thắng man kinh

Phật Quang Đại Từ Điển

(勝鬘經) Phạm:Zrìmàlà-siôha-nada-sùtra. Gọi đủ: Thắng man sư tử hống nhất thừa đại phươngtiệnphương quảng kinh. Cũng gọi Sư tử hống kinh, Thắng man sư tử hống kinh, Sư tử hống phương quảng kinh, Thắng man đại phương tiện phương quảng kinh. Kinh, 1 quyển, do ngài Cầu na bạt đà la (Phạm:Guịabhadra, 394-468) dịch vào đời Lưu Tống, được thu vào Đại chính tạng tập 12. Nội dung kinh này nói về việc phu nhân Thắng man lập 10 đại thệ nguyện, 3 đại nguyện trước đức Thích tôn, đồng thời tự nói pháp môn Nhất thừa của Đại thừa giải thích rõ Thánh đế, Pháp thân, Như lai tạng… Kinh này chủ trương Tam thừa qui về Nhất thừa của Đại thừa, được Nhất thừa tức là đượcpháp thân. Chúng sinh tuy bị phiền não trói buộc nhưng bản tính của chúng sinh thì vẫn thanh tịnh, đồng với Như lai, cho nên có đầy đủ tính Như lai(Phật tính, Như lai tạng). Vì lấy Như lai tạng làm nền tảng, nên dù có ở trong thế giớisinh tửluân hồi cũng có khả năng đạt được Niết bàn. Tư tưởng Nhất thừa của kinh này chính là thừa kế kinh Pháp hoa mà trở thành trọng điểm của Phật giáo Đại thừa. Lại đặc sắc của kinh này là ở chỗ dùng người nữ tại gia nói pháp, cho nên cùng với Kinh Duy ma do cư sĩ Duy ma nói đều là tác phẩm đại biểu cho Phật giáo tại gia của Phật giáo Đại thừa. Trong 4 giáo Tạng, Thông, Biệt, Viên do tông Thiên thai thành lập thì kinh này thuộc về 2 giáo Biệt và Viên, còn trong 5 giáo Tiểu thừa, Thủy, Chung, Đốn, Viên do tông Hoa nghiêm thành lập thì kinh này thuộc về Chung giáo. Toàn kinh chia làm 15 chương, đó là: Như lai chân thực công đức, Thập thụ, Tam nguyện, Nhiếp thụ, Nhất thừa, Vô biên thánh đế, Như lai tạng, Pháp thân, Không nghĩa ẩn phú chân thực, Nhất đế, Nhất y, Điên đảo chân thực, Tự tính thanh tịnh, Chân tưởng và Thắng man. Về các bản dịch khác của kinh này thì có: Thắng man kinh 1 quyển do ngài Đàm vô sấm dịch vào đời Bắc Lương và Hội Thắng man phu nhân thứ 48 trong kinh Đại bảo tích do ngài Bồ đề lưu chi dịch, nhưng bản dịch này của ngài Cầu na bạt đà la được lưu thông rộng rãi nhất. Có rất nhiều sách chú thích kinh này, hiện còn thì có: Thắng man kinh nghĩa kí (khuyết quyển hạ) của ngài Tịnh ảnh Tuệ viễn, Thắng man bảo quật của ngài Cát tạng, Thắng man kinh thuật kí của ngài Khuy cơ và Thắng man kinh nghĩa sớ của Thái tử Thánh đức người Nhật bản. Ngoài ra còn có 3 bộ Chú sớ đào được ở Đôn hoàng. Nguyên văn tiếng Phạm của kinh này đã bị thất lạc, chỉ còn thấy những đoạn rải rác được trích dẫn trong luận Bảo tính và luận Đại thừa tập bồ tát học. [X. kinh Đại thừa mật nghiêm Q.thượng; Xuất tam tạng kí tập Q.2; Khai nguyên thích giáo lục Q.5, 10].