thánh

Phật Quang Đại Từ Điển

(聖) I. Thánh. Phạm:Àrya. Pàli:Ariya. Đối lại: Phàm, Tục. Đối với giá trị bình thường của thế tục thì tính chất của Thánh khác hẳn với tục. Nghĩa là những việc làm, lời nói và tư tưởng khác với người thường, người ta cũng cho là Thánh, như hàng tháng không ăn, hàng năm không ngủ nghỉ chẳng hạn. Vào cuối thế kỉ XIII, trước Tây lịch, giống người da trắng từ vùng Tây bắc Ấn độ xâm nhập, chiếm cứ khu vực Ngũ hà, tự xưng làÀrya (Nhã lợi an) và coi giống da đen bị chinh phục là Anàrya (Phi nhã lợi an). Khoảng 1.000 năm trước Tây lịch, ngườiÀrya từPaĩjàb (tức khu vực Ngũ hà) dần dần dời về phía đông, chiếm lãnh các vùng đất màu mỡ ở trung du sông Diêm mâu na và sông Hằng, gọi là Trung quốc (Phạm: Madhyadeza), hoặc Thánh địa (Phạm:Àryàvarta). Văn hóa của người Àrya dần dần hưng thịnh, sau khi chế độ xã hội được xác lập thì dân bản xứ bị chinh phục được xem là nô lệ (Zùdra, Thủ đà la), còn ngườiÀrya thì tự xưng là Bà la môn (Phạm: Brahmaịa), giai cấp trông coi việc cúng tế. Ngoài ra còn có các giai cấp Sát đế lợi (Phạm:Kwatriya, vương tộc, vũ sĩ), Phệ xá (Phạm: Vaizya, dân thường, làm các nghề nông, công, thương). Trong 4 giai cấp thì người Bà la môn coi việc cúng tế là giai cấp cao nhất, cho nên biết quan niệm về Thánh này được kết hợp với giai cấp đặc quyền. Nhưng thế kỉ thứ VI trước Tây lịch là thời kì biến chuyển lớn lao đối với văn hóa Ấn độ, quan niệm Thánh cũng nhân đó mà được khai phóng. Khi trung tâm văn hóa dần dần dời về phíađông thì nước Ma yết đà đã nổi lên là một nước phát triển mạnh ở vùng biên thùy phía đông. Tại các nước mới nổi lên này, quyền lực của các vương tộc rất lớn, công thương nghiệp phát đạt, giai cấp công thương trở nên giàu có, dần dần nắm thực quyền kinh tế trong xã hội. Bấy giờ, cũng xuất hiện các nhà tư tưởng mới không chấp nhận giai cấp Bà la môn, đó là các nhà Sa môn (Phạm:Zramaịa), trong đó người có tính đại biểu nhất là đứcThích tôn. Ngài chủ trương xóa bỏ 4 giai cấp, bất luận là giai cấp nào, hễ gia nhập giáo đoàn thì đều trở thành Thích tử bình đẳng, không căn cứ vào gia thế, thân phận, tài sản để gọi là Thánh, mà lấy Chính đạo là Thánh. Những người tìm cầu Chính đạo hoặc thực hành Chính đạo đều gọi là Thánh. Bởi thế, sự xuất gia cầu đạo của đức Thích tôn cũng gọi là Thánh cầu (Pàli:Ariya-pariyesa). Bát chính đạo cũng gọi là Bát Thánh đạo (Pàli:Ariya-magga); Tứ đế cũng gọi là Tứ Thánh đế (Pàli:Ariya-sacca, chân lí của bậc Thánh). Ngoài ra, cũng có các từ ngữ có chữ Thánh đứng đầu như Thánh trí (Pàli:Ariya-paĩĩa), Thánh giải thoát (Pàli: Ariya-vamutti), Thánh giới (Pàli:Ariyasìla), Thánh thanh văn (Pàli: Ariyasàvaka, Thánh đệ tử)… Chữ Thánh vốn có nghĩa là huyết thống cao quí của dân tộcÀrya, nhưng sau khi được Phật giáo sử dụng thì ý nghĩa thay đổi khác hẳn. II. Thánh. Từ tôn xưng người có học vấn và đức hạnh vượt trội. (xt. Thánh Nhân).