấn quanh háng dùng làm Đao, trên hai cổ tay đều có vòng xuyến báu.

Chỉ có Ba La Đa Ma (Pradāna): hai tay cầm một cây mâu nhọn bén.

Ba La Già Na (Prajāna): hai tay cầm cây búa

Nhất Kế La Sát (Eka-jaṭi-rākṣasa): tay phải cầm cây bổng Kim Cương, tay trái cầm dây lưới

A Ba La Đề (Aprati): tay phải cầm cây kiếm bén, tay trái cầm Bạt Chiết La (Vajra)

Bốn vị Đại Sứ Giả Vương này đều có Uy Đức tự tại, đều thủ hộ Uy Nộ Vương, đều quỳ ngồi trên tảng đá Sắt Khánh, toàn thân đều rực lửa lớn mạnh rực rở chiếu soi như ánh sáng mặt trời chiếu sáng, hình đại bạo ác hay giáng phục các Ngoại Đạo với Thiên Ma. Dẹp yên các hàng Dạ Xoa ác, Quỷ Thần ác….thảy đều khiến cho quy y Phật Pháp.

Do nhớ nghĩ đến Đại Uy Nộ Vương cho nên bốn vị Đại Đồng Tử thường đi theo Thủ Hộ, chẳng xa lìa, ở sát cạnh như Thân, Cảnh chẳng lìa nhau, như giữ gìn tròng mắt, như hộ giữ thân mệnh của mình. Vì Thủ Hộ Sứ Giả cho nên liền hay thông đạt việc của bađời

Nếu có người chưa tụng Chân Ngôn, vừa mới nhớ nghĩ đến Đại Uy Nộ Vương, hai vị Sứ Giả Thủ Hộ thì người trì tụng Chân Ngôn được bốn vị Đại Đồng Tử ngày đêm thủ hộ chẳng lìa, luôn ở sát bên cạnh.

_ Lại sẽ nói Pháp Tượng của tám vị Đại Long Vương. Tám vị Đại Long Vương này đồng Thể không sai khác: Đầu rồng, thân rắn, toàn thân đều có lửa nóng bức. Nếu bị lôi điện, sét đánh; khi tuôn mưa đá lớn, mưa lớn thời nên kêu gọi danh hiệu của tám vị Đại Long Vương sẽ hay chế chỉ (chặn đứng) các lôi điển, liền được tiêu tan.

Nếu lại Đại Địa đều bị chấn động, sụt lở…phá nát núi, sông, đá, tường vách. Gió bạo ác thổi đến, các cây lớn bị bẻ gãy. Lúc các nạn ác như vậy khởi dậy thời các chúng sinh sợ hãi chẵng yên…nên kêu gọi danh hiệu của tám vị Đại Long Vương, ắt hay chận đứng các nạn động đất và gió ác, ngũ Cốc sung túc dư thừa, vạn Họ (vạn tính) an vui, tùy thuận mưa gió thời tiết, đất nước an ổn, không có tai nạn….huống chi trên thân hành giả lại bị các tai nạn, thì không bao giờ có chuyện này. các Ma chẳng có dịp thuận tiện hãm hại, mau chứng được Đại Bồ Đề, chẳng bao lâu sẽ thành Phật.

_ Đã nói xong Pháp Môn Sứ Giả của Thánh Giả Mã Đầu Tôn Đại Uy Nộ Vương.

 

THÁNH HẠ DÃ HỘT LÝ PHỘC ĐẠI UY NỘ VƯƠNG

CÚNG DƯỜNG NIỆM TỤNG NGHI QUỸ

_QUYỂN HẠ (Hết)_

Hiệu chỉnh một Bộ gồm hai quyển xong vào ngày 17/06/2016

*) Bản Phạn ghi nhận bài Mã Đầu Quán Tự Tại Đà La Ni là:

 

Avalokiteśvarahayagrīvadhāraṇī

namo ratnatrayāya / nama āryāvalokiteśvarāya bodhisattvāya mahāsattvāya mahākāruṇikāya / namaḥ sarvasattvavyasanaghātine / namaḥ sarvasattvavyasanāvahāriṇe / namaḥ sarvasattvabhayottāraṇāya / namaḥ sarvabhavapraśamanakarāya / namaḥ sarvasattvabodhicikitsaṃkarāya / namaḥ sarvabandhanacchedanaparāya / namaḥ sarvaduḥkhapramokṣaṇakarāya / namaḥ sarvāndhakāravidhamanakarāya / namaḥ sarvavidyārājavaśaprāptaye mahāyogayogīśvarāya / tasmai namaskṛtvā idamāryāvalokiteśvaramukhodgīrṇam / ṛṣividadādevanāgayakṣarākṣasaśakrabrahmalokapālaviṣṇumaheśvaranārāya

ṇaskandakuberāsurendramātṛgaṇa namaskṛtaṃ vajrakṣuramahīyaṃ hayagrīvabrahmaparamahṛdayamāvartayiṣyāmi / aprameyārthasādhakam asahyaṃ sarvabhūtānāṃ sarvavighnavināśakam / amoghaṃ sarvakarmaṇāṃ viṣāṇāñca vināyanam /

tadyathā om tarula tarula vitarula vitarula sarvaviṣaghātaka sarvabhūtavidrāvaka jvalitānalavisphuliṅgāṭṭahāsa kesarātopāpravitakāya vajrakṣuranirgatita calitavasudhātala bajrodaśvasata hāsitamarutakṣatipraśamanakara paraduṣṭavighnān saṃbhakṣaṇakara

svavidyopadeśakara paramaśāntikara buddha buddha bodhayāmiti / bhagavan hayagrīva sarvavidyāhṛdayamāvartayiṣyāmi / khāda khāda mahāraudramantreṇa / rakṣa rakṣa ātmasvahitān mantreṇa / sidhya sidhya sarvakarmasu me siddhe dehi dehi /

āveśa āveśa praveśa praveśa sarvagraheṣu apratihata /

dhuna dhuna vidhuna vidhuna matha matha pramatha pramatha sarvavaropagrama / kṛtakakhordo / durlaṅghita mūṣika / viṣakara viṣadraṃṣṭra viṣacūrṇayo abhicāraviṣakaraṇa / sidhya añjana cakṣurmohana / cittavikṣobhaṇakara /

nityāparaprekṣaṇa trāsaya trāsaya mahābodhisattva ṛddhadaṃṣṭraṇena

sarvabhayebhyaḥ sattvānāṃ rakṣa rakṣa / mama buddhadharmasaṃghānujñātaṃ me karma śīghraṃ kuru kuru phaṭ / hayagrīvāya phaṭ / bajrakṣurāya phaṭ / vajradaṃṣṭrotkaṭabhayabhairavāya phaṭ / paramantraṇanāśanakarāya phaṭ /

paraduṣṭavighnān saṃbhakṣaṇakarāya phaṭ / sarvagrahotsādanakarāya phaṭ / sarvagraheṣu apratihatāya phaṭ / paṭalamukhāya phaṭ /

ye kecit mama ahiteṣiṇaḥ kāye kramanti mantrayaṇa yamanti juhvānati

kākhordaṃ kurvanti / tena sarveṇābhimukhena vākrīhāya phaṭ /

namaḥ sarvaduṣṭagrahotsādanāya hayagrīvāya sidhyantu mantrapadaiḥ svāhā / om amitodbhavāya huṃ phaṭ phaṭ svāhā / om namo hayāya svāhā / om namo viśvamūrtaye svāhā /

namaḥ sarvasattvānāṃ sidhyantu mantrapadāya svāhā //