thánh điển

Phật Quang Đại Từ Điển

(聖典) Sách Thánh. Danh từ Thánh điển, ở Trung Quốc, từ thời Tây Hán về sau, là chỉ cho những sách vở có liên quan đến những lời nói, việc làm của Thánh nhân. Đến nay, trong các tông giáo trên thế giới, từ ngữ Thánh điển là chỉ chung cho kinh điển của thần Thánh. Trong Phật giáo thì chỉ cho Thánh điển của Phật giáo. Trong các Pháp sắc của vua A dục ở Ấn độ, có 7 loại Luật đích tối thắng pháp thuyết là Thánh điển xưa nhất. Về sau, Thánh điển được phân loại làm 9 phần giáo, 12 bộ giáo, qui nạp chung thành 3 tạng (Phạm;Pàli:Piỉaka). Những tên gọi như Bộ, Tạng được thấy trong các văn Kim thạch ở thế kỉ I trước Tây lịch. Ở Ấn độ đời xưa, văn tự bị coi là vật thế tục, Thánh điển chỉ được khẩu truyền qua các thế hệ. Tương truyền, Tam tạng và chú sớ được viết thành sách đầu tiên là vào khoảng thế kỉ I Tây lịch, tức vào thời đại vuaVaỉỉagàmani của nước Tích lan.Ở Trung Quốc thì vào thời đại Bắc Tống việc khắc bản in đã rất thịnh hành và việc chép Thánh điển được coi là một nghi lễ, còn lưu truyền mãi đến ngày nay. Ngoài việc đọc tụng, học hiểu để tăng tiến tín ngưỡng, Thánh điển còn là đối tượng lễ bái, việc nàyvốn đã được lưu truyền ở Ấn Độ. So với Thánh điển của các tông giáo khác thì Thánh điển của Phật giáo đồ sộ hơn, đây là 1 đặc sắc lớn của Phật giáo, vì thế nên đã có học giả gọi Phật giáo là Thư chi tông giáo (SchriftReligion, tông giáo của sách). (xt. Phật Giáo Giáo Điển).